You are on page 1of 13

Chương 17

KẾT CẤU VỎ HỘP GIẢM TỐC VÀ CÁC CHI TIẾT PHỤ


17.1 Cấu tạo vỏ hộp

Vỏ hộp có công dụng che kín các bộ truyền như bánh răng, trục vít-bánh vít đồng thời giúp
cho việc bôi trơn ngâm dầu của các chi tiết này được thuận lợi. Vỏ hộp có thể chế tạo bằng phương
pháp đúc với vật liệu là gang xám hoặc đôi khi chế tạo bằng phương pháp hàn với vật liệu là thép
tấm. Hình 17.1 thể hiện vỏ hộp gồm 2 phần chính là nắp hộp (6) và thân hộp (1) được kẹp chặt
bằng bu lông ghép nắp và thân (2) trên mặt bích nắp và thân và bu lông cạnh ổ (3). Tại các vị trí
lắp ổ lăn có ghép nắp che ổ (5) để che kín ổ lăn. Trên thân hộp có gia công lổ ren lắp nút tháo dầu
(12), que thăm dầu (11) (có thể lắp trên nắp hộp), lổ lắp bu lông nền (13). Trên phần nắp hộp có
gia công lổ ren để lắp vít (7) ghép nắp cửa thăm (8) với nắp hộp, bu lông vòng (4). Trên nắp cửa
thăm có lắp nút thông hơi (9) bằng mối ghép ren hoặc độ dôi. Gân (10) dùng để tăng cứng cho nắp
hộp. Sử dụng chốt định vị để định vị nắp và thân hộp. Dùng vít tách để tách nắp và thân hộp được
dễ dàng.

10 9 8 7 6 5
4

3
2

1
11
12

13

Hình 17.1 Vỏ hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp khai triển chế tạo bằng gang đúc.
Hình 17.2 Hộp giảm tốc bánh răng côn trụ 2 cấp

Bảng 17.1 và hình 17.3 thể hiện cách lựa chọn kích thước cho vỏ hộp đúc bằng gang

Bảng 17.1 Quan hệ kích thước của vỏ hộp đúc bằng gang xám
Tên gọi Biểu thức tính sơ bộ
Chiều dày thành thân hộp
HGT bánh răng 1 cấp e1 = 0,025A + 1 mm
HGT bánh răng 2 cấp e1 = 0,025A + 3 mm
HGT bánh răng 3 cấp e1 = 0,025A + 5 mm
HGT trục vít e1 = 0,04A + (2÷3) mm
A là khoảng cách trục, đối với HGT nhiều cấp thì A là
khoảng cách trục lớn nhất trong các cấp.
– e1 làm tròn đến mm và không nhỏ hơn 8mm.
Chiều dày thành nắp hộp
HGT bánh răng 1 cấp e2 = 0,02A + 1 mm
HGT bánh răng 2 cấp e2 = 0,02A + 3 mm
HGT bánh răng 3 cấp e2 = 0,02A + 5 mm
HGT trục vít e2 = 0,85 e1
A là khoảng cách trục, đối với HGT nhiều cấp thì A là
khoảng cách trục lớn nhất trong các cấp.
– e2 làm tròn đến mm và không nhỏ hơn 8mm.
Chiều dày gân tăng cứng e3 = e2 – làm tròn đến mm
Chiều dày mặt bích e4 = 1,5 e1 – làm tròn đến mm
Chiều dày mặt đế e5 = 2,4 e1 – làm tròn đến mm
Đường kính
- bu lông nền d1 – Chọn theo bảng 17.2
- bu lông cạnh ổ d2 = 0,7 d1
- bu lông ghép mặt bích d3 = 0,6 d1
- vít ghép nắp ổ d4 – Chọn theo bảng 17.3
- bu lông ghép nắp cửa thăm d5 – Chọn theo bảng 17.4
- bu lông vòng d6 – Chọn theo bảng 17.5
- Các bu lông phải chọn trong bảng bu lông tiêu chuẩn.
Chiều sâu lỗ ren lắp vít d4 y4 = (2,5÷4) d4 – làm tròn đến mm
Chiều rộng mặt bích K1 = e1 + (1,3÷1,4) d2
K2 = (1,3÷1,4) d2 + 5 mm
K3 = e1 + (1,3÷1,4) d3
K4 = (1,3÷1,4) d3 + 3 mm
– làm tròn đến mm
Khoảng cách từ mép lỗ lắp ổ lăn x1 = d2
đến tâm bu lông d2 – làm tròn đến mm
Đường kính phân bố vít ghép nắp ổ D = Dn + 3 d4 – làm tròn đến mm
với Dn là đường kính ngoài của ổ lăn.
Đường kính ngoài nắp ổ D1 = D + 3 d4 – làm tròn đến mm
Khoảng hở giữa đỉnh răng và thành a1 = 7÷10 (mm)
trong vỏ hộp
Khoảng hở giữa mặt bên bánh răng a2=10 (mm)
và thành trong vỏ hộp
Khoảng hở giữa đỉnh răng và thành a3 = 5 e2.
trong đáy hộp
Khoảng hở giữa mặt bên giữa các a4 = 7÷10 (mm)
bánh răng
Chiều cao h để lắp bu lông d2 h ≥ 1,6 d (D + 2,5d ) – làm tròn đến mm
4 n 4

và nếu h > 0,5D1 thì chọn h = 0,5D1


Khoảng cách từ mặt ngoài thân hộp y1 = 1,5 d1 – làm tròn đến mm
đến tâm bu lông nền d1
Khoảng cách từ tâm bu lông nền d1 y2 = 1,25 d1 – làm tròn đến mm
đến mép ngoài chân đế
Bề rộng chân đế của vỏ hộp y3 = 3 d1 – làm tròn đến mm
Phần lồi vì lý do công nghệ e=1÷2 (mm)
Độ dốc đúc, bán kính góc lượn Chọn theo công nghệ đúc
Hình 17.3 Kích thước vỏ hộp đúc bằng gang.
17.2 Các chi tiết phụ

Hộp giảm tốc được lắp trên nền bê tông hoặc khung máy. Cần thiết phải kẹp chặt hộp giảm
tốc xuống nền bê tông hoặc khung máy để chống lại các lực tác dụng lên trục vào và trục ra của
hộp giảm tốc từ bộ truyền đai, bộ truyền xích hay khớp nối sẽ làm xê dịch hộp giảm tốc. Sử dụng
bu lông để kẹp chặt hộp giảm tốc với khung máy hoặc bu lông nền (chi tiết số 13 hình 17.1) để
giữ chặt hộp giảm tốc với nền bê tông.

Bảng 17.2 Chọn bu lông kẹp chặt với khung máy hoặc bu lông nền ghép với nền bê tông (chi tiết
số 13 hình 17.1)
HGT 1 cấp HGT 2 cấp HGT 3 cấp
A1(mm) d1 Số bu A1+A2(mm) d1 Số bu A1+A2+A3(mm) d1 Số bu
dưới (mm) lông dưới (mm) lông dưới (mm) lông
100 M12 4 350 M16 6 500 M20 8
200 M16 4 400 M20 6 650 M24 8
250 M20 4 600 M24 6 950 M30 8
350 M24 4 750 M30 6 1.250 M36 8
450 M30 4 1.000 M36 6 1.650 M42 8
600 M36 4 1.300 M42 6 2.150 M48 8

Bảng 17.3a Chọn vít ghép nắp ổ vào vỏ hộp (chi tiết số 7 hình 17.1)

D1, D, Dn, d4 : xem bảng 17.1


D- đường kính phân bố các vít (mm) <62 62÷95 >95
d4 M6 M8 M10
Số vít 4 4 hoặc 6 6
H Chọn theo kết cấu
Bảng 17.3a Chọn vít ghép nắp ổ có lắp vòng phớt vào vỏ hộp (chi tiết số 7 hình 17.1)
D1, D, Dn, d4 : xem bảng 17.1
D- đường kính phân bố các vít (mm) <62 62÷95 >95
d4 M6 M8 M10
Số vít 4 4 hoặc 6 6
H Chọn theo kết cấu
d (đường kính trục) D2 D3 a b c
10 23 11 4,3 5 10
15 28 16 4,3 5 10
20 33 21 4,3 6 12
25 38 26 4,3 6 12
30 43 31 4,3 6 12
35 48 36 6,5 9 16
40 59 41 6,5 9 16
45 64 46 6,5 9 16
50 69 51,5 6,5 9 16
55 74 56,5 6,5 9 16

Công dụng của nắp cửa thăm là:


 nơi đổ dầu bôi trơn vào hộp giảm tốc khi thay dầu bôi trơn.
 quan sát các chi tiết máy bên trong hộp giảm tốc.

Công dụng của nút thông hơi là:


 cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài hộp để tránh cho dầu mỡ bị không đẩy xuyên qua
khe hở của trục và vòng phớt khi áp suất bên trong hộp giảm tốc tăng lên. Nguyên nhân
của sự tăng áp suất là do sự giãn nở của không khí bên trong hộp lúc nhiệt độ làm việc tăng
lên.
 là tay nắm cho nắp cửa thăm.
Nút thông hơi có 2 loại:
 loại đơn giản (bảng 17.4a) dùng cho các loại hộp giảm tốc bánh răng có công suất bé hơn
5 kW.
 loại có lưới chắn bụi (bảng 17.4b) dùng cho các loại hộp giảm tốc bánh răng có công suất
lớn hơn 5 kW và hộp giảm tốc có bộ truyền trục vít bánh vít.

Bảng 17.4a Kích thước nắp cửa thăm (chi tiết số 8 hình 17.1) và nút thông hơi loại đơn giản (chi
tiết số 9 hình 17.1)

A B C D E F G R Kích thước vít Số lượng vít


100 75 150 100 125 - 87 12 M8 4
150 100 190 140 175 - 120 12 M8 4
200 150 250 200 230 130 180 15 M10 6

Bảng 17.4b Kích thước nút thông hơi có lưới chặn bụi (chi tiết số 9 hình 17.1)
A B C D E F G H I J K L M N O
M27×2 15 30 15 36 32 6 4 18 8 6 22 36 32 10
M48×3 35 45 25 62 52 10 5 36 13 10 52 62 56 15

Để vận chuyển hộp giảm tốc được thuận lợi, nên sử dụng bu lông vòng lắp trên nắp hộp
giảm tốc. Số lượng và kích thước bu lông vòng chọn theo trọng lượng hộp giảm tốc và cách mắc
dây cáp vào bu lông vòng.

Bảng 17.5 Kích thước bu lông vòng (chi tiết số 4 hình 17.1)

Số lượng bu lông vòng chọn theo trọng lượng hộp giảm tốc
Ren M8 M10 M12 M16 M20 M24 M30 M36
d1 36 45 54 63 72 90 108 120
d2 20 25 30 35 40 50 60 70
d3 8 10 12 14 16 20 24 28
d4 20 25 30 35 40 50 65 75
d5 13 15 17 22 28 32 39 46
h 18 22 26 30 35 45 55 65
h1 6 8 10 12 14 16 18 22
h2 5 6 7 8 9 10 11 12
l 18 21 25 32 38 45 54 64
f 2 2 2 2 3 3 3 4
b 10 12 14 16 19 24 28 32
c 1,2 1,5 1,8 2 2,5 3 4 4,5
x 2,5 3 3,5 4 5 6 7 8
r 2 2 2 2 3 3 3 4
r1 4 5 5 6 7 9 11 13
r2 4 4 6 6 8 12 15 18
Trọng lượng nâng 80 125 175 250 300 500 700 1000
của 1 vít (kG) ÷120 ÷200 ÷300 ÷550 ÷850 ÷1250 ÷2000 ÷3000

Bảng 17.6 Trọng lượng của hộp giảm tốc và thể tích dầu bôi trơn
HGT bánh răng A (mm) 125 160 185 220 265 320 385
trụ 1 cấp Trọng lượng 70 135 220 360 515 820 1350
(A: khoảng cách (kG)
trục) Dầu bôi trơn 3,5 6 12 22 28 48 76
(L) – Tối đa
HGT bánh răng A1+ A2 (mm) 310 380 450 540 650 770 885
trụ 2 cấp khai Trọng lượng 210 330 510 900 1275 2290 3280
triển hay tách đôi. (kG)
(A1:cấp nhanh, Dầu bôi trơn 13 22 34 70 90 175 250
A2:cấp chậm) (L) – Tối đa
HGT bánh răng A (mm) 125 160 185 220 265 320 385
trụ 2 cấp đồng trục Trọng lượng 150 200 300 440 530 650 880
(kG)
Dầu bôi trơn 8 12 20 30 56 75 160
(L) – Tối đa
HGT bánh răng Re (mm) 100 150 200 250 300 - -
nón 1 cấp Trọng lượng 50 60 100 190 290 - -
(Re chiều dài đường (kG)
sinh mặt nón chia)
HGT bánh răng A (mm) 185 220 265 320 385 450 500
nón – trụ Trọng lượng 240 380 580 1010 1440 2585 3640
(A: khoảng cách (kG)
trục bánh răng trụ) Dầu bôi trơn 13 22 34 70 85 170 245
(L) – Tối đa
HGT bánh răng A (mm) 80 100 120 150 180 200 -
trụ - trục vít Trọng lượng 35 68 80 135 270 375 -
(A: khoảng cách trục (kG)
của trục vít)

Để kiểm tra mức dầu trong hộp, nên sử dụng que thăm dầu. Nên kiểm tra mức dầu khi hộp
giảm tốc không hoạt động. Nếu hộp giảm tốc làm việc liên tục (3 ca/ngày) thì nên kèm theo ống
bao bên ngoài để có thể kiểm tra mức dầu khi hộp giảm tốc đang hoạt động. Que thăm dầu nên đặt
nghiêng so với phương thẳng đứng góc nhỏ hơn 350.
Bảng 17.7 Kích thước que thăm dầu (chi tiết số 11 hình 17.1)

Để tháo dầu bẩn ra khỏi hộp giảm tốc, sử dụng nút tháo dầu lắp ở vị trí thấp nhất của đáy
hộp. Đáy hộp nên nghiêng với độ dốc khoảng 3% về phía nút tháo dầu.

Nút tháo dầu có 2 loại:


 Nút tháo dầu ren trụ (bảng 17.8a) với đặc điểm dễ chế tạo nhưng độ kín kém, phải sử dụng
đệm làm kín kèm theo. Thích hợp với sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ.
 Nút tháo dầu ren côn (bảng 17.8b) với đặc điểm khó chế tạo nhưng độ kín tốt, không cần sử
dụng đệm làm kín kèm theo. Thích hợp với sản xuất loạt lớn, sản xuất khối.
Kích thước nút tháo dầu chọn tương ứng với kích thước của hộp giảm tốc.
Bảng 17.8a Kích thước nút tháo dầu ren trụ (mm) (chi tiết số 12 hình 17.1)

d × bước ren B C D D1 L f
M16×1,5 12 8 19,6 26 23 3
M20×2 15 9 25,4 30 28 3
M22×2 15 10 25,4 32 29 3
M27×2 18 12 31,2 38 34 4
M30×2 18 14 36,9 45 36 4
M33×2 20 14 36,9 48 38 4
M36×3 25 16 41,6 50 45 6
Bảng 17.8b Kích thước nút tháo dầu ren côn (mm) (chi tiết số 12 hình 17.1)

Ren d L dn D S C
1/4” – 19H 16 13,5 11,5 10 5
3/8” – 19H 18 17 13,8 12 6
1/2” – 14H 21 21,4 16,2 14 7
3/4” – 14H 25 26,9 19,6 17 9
1” – 11H 30 33,8 25,4 22 10
1½” – 14H 38 48,3 41,6 36 16
2” – 14H 44 60,1 53,1 46 20

Để đảm bảo dung sai kích thước của lỗ lắp ổ lăn nằm giữa thân hộp và nắp hộp, sử dụng 2
chốt định vị lắp trên mặt bích hộp. Khoảng cách giữa 2 chốt càng xa thì hiệu quả định vị càng tốt.
Chốt định vị có 2 loại:
 Chốt định vị hình trụ (hình 17.9a) có đặc điểm dễ gia công, nhưng hiệu quả định vị kém
sau nhiều lần tháo lắp.
 Chốt định vị hình côn (hình 17.9b) có đặc điểm khó gia công, nhưng hiệu quả định vị tốt
sau nhiều lần tháo lắp.

Để tháo lắp chốt định vị trong trường hợp lỗ lắp chốt không thông (do đó không thể đóng lên
chốt để tháo chốt ra khỏi lỗ), sử dụng chốt định vị có ren trong (hình 17.9c) kết hợp với vít khi
tháo chốt. Có thể sử dụng chốt định vị có ren ngoài (hình 17.9d) kết hợp với đai ốc khi tháo chốt.
Kích thước chốt định vị chọn tương ứng theo kích thước hộp giảm tốc.

Bảng 17.9a Kích thước chốt định vị trụ (mm)

d (mm) 3 4 5 6 8 10 12
c (mm) 0,5 0,6 0,8 1 1,2 1,6 1,6
l (mm) 6 ÷ 60 8 ÷ 80 10 ÷ 100 12 ÷ 120 16 ÷ 160 20 ÷ 160 25 ÷ 160

Bảng 17.9b Kích thước chốt định vị côn (mm)


d (mm) 3 4 5 6 8 10 12
c (mm) 0,5 0,6 0,8 1 1,2 1,6 1,6
l (mm) 12 ÷ 55 16 ÷ 70 16 ÷ 90 20 ÷ 110 25 ÷ 140 30 ÷ 180 36 ÷ 220

Bảng 17.9c Kích thước chốt định vị côn có ren trong (mm)

d 8 10 12 16
d0 M5 M6 M8 M10
l1 9 10 12 16
l2 12 14 16 20
c 1,2 1,6 1,8 2
c1 0,7 0,7 1 1
l 25 ÷ 65 30 ÷ 80 36 ÷ 100 40 ÷ 120

Bảng 17.9d Kích thước chốt định vị côn có ren ngoài (mm)

d 6 8 10 12
d0 4,5 6 7,5 8
d1 4,5 6 7,5 8
d2 M6 M8 M10 M12
l0 12 16 20 25
l1 6 8 10 12
b 3 4 5 6
c 1 1,2 1,6 1,6
l 25 ÷ 65 30 ÷ 80 36 ÷ 100 40 ÷ 120

You might also like