You are on page 1of 15

HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN THIẾT KÊ MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................................................1

1 CHƯƠNG 1. TÍNH ĐỘNG HỌC ..........................................................................................................6


1.1 CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN ..............................................................................................................6

1.1.1 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ điện .........................................................6
1.1.2 Xác định tốc độ quay của động cơ điện ...........................................................................8

1.1.3 Chọn động cơ điện ...........................................................................................................9


1.2 PHÂN PHỐI TỈ SỐ TRUYỀN ......................................................................................................10

1.3 TÍNH CÁC THÔNG SỐ TRÊN CÁC TRỤC ...................................................................................11


1.3.1 Tỉ số truyền .....................................................................................................................11

1.3.2 Tính tốc độ quay trên các trục........................................................................................11

1.3.3 Tính công suất trên các trục ...........................................................................................12


1.3.4 Tính mô men xoắn trên các trục.....................................................................................13

1.4 LẬP BẢNG CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC ..................................................................................14

Trang 0/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1. NXB Giáo dục, 2004.
[2] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1. NXB Giáo dục, 2004.

[3] Nguyễn Trọng Hiệp. Chi tiết máy, tập 1. NXB Giáo dục, 2001.

[4] Nguyễn Trọng Hiệp. Chi tiết máy, tập 2. NXB Giáo dục, 2001.
[5] Ninh Đức Tốn. Dung sai lắp ghép. NXB Giáo dục, 2000.

[6] Phạm Văn Nhuần, Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Văn Tuấn. Vẽ kĩ thuật Cơ khí. NXB Giáo dục, 1994.

Trang 1/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

QUY ƯỚC CHUNG VÀ KÍ HIỆU


SƠ ĐỒ HỆ DẪN ĐỘNG
Trong thực tế tùy thuộc các đặc điểm của bộ phận công tác, yêu cầu về năng suất… mà trục bộ phận
công tác (quay) thường quay với vận tốc nhất định. Bên cạnh đó động cơ (điện, đốt trong, thủy lực…)
thường quay với vận tốc nhất định thường là khác với tốc độ quay của trục bộ phận công tác. Để
đảm bảo các động cơ có thể dẫn động cho các bộ phận công tác, có thể sử dụng các giải pháp:
- Động cơ điện kết hợp với biến tần
- Động cơ các loại kết hợp với các bộ truyền cơ khí (bộ truyền đai, xích; bộ truyền bánh răng,
trục vít…)
- Truyền động thủy lực
Xét một số ví dụ sau:
- Cánh quạt trong quạt để bàn, treo tường gia đình thường lắp trực tiếp lên trục động cơ điện
do vậy trường hợp này bộ phận công tác là cánh quạt còn trục bộ phận công tác cũng chính
là trục động cơ. Tốc độ quay của cánh quạt được thay đổi nhờ vào việc thay đổi tốc độ quay
của động cơ điện.
- Cánh bơm trong máy bơm nước gia đình thường lắp trực tiếp lên trục động cơ điện và không
thay đổi tốc độ quay.
- Cánh quạt làm mát (giải nhiệt) trong động cơ trên xe ô tô thường được lắp trên trục và dẫn
động từ trục động cơ bằng bộ truyền đai. Tốc độ quay của cánh quạt thay đổi khi tốc độ quay
của động cơ thay đổi.
- Tang cuốn cáp trong máy nâng có trục thường được nối với trục động cơ thông qua khớp nối
và thường không thay đổi tốc độ quay.
- Bánh sau xe máy “số” (Dream, Wave…) thường được dẫn động từ động cơ qua hộp số (bộ
truyền bánh răng) và bộ truyền xích. Tốc độ quay của bánh xe thay đổi bằng cách thay đổi số
(thay đổi cặp bánh răng ăn khớp trong hộp số) và thay đổi tốc độ quay của động cơ (tăng hay
giảm ga).
- Bánh sau xe máy “ga” (Air Blade, SH…) thường được dẫn động từ động cơ qua bộ truyền đai
và hộp số (bộ truyền bánh răng). Tốc độ quay của bánh xe thay đổi bằng cách thay đổi tỉ số
truyền của bộ truyền đai (vô cấp) và thay đổi tốc độ quay của động cơ (tăng hay giảm ga),
v.v.
Như vậy sơ đồ truyền động chung có thể biểu diễn như sau:
Nối trực tiếp hoặc sử dụng thêm các bộ truyền cơ khí
Động cơ ==================================================> Trục của bộ phận công tác
Với những bộ phận công tác có tốc độ quay ổn định hoặc không đòi hỏi sự thay đổi về tốc độ quay thì
phổ biến vẫn dùng hệ dẫn động cơ khí.
 Hệ dẫn động Cơ khí có thể có sơ đồ chung như sau:
BT đai hoặc khớp nối BT xích hoặc khớp nối
Động cơ =================> Hộp giảm tốc ==================> Trục của bộ phận công tác
Chú ý:

Trang 2/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

- Hộp giảm tốc có thể gồm một hay nhiều bộ truyền bánh răng hoặc trục vít-bánh vít hoặc kết
hợp cả bánh răng và trục vít-bánh vít được đặt trong hộp (thường là hộp kín)
- Bộ truyền đai (nếu có) thường dùng ở phía có vận tốc cao (nối động cơ và trục vào của Hộp
giảm tốc)
- Bộ truyền xích (nếu có) thường dùng ở phía có vận tốc thấp (nối trục ra của Hộp giảm tốc và
trục bộ phận công tác)
- Trong sơ đồ truyền động có thể có cả bộ truyền đai, bánh răng hay trục vít-bánh vít, xích.
Trong sơ đồ truyền động sử dụng hộp giảm tốc 1 cấp, gọi trục vào của hộp giảm tốc là trục I, trục ra
là trục II.
Sơ đồ 1:
BT đai BT Bánh răng/Trục vít Khớp nối
Đ.Cơ ========> Trục I ====================> Trục II ========> Trục B. Phận công tác
Hoặc sơ đồ 2:
Khớp nối BT Bánh răng/Trục vít BT xích
Đ.Cơ ========> Trục I ====================> Trục II ========> Trục B. Phận công tác

QUY ƯỚC CHUNG


 Quy ước chung về lấy giá trị tính toán: Các đại lượng, kết quả của các phép tính lấy đến 2 chữ
số sau dấu phảy; các đại lượng, các kết quả <1 thì có thể lấy đến 3 chữ số sau dấu phảy.
- Công suất, tốc độ quay, tỉ số truyền lấy đến 2 chữ số sau dấu phảy;
- Mô men xoắn (đơn vị là N.mm) thì kết quả tính làm tròn đến số nguyên gần nhất (bỏ phần
thập phân).
 Trong sơ đồ dẫn động, bộ truyền Bánh răng hoặc Trục vít – bánh vít thường được đặt trong
hộp kín, bôi trơn bằng cách ngâm trong dầu (hoặc bằng mỡ) nên thường gọi là bộ truyền
“TRONG” hoặc “TRONG HỘP”, bộ truyền Đai hoặc Xích có thể để hở hoặc có hộp chắn
(nhưng thường không kín như hộp giảm tốc) nên thường gọi là bộ truyền “NGOÀI”.
 Nếu trong sơ đồ dẫn động sử dụng hộp giảm tốc (HGT) một cấp thì trục vào của HGT gọi là
trục I, trục ra của HGT gọi là trục II.

KÍ HIỆU CÁC ĐẠI LƯỢNG


TT Đại lượng Kí hiệu Đơn vị Ghi chú
I Kí hiệu chung
1. Công suất (kW)
2. Tốc độ quay (số vòng quay trong (vg/ph)
một phút)

3. Tỉ số truyền -
4. Hiệu suất
5. Mô men xoắn (Nmm)

II Kí hiệu cụ thể

Trang 3/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

Hiệu suất chung của hệ thống hoặc - Ta lấy và tính toán


truyền động
Hiệu suất truyền động từ trục → - Ta lấy và tính toán
động cơ sang trục I (trục vào của
hộp giảm tốc)
Hiệu suất truyền động từ trục I → - Ta lấy và tính toán
sang trục II (của hộp giảm tốc)
Hiệu suất truyền động từ trục II → hoặc → - Ta lấy và tính toán
(của hộp giảm tốc) sang trục bộ
phận công tác
Công suất yêu cầu (cần có, cần hoặc là , (kW) Ta tính toán
thiết) trên trục động cơ
Công suất danh nghĩa của động cơ (kW) Nhà sản xuất
Công suất tính toán trên trục ∗ hoặc ′ hoặc (kW) Ta tính toán
,
động cơ

Công suất trên trục bộ phận công hoặc là (kW) Ta tính toán
tác

Công suất (tính toán) trên trục II (kW) Ta tính toán


Công suất (tính toán) trên trục I (kW) Ta tính toán
Tỉ số truyền từ trục động cơ sang → - Ta tính toán
trục I (trục vào của hộp giảm tốc)
Tỉ số truyền từ trục I sang trục II → - Ta tính toán
Tỉ số truyền từ trục II sang trục bộ → hoặc → - Ta tính toán
phận công tác
Tốc độ quay đồng bộ của động cơ (vg/ph) 3000; 1500…
Tốc độ quay trên trục động cơ (vg/ph) Nhà sản xuất
Tốc độ quay trên trục I (vg/ph) Ta tính toán
Tốc độ quay trên trục II (vg/ph) Ta tính toán
Tốc độ quay trên trục bộ phận hoặc là (vg/ph) Ta tính toán
công tác
Tốc độ quay trên trục bộ phận hoặc ′ hoặc

(vg/ph) Ta tính toán
,
công tác thực đạt hoặc ∗ hoặc ′ hoặc

Mô men xoắn tính toán trên trục ∗ hoặc ′ hoặc (Nmm) Ta tính toán
,
động cơ
Mô men xoắn (tính toán) trên (Nmm) Ta tính toán
trục I

Trang 4/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

Mô men xoắn (tính toán) trên (Nmm) Ta tính toán


trục II
Mô men xoắn (tính toán) trên hoặc là (Nmm) Ta tính toán
trục bộ phận công tác

Trang 5/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

CHƯƠNG 1. TÍNH ĐỘNG HỌC


* Dữ liệu có:
+ Sơ đồ Hệ dẫn động;
+ Sơ đồ phổ tải, số liệu (nếu có);
+ Lực kéo Băng tải (Xích tải, Tời kéo …) (N);
+ Vận tốc Băng tải (Xích tải, Tời kéo …) (m/s);
+ Đường kính Tang (hoặc số răng đĩa z và bước xích p đối với Xích tải) (mm).
* Kết quả:
+ Chọn được động cơ điện phù hợp;
+ Phân phối tỉ số truyền (sau đây viết tắt là TST) cho các bộ truyền;
+ Tính các thông số trên các trục (n, P, T);
+ Lập thành bảng các thông số động học.

1.1 CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN


Trong thực tế, tùy thuộc yêu cầu, khả năng và đặc điểm cụ thể, ta có thể sử dụng các loại động cơ
khác nhau như động cơ nổ, động cơ điện, động cơ thủy lực… Tuy nhiên do sự phổ biến và để đảm
bảo sự thống nhất, đồ án môn học chi tiết máy yêu cầu sử dụng động cơ điện (ưu tiên động cơ điện 3
pha, rô ro lồng sóc).
Muốn chọn động cơ điện cần xác định được các thông số sau:
- Công suất yêu cầu (cần có) trên trục động cơ Pyc;
- Tốc độ quay sơ bộ của động cơ cần có nsb hoặc tốc độ quay đồng bộ của động cơ nđb;
- Tỉ số mô men khởi động / mô men danh nghĩa Tmm / T (nếu yêu cầu)
1.1.1 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ điện

Công suất yêu cầu trên trục động cơ điện: = ( ) (1.1)

Trong đó: là công suất yêu cầu trên trục động cơ điện; là công suất trên trục bộ phận máy
công tác (trục của bộ phận làm việc); ηc là hiệu suất chung của toàn hệ thống.
1.1.1.1 Tính công suất trên trục máy công tác
.
= ( ) (1.2)
1000

với F là lực kéo băng tải hoặc xích tải hoặc tời kéo (N); v là vận tốc di chuyển của băng tải hoặc xích
tải hoặc tời kéo (m/s);
* Chú ý: với đề 3 (có 2 trục công tác 2 bên) nên:
- Nếu đầu đề cho là 2F thì tính với F=2F/2 để thay vào công thức (1.2) có nghĩa là khi đó (1.2)
trở thành:
2 .
= ( ) (1.2)’
2.1000

Trang 6/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

- Nếu đầu đề cho là F thì tính bình thường với (1.2).


- Sau đó áp dụng công thức:
2.
= ( ) (1.3)

Lỗi hay gặp:


- Không giải thích công thức (các đại lượng trong công thức là gì, đơn vị…);
- Không thay số vào công thức hoặc thay số sai;
- Có 2 trục công tác (đề 3) nhưng không chú ý khi tính và ;
- Các đại lượng, kết quả các phép tính không theo quy ước về phần thập phân.
1.1.1.2 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống

=∏ (1.4)
Trong đó: là hiệu suất của chi tiết thứ i (cặp ổ lăn, khớp nối) hoặc bộ truyền thứ i (bánh răng, trục
vít, đai, xích) trong hệ thống; k là số chi tiết hay bộ truyền thứ i đó (tra bảng 2.3[1]).
Trong đó: ηi là hiệu suất của bộ truyền (bánh răng, trục vít, đai, xích) hoặc chi tiết (cặp ổ lăn, khớp
nối) trong hệ thống; k là số lượng bộ truyền hoặc chi tiết đó.

 Với quy ước rằng hiệu suất của các thành phần liên quan tới bộ phận công tác đã được
tính khi tính bộ phận công tác (ví dụ khi tính lực kéo của băng tải thì đã kể đến hiệu suất
của cặp ổ đỡ tang dẫn…) nên với sơ đồ truyền động như trên, ta có:
Cụ thể: =∏ = . . . (1.5)
đ/ /

Chú ý: Tùy thuộc từng đề mà thay đ/ thành đ (nếu bộ truyền Ngoài là Đai) hoặc thành (nếu bộ
truyền Ngoài là Xích); thay / thành (nếu bộ truyền trong Hộp là Bánh răng) hoặc (nếu
bộ trong Hộp là Trục vít – bánh vít).
Với ; ; đ; ; ; lần lượt là hiệu suất của một cặp Ổ lăn, bộ truyền Xích, bộ truyền Đai, bộ
truyền Bánh răng, bộ truyền Trục vít – bánh vít, Khớp nối (giá trị có thể tra bảng tra bảng 2.3[1] hoặc
lấy theo giá trị ở bảng dưới đây).
Tên gọi Kí hiệu Giá trị S.Lượng Ghi chú

Hiệu suất khớp nối 0,99 1


Hiệu suất 1 cặp ổ lăn 0,99 2 Tính trong HGT

Hiệu suất 1 cặp bánh răng br 0,97 1 hoặc 0 Tùy đề


Hiệu suất 1 cặp trục vít bánh vít (số mối ren z 0,8 0 hoặc 1 Tùy đề
= 2, không tự hãm)
Hiệu suất bộ truyền đai đ 0,95 1 hoặc 0 Tùy đề
Hiệu suất bộ truyền xích X 0,92 0 hoặc 1 Tùy đề
Lỗi hay gặp:
- Không giải thích công thức (các đại lượng trong công thức là gì, đơn vị…)

Trang 7/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

- Không dùng đúng kí hiệu (ví dụ bộ truyền đai nhưng kí hiệu hiệu suất là hoặc vẫn để kí
hiệu đ/ ; bộ truyền trục vít-bánh vít nhưng kí hiệu hiệu suất là hoặc vẫn để kí hiệu
/ …)
- Áp dụng sai hiệu suất cho các bộ truyền (ví dụ bộ truyền đai nhưng lại lấy giá trị hiệu suất của
bộ truyền xích);
- Không thay số vào công thức;
- Các đại lượng, kết quả các phép tính không theo quy ước về phần thập phân.
1.1.1.3 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ
Thay các giá trị tính được của Plv và ηc vào công thức (1.1);
Chú ý: với đề 3 (có 2 trục công tác 2 bên) nên ta áp dụng công thức (1.3) trong đó nếu đầu bài cho F
thì tính Plv bình thường theo (1.2), nếu cho 2F thì có thể tính Plv theo (1.2) với F = 2F/2 hoặc áp dụng
Plv theo (1.2’).
Lỗi hay gặp:
- Có 2 trục công tác (đề 3) nhưng không chú ý khi tính và
- Làm tròn giá trị tính (yêu cầu lấy 2 số sau dấu phảy).
1.1.2 Xác định tốc độ quay đồng bộ của động cơ điện
Tốc độ quay sơ bộ của động cơ cần có: = . (1.6)
Trong đó: là tốc độ quay sơ bộ mà động cơ cần có; là tốc độ quay của trục máy công tác (trục
bộ phận làm việc); là tỉ số truyền sơ bộ của hệ thống.
Từ đó, chọn tốc độ đồng bộ của động cơ điện là: đ = 3000, 1500, 1000 hay 750 (vg/ph) với chú ý
đ ≈ .
1.1.2.1 Xác định tốc độ quay của trục bộ phận công tác
.60.1000
= (vg/ph) (1.7)
.

Với v là vận tốc băng tải (m/s); z là số răng đĩa xích tải; p là bước xích tải (mm).
.60.1000
Hoặc: = (vg/ph) (1.8)
.

Với v là vận tốc băng tải (m/s); D là đường kính tang.


Tùy thuộc đầu đề (dữ liệu cho là z và p hay D) mà áp dụng công thức (1.7) hoặc (1.8)
Lỗi hay gặp:
- Không giải thích công thức (các đại lượng trong công thức là gì, đơn vị…)
- Không thay số vào công thức.
- Làm tròn giá trị tính (yêu cầu lấy 2 số sau dấu phảy).
1.1.2.2 Xác định sơ bộ tỉ số truyền của hệ thống
=∏ (1.9)
Trong đó usbi là tỉ số truyền sơ bộ của bộ truyền thứ i trong hệ thống (đai hoặc xích; bánh răng hoặc
trục vít bánh vít).
Cụ thể: =∏ = (đ/ ). ( / ) (1.10)

Trang 8/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

Với: (đ/ ) là tỉ số tuyền sơ bộ của bộ truyền Ngoài (có thể là Đai hoặc Xích); ( / ) là tỉ số

truyền sơ bộ của bộ truyền Trong hộp (có thể là Bánh răng hoặc Trục vít – bánh vít). Tùy thuộc đầu
đề mà thay (đ/ ) thành (đ) (nếu là bộ truyền Đai) hoặc thành ( ) (nếu là bộ truyền Xích) còn

thay ( / ) thành ( ) (nếu là bộ truyền Bánh răng) hoặc thành ( ) (nếu là bộ truyền Trục

vít – bánh vít).


Chú ý: Cần chọn (đ/ ) và ( / ) hợp lí để hướng tới  750 hoặc 1000 hoặc 1500 hoặc 3000
(vg/ph) là tốc độ đồng bộ của động cơ điện. Lưu ý là (đ), ( ), ( ), ( ) nằm trong khoảng

cho phép (hoặc nên dùng - có thể tra bảng 2.4[1]) hoặc lấy theo bảng sau:
Tên gọi Kí hiệu Giá trị S.Lượng Ghi chú
Tỉ số truyền sơ bộ của bộ truyền đai (đ) 2…3,5 1/0 Tùy đề

Tỉ số truyền sơ bộ của cặp bánh răng trụ ( ) 3…5 1/0 Tùy đề

Tỉ số truyền sơ bộ của cặp bánh răng côn ( ) 3…4 1/0 Tùy đề

Tỉ số truyền sơ bộ của cặp trục vít – bánh vít ( ) 12…25 0/1 Tùy đề

Tỉ số truyền sơ bộ của bộ truyền xích ( ) 2…3,5 0/1 Tùy đề

Thay số vào công thức (1.10), ta có tỉ số truyền sơ bộ của hệ thống.


Lỗi hay gặp:
- Không giải thích công thức (các đại lượng trong công thức là gì, đơn vị…);
- Không dùng đúng kí hiệu (ví dụ bộ truyền đai nhưng kí hiệu tỉ số truyền là hoặc vẫn để kí
hiệu đ/ ; bộ truyền trục vít-bánh vít nhưng kí hiệu hiệu suất là hoặc vẫn để kí hiệu
/ …);
- Áp dụng sai tỉ số truyền cho các bộ truyền;
- Không thay số vào công thức.
1.1.2.3 Xác định tốc độ quay sơ bộ của động cơ cần
Thay các giá trị vào công thức (1.6) ta có tốc độ quay sơ bộ của động cơ cần có.
Từ đó, chọn tốc độ đồng bộ của động cơ điện là: đ = 750, 1000, 1500 hay 3000 (vg/ph) với chú ý
đ ≈ vừa tính ở trên.
1.1.3 Chọn động cơ điện
Sau khi đã xác định được công suất yêu cầu trên trục động cơ và tốc độ quay đồng bộ đ thì tiến
hành chọn động cơ: căn cứ nđb (750, 1000, 1500 hay 3000 vg/ph) tra ra động cơ điện cần dùng sao
cho đ ≥
đ ≥
Hoặc tra theo điều kiện: {
đ ≅
Nếu đầu bài yêu cầu mô men mở máy thì động cơ chọn cần đảm bảo thêm điều kiện ( / )đ ≥
( / )

Chú ý: chọn động cơ có Pđc bằng Pyc hoặc Pđc lớn hơn gần nhất với Pyc.
Lập bảng thông số của động cơ điện chọn được:

Trang 9/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

Kí hiệu động cơ Pđc nđc Tmax/Tdn Tmm/T mđc dđc


(KW) (vg/ph) (kg) (mm)

Lỗi hay gặp:


- Tra không đúng loại động cơ (ví dụ chỉ định ưu tiên dùng động cơ điện Việt Hung vì phổ biến
nhưng lại đi tra động cơ điện 4A của Liên Xô hoặc đáng ra phải ưu tiên dùng động cơ không
đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc thì lại đi tra động cơ rô to dây quấn mặc dù không có yêu cầu gì
đặc biệt).
- Tra không đúng thông số (ví dụ điện ở Việt Nam có tần số 50 Hz nhưng lại đi tra với tần số 60
Hz sẽ cho ra tốc độ quay khác).
- Chọn động cơ với công suất không hợp lí (thừa quá nhiều) hoặc không thỏa mãn (thiếu). Ví
dụ = 4,7 kW thì nên dùng động cơ có công suất 5,5 kW nhưng lại tra lấy động cơ có đ
=7,5 kW (thừa công suất quá nhiều) hoặc lại tra lấy động cơ có công suất 4,5 kW (thiếu).
- Chọn động cơ có tốc độ quay không phù hợp (khác quá xa so với ).
- Tra sai hoặc không tra đủ thông số theo yêu cầu (ví dụ đường kính trục động cơ thường tra
theo kí hiệu và số đôi cực).
- Không tra, không ghi đủ thông số của động cơ theo yêu cầu (như bảng trên).

1.2 PHÂN PHỐI TỈ SỐ TRUYỀN


đ
Tỉ số truyền chung của hệ thống: = (1.11)

Với: =∏ (1.12)
Trong đó: ui là tỉ số truyền của bộ truyền thứ i trong hệ thống.
Cụ thể: =∏ = / . đ/ (1.13)

Trong đó: / là tỉ số truyền của cặp bánh răng hoặc trục vít bánh vít; đ/ là tỉ số truyền của bộ
truyền đai hoặc xích.
Từ đó có thể chọn trước tỉ số truyền của bộ truyền Trong hộp (ubr hoặc utv) rồi suy ra tỉ số truyền của
bộ truyền Ngoài (ux hoặc uđ) hoặc ngược lại. Cụ thể:

- Nếu chọn trước ubr/tv thì suy ra: = (1.14)


/
đ/

- Hoặc nếu chọn trước u đ/x thì suy ra: / = (1.15)


đ/

Chú ý:
- Tùy thuộc đầu đề mà thay / thành hoặc ; thay đ/ thành đ hoặc . Với là
tỉ số truyền của bộ truyền bánh răng; là tỉ số truyền của bộ truyền trục vít bánh vít; đ là
tỉ số truyền của bộ truyền đai; là tỉ số truyền của bộ truyền xích.
- Nếu trong hệ thống có bộ truyền đai thì nên chọn trước tỉ số truyền của bộ truyền đai theo
dãy 2; 2,24; 2,5; 2,8; 3,15; 3,55 rồi suy ra tỉ số truyền của bộ truyền trong hộp (bánh răng
hoặc trục vít – bánh vít) theo công thức (1.15).
- Đảm bảo , , đ , đều nằm trong khoảng nên dùng (bảng 2.4[1]) và phân tir số truyền
hợp lý thì > đ; > .

Trang 10/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

Lỗi hay gặp:


- Không giải thích công thức (các đại lượng trong công thức là gì, đơn vị…)
- Không dùng đúng kí hiệu (ví dụ bộ truyền đai nhưng kí hiệu tỉ số truyền là hoặc vẫn để kí
hiệu đ/ ; bộ truyền trục vít-bánh vít nhưng kí hiệu hiệu suất là hoặc vẫn để kí hiệu
/ …)
- Áp dụng sai tỉ số truyền cho các bộ truyền
- Không thay số vào công thức
- Thay số sai đ (ví dụ tốc độ quay của động cơ là nđc = 1460 vg/ph nhưng lại lấy vận tốc đồng
bộ là đ = 1500 vg/ph để tính)
- Trong sơ đồ có bộ truyền đai nhưng lại không ưu tiên chọn trước đ theo dãy khuyến cáo ở
trên dẫn tới khi tính bộ truyền đai thì không thỏa mãn về sai số TST (khi chọn đường kính
bánh đai theo dãy tiêu chuẩn)
- Phân phối TST không hợp lí, ví dụ sau khi phân phối thì ℎ (tỉ số truyền của bộ truyền bánh
răng hoặc trục vít-bánh vít) lại nhỏ hơn (tỉ số truyền của bộ truyền đai hoặc xích).
- Làm tròn giá trị tính được dẫn đến sai số quá lớn (yêu cầu tính lấy đến 2 số sau dấu phảy).

1.3 TÍNH CÁC THÔNG SỐ TRÊN CÁC TRỤC


1.3.1 Tỉ số truyền
- Tỉ số truyền từ trục động cơ sang Trục I (trục vào của hộp giảm tốc): tùy thuộc đầu đề mà
đ → = = 1 hoặc đ → = đ = ⋯
- Tỉ số truyền từ Trục I sang Trục II của hộp giảm tốc: tùy thuộc đầu đề mà → = =⋯
hoặc → = =⋯
- Tỉ số truyền từ Trục II (trục ra của HGT) sang trục bộ phận công tác (trục của bộ phận làm
việc): tùy thuộc đề mà → = = ⋯ hoặc → = =1
1.3.2 Tính tốc độ quay trên các trục
Xuất phát từ tốc độ quay của động cơ, tiến hành tính tốc độ quay cho các trục khác theo trình tự từ
trục động cơ sang các trục phía sau ( đ => => => , ) và công thức:
( −1)
= (1.16)
( −1)→

Trong đó: là tốc độ quay trên trục thứ i; ( −1) là tốc độ quay trên trục thứ i-1 (tức là trục phía
trước trục i; ( −1)→ là tỉ số truyền từ trục thứ i-1 sang trục thứ i;
đ
Cụ thể, tiến hành tính theo trình tự: => = => = => =
đ đ →
,
→ →

Trong đó:
- Tốc độ quay trên trục động cơ: đ ( / ℎ);
đ
- Tốc độ quay trên Trục I (trục vào của HGT): = (vg/ph);
đ →

- Tốc độ quay trên Trục II: = (vg/ph);


- Tốc độ quay trên trục bộ phận công tác là , (sau khi phân phối tỉ số truyền, khác với
ban đầu tính theo (1.7) hoặc (1.8) là tốc độ quay của trục bộ phận công tác theo yêu cầu bài
toán thiết kế): , = (vg/ph);

Lỗi hay gặp:

Trang 11/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

- Không giải thích công thức (các đại lượng trong công thức là gì, đơn vị…)
- Không dùng đúng kí hiệu (ví dụ bộ truyền đai nhưng tỉ số truyền lại dùng kí hiệu là thực ra
là kí hiệu tỉ số truyền của bộ truyền xích hoặc vẫn để kí hiệu đ/ ; bộ truyền trục vít-bánh vít
nhưng kí hiệu tỉ số truyền lại là hoặc vẫn để kí hiệu / …)
- Áp dụng sai tỉ số truyền cho các bộ truyền, sai sơ đồ (ví dụ TST bộ truyền bánh răng thì lại lấy
là TST của bộ truyền đai hoặc giả sử theo sơ đồ phải là = đ = đ thì lại áp dụng thành
đ
đ đ đ
= = = ) đ →
1
đ →

- Tỉ số truyền của khớp nối thường bằng 1 nhưng lại thay số khác
- Không thay số vào công thức
- Thay số sai đ (ví dụ tốc độ quay của động cơ là đ = 1460 vg/ph nhưng lại lấy tốc độ quay
đồng bộ là đ = 1500 vg/ph để tính)
- Làm tròn giá trị tính được dẫn đến sai số quá lớn (yêu cầu tính lấy đến 2 số sau dấu
phảy).
1.3.3 Tính công suất trên các trục
Xuất phát từ công suất trên trục bộ phận công tác, tiến hành tính công suất cho các trục phía trước
nó theo trình tự => => => đ , và công thức:

( −1) = (1.17)
( −1)→

Cụ thể, ta tiến hành tính theo trình tự:


=> = => = => =

đ ,
→ đ →

Trong đó:
- Công suất trên trục bộ phận công tác: ( );
- Công suất trên Trục II (trục ra của HGT): = ( );

- Công suất trên Trục I (trục vào của HGT): = ( W);



- Công suất trên trục động cơ (thực cần – khác với công suất danh nghĩa của động cơ):

đ ,
= ( )
đ →

Chú ý:
- Tùy thuộc đầu đề, sơ đồ truyền động mà:

→ = ; hoặc → =

→ = . hoặc → = . ;

đ → = đ. hoặc đ → = . ;
.
- Với đề 3 (có 2 trục công tác 2 bên) nên khi tính theo = ( ) với F = 2F/2 thì:
1000
2.
= ( ); tính thêm ′ = /2;

Lỗi hay gặp:


- Không giải thích công thức (các đại lượng trong công thức là gì, đơn vị…)

Trang 12/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

- Không dùng đúng kí hiệu (ví dụ bộ truyền đai nhưng kí hiệu hiệu suất lại là hoặc vẫn để kí
hiệu đ/ ; bộ truyền trục vít-bánh vít nhưng kí hiệu hiệu suất là hoặc vẫn để kí hiệu
/ …)
- Áp dụng giá trị hiệu suất cho các bộ truyền, sai sơ đồ (ví dụ hiệu suất bộ truyền bánh răng thì
lại lấy là hiệu suất của bộ truyền đai hoặc giả sử theo sơ đồ phải là = = thì lại áp

dụng thành = = )

- Không thay số vào công thức
- Thay số sai với để tính (ví dụ công suất có ích trên trục bộ phận máy công tác là
nhưng khi tính thì lại lấy giá trị của công suất yêu cầu trên trục động cơ là )
- Làm tròn giá trị tính được dẫn đến sai số quá lớn (yêu cầu tính lấy đến 2 số sau dấu phảy).
1.3.4 Tính mô men xoắn trên các trục
Sau khi đã có công suất và tốc độ quay, ta tính mô men xoắn trên các trục theo công thức:
= 9,55. 106. (1.18)

Trong đó: , , tương ứng là công suất, tốc độ quay và mô men xoắn trên trục i;
Thay số vào công thức, ta có:
đ ,
- Mô men xoắn trên trục động cơ: = 9,55. 106. (Nmm);
đ
đ ,
- Mô men xoắn trên Trục I: = 9,55. 106. (Nmm);

- Mô men xoắn trên Trục II: = 9,55. 106. (Nmm);

- Mô men xoắn trên trục công tác: ,


= 9,55. 106. (Nmm);
,

Chú ý:
- Với đề 3 (có 2 trục công tác 2 bên), mô men xoắn trên Trục II được tính theo công thức:
′ /2
= 9,55. 106. = 9,55. 106. (Nmm); các trục khác tính như bình thường.

- đ , tính với đ , là công suất thực cần trên trục động cơ (sẽ ≅ ) chứ không phải là công
suất danh nghĩa của động cơ là đ tra trong bảng;
- , tính với , là tốc độ quay trên trục bộ phận công tác tính được sau khi phân phối tỉ số
truyền chứ không phải là tốc độ quay trên trục công tác tính được lúc đầu là .
Lỗi hay gặp:
- Không giải thích công thức (các đại lượng trong công thức là gì, đơn vị…)
- Không dùng đúng kí hiệu, áp dụng sai giá trị cho các đại lượng trên các trục (ví dụ trục I
nhưng kí hiệu tốc độ quay là lại là , công suất trên trục bộ phận công tác ở đây kí hiệu là
nhưng lại kí hiệu và hiểu nhầm thành công suất cần thiết trên trục động cơ…)
- Không thay số vào công thức
- Tính sai đ , vì lấy giá trị của công suất danh nghĩa trên trục động cơ là đ là giá trị có khi tra
bảng thông số động cơ trong khi đúng ra phải lấy giá trị của công suất thực cần trên trục
động cơ là đ , (với tải trọng tĩnh thì đ , ≅

Trang 13/15
HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY TÍNH ĐỘNG HỌC

- Đề 3 có 2 trục công tác 2 bên nhưng khi tính lại không để ý chú ý ở trên nên tính sai giá trị
.
- Không làm tròn giá trị tính được (yêu cầu tính thì làm tròn đến phần nguyên vì đơn vị đã
là Nmm).

1.4 LẬP BẢNG CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC


Tiến hành lập bảng các thông số động học đã tính được (bảng này nên để trên 1 trang riêng)
Trục Trục động cơ Trục I Trục II Trục bộ phận
công tác
Thông số
Tỉ số truyền – u đ −> −> −>

Tốc độ quay – n (vg/ph) đ ,

Công suất – P (kW) đ ,

Mô men xoắn – T (Nmm) đ , ,

Chú ý:
.
- Với đề 3 (có 2 trục công tác 2 bên) nên khi tính theo = ( ) với F = 2F/2 hay là
1000
2 . 2.
= ( ) thì: = ( ); tính thêm ′ = /2 để phục vụ bước tính tiếp
2.1000 →

theo;
- Với đề 3 (có 2 trục công tác 2 bên), mô men xoắn trên Trục II được tính theo công thức:
′ /2
= 9,55. 106. = 9,55. 106. (Nmm).

Lỗi hay gặp:


- Thống kê sai hoặc thiếu giá trị của các đại lượng vào bảng
- Không làm tròn giá trị tính được (yêu cầu tính thì làm tròn đến phần nguyên vì đơn vị đã
là Nmm).

Trang 14/15

You might also like