You are on page 1of 11

HÀI HÒA HÓA PHÁP LUẬT TRONG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

MỘT NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG

Panos Koutrakos
GS về Luật của Liên minh châu Âu
GS Luật châu Âu Jean Monnet
Đại học thành phố London

1.Giới thiệu

Bài viết trước (“Hội nhập châu Âu: Lịch sử, lý thuyết, thể chế và Hài hòa hóa pháp
luật”) đã xem xét những cách thức mà cơ cấu thể chế của EU phản ánh những lợi ích
khác nhau và tác động của khuôn khổ đó đối với cơ sở pháp lý cho phép Liên minh
thông qua các đạo luật mang tính hài hòa hóa về thị trường nội khối.

Bài viết này là về một nghiên cứu tình huống về hài hòa hóa thị trường nội khối và
chỉ ra những cách thức khác nhau mà những cân nhắc pháp lý, chính trị và những
vấn đề chính sách rộng lớn hơn liên quan đến việc thông qua và áp dụng những quy
định chung.

Nghiên cứu tình huống này tập trung vào những quy định chung về quảng cáo thuốc
lá. Có hai lý do chính cho việc lựa chọn chủ đề này. Thứ nhất chính là nội dung của
vấn đề. Vì có liên quan đến cả thương mại và sức khỏe cộng đồng, việc quản lý quảng
cáo thuốc lá động chạm đến hầu hết tất cả các vấn đề mà chúng ta đã thảo luận trong
bài viết trước. Đặc biệt là nó đặt ra những khó khăn của việc làm rõ các thuật ngữ
pháp lý về liệu, và nếu như vậy, những quy định chung nên được đưa ra như thế nào
trong một lĩnh vực bao hàm nhiều mục tiêu chính sách khác nhau, mà mỗi một mục
tiêu này lại được điều chỉnh bởi những quy định pháp lý và thủ tục khác nhau và
chịu sự tác động của những lợi ích khác nhau.1

Lý do thứ hai làm cho quảng cáo thuốc lá đáng được quan tâm là tình huống pháp lý
mà nó đặt ra. Có nhiều phán quyết thú vị đã được đưa ra làm nổi bật cả tính chất
phức tạp của hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực này và vai trò trung tâm của một
tòa án mạnh.

2. Quảng cáo thuốc lá

2.1. Giai đoạn đầu tiên: Chỉ thị số 98/43 và Quảng cáo thuốc lá I

1 Xem bài phân tích trong B De Witte, 'A competence to protect: The pursuit of non-market aims
through internal market legislation' in P Syrpis (ed.), The Judiciary, the Legislature and the EU Internal
Market (Cambridge: CUP, 2012) 25. Hoặc xem A Alemanno and A Garde, 'The emergence of an EU
lifestyle policy: The case of alcohol, tobacco and unhealthy diets' (2013) 50 CMLRev 1745 để có cái
nhìn rộng hơn.

1
Năm 1998, cơ quan lập pháp của Liên minh (Hội đồng và Nghị viện châu Âu, sau khi
có đề xuất từ Ủy ban châu Âu) đã thông qua Chỉ thị số 98/43 về việc tập hợp các luật
và quy định hành chính của các quốc gia thành viên liên quan đến quảng cáo và bảo
trợ cho sản phẩm thuốc lá.2

Chỉ thị này được thông qua trên cơ sở nhiều căn cứ pháp lý khác nhau: đó là những
căn cứ cho phép EU thông qua các luật về tự do thành lập (Điều 53(2) TFEU), tự do
di chuyển của dịch vụ (Điều 62 TFEU) và việc thành lập và vận hành của thị trường
nội khối (Điều 114 TFEU). Những căn cứ pháp lý này cho phép thông qua Chỉ thị
bằng đa số phiếu. Vào thời điểm đó, Đức và Áo bỏ phiếu chống, Tây Ban Nha và Đan
Mạch bỏ phiếu trắng, còn nước Anh ban đầu không ủng hộ nhưng Chính phủ Công
đảng mới lên nắm quyền đã bỏ phiếu ủng hộ.

Một yếu tố nữa cần cân nhắc chính là phạm vi của những nhà sản xuất thuốc lá vào
thời điểm thông qua Chỉ thị: khi đó có các nhà sản xuất thuốc lá tại 8 (trong số 15)
nước thành viên EU.

Tóm lại, Chỉ thị này cấm việc quảng cáo và bảo trợ cho sản phẩm thuốc lá. Phạm vi
của Chỉ thị rất rộng: 3

- các sản phẩm thuốc lá được định nghĩa là ‘tất cả các sản phẩm được sản xuất nhằm
để hút, ngửi, mút hoặc nhai nếu chúng có chứa dù chỉ một phần chất thuốc lá’;

- quảng cáo được định nghĩa là bất kỳ hình thức truyền thông mang tính thương mại
nào với mục đích hoặc hiệu ứng một cách trực tiếp hay gián tiếp quảng bá cho các
sản phẩm thuốc lá, kể cả việc quảng cáo không đề cập cụ thể đến sản phẩm thuốc lá
nhưng cố tình tránh lệnh cấm thông qua việc sử dụng nhãn hiệu thương mại, tên
thương hiệu, biểu tượng hoặc những đặc trưng của các sản phẩm thuốc lá;4

- việc bảo trợ được định nghĩa là bất cứ sự đóng góp công hoặc tư nào cho một sự
kiện hay hoạt động nhằm mục đích hoặc với hiệu ứng trực tiếp hoặc gián tiếp quảng
bá cho sản phẩm thuốc lá;

- Một địa điểm buôn bán thuốc lá được định nghĩa là bất cứ nới nào sản phẩm thuốc
lá được chào bán;

Nội hàm chính của việc cấm cũng được định nghĩa rộng. Theo Điều 3(1) của Chỉ thị:

' … tất cả các hình thức quảng cáo và bảo trợ đều bị cấm tại Cộng đồng’.

2 [1998] OJ L 213/9.
3 Điều 2 Chỉ thị 98/43.
4 Dẫn trên.

2
Đức đã bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng và đã thách thức việc thông qua
biện pháp này trong Vụ C-376/98 Đức chống lại Nghị viện và Cộng đồng châu Âu.5
Lập luận chính của nước Đức là rất rõ: mục tiêu chính của Chỉ thị không phải là việc
thành lập hay vận hành thị trường nội khối mà chỉ đơn thuần là việc bảo vệ sức khỏe
cộng đồng. Xét trên góc độ pháp lý thì ở đây có vấn đề vì đã có một điều khoản trong
Hiệp ước về sức khỏe cộng đồng, đó là Điều 168(5) TFEU (Hiệp ước về vận hành của
Liên minh châu Âu – ND). Mặt khác, điều này còn trao cho EU thẩm quyền thông qua
‘các biện pháp khuyến khích nhằm bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người và cụ thể
là chống lại những thảm họa y tế xuyên biên giới lớn, các biện pháp liên quan đến
việc theo dõi, cảnh báo sớm và chống lại những nguy cơ xuyên biên giới nghiêm
trọng đối với sức khỏe, và các biện pháp có mục tiêu trực tiếp là bảo vệ sức khỏe
cộng đồng liên quan đến thuốc lá và việc lạm dụng rượu’. Mặt khác, bất cứ văn bản
pháp luật nào được EU thông qua như vậy cũng đã loại bỏ ‘mọi sự hài hòa hóa của
các luật và quy định của các nước thành viên Liên minh’.

Câu hỏi đặt ra sau đó là liệu hài hòa hóa pháp luật và quy định trong lĩnh vực quảng
cáo và bảo trợ thuốc lá, về bản chất, là vấn đề thương mại hay một biện pháp bảo vệ
sức khỏe cộng đồng. Nếu đó là vấn đề thương mại, thì Liên minh có thể ban hành Chỉ
thị; nếu đó là biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thì EU không có thẩm quyền và
do đó Chỉ thị ban hành là không hợp pháp.

Vụ kiện của Đức đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất, xét trên khía cạnh chính sách, không
phải lúc nào cũng dễ dàng khẳng định mục tiêu của các biện pháp hài hòa hóa. Trên
thực tế thì một biện pháp có thể theo đuổi nhiều mục đích. Thứ hai, xét về mặt pháp
lý, câu trả lời cho câu hỏi này là rất quan trọng: nó xác định căn cứ pháp lý đúng đắn
cho việc ban hành biện pháp mà về phần mình biện pháp đó lại xác định thủ tục ban
hành quyết định và do đó xác định đầu vào mà nhiều thể chế khác nhau có thể có về
nội dung của biện pháp đưa ra. Nói cách khác, chiều kích chính sách là rất quan
trọng đối với luật được áp dụng và việc đại diện cho các lợi ích khác nhau trong quá
trình ban hành chính sách.

Điểm đầu tiên của lời phán quyết là việc công nhận rằng thương mại và sức khỏe
cộng đồng có lẽ không thể tách rời một cách chặt chẽ được. Trên thực tế, chúng có
liên hệ với nhau như được nêu tại Điều 114(3).

Tuy nhiên theo Tòa thì các điều kiện cho việc viện dẫn tới Điều 114(1) đã không
được đáp ứng. Cần phải nhớ tới phạm vi rộng và ngôn ngữ chưa rõ ràng theo đó
Điều 114 TFEU trao quyền cho Liên minh trong việc hài hòa hóa pháp luật quốc gia:
biện pháp hài hòa hóa phải nhằm ‘thiết lập và vận hành thị trường nội khối’.

Tòa án Công lý đã giải thích quyền này theo hai cách. Cách thứ nhất theo hướng
không ủng hộ Chỉ thị: trong khi EU có quyền hài hòa hóa pháp luật về thị trường nội
khối, EU ‘không có thẩm quyền chung để điều tiết thị trường’. Điều này bắt nguồn từ
nguyên tắc hiến định trung tâm của luật pháp EU, đó là nguyên tắc về sự trao

5 [2000] ECR I-8419

3
quyền.6 Cách thứ hai Tòa giải thích về thẩm quyền hài hòa hóa của EU là tích cực:
thẩm quyền như vậy phải nhằm hoặc để thiết lập thị trường nội khối hoặc để cải
thiện sự vận hành của thị trường nội khối. Trong khi hai mục tiêu này có vẻ còn mơ
hồ, thì Tòa đã giải thích chúng thông qua việc xem xét chi tiết nội dung của Chỉ thị.

Liên quan đến mục tiêu thiết lập thị trường nội khối, người ta cho rằng có thể ban
hành một biện pháp nhằm loại bỏ những rào cản của dự di chuyển tự do. Những rào
cản đó có thể đang hiện hữu (chúng tồn tại tại thời điểm ban hành biện pháp hài hòa
hóa) hoặc tiềm năng (chúng có thể nổi lên trong tương lai). Tuy nhiên, chỉ sự tồn tại
không thôi của những khác biệt giữa các quốc gia thành viên Liên minh thì không đủ
để ban hành các luật hài hòa hóa trong phạm vi của Điều 114 TFEU.

Trên thực tiễn, Tòa đã áp dụng các nguyên tắc này thông qua việc tập trung vào
những sản phẩm cụ thể bị ảnh hưởng bởi Chỉ thị. Đối với một số sản phẩm, Tòa cho
rằng trong khi sự tồn tại của những quy định quốc gia khác nhau không tạo thành
một rào cản đối với sự di chuyển tự do thì những rào cản trong tương lai lại có thể.
Những sản phẩm đó có thể bao gồm các tạp chí, báo... có quảng cáo thuốc lá. Tuy
nhiên đối với những sản phẩm khác (như poster, lọng che, gạt tàn, các sản phẩm đa
dạng được sử dụng trong các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê cũng như tại các
điểm quảng cáo trong rạp chiếu phim) thì Tòa cho rằng Chỉ thị không hoàn toàn đạt
được mục tiêu liên quan đến sự di chuyển tự do của các sản phẩm này. Điều này là
bởi vì Chỉ thị đã để cho các nước thành viên Liên minh tự do được cấm chúng.

Đối với mục tiêu có thể thứ hai về hài hòa hóa pháp luật theo Điều 114 TFEU (nhằm
loại bỏ những sự bóp méo trong cạnh tranh), Tòa cho rằng chỉ có những sự bóp méo
rõ ràng tồn tại mới cần đến hài hòa hóa. Nếu không phải như vậy thì thẩm quyền của
EU về hài hòa hóa theo Điều 114 TFEU sẽ không bị hạn chế. Trên thực tế, Tòa đã áp
dụng nguyên tắc này đối với các hãng quảng cáo và các nhà sản xuất các chương
trình quảng cáo: bất cứ hiệu ứng nào của các quy định quốc gia khác nhau lên hoạt
động cạnh tranh đều xa vời và không trực tiếp và do đó, chúng không biện minh cho
sự hài hòa hóa ở cấp độ EU. Tòa cũng đã thảo luận về những khác biệt trong luật
quốc gia về bảo trợ các cuộc đua ô tô: trong khi Chỉ thị có thể có tác động đến những
nhà tổ chức các cuộc đua thì một lệnh cấm hoàn toàn có vẻ như là không tương
xứng.

Phán quyết trong vụ Quảng cáo thuốc lá I đã thu hút sự chú ý đáng kể của giới học
giả.7 Cuối cùng thì đây là lần đầu tiên Tòa án Công lý phán rằng Chỉ thị về hài hòa hóa

6 Art. 5 TEU.
7 Xem các bài bình luận, ‘Taking (the limits of) competences seriously’, 37 CMLRev (2000) 1301, T
Hervey, ‘Up in Smoke? Community (Anti)-Tobacco Law and Policy’, (2001) 26 ELRev 101, M. Kumm,
‘Constitutionalising Subsidiarity in Integrated Markets: The Case of Tobacco Regulation in the
European Union’, 12 ELJ (2006) 503, G Tridimas and T Tridimas, ‘The European Court of Justice and
the Annulment of the Tobacco Advertising Directive: Friend of National Sovereignty or Foe of Public
Health?’, (2002) 14 European Journal of Law and Economics 171, J Usher,
John A. Usher, 'Case C-376/98, Germany v. European Parliament and Council (Tobacco Advertising)'
(2001) 38 CMLRev 1520.

4
nên được bãi bỏ vì lý do thiếu thẩm quyền. Vì mục đích của bài viết này, ở đây có
nhiều điểm cần phân tích. Tòa án đã không chuẩn bị để xem xét xem các thể chế của
EU yêu sách gì về mục tiêu của Chỉ thị. Thay vào đó, Tòa xem xét một cách chi tiết nội
dung của biện pháp đó tức là nó đi ngược với nguyên tắc chung mà Tòa đã đưa ra
nhằm giới hạn thẩm quyền của EU.

Thứ hai, xét về mặt hiến pháp, Tòa đã nêu rõ rằng thẩm quyền của EU là không hạn
chế. Đây là điểm quan trọng bởi vì nó được đưa ra tại thời điểm Tòa đang chịu sự chỉ
trích liên tục về chủ nghĩa tích cực xem xét tính hợp pháp.8

Thứ ba, xét về mặt thể chế, Tòa đã làm cho các thể chế của EU và các nước thành
viên không còn nghi ngờ gì nữa rằng Tòa là một chủ thể trung tâm trong quá trình
thiết lập thị trường nội khối. Đây là yếu tố các nước, các thể chế cần cân nhắc khi
soạn thảo những luật nhằm hài hòa hóa pháp luật quốc gia của mình.

Thứ tư, xét về khía cạnh thị trường nội khối, phán quyết đã nhấn mạnh những giới
hạn của hài hòa hóa pháp luật và thẩm quyền hài hòa hóa. Phán quyết này gợi ra
rằng, cho dù ngôn ngữ chưa thật sự rõ ràng, nhưng Điều 114 TFEU có những giới
hạn hiển nhiên mà cơ quan lập pháp của EU phải hành động trong chúng.

Cuối cùng, cần phải chỉ ra sự mâu thuẫn trong ngôn ngữ của phán quyết. Một mặt,
hướng tiếp cận của Tòa dựa trên sự xem xét nội dung của Chỉ thị và về xem xét tính
hợp pháp. Mặt khác, ngôn ngữ dùng để biểu đạt các nguyên tắc được áp dụng lại
không rõ ràng: khi nào thì sự bóp méo cạnh tranh “là đủ lớn”? Những rào cản trong
tương lai “có khả năng” nảy sinh là những rào cản nào? Và trong bối cảnh nào thì
một biện pháp hài hòa hóa “thực sự” hướng đến việc xử lý những rào cản đó? Ngôn
ngữ mờ đục không phải là thứ phù hợp với sự chắc chắn pháp lý mà cơ quan lập
pháp và những nhà vận hành nền kinh tế mong đợi từ tòa án. Tuy nhiên, chúng lại
cho Tòa án sự linh hoạt khi Tòa được yêu cầu phán xét về tính hợp pháp của một đạo
luật hài hòa hóa.

2.2. Giai đoạn hai – Chỉ thị 2001/37

Sau khi Tòa án Công lý đưa ra phán quyết trong vụ Quảng cáo thuốc lá I, EU đã thông
qua Chỉ thị 2001/37 về việc tổng hợp các luật, quy định và điều khoản hành chính
của các nước thành viên liên quan đến việc sản xuất, trưng bày và bán các sản phẩm
thuốc lá.9

Phạm vi của Chỉ thị 2001/37 là hẹp: chỉ thị này chủ yếu là về việc quản lý hoạt động
sản xuất các sản phẩm thuốc lá hơn là việc quảng cáo. Do đó hiệu ứng mà nó gây nên
đối với các nhà buôn là khác nhau: cách duy nhất để một nhà buôn có thể tuân thủ
các quy định về sản xuất thuốc lá và nhãn mác là thông qua việc đưa những thay đổi

8 Để có thêm thông tin về thẩm quyền của EU – quốc gia trong lĩnh vực này, xem T Hervey,
'Community and National Competence in Health After Tobacco Advertising' (2001) 38 CMLRev 1421.
9 [2001] OJ L 194/26.

5
trong phương pháp sản xuất. Những thay đổi đó bao gồm chi phí, cả theo nghĩa chi
phí về tài chính và chi phí về thời gian.

Chỉ thị 2001/37 đưa ra sản lượng tối đa về thuốc lá được ma-két-ting, sản xuất hoặc
thậm chí là lưu chuyển tự do tại một nước thành viên. Chỉ thị cũng áp đặt những yêu
cầu về nhãn mác: phần bao bì phải cho thấy số lượng hắc-ín, ni-cô-tin và các-bon
mô-nô-xít phải chiếm một lượng phần trăm nhất định trên bề mặt nhãn mác. Ngoài
ra, bao bì cũng phải đưa ra những cảnh báo về rủi ro đối với sức khỏe từ thuốc lá.

Cuối cùng là việc Chỉ thị áp đặt những quy định về đặt tên. Bất cứ dòng chữ, tên, dấu
hiệu thương mại hoặc dấu hiệu khác nào gợi ý rằng thuốc lá là ít có hại hơn (ví dụ
dùng các từ như giữ cân đối hoặc nhẹ) đều bị cấm.

Việc thông qua Chỉ thị 2001/37 đã bị thách thức trong Vụ kiện C-491/01 Công ty
British American Tobacco10 tại Tòa án Công lý. Khởi đầu của phán quyết là việc thừa
nhận mối quan ngại rộng rãi của công chúng từ các nguy cơ đối với sức khỏe do sử
dụng các sản phẩm thuốc lá. Trong bối cảnh những quan ngại ngày càng tăng, các
quốc gia thành viên Liên minh khi đó đang trong quá trình ban hành các luật nhằm
điều tiết các sản phẩm như vậy. Do sự khác nhau trong luật pháp của các nước thành
viên Liên minh, sự nổi lên của những rào cản đối với sự di chuyển tự do của các sản
phẩm thuốc lá là “có thể”.

Trên cơ sở lập luận như vậy, Tòa đã cho rằng Chỉ thị 2001/37 là hợp pháp. Tuy
nhiên, để đưa ra quan điểm như vậy, Tòa đã dựa vào phần lời mở đầu của Chỉ thị, cụ
thể như sau:11

‘một số nước thành viên đã cho thấy rằng, nếu những biện pháp nhằm thiết lập hàm lượng
các-bon mô-nô-xít tối đa đối với thuốc lá điếu không được thông qua ở cấp Cộng đồng, thì
các quốc gia này sẽ đưa ra những biện pháp như vậy ở cấp quốc gia. Sự khác nhau trong
những quy định liên quan đến các-bon mô-nô-xít có thể sẽ tạo nên những rào cản đối với
thương mại và cản trở sự vận hành trơn tru của thị trường nội khối’.

Điều đáng chú ý ở đây là 8 nước thành viên Liên minh đã tham gia trước Tòa để lập
luận cho tính hợp pháp của Chỉ thị thì 2 nước thành viên lại cho rằng Chỉ thị là không
có giá trị.

Phạm vi của Chỉ thị 2001/37 không chỉ khác so với những gì được xem xét trong vụ
Quảng cáo thuốc lá I, mà cách tiếp cận của Tòa án Công lý cũng rất khác.12 Trên thực
tế, các Thẩm phán tại Luxembourg có vẻ như đã dựa vào những gì cơ quan lập pháp
của EU nói với họ về mục tiêu của Chỉ thị và tình hình tại các nước thành viên Liên
minh. Phán quyết trong vụ kiện của Công ty British American Tobacco không phải

10 [2002] ECR I-11453.


11 Đoạn 7 trong lời dẫn của Chỉ thị 2001/37.
12 Xem D Wyatt, ‘Community Competence to Regulate the Internal Market’ in M Dougan and S Currie

(eds), 50 Years of the European Treaties: Looking Back and Thinking Forward (Oxford: Hart
Publishing, 2009) 93.

6
được đặc trưng bởi việc xem xét chi tiết như điều mà Tòa cho là cần thiết đối với các
đạo luật được thông qua theo Điều 114 TFEU.

Một vấn đề khác được đặt ra khi áp dụng Chỉ thị 2001/37 là việc điều tiết snus. Đây
là một sản phẩm thuốc lá nhai rất phổ biến tại các nước vùng Scandinavi. Điều 8 của
Chỉ thị yêu cầu các nước thành viên cấm đưa thuốc lá nhai vào thị trường. Điểm đặc
biệt này của Chỉ thị, vốn có mục đích là ngăn ngừa việc nhập khẩu từ Thụy Điển vào
các nước còn lại trong EU, đã bị thách thức trong Vụ C-210/03 Swedish Match.13

Tòa bắt đầu bằng việc dẫn chiếu đến sự phổ biến của snus trong thanh niên và nguy
cơ gây ung thư miệng. Tòa cũng cho rằng có những bằng cớ cho thấy sự đa dạnh về
luật pháp tại các nước thành viên: 2 nước đã cấm trước đó và một nước thứ ba cũng
vừa thông qua các quy định cấm. Tòa cũng cho rằng các rào cản đối với sự di chuyển
tự do có thể nảy sinh do các nước đã thông qua những quy định mới trên cơ sở
những quan ngại ngày càng tăng của công chúng. Tòa cũng chỉ ra rằng có một khối
lượng giao thương tương đối lớn giữa các nước thành viên và từ đó Tòa nhận định
rằng ‘những lệnh cấm ma-két-ting như vậy gây nên sự phát triển khác nhau trong thị
trường và do đó góp phần tạo nên rào cản đối với sự di chuyển tự do của hàng
hóa’.14

Phán quyết này đáng chú ý ở nhiều lý do. Thứ nhất, phạm vi của biện pháp hài hòa
hóa mà Tòa cho là thuộc sự điều chỉnh của Điều 114 TFEU là khá rộng. Chẳng hạn
như, thậm chí là một lệnh cấm đối với một sản phẩm cũng có thể thuộc phạm vi phù
hợp của một hoạt động lập pháp nhằm hài hòa hóa.

Thứ hai, Tòa cho rằng, để xác định phạm vi của việc hài hòa hóa trong lĩnh vực đó, cơ
quan lập pháp của Liên minh đã có được một thẩm quyền rộng. Xin trích dẫn đầy đủ
phần tóm tắt:15

‘cơ quan lập pháp của Cộng đồng phải được phép có thẩm quyền rộng trong một lĩnh vực
như lĩnh vực thuộc vụ kiện này, vốn có liên quan đến những lựa chọn chính trị, kinh tế và xã
hội và là lĩnh vực đòi hỏi những đánh giá phức tạp. Chỉ khi một biện pháp được đưa ra trong
lĩnh vực này cho thấy là không phù hợp đối với mục tiêu mà những cơ quan có thẩm quyền
đang theo đuổi thì tính hợp pháp của biện pháp đó mới cần được xem xét’.

Thứ ba, cách tiếp cận rộng còn là do Tòa áp dụng nguyên tắc tương xứng, Tòa cho
rằng:16

‘ … lời dẫn của chỉ thị đã cho thấy rõ rằng việc cấm ma-két-tinh sản phẩm thuốc lá nhai là
biện pháp duy nhất có vẻ phù hợp để đối phó với nguy cơ có thực là những sản phẩm mới đó
sẽ được người trẻ sử dụng, dẫn tới nghiện ni-cô-tin, và đặc biệt là có thể gây nên ung thư
miệng’.

13 [2004] ECR I-11893.


14 Para. 38.
15 Para, 48.
16 Para. 49.

7
Cuối cùng, hướng tiếp cận trong vụ Swedish Match là tương phản rõ ràng với giải
thích của Tòa đối với Chỉ thị 98/43 trong vụ Quảng cáo thuốc lá. Tuy nhiên, cần chú ý
tới bối cảnh khác nhau mà các biện pháp được xem xét: trong vụ Quảng cáo thuốc lá,
câu hỏi đặt ra là cách nào tốt nhất để đối phó với một hoạt động hiện hữu tại mỗi
nước thành viên riêng lẻ và liên quan tới nó, những rào cản đối với giao thương liên
quốc gia có thể tồn tại hoặc không. Trong vụ kiện này, vấn đề là liệu có cho phép một
sản phẩm được thông thương khi mà tại thời điểm ban hành Chỉ thị, nó giới hạn ở
một nước thành viên và bị cấm ở một nước khác. Cơ quan lập pháp của EU đã đưa ra
lập luận cho việc thông qua của mình và giải thích về bối cảnh của biện pháp đó.
Nhất quán với phán quyết trong vụ kiện của Công ty British American Tobacco, Tòa
có vẻ như đã sử dụng các tuyên bố của các cơ quan Liên minh về chức năng của biện
pháp hài hòa hóa.

2.3. Giai đoạn 3 – Chỉ thị 2003/33 và Quảng cáo thuốc lá II

Ba năm sau khi Tòa án Công lý bãi bỏ Chỉ thị 98/43, cơ quan lập pháp của EU đã
thông qua Chỉ thị 2003/33 về việc tổng hợp các luật, quy định và điều khoản hành
chính của các nước thành viên liên quan đến quảng cáo và bảo trợ cho các sản phẩm
thuốc lá.17 Chỉ thị này giới hạn ở việc đưa ra những quy định về quảng cáo các sản
phẩm thuốc lá trên báo và các sản phẩm in khác, phát thanh trên đài, dịch vụ của các
hiệp hội thông tin và sự bảo trợ liên quan đến thuốc lá.

Phạm vi của Chỉ thị này hẹp hơn so với Chỉ thị 98/43. Điều này là do những phán
quyết trong vụ Quảng cáo thuốc lá I. Trên thực tế các điều khoản của Chỉ thị
2003/33 phản ánh lô-gic của lập luận trong phán quyết. Vì thế không có gì là ngạc
nhiên khi Tòa nhẽ ra sẽ không cho phép việc thông qua cũng như nội dung của Chỉ
thị khi Đức thách thức biện pháp này trong vụ C-380/03 Đức kiện Nghị viện và Hội
đồng châu Âu.18

Phán quyết của Tòa bám theo một cách chặt chẽ những lập luận được đưa ra trong
lời dẫn của Chỉ thị. Tòa chỉ ra những sự khác nhau đáng kể trong luật pháp của các
quốc gia: 6 nước trước đó đã cấm một phần đối với những sản phẩm do Chỉ thị điều
chỉnh, 4 nước trước đó đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn và 5 nước chuẩn bị đưa ra
lệnh cấm hoàn toàn. Thực tế cho thấy có sự giao thương xuyên biên giới ở mức cao
trong thị trường mà Chỉ thị điều chỉnh. Trên cơ sở những cân nhắc này, Tòa án đã
không gặp khó khăn gì khi phán rằng biện pháp hài hòa hóa là cần thiết cho việc
thiết lập và vận hành của thị trường nội khối theo ngữ nghĩa của Điều 114 TFEU.

Phán quyết trong vụ Quảng cáo thuốc lá II là hoàn toàn nhất quán với phán quyết
trong vụ Quảng cáo thuốc lá I.19 Đặc biệt, ở đây có hai điểm nổi lên. Thứ nhất, Tòa đã
được chuẩn bị để dựa vào lập luận của chính cơ quan lập pháp của EU cho việc thông

17 [2003] OJ L 152/16.
18 [2006] ECR I-11573.
19 Để xem bài phân tích về phán quyết này, xem M Ludwigs, annotation on Tobacco Advertising II,

(2007) 44 CMLRev 1159.

8
qua luật hài hòa hóa nếu điều này là nhằm để điều chỉnh một lĩnh vực mà trong đó
có sự giao thương xuyên biên giới và các quốc gia thành viên đã thông qua hoặc dự
định thông qua dự luật.

Thứ hai, một hướng tiếp cận mang tính thực tế đã được sử dụng liên quan đến tính
thực tiễn của đạo luật hài hòa hóa. Chẳng hạn như, trong vụ Quảng cáo thuốc lá II,
câu hỏi đặt ra là liệu Liên minh có thể ban hành các đạo luật hài hòa hóa mà bên
cạnh các lĩnh vực có sự giao thương xuyên biên giới, cũng điều chỉnh các lĩnh vực
không có liên hệ gì với thị trường xuyên biên giới. Quan điểm của Tòa là:20

‘Việc viện dẫn đến Điều [114 TFEU] như một căn cứ pháp lý không có nghĩa là ám chỉ sự tồn
tại của một sự liên kết thực tế với sự di chuyển tự do giữa các nước thành viên trong mọi
tình huống mà biện pháp đưa ra điều chỉnh. Như Tòa đã chỉ ra trước đó, để biện minh cho
việc viện dẫn đến Điều [114 TFEU] như là một căn cứ pháp lý, thì điều quan trọng là biện
pháp được đưa ra trên căn cứ pháp lý đó phải thực sự nhằm cải thiện các điều kiện cho việc
thiết lập và vận hành của thị trường nội khối’.

Hướng tiếp cận thực tế này thừa nhận rằng những tác động về chính sách của một
nỗ lực hài hòa hóa một thị trường nội khối đang ngày càng phát triển và những thị
trường nội địa ngày càng được điều chỉnh.21 Tuy nhiên, nó cũng minh họa sự linh
hoạt đặc trưng cho việc xây dựng năng lực của Liên minh trong việc hài hòa hóa.
Khía cạnh này của vụ Quảng cáo thuốc lá II nhấn mạnh sự liên kết với những phán
quyết trong vụ Quảng cáo thuốc lá I.

2.4. Bình luận

Năm 2014, Hội đồng và Nghị viện châu Âu đã ban hành Chỉ thị 2014/40 về việc tổng
hợp các luật, quy định và điều khoản hành chính của các nước thành viên liên quan
đến việc sản xuất, trưng bày và bán thuốc lá và các sản phẩm liên quan, thay thế cho
Chỉ thị 2001/37.22 Chỉ thị điều chỉnh việc dán nhãn, thành phần, thuốc lá điện tử, bán
từ xa qua biên giới và các sản phẩm thảo dược dùng để hút.
Một biện pháp hài hòa mới được coi là cần thiết khi có những diễn biến mới trong
thị trường thuốc lá (chẳng hạn như thuốc lá điện tử và các chất mùi thuốc lá) và Hiệp
định khung của Tổ chức Thương mại thế giới về kiểm soát thuốc lá mà cả EU và các
nước thành viên Liên minh tham gia.

Để tuân thủ Chỉ thị này, các nước thành viên Liên minh được yêu cầu phải ban hành
các quy định theo đó bao bì phải bao gồm những hình ảnh và dòng chữ khuyến cáo
về sức khỏe chiếm 65% mặc trước và mặt sau của bao thuốc và phải đặt ở phần trên
của bao. 50% của các mặt bên phải có những nội dung khuyến cáo về sức khỏe (ví dụ
như “hút thuốc sẽ giết bạn – hãy bỏ thuốc”; “thuốc lá hút có 70 loại chất được biết là

20 Vụ C-380/03 Đức kiện Nghị viện và Cộng đồng châu Âu, đoạn. 80.
21 Xem S Weatherill, ‘The Limits of Legislative Harmonization Ten Years after Tobacco Advertising:
How the Court’s Case Law has become a “Drafting Guide”’, (2011) 12 German Law Journal 827 at 839-
840.
22 [2014] OJ L 127/1.

9
sẽ gây ung thư”), thay thế cho việc in ấn hiện tại về hàm lượng hắc ín, ni-cô-tin và
các-bon mô-nô-xít.23

Một đặc trưng thú vị của Chỉ thị mới là phạm vi các hành động mang tính tự chủ của
các nước thành viên. Theo quy định mới thì những cảnh báo về sức khỏe sẽ chiếm
phần lớn bề mặt của bao thuốc, song vẫn có những khoảng nhất định dành cho
thương hiệu. Cụ thể, Chỉ thị cho phép các nước thành viên đưa ra những biện pháp
nhằm chuẩn hóa việc đóng gói hoặc thậm chí là để nhãn trơn nếu chứng minh được
là phù hợp và không dẫn tới những rào cản ngầm đối với thương mại giữa các nước
thành viên.24

Việc thông qua Chỉ thị mới đã gây tranh cãi. Tại Vương quốc Anh chẳng hạn, những
quy định mới được ban hành vào tháng 3/2015 để thực hiện Chỉ thị.25 Những quy
định này yêu cầu việc sử dụng những tiêu chuẩn cụ thể về màu sắc đối với việc đóng
gói bên trong và bên ngoài và chỉ cho phép những dòng chữ nhất định theo tiêu
chuẩn. Về bản chất, việc đóng gói được chuẩn hóa được đưa ra tại Anh đã đi xa hơn
so với những yêu cầu của Chỉ thị. Dường như là những quy định này giống như
những quy định nghiêm ngặt đang có hiệu lực tại Úc. Như thế, Anh quốc trở thành
quốc gia đầu tiên ở châu Âu và thứ hai trên thế giới ban hành những quy định như
vậy.

Chỉ thị này cũng đã gây nên những kiện tụng. Có những vấn đề đang còn treo trước
các tòa án của Anh về tính phù hợp của những quy định này đối với việc bảo vệ các
quyền sở hữu trí tuệ. Hai trong số những công ty thuốc lá lớn nhất là Philip Morris
International và British American Tobacco lập luận rằng các biện pháp này đã cướp
đi của họ quyền sở hữu nhãn hiệu thương mại và đang đòi bồi thường. Các công ty
này cũng lập luận rằng những quy định như vậy vi phạm các quy định về sở hữu trí
tuệ của EU.

3. Kết luận

Bài viết này đề cập đến những đạo luật hài hòa hóa mà Liên minh xây dựng thông
qua lăng kính nghiên cứu tình huống từ các vụ kiện tại Tòa án Công lý. Có ba điểm
chính từ bài phân tích này.

Thứ nhất, cách hiểu của Liên minh về cách tốt nhất để hài hòa hóa là ổn định. Cách
hiểu đó tiến triển theo thời gian và để đáp ứng với những yếu tố đa dạng, bao gồm cả
những thực tiễn kinh tế, môi trường chính trị chi phối và không kém phần quan
trọng là hướng tiếp cận của Tòa án Công lý.

Thứ hai, việc lập pháp nhằm hài hòa hóa có thể sẽ chịu nhiều kiện tụng, đặc biệt là
nếu vấn đề liên quan đến những lĩnh vực gây tranh cãi như sức khỏe cộng đồng.

23 Điều 13 và 14 của Chỉ thị 2014/40.


24 Điều 24(2) của Chị thị. 2014/40.
25 Quy định về chuẩn hóa cách đóng gói các sản phẩm thuốc lá số 2015/829.

10
Trong khi các nước thành viên tham gia hoạt động như vậy thông qua những người
đại diện của mình tại Cộng đồng, thì họ có thể lại bị thua khi bỏ phiếu. Khi đó, có thể
họ lại tìm cách đạt được những gì mà họ đã thất bại khi sử dụng các công cụ tư pháp
bằng những công cụ mang tính chính trị (ví dụ như đàm phán tại Hội đồng châu Âu).

Thứ ba, các tòa án là những chủ thể chính trong quá trình hài hòa hóa. Tuy nhiên,
trong khi Tòa án Công lý châu Âu thường bị cáo buộc là tích cực quá mức thì Tòa lại
khá chậm chạp trong việc đối đầu với cơ quan lập pháp của EU trong lĩnh vực này. Ví
dụ về quy định quảng cáo thuốc lá đã minh họa cho mối quan hệ mang tính tượng
trưng trung tâm đối với tiến trình hài hòa hóa thị trường nội khối.

11

You might also like