You are on page 1of 26

Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6.

Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-1

Chương 6
Đo lực, mô men, công suất, tốc độ

6.1. KHÁI QUÁT


Một trong những thông số kỹ thuật quan trọng của động cơ phải xác định trong
khi thí nghiệm là công suất có ích.
Công suất có ích có thể xác định theo công thức sau:
Ne = N i - N m
Trong đó:
Ni: Công suất chỉ thị
Nm: Công suất tổn thất cơ khí.
n
Ne: = Me.;  
30
Từ công thức trên, ta thấy công suất động cơ có thể đo gián tiếp thông qua việc
đo số vòng quay và mômen của động cơ.
Để đo số vòng quay, người ta dùng các đồng hồ đo vòng hoặc đồng hồ đếm
vòng. Để đo mômen người ta dùng các phanh thử hoặc dùng các trục xoắn. Trong
trường hợp dùng các phanh thử, phanh thử không những chỉ để xác định mômen động
cơ mà nó còn tiêu thụ công suất động cơ biến đổi thành nhiệt năng hoặc điện năng.
Trong trường hợp dùng trục xoắn, trục xoắn được lắp vào giữa động cơ và máy công
tác.

6.2. NGUYÊN LÝ XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ


1. Nguyên lý chung:
Động cơ truyền mômen quay cho roto
của phanh thử qua khớp nối. Roto truyền
mômen cho stato qua khớp nối có xu hướng
quay quanh ở trục của nó. Cánh tay đòn,
chiều dài l gắn trên stato tác dụng vào cơ cấu
cân lực một lực P. Phản lực tác dụng lại cánh
tay đòn có giữ stato ở trạng thái cân bằng.
Thông qua việc xác định mômen cản
của phanh thử, chúng ta biết được mômen
quay của động cơ.
Hình 6.1 Nguyên lý phanh thử M = P.l
Ne= M. 

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-2

n

30
n
Ne  P.l. .
30
Người ta thường lựa chọn l sao cho công thức tính toán trở nên đơn giản.
Nếu l = 1,5915m thì:
P.1,5915.2 .n
Ne  [kW]
1000
P.n
 [kW ] P[ N]
100
n[ v / s ]

Nếu l = 0,9549m
Khi đó:
P.n
Ne  [kW ] P[ N]
10 4
n[ v / f ]

Ở các loại phanh thử cũ, người ta chế tạo cánh tay đòn có chiều dài l =
0,7162m.
Khi đó:
P.n
Ne  [ml ] P[KG ]
10 3
n[ v / f ]

Tổng quát và nếu lưu ý đến hiệu suất truyền động khớp nối ta có công thức:
k .P.n
Ne 

Trong đó:
: Hiệu suất truyền động.
k: Hằng số phanh thử.
Trong trường hợp trên k = 0,01; 0,001 và 0,0001 và chỉ phụ thuộc vào giá trị l.
Lực P được xác định nhờ các lực kế.
2. Các loại lực kế:
a) Lực kế cơ khí: Thường gặp các loại lực kế quả lắc...
Lực kế một quả lắc.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-3

Trên một đầu của thanh thẳng có chiều dài l gắn với một quả lắc trọng lượng Q,
đầu còn lại gắn với một tấm hình quạt có bán kính r. Thanh thẳng có thể quay quanh
tâm cùng với tấm hình quạt. Dưới tác dụng của lực P, quả lắc dịch chuyển đến vị trí
cân bằng tại đó.
P.r  Q.l.sin 
Q.l
P sin 
r
Ta thấy P = f (sin) do đó thang chia không đều. Để có thang chia đều, người ta
đặt thang đo theo phương nằm ngang.
r

P 
r r

l l
Q 
P P

Q P Q

Hình 6.2a Lực kế 1 quả lắc Hình 6.2b Lực kế hai quả lắc
- Lực kế hai quả lắc
Hai quả lắc (8) được gắn lên 2 thanh thẳng (1). Các thanh này được gắn vào các
tấm hình quạt 2 và 4. Dây thép mỏng (3) được gắn vào vỏ lực kế, giữ cho tấm quạt (2)
có thể lăn trên nó.
Khi lực P tác dụng lên thanh (9), qua ngang thanh (10), thanh (7) kéo hai tấm
quạt (4) xuống làm tâm quay của chúng dịch chuyển. Thanh (5) cũng dịch chuyển
theo, làm cơ cấu thanh bánh răng (6) dịch chuyển làm cho kim đồng hồ quay khi 2 con
lắc đến vị trí cân bằng.
P

2
P
Q  l sin   r1    r2  r1  3
2 1

2Q  l sin   r1  4
P 5
r2  r1
b) Lực kế thủy lực:
Bình 4 chứa chất lỏng công tác (dầu hay 6

gricerin). Dưới tác dụng của lực P, Piston 2 tác Hình 6.3 Lực kế thủy lực
dụng lên tấm đàn hồi 3 tạo nên sự thay đổi áp
suất trong bình 4. Kết quả được ghi lại ở lực kế 5. Van 1 và 6 dùng để hiệu chỉnh lực
kế.
c) Lực kế điện (Load cell):

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-4

Hình 6.4. Lực kế điện

6.3. CÁC LOẠI PHANH THỬ CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ


1. Các đặc điểm, yêu cầu của phanh thử

Cơ cấu phanh nhận cơ năng của động cơ và trực tiếp chuyển cơ năng thành
nhiệt năng hay điện năng. Trong điều kiện có thể người ta tìm cách thu hồi năng lượng
này.

Thân phanh thử được giữ cân bằng trên bệ đỡ và được nối với cơ cấu đo ứng
với từng dạng nhất định của phanh thử. Phanh thử và thiết bị đo kiểu này gọi là phanh
thử lực kế hay phanh thử cân bằng.

Nếu thân phanh thử không có giá treo cân bằng, thì dụng cụ đo dựa trên cơ sở
việc đo góc xoắn của trục đo nối giữa phanh thử và trục động cơ. Dưới tác dụng của
mômen xoắn truyền từ trục động cơ qua trục đo đến cơ cấu phanh làm trục đo biến
dạng. Sự biến dạng này tỷ lệ với mômen. Cho nên, việc xác định được biến dạng của
trục đo cũng chính là xác định mômen của động cơ. Trong trường hợp này, Stato của
phanh được giữ cố định. Mặt khác, dụng cụ này cho phép đo được mômen trong lúc
động cơ đang kéo tải bình thường.
a. Yêu cầu chung:
- Đảm bảo xác định được công suất động cơ ở mọi chế độ công tác với độ chính
xác cần thiết.
- Làm việc ổn định ở các chế độ công tác.
- Độ ồn tương đối thấp.
- Sử dụng được năng lượng của động cơ thử nếu điều kiện cho phép.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-5

b. Sơ đồ khối:

Khớp nối

ĐỘNG CƠ PHANH

Hình 6.5 Sơ đồ khối phanh thử dạng phanh có cơ cấu cân bằng.

Khớp nối

ĐỘNG CƠ PHANH

TRỤC ĐO

Hình 6.6 Sơ đồ khối phanh thử kiểu dùng mômen kế.


1
n(Vg/ph) 7
2 P(N)

L
3
6

4
5

Hình 6.7 Sơ đồ nguyên lý phanh thử công suất động cơ có cơ cấu cân bằng.
1.đồng hồ đo tốc độ, 2.trục Roto, 3.cơ cấu phanh,
4. bệ, 5.cảm biến lực, 6.cánh tay đòn.
2. Các loại phanh thử
Có các loại phanh: cơ khí, thủy lực, điện.
a. Phanh thử công suất kiểu cơ khí:

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-6

L
6

1 2 3

5
P

Hình 6.8 Phanh thử dạng cơ khí


1.Tang trống, 2.Cánh tay đòn, 3.Đối trọng, 4.Giá, 5.Quả cân. 6.Tay điều chỉnh.
Ở đây Roto truyền mômen Mrt = Mst cho stato nhờ ma sát giữa roto và stato.
Công cơ học của động cơ biến thành nhiệt năng làm các chi tiết của phanh thử nóng
lên. Vì vậy, phải đưa nước làm mát vào. Đường đặc tính của phanh thử công suất hay
momen của phanh thử theo số vòng quay. Ở loại phanh thử này mômen phanh thử chỉ
phụ thuộc vào lực xiết bulông.

Nph Nph
[Kw]

(a)

0 nmin nmax n [vg/ph]

Mph Mph
[N.m]

(b)

0 nmin nmax n [vg/ph]

Hình 6.9 Đặc tính phanh thử cơ khí

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-7

M
[N.m] Mph
Me
M* A* B*

n [vg/ph]
0 nA* nB* nmax
Hình 6.10. Đặc tính mômen của động cơ và phanh
Để khảo sát khả năng sử dụng của phanh thử, chúng ta khảo sát đặc tính của
phanh cùng đặc tính của động cơ. Ở một giá trị lực xiết bulông nhất định, đường đặc
tính của phanh thử cắt đặc tính của động cơ tại 2 điểm A* và B*. Nghĩa là, cùng một
mômen phanh sẽ có hai điểm làm việc của động cơ: A*(nA*,M*) và B*(nB*,M*).
Ở tốc độ thấp, điểm làm việc là A*, điểm làm việc này là không ổn định. Vì, nếu
một lý do nào đó tốc độ động cơ lớn hơn nA*, thì mômen động cơ lớn hơn mômen
phanh, làm cho tốc độ động cơ tiếp tục tăng và nếu tốc độ động cơ nhỏ hơn nA*, thì
mômen động cơ sẽ nhỏ hơn mômen phanh, làm cho tốc độ động cơ tiếp tục giảm, dẫn
đến tình trạng tắt máy.

Ở tốc độ lớn hơn nB*, điểm làm việc là B*, điểm làm việc này là ổn định. Vì khi
tốc độ động cơ lớn hơn nB*, thì mômen động cơ nhỏ hơn mômen phanh, làm cho tốc
độ động cơ giảm xuống. Khi tốc độ động cơ nhỏ hơn nB*, thì mômen động cơ lớn hơn
mômen phanh, làm cho tốc độ động cơ tăng lên. Như vậy, điểm làm việc ổn định là
điểm B*.
Chúng ta thấy rằng nếu dùng phanh cơ khí chỉ cho phép xác định được đường
đặc tính của động cơ trong nhánh từ Mmax đến MB*.
Như vậy loại phanh này tuy có cấu tạo đơn giản, nhưng do quy luật đường đặc
tính của nó nên không đảm bảo được mọi chế độ làm việc ổn định với động cơ. Việc
điều chỉnh tải bằng cách thay đổi lực xiết bulông gây khó khăn cho quá trình thí
nghiệm. Loại này ngày nay ít dùng. Có một số trường hợp dùng kết hợp với phanh
thủy lực để sử dụng phạm vi sử dụng phanh thủy lực vì nó có ưu điểm là ở số vòng
quay nhỏ cũng tạo được mômen cản lớn.
b. Phanh thủy công suất kiểu thủy lực:
Ở loại này, công suất động cơ tiêu thụ vào việc quay các máy thủy lực khác
nhau.
Trong quá trình làm việc, nước trong phanh thử nhận nhiệt từ các chi tiết ma sát
và nóng lên. Vì vậy ở phanh thử này nước vừa là chất lỏng công tác, vừa là chất lỏng

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-8

làm mát. Muốn tính lượng nước cần thiết cung cấp cho phanh, ta viết phương trình cân
bằng nhiệt.

Lượng nhiệt do công cơ học 1kW sinh ra trong 1 giờ là:

1 kW = 859,8 [kcal/h].

Nếu động cơ có công suất Ne [kW] thì nhiệt lượng tỏa ra trong một giờ là:

Q = 859,8.Ne [kcal/h].

Phương trình cân bằng nhiệt, nhiệt lượng do công cơ học tạo ra bằng nhiệt
lượng làm mát:

Qlm = Glm.Cn.(tr-tv) = Q [kcal/h].

Trong đó:

Qlm_nhiệt lượng làm mát [kcal/h];


Glm_lượng nước làm mát cấp vào phanh thử trong một giờ [kg/h];
Cn_nhiệt dung riêng của nước: Cn = 1[cal/kg.độ];
tr_nhiệt độ nước ra [0C];
tv_nhiệt độ nước vào [0C].

Lượng nước làm mát cấp vào phanh thử trong một giờ:

Glm  859,8.N e [kg/h]


Cn (tr  tv )

Người ta thường sử dụng một thông số gọi là suất tiêu hao nước Gh, theo định
nghĩa như sau:

Gh  Glm  859,8 [kg/kW.h]


Ne Cn. (tr  tv )
Theo thực nghiệm thì nước ra ở nhiệt độ khoảng 50-600C là điều kiện làm việc
tốt nhất.
Theo kết cấu người ta chia ra làm ba loại: loại đĩa, loại chốt và loại cánh.
- Loại đĩa: Roto có dạng đĩa phẳng. Khi roto quay do lực ma sát giữa đĩa roto
với nước và lực ly tâm mà hình thành dòng nước xoáy giữa roto và stato. Nhờ ma sát
giữa nước và stato mà momen được truyền cho stato làm stato có xu hướng muốn xoay
quay ổ đỡ của nó. Stato được giữ cân bằng nhờ cơ cấu cân lực. Vòng nước càng dày
thì lực ma sát giữa nước và phanh càng lớn.
Để tăng hiệu quả phanh, người ta có thể làm roto nhiều đĩa hoặc khoan các lỗ
trên bề mặt đĩa. Loại phanh này làm việc theo nguyên tắc điền đầy bộ phận. Mức độ
nạp đầy phanh được xác định qua hệ số nạp đầy

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-9

D1  D2 D
  1 2
D1 D1
Trong đó
D1: Đường kính ngoài của roto;
D2: Đường kính trong của vòng nước.
Phanh làm việc thuận nghịch.
Nước
1 vào
8

7
5

Nước ra
6

Hình 6.11. Sơ đồ phanh thử kiểu thủy lực kiểu đĩa


1.Stato, 2.ổ bi Stato, 3.ổ bi Roto, 4.mặt bích, 5.bệ,
6.van điều chỉnh,7. khớp nối, 8.Roto.
1 2 3
4

6
7
Hình 6.12 Stato và Roto phanh thử thủy lực dạng chốt
1. Stato, 2. chốt trên Stato, 3. Roto, 4. chốt trên Roto, 5. then,
6. trục nối với trục động cơ, 7. trục Roto.
- Loại chốt: Roto được chế tạo ở dạng hình trụ. Trên đó có gắn vào ba hàng
chốt 3 cạnh. Mặt hông của stato cũng gắn xen kẽ các chốt ba cạnh. Giữa các hàng chốt

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-10

trên Roto và Stato có khe hở nhất định để tạo khoang nước và tránh va chạm kẹt. Như
vậy loại phanh này cũng làm việc theo nguyên tắc điền đầy bộ phận và thuận nghịch.
Hiệu quả phanh của loại này lớn hơn loại đĩa. Nhược điểm cơ bản của loại này
là ở chế độ tải trọng lớn làm việc rất ồn và sau một thời gian làm việc các vị trí cố định
chốt yếu đi dần đến các hư hỏng nghiêm trọng.

Khi thử trục 6 quay làm cho Roto quay. Lượng nước chứa trong phanh thử tạo
nên sự ma sát: ma sát giữa các chốt của Roto với nước, ma sát giữa nước và các chốt
của Stato. Nhờ có ma sát mà mô men được truyền từ Roto sang Stato, làm cho Stato có
khuynh hướng quay theo. Lượng nước trong phanh và khe hở giữa các chốt quyết định
đến việc truyền mô men. Thông thường, khi thử động cơ, để thay đổi tải cho động cơ
người ta điều chỉnh lượng nước vào phanh. Khi lượng nước càng nhiều thì việc truyền
mô men từ Roto sang Stato càng lớn và ngược lại.

Phanh thủy lực dạng chốt có tính chất thuận nghịch, nghĩa là: mô men sinh ra
không phụ thuộc chiều quay của Roto.

Công suất phanh dạng chốt khá lớn. Nhược điểm của loại phanh này là làm việc
không ổn định, sau một thời gian làm việc vị trí các chốt bị lệch do các đai ốc cố định
các chốt bị long, dễ bị hư hỏng do va đập, kẹt và gây ồn. Phanh thử E4 sử dụng phanh
thủy lực dạng chốt với:

Công suất cực đại đo được: Nph = 650[ml];


Số vòng quay cực đại nmax = 3500[vg/phút];
Khối lượng toàn bộ 900[kg];
Hệ số phụ thuộc phanh thử k = 0,001.

- Loại cánh: Roto và stato có dạng cánh. Loại này làm việc theo chế độ nạp
đầy, tức là trong mọi chế độ phụ tải, roto hoàn toàn đầy nước. Loại phanh cánh thẳng
làm việc thuận nghịch. Loại phanh cánh nghiêng làm việc không thuận nghịch: khi
phanh quay theo hai chiều khác nhau sẽ cho ra hai giới hạn công suất khác nhau.
3 4 5
2

Hình 6.13. Stato và Roto phanh thử thủy lực dạng cánh.
1. Cánh của Roto, 2. Roto, 3. Stato, 4. Cánh trên Stato, 5. Vỏ, 6. Cánh tay đòn.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-11

Phanh thử thủy lực dạng cánh dẫn, điều chỉnh mô men phanh bằng cách thay
đổi lượng nước trong phanh hoặc thay đổi độ nghiêng của cánh. Phanh loại này có khả
năng tạo mômen lớn, làm việc êm hơn dạng chốt. Nhược điểm là chế tạo khó khăn đặc
biệt là Roto và Stato dạng cánh nghiêng.
Người ta còn có thể sử dụng loại phanh thủy lực kết hợp cơ khí nhằm mở rộng
phạm vi sử dụng của phanh.
Công thức biểu diễn mối quan hệ giữa công suất và số vòng quay của phanh
thủy lực có thể viết một cách gần đúng như sau:
Nph = aN. n3
Trong đó: aN  k N . .D5
kN Hằng số phụ thuộc vào kết cấu phanh.
: Khối lượng riêng của chất lỏng công tác.
D: Đường kính tác dụng trung bình của vòng
nước.
Do đó đặc tính của phanh thủy lực có
dạng:

MPh
1 2
1/n
3
(a

0
n [vg/ph]

Nph b c

(b)
a d

0
n [vg/ph]
Hình 6.14. Đặc tính phanh thử thủy lực

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-12

Trên đây là đặc tính lý thuyết của phanh. Thực tế chế độ làm việc của phanh bị
giới hạn bởi các đường.
oa: Khi phanh làm việc với lượng nước tác dụng lớn nhất.
ab: Đường giới hạn mômen phanh lớn nhất cho phép đối với sức bền của các
chi tiết.
bc: Đường giới hạn công suất phanh lớn nhất
cd: Số vòng quay cực đại bị giới hạn bởi sức bền các chi tiết dưới tác dụng của
lực ly tâm
do: Phanh làm việc không tải: Tiêu hao công suất chủ yếu là do lực ma sát của
không khí và lực ma sát trong các ổ đỡ.
Những động cơ có đường đặc tính nằm trong vùng đặc tính làm việc của phanh
thử mới có thể xác định được đặc tính trên phanh thử đó.
Điều chỉnh phanh thủy lực tức là thay đổi lượng nước tác dụng của phanh. Có
thể điều chỉnh bằng nhiều cách. Các phanh thử ngày nay thường điều chỉnh tải bằng
cách điều chỉnh lượng nước ra, lượng nước vào. Có các phanh loại đĩa, chốt, loại dùng
phễu tròn, van kết lưu đặt giữa roto và stato (ở phanh loại cánh).

Các phương án điều chỉnh tải cho phanh thử thủy lực:

Như đã biết, phanh thử thủy lực để thay đổi tải cho động cơ ta cần điều chỉnh
lượng nước trong phanh. Tuy nhiên, còn một số phương pháp khác để điều chỉnh tải
cho phanh thử như: thay đổi khe hở giữa các chốt của Stato và Roto đối với phanh thử
thủy lực dạng chốt, thay đổi độ nghiêng của cánh đối với phanh thủy lực dạng cánh
dẫn... Nhưng việc thực hiện các phương pháp này là rất phức tạp. Ngoài ra, nước là
môi chất làm mát cơ cấu phanh. Vì vậy, điều chỉnh lượng nước vào phanh là thích hợp
nhất để điều chỉnh tải cho phanh thử trong quá trình làm thí nghiệm.

Như vậy, việc điều chỉnh tải là việc thay đổi diện tích tiếp xúc giữa thiết bị và
nước bằng cách thay đổi lượng nước ra hoặc vào phanh thử.

Hình 6.15 Các phương pháp điều chỉnh lượng nước vào phanh thủy lực
a. điều chỉnh lượng nước ra;b. điều chỉnh lượng nước vào.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-13

Các phương pháp này áp dụng đối với phanh thủy lực nạp nước bộ phận. Ngoài
ra, người ta còn dùng van tiết lưu điều chỉnh lượng nước giữa Roto và Stato, điều
chỉnh lượng nước giữa các cặp khớp nối. Phương pháp này áp dụng cho phanh thủy
lực nạp nước toàn bộ, dang khớp nối thủy lực cánh dẫn các lỗ tiết lưu bố trí trên thân
Stato.
Phanh thủy lực có đường đặc tính đảm bảo làm việc ổn định với động có ở các
chế độ. Điều chỉnh tải dễ dàng. Khi kết hợp với phanh cơ khí sẽ có giới hạn đo lớn
hơn.

Ưu nhược điểm của phanh thủy lực:

Ưu điểm:
Thử được động cơ có công suất lớn;
Giới hạn thử lớn, đặc biệt khi kết hợp với phanh cơ khí;
Nhược điểm:
Cấu tạo phức tạp, nhiều trang bị phụ, yêu cầu làm kín khắt khe, làm việc không
ổn định ở chế độ tốc độ thấp.
Không thử được động cơ có công suất nhỏ.

c. Phanh thử kiểu điện:

Thực chất của phanh thử loại này là một máy phát điện một chiều hay xoay
chiều được dẫn động trực tiếp từ động cơ thử. Sự thay đổi lực cản được thực hiện nhờ
thay đổi điện trở tải. Điện trở tải thường là điện trở kim loại hay điện trở nước. Điện
trở nước gồm những bản cực kim loại được nhúng trong dung dịch muối Na2CO3 với
diện tích bản cực ngập trong nước điều chỉnh được. Điện trở sử dụng phải đủ lớn để
không bị quá nóng hay bị cháy vì quá tải.

Phanh thử kiểu công suất điện có hai phương pháp để xác định công suất của
động cơ. Trên cơ sở đó ta có hai dạng phanh thử công suất kiểu điện:

Dạng thứ nhất:

Phanh thử công suất điện có cơ cấu cân bằng: là phanh thử mà cơ cấu phanh là
một máy phát điện có nhiệm vụ tạo ra mômen cản. Nguyên lý làm việc tương tự như
phanh cơ khí, phanh thủy lực. Chỉ khác môi trường truyền mô men là môi trường điện
từ.

Dạng thứ hai:

Phanh thử công suất điện không có cơ cấu cân bằng. Năng lượng cơ học của
động cơ dùng để quay máy phát điện và chuyển thành năng lượng điện. Đo các đại
lượng điện của máy điện ta xác định được công suất của máy điện. Do đó, xác định
công suất của động cơ. Sự biến đổi cơ năng thành điện năng bao giờ cũng tổn thất. Vì
vậy, cần phải biết hiệu suất của máy điện để tính công suất động cơ. Nếu công suất đo
được là Nđ[kW] và hiệu suất của máy điện là đ thì công suất của động cơ là:

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-14

Ne= Nđ/ đ [kW]. (1.26)

Công suất điện được đo thông qua điện áp U giữa hai đầu điện trở tải và cường
độ I trong mạch. Đối với máy phát điện xoay chiều thì cần biết thêm cos  loại phanh
thử này Stato của máy điện gắn liền với bệ thử và máy điện làm việc như một máy
điện bình thường.

Phanh dòng điện Foucault


Phanh này gồm có một đĩa kim loại không từ tính quay trong một từ trường có
từ thông điều chỉnh được. Khi đó, dòng điện Foucault sinh ra trong đĩa có khuynh
hướng phanh đĩa lại. Mô men cản tăng theo từ trường kích thích. Vì vậy, mômen cản
có thể thay đổi được một cách liên tục bằng cách điều chỉnh cường độ dòng điện kích
thích.
2
3
1 5
4

P
L

Hình 6.16. Phanh dòng điện Foucault


1.Stato, 2.Các cuộn dây kích thích, 3.Đĩa kim loại không từ tính,
4.Cánh tay đòn, 5_quả cân.
Năng lượng do dòng Foucault sinh ra làm nóng đĩa. Do đó, phải làm mát phanh
bằng nước.
Các cuộn dây kích thích lắp trong Stato có thể lắc lư được trên trục của nó.
Cũng như các loại phanh kể trên, Stato được giữ cân bằng nhờ lực ngược chiều tác
dụng lên Stato.

Phanh thử điện từ dòng xoáy:


Ở stato có cuộn kích bằng dòng điện một chiều, tạo ra từ trường. Khi roto quay
ở stato sẽ xuất hiện dòng xoáy, Dòng xoáy tạo ra từ trường hãm đĩa quay lại, tiêu thụ
công suất của động cơ biến thành nhiệt năng. Vì thế cần làm mát stato.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-15

a b
Hình 6.17. Phanh thử điện: a, loại có cơ cấu cân lực, b loại dòng xoáy
Điều chỉnh đặc tính của phanh điện từ dòng xoáy có thể dùng các biến trở để
điều chỉnh dòng kích, hoặc điều chỉnh tự động số vòng quay với mômen quay. Vì có
thể tạo ra các dạng đường đặc tính khác nhau, nên bảo đảm được điều kiện làm việc ổn
định với động cơ ở mọi chế độ.

a, b,
Hình 6.18. Đặc tính phanh điện a, Loại máy phát; b, Loại dòng xoáy
Người ta có thể dùng các máy phát điện để xác định công suất động cơ thông
qua việc đo các đại lượng điện của máy phát.
U .I
N (kW)
1000.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-16

Loại này không được phát triển rộng vì sai số đo của nó lớn. Hiệu suất máy
phát  thay đổi phụ thuộc vào số vòng quay, tải, nhiệt độ nhưng trong quá trình tính
toán ta lấy là một hằng số, dùng máy phát có cơ cấu cân lực điều chỉnh tải bằng biến
trở từ trường tác dụng giữa roto và stato sẽ truyền momen.
Đặc tính của phanh điện
Đặc tính của phanh điện là sự phụ thuộc giữa công suất phát ra và số vòng quay
của trục máy. Được xác định bởi cường độ lớn nhất của dòng điện phần ứng mà dòng
điện này có thể giả thiết hoàn toàn dùng để nung nóng cuộn dây của phần ứng khi kích
từ hoàn toàn. Vì thế, phanh điện cũng bị giới hạn công suất thử, do giới han nhiệt độ
của cuộn dây phần ứng.
Theo định luật Ohm khi điện trở biến trở tải bằng R[Ohm], hiệu thế hai đầu dây
máy phát là U[volt] thì cường độ dòng điện toàn phần trong mạch phần ứng là I[A]:
U
I
R [A]
Điện áp U tỉ lệ với từ thông dưới cực từ của Stato và số vòng quay của trục:
U = B1.n
Trong đó:
B1 =  /S [Tesla]_cường độ từ trường của Stato;
Với :  : từ thông của Stato dưới các cực từ [Wêbe];
S: tiết diện các cực từ;
n: tốc độ quay của phần ứng [vòng/phút];
Điện áp không phụ thuộc vào sự kích thích mà tăng tỉ lệ bậc nhất với số vòng
quay phần ứng.
Cường độ từ trường B1 phụ thuộc vào kết cấu của máy và cường độ dòng kích
thích [Ikt]. Cho nên, ở một chế độ phanh nhất định thì B1 là một hằng số.
Như vậy, công suất của động cơ được tính theo biểu thức:
U.I B12 .n 2
Ne   [Kw ]
1000. 1000..R
Suy ra:
Nếu bỏ qua sự phụ thuộc của hiệu suất máy phát (   const ), chế độ tải và các
yếu tố khác là không đổi thì công thức trên có thể viết lại:
Ne = B.n2
Do đó: Me = B.n.
Trong đó:
B1
B
1000..R là hằng số của phanh điện với một chế độ tải (R)

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-17

Như vậy, công suất phanh tỉ lệ bậc hai với tốc độ quay của phần ứng n. Khi n
tăng thì công suất phanh sẽ tăng theo đường Parabol và có thể xem gần đúng rằng: họ
đường cong Parabol biểu diễn công suất phanh không phụ thuộc vào sự thay đổi điện
trở mạch phần ứng (R) hoặc từ trường của Stato B1. Quan hệ giữa mômen phanh và
tốc độ là bậc nhất.
Ưu, nhược điểm của phanh thử kiểu điện:
Ưu điểm:
Có thể tạo được nhiều dạng đường đặc tính khác nhau bằng cách điều chỉnh
điện trở mạch phần ứng theo một quy luật nào đó;
Trong điều kiện cho phép có thể thu hồi được năng lượng động cơ;
Các máy điện có tính thuận nghịch nên có thể khởi động động cơ hay xác định
tổn thất cơ khí của động cơ;
Làm việc êm dịu, kết cấu gọn nhẹ, dễ tìm máy phát điện làm phanh vì có thể
dùng bất kỳ máy điện nào;
Phanh điện một chiều có khoảng điều chỉnh rộng hơn phanh điện xoay chiều;
Phanh điện được dùng cho các động cơ có công suất từ nhỏ đến lớn, tốc độ
trung bình hay cường hóa.
Nhược điểm:
Giá thành cao hơn các loại khác, nhất là máy điện một chiều vì chế tạo khó,
dùng nhiều kim loại màu;
Khi dùng phanh kiểu không cân bằng thì khó xác định chính xác hiệu suất máy
điện vì nó phụ thuộc vào chế độ tải, tốc độ, nhiệt độ và do đó thiếu chính xác.
Mặc dù giá thành chế tạo cao, phanh thử điện phát triển nhanh và được sử dụng
nhiều nhất là ở các nước tiên tiến do các ưu điểm gọn, điều chỉnh và điều khiển dễ
dàng. Trong điều kiện cho phép có thể thu hồi năng lượng của động cơ. Các máy điện
làm việc thuận nghịch có thể vì để khởi động động cơ và chạy rà động cơ và cho phép
xác định tổn thất cơ khí của động cơ.

6.4. TRỤC XOẮN (Dynamometer).


Để đo mômen của động cơ cùng máy công tác, ta dùng các trục xoắn đặt giữa
động cơ và máy công tác. Trục xoắn được xây dựng trên cơ sở:
- Xoắn trục.
- Biến dạng bề mặt trục.

1. Đo mômen trên cơ sở xoắn trục:


Trong giới hạn đàn hồi chúng ta có:
M .L

G.I p

Trong đó:

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-18

 : Góc xoắn
M : Mômen
L : Khoảng cách giữa hai tiết diện xoắn
G : Môdun đàn hồi
Ip : Mômen quán tính độc cực
 .d 4
Ip 
32
Từ đó ta có:
G.I p G.I p
M  đối với 1 trục xoắn; = hằng số.
L L
Điều này có nghĩa để đo mômen quay ta có thể thông qua góc xoắn .

d
M

M
r

L

Hình 6.19. Nguyên lý trục xoắn


a) Dùng cảm biến điện dung:
Các răng của đĩa 1 và 2 tạo thành bản cực của tụ điện. Khi góc xoắn giữa tiết
diện I và II của trục xoắn thay đổi làm khe hở giữa các răng của hai đĩa thay đổi, dẫn
đến điện dung của mạch đo thay đổi.

Hình 6.20 Trục xoắn dùng cảm biến điện dung


b/ Dùng cảm biến quang điện:

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-19

Hình 6.21 Trục xoắn dùng cảm biến quang điện


Ở đây góc xoắn giữa tiết diện I và II thay đổi sẽ làm thay đổi khe hở ánh sáng
lọt qua lỗ của các đĩa. Kết quả là dòng quang điện ở tế bào quang điện cũng thay đổi.

2. Đo mômen trên cơ sở biến dạng bề mặt trục:


C'

r
r
C l+l
l
M

M


B
L A

Hình 6.22 Trục xoắn dùng cảm biến điện trở


Dưới tác dụng của mô men, trục bị xoắn: điểm C trên bề mặt trục dịch đến vị trí
C', đoạn AC có chiều dài ban đầu là l sẽ dài thêm một đoạn l . Hệ số biến dạng dài
của đoạn AC
l

l
Xét  ACC' ta có:
l  l 2  l 2  r 2  2  2lr cos180   
l2 + 2l.l + l2 = l2 + r22 - 2lrcos(1800 - )
Bỏ qua l2 và r22 vì nhỏ. Rút gọn ta sẽ có:
l = r sin
Do đó:
 r sin 

l

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-20

L ML
Thay l  ; 
cos  GI P
M .r.sin 2
Ta có:  
2G.I P

 cực trị tại  = 450, 2250 và 1350, 3150


Người ta thường dùng các cảm biến điện trở lực căng dán theo các hướng tạo
với đường kính trục của 1 góc  = 450. Khi đó:
2GI P
M .
r
Ta thấy mô men tỉ lệ với hệ số biến dạng dài.
Các cảm biến điện trở lực căng được mắc với nhau thành cầu đo Wheaston, Khi
mômen thay đổi sẽ làm hệ số biến dạng dài của cảm biến  thay đổi dẫn đến giá trị
điện trở của cầu đo thay đổi, cầu mất cân bằng làm thế hiệu ra thay đổi. Thông qua
việc xác định Ura, ta sẽ biết mômen quay của động cơ.

Hình 6.23 Cách bố trí cảm biến trên trục

6.5. ĐO SỐ VÒNG QUAY


1. Khái quát chung:
Khi thí nghiệm động cơ, để xây dựng các đường tính tốc độ cần phải đo số
vòng quay. Để đo số vòng quay, người ta dùng các đồng hồ đo số vòng quay hoặc
đồng hồ đếm vòng. Theo nguyên lý làm việc người ta chia làm một số loại: đồng hồ đo
(hay đếm) số vòng quay cơ khí, điện, cảm ứng, hoạt nghiệm v.v... Theo phương pháp
cố định đồng hồ vào vị trí đo có loại đồng hồ cầm tay hay cố định. Hình 6.24 là một
loại đồng hồ cầm tay thông thường.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-21

2. Đồng hồ đo số vòng quay cơ khí:


Đây là đo số vòng quay kiểu ly tâm, nguyên lý làm việc dựa trên quan hệ giữa
số vòng quay với lực ly tâm của một khối lượng quay.

Hình 6.24 Đồng hồ đo số vòng


quay loại cầm tay
Hình 6.25 Đo số vòng quay kiểu cơ khí

Khi trục quay, trục 1 của đồng hồ cũng quay theo. Vành khối lượng 3 dưới tác
dụng của lực ly tâm sẽ quay quanh trục 2 của nó. Thanh 6, khi đó sẽ đẩy khớp 5 tịnh
tiến, thông qua cơ cấu thanh răng, bánh răng làm kim đồng hồ 7 quay.
Loại này có ưu điểm là đơn giản, chắc chắn nhưng độ chính xác không ổn định
do đặc tính của lò xo sau một thời gian làm việc thay đổi, ma sát trong các khớp liên
kết thay đổi, vì khe hở giữa các chi tiết thay đổi trong quá trình mài mòn. Sai số đo từ
1- 8%.

4
3.Đồng hồ đo số vòng quay bằng điện:
3
Nó thực chất là các máy phát điện một chiều 5
2
hoặc xoay chiều và một vôn kế. Khi trục đồng hồ
quay, điện áp hai đầu ra tỉ lệ thuận với số vòng quay
U = c..n. Do đó số vòng quay được đo nhờ vôn kế
có thang chia trực tiếp theo số vòng quay, sai số của
loại này là 0,5 - 1%.
1
4. Đồng hồ đo số vòng quay kiểu cảm ứng:
Hình 6.26 Đồng hồ đo số
Trục 1 của đồng hồ quay, nam châm 2 gắn vòng quay kiểu cảm ứng
trên nó cũng quay theo. Trong nắp kim loại 5 cảm
ứng một dòng xoáy sinh ra mô men tỉ lệ với số vòng quay.
M = k.n

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-22

Nắp 5 có xu hướng quay theo nam châm 2. Mô men đó được cân bằng nhờ lực
của lò xo 3, kim đồng hồ 4 gắn trên trục của nắp nhôm sẽ quay một góc tương ứng với
số vòng quay.
Loại này có cấu tạo đơn giản, nhưng cũng như các loại trên khi đo nó phải liên
kết với trục động cơ (hoặc trục phanh) gây tải trọng phụ. Người ta có thể dùng loại
đồng hồ đo số vòng quay không yêu cầu liên kết với trục như đồng hồ đo số vòng quay
hoạt nghiệm.

5. Đồng hồ đo số vòng quay kiểu hoạt nghiệm:


Loại này dựa vào tính chất của thị giác là ảnh của vật lưu lại trong mắt khoảng
1 1
 giây.Thiết bị đo số vòng quay hoạt nghiệm gồm một nguồn sáng và bộ phận
15 20
điều chỉnh tần số của nguồn sáng đó. Để đo số vòng quay ở cuối trục cần đo, người ta
khắc vạch hoặc lấy vị trí có bulong để quan sát.
Khi số vòng quay của trục là bội số của tần số phát ra:
n = k. ( k = 1, 2, 3.... m)
Thì ta sẽ thấy vạch dấu đó đứng yên.
Đơn giản nhất khi k = 1, thì n= 
Vậy muốn đo số vòng quay, chúng ta chiếu ánh sáng vào cuối trục nơi có vạch
dấu và điều chỉnh tần số ánh sáng của nguồn sáng sao cho chỉ thấy một vạch ảnh. Đọc
tần số ánh sáng đó ta được giá trị số vòng quay. Cần lưu ý rằng ta có thể nhầm lẫn vì
khi k = 2, 3,... m, ta cũng thấy một vạch ảnh. Vì vậy người ta phải bắt đầu điều chỉnh
bằng tần số ánh sáng lớn để thấy 2 hay 3 vạch ảnh rồi sau đó điều chỉnh giảm dần tần
số cho đến khi thấy 1 vạch ảnh.

6. Đồng hồ đếm số vòng quay.


a. Loại cơ khí:
Gồm các đĩa số, tùy thuộc vào giới
hạn đo của dụng cụ mà có số đĩa số tương
ứng. Xung quanh đĩa số, đánh số từ 0 - 9.
Trục trung gian nối giữa hai đĩa số có 4
răng ngắn 4 răng dài xen kẽ. Bên trái của
mỗi đĩa số có 20 chốt và bên phải có 2
chốt. Khi đo, đĩa số bên trái quay, phần
phẳng của nó trượt giữa 2 răng dài của
bánh răng trung gian do đó đĩa số bên
phải không quay, cho đến khi 2 chốt của
Hình 6.28 Đồng hồ đếm vòng loại cơ khí nó ăn khớp với bánh răng dài của trục
trung gian làm quay trục trung gian qua
đó làm quay đĩa số bên phải đi 1/10 vòng. Như vậy đĩa số bên trái quay 1 vòng thì đĩa
số bên phải sẽ quay 1/10 vòng.
b. Loại cảm ứng:

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-23

Dùng cuộn dây lõi sắt gắn cố định, khi đĩa quay, đóng mạch cho cuộn dây xuất
hiện xung trong cuộn dây, số xung tương ứng với số vòng quay.
c. Loại quang điện:
Âiäút phaït Âiäút thu

R
Truûc bàng thæí
- + Thiãút bë chè thë
E

Âéa âuûc läù

Hình 6.29 Đếm vòng loại quang điện

6.6. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT TỔN THẤT CƠ KHÍ


Công suất tổn thất cơ khí có thể xác định theo công thức:
Nm = N i - N e
Khi xác định bằng phương pháp này, đòi hỏi phải xác định chính xác Ni và Ne
nếu không sẽ có sai số rất lớn. Vì việc xác định Ni một cách chính xác là vấn đề lớn, vì
vậy người ta thường xác định Nm bằng các phương pháp gần đúng dưới đây:

1. Xác định bằng phương pháp đo tiêu hao nhiên liệu:


Ở phương pháp này người ta thay đổi mômen quay của động cơ và giữ cho số
vòng quay không đổi, đo lượng tiêu hao nhiên liệu ứng với các giá trị mômen khác
nhau.
Từ mômen quay ta có áp suất có ích bình quân theo các công thức:
pe .Vh .i.n
Ne 
30
Ne = M.=M..n/30
M . .
pe 
Vh .i
Lượng tiêu hao nhiên liệu chu trình:
Gnl
g ct 
i.n
30
Trong đó: i là số xi lanh
 là số kỳ
Vẽ được đồ thị gct = f(pe)

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-24

Để xác định áp suất tổn thất cơ khí ta kéo dài đường cong về phía trái cắt trục
hoành (ngoại suy). Theo công thức thì đoạn giữa điểm cắt và gốc tọa độ chích là áp
suất tổn thất cơ khí pm. Từ đó công suất tổn thất cơ khí được xác định.

2. Xác định Nm bằng cách ngắt một xi lanh của động cơ:
Trong động cơ nhiều xi lanh có thể xác
định tổn thất cơ khí bằng cách ngắt một xi lanh.
Đầu tiên xác định công suất có ích của
động cơ khi tất cả các xi lanh cùng làm việc. Sau
đó cho 1 xi lanh ngừng làm việc và lại xác định
công suất có ích. Từ hai kết quả đó ta có thể xác
định tổn thất cơ khí của 1 xi lanh.

3. Xác định bằng phương pháp chạy tự


do:
Hình 6. 30 Xác định tổn thất cơ
Phương pháp này được xây dựng trên cơ khí theo phương pháp đo tiêu hao
sở một khối lượng quay sau khi ngừng cung cấp nhiên liệu
năng lượng sẽ chuyển động chậm dần do ma sát
và cuối cùng sẽ dừng lại. Nếu xác định được
mômen quán tính của khối lượng chuyển động và gia tốc chậm dần, có thể tính được
mômen ma sát.

M m  .  
t
Trong đó:  mômen quán tính của khối lượng chuyển động
 gia tốc góc
 = 2n sự thay đổi tốc độ góc
t khoảng thời gian xác định

4. Xác định bằng phanh thử điện:


Thường dùng phanh thử điện một chiều để kéo động cơ chạy không tải. Để đảm
bảo độ chính xác cho phép đo, người ta cố gắng tạo áp suất và nhiệt độ trong động cơ
thử (không có quá trình cháy) càng gần với áp suất và nhiệt độ của động cơ khi làm
việc. Việc đảm bảo nhiệt độ được thực hiện bằng cách đun nóng dầu bôi trơn và thay
nước làm mát bằng dầu nóng.
Phương pháp này cho kết quả đo chính xác nhất nhưng giá thành cao.

6.7. CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊU CHUẨN KHI THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ
Các điều kiện tiêu chuẩn ở các nước khác nhau thì khác nhau. Vì thế các đường
đặc tính của cùng một động cơ khi thí nghiệm ở các nước khác nhau cần có cơ sở để
so sánh. Các cơ sở chính là:

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-25

1. Điều kiện tiêu chuẩn khác nhau:


- TCVN: Áp suất tiêu chuẩn pO = 1013mbar
Nhiệt độ tiêu chuẩn tO = 200C
Độ ẩm tương đối tiêu chuẩn O = 70%
- rOCT: pO = 1013mbar
tO = 200C
0 = 50%
- DiN pO = 1000mbar
tO = 250C
0 = 60%

2. Phương pháp qui đổi kết quả đo về điều kiện tiêu chuẩn khác nhau:
1013  p no 273  t
- TCVN: N eo  .N e
p  pn 293

1013  p no 273  t
- rOCT: N eo  .N e
p  pn 293
Trong đó:
Neo : Công suất có ích của động cơ qui đổi về điều kiện tiêu chuẩn
Ne : Công suất động cơ nhận được khi thí nghiệm
Pno : Áp suất riêng của hơi nước trong không khí ở điều kiện tiêu chuẩn
P : Áp suất của môi trường khi thí nghiệm
t : Nhiệt độ của môi trường khi thí nghiệm
pn : Áp suất riêng của hơi nước trong không khí ở điều kiện thí nghiệm
(phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm).

3. Điều kiện qui định về lắp đặt các hệ thống phụ khi thí nghiệm động cơ
khác nhau:
Lắp đặt các hệ thống phụ
Tiêu chuẩn
(Nước) Lọc Máy Quạt làm Bơm Bơm cung
Ống thải
khí phát mát nước cấp nhiên liệu
SAE (cũ) - - - - - -
SAE Netto (mới) + + + + + +
(Mỹ)
DiN
+ + + + + +
(Đức)

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo - Chương 6. Đo lực, mô men, công suất và tốc độ 6-26

BS
A A + B + +
(Anh)
JiS
+ - + + + +
(Nhật)
rOCT
+ - + - + +
(Nga)
CUNA
+ - + + + +
(Ý)
Ký hiệu + : lắp cùng động cơ khi thí nghiệm
- : tháo ra khỏi động cơ khi thí nghiệm, quay bằng nguồn
năng lượng bên ngoài.
A : Hệ thống nạp, thải có thể thay thế cái khác, nhưng hệ số
cản không đổi
B : Lắp khi động cơ làm mát bằng không khí. Tháo khi
động cơ làm mát bằng nước.
Như vậy theo thực nghiệm, các kết quả thí nghiệm theo các tiêu chuẩn có thể sơ
bộ so sánh như sau:
NeSAE = (1,1.... 1,25). NeDiN
NeSAE.Netto = 0,99. NeDiN
NeCUNA = (1,05.... 1,1). NeDiN
NerOCT = 1,08. NeDiN = 1,06. NeBS = 1,03. NeJiS

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Máy động lực, Khoa Cơ khí giao thông, ĐHBK ĐN

You might also like