You are on page 1of 38

SUPPORTED BY

Nam giới và Nam tính


Hà Nội
2020

trong một Việt Nam hội nhập

NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU


VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI

Nhà xuất bản


Phụ nữ Việt Nam
Nam giới và Nam tính

Hà Nội
2020
trong một Việt Nam hội nhập

NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU


VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
2 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Mục lục
3 Lời nói đầu
5 Tóm tắt
6 Những phát hiện chính
8 Giới thiệu
9 Những khái niệm cơ bản
10 Phương pháp
10 Hạn chế của cuộc nghiên cứu
11 Những phát hiện chính
12 Phát hiện 1: Hình mẫu “người đàn ông đích thực” củng cố những chuẩn mực nam tính
truyền thống vốn duy trì ưu thế của nam giới so với phụ nữ.
14 Phát hiện 2: Các chuẩn mực nam tính truyền thống có tác động tiêu cực đến nam giới.
16 Phát hiện 3: Nam giới còn giữ nhiều chuẩn mực mang định kiến giới, cản trở quyền
năng của phụ nữ và biện minh cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới.
20 Phát hiện 4: Nam thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ ở đô thị là những tác nhân của
“lệch chuẩn tích cực”.
29 Phát hiện 5: Đại dịch COVID-19 có thể tác động đa dạng đến nam tính và bình đẳng giới.
31 Kết luận
33 Tài liệu tham khảo

HỘP VÀ HÌNH

12 Hộp 1: Những tiêu chí truyền thống về một “người đàn ông đích thực” đã kép lùi nam giới và bình
đẳng giới
14 Biểu đồ 1: Áp lực giảm theo độ tuổi nhưng tăng theo trình độ học vấn và thời gian làm việc
15 Biểu đồ 2: Nam giới trẻ tuổi hơn có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn
16 Biểu đồ 3: Nam giới thực hiện những hành vi nguy cơ
17 Biểu đồ 4. Các chuẩn mực giới trong quan niệm của nam giới
19 Biểu đồ 5: Suy nghĩ của nam giới về giả định phân chia tài sản cho con cái
20 Biểu đồ 6: Phân công lao động giữa chồng/vợ
21 Biểu đồ 7: Tỷ lệ chia sẻ việc nhà trong gia đình chia theo độ tuổi và theo nơi sống
22 Biểu đồ 8: Quyết định về các chi tiêu hàng ngày và các chi tiêu lớn của gia đình
22 Biểu đồ 9: Tỷ lệ chia sẻ các quyết định trong gia đình chia theo các nhóm tuổi và khu vực
23 Biểu đồ 10: Sở hữu tài sản trong gia đình
24 Biểu đồ 11: Tỷ lệ sở hữu bất động sản trong gia đình chia theo nhóm tuổi và theo khu vực
25 Biểu đồ 12. Tình trạng bạo hành giữa vợ chồng/ bạn tình
25 Biểu đồ 13: Tình trạng bạo lực giữa hai vợ chồng/bạn tình chia theo các nhóm tuổi
28 Hộp 2: Lệch chuẩn tích cực của thế hệ thiên niên kỷ về nam tính và bình đẳng giới
Lời nói đầu 3

Lời nói đầu


Australia coi việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ
nữ là một khía cạnh quan trọng trong quan hệ đối tác với Việt
Nam. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong những
năm gần đây trong việc thúc đẩy vị thế và quyền của phụ nữ trên
toàn quốc. Chỉ riêng trong thập kỷ qua, Việt Nam đã công bố các
mục tiêu chiến lược và khung pháp lý đầu tiên để thúc đẩy tiến
độ hướng tới bình đẳng trong lãnh đạo và kinh tế, cũng như giải
quyết tình trạng bạo lực trên cơ sở giới. Việt Nam đã tận dụng
triệt để đường lối ngoại giao đa phương của mình để thực hiện
các nghị quyết quan trọng về phụ nữ, hòa bình và an ninh, và
tiến hành các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về
bình đẳng giới.

Tuy nhiên, trên toàn cầu, đại dịch COVID-19 diễn ra năm 2020 đã nhấn mạnh tình trạng phân
biệt đối xử trên cơ sở giới trong các hoạt động kinh tế và cũng như trong gia đình. Đại dịch đã
làm nổi bật tình trạng công việc của phụ nữ như là “lực lượng lao động thứ cấp” trong các hộ
gia đình, trong đó nhiều phụ nữ làm việc bán thời gian và không có bảo hiểm xã hội. Việc đóng
cửa trường học và các biện pháp “cách ly tại nhà” cũng góp phần làm tăng thêm công việc chăm
sóc không được trả lương của phụ nữ trong gia đình. Trong thời kỳ khủng hoảng, các ứng phó
truyền thống có xu hướng trở nên phổ biến, và những ứng phó này có thể đặt ra thách thức
đối với nhiều thành tựu đã đạt được liên quan đến vị thế và vai trò của phụ nữ trong xã hội.
COVID-19 đã nhấn mạnh rằng giữa nam và nữ cần tiến hành thương thảo nhiều hơn để đạt
được bình đẳng giới.

Do đó, Chính phủ Australia rất vui mừng hỗ trợ Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) tại
Việt Nam triển khai một nghiên cứu quan trọng “Nam giới và nam tính tại Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa”, do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam đồng tài trợ.
Australia hỗ trợ nghiên cứu này thông qua Chương trình “Đầu tư cho phụ nữ” (Investing in
Women) – một dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy quyền tự chủ
về kinh tế cho phụ nữ ở Đông Nam Á.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quan niệm của nam giới về bình đẳng giới và những kỳ vọng xã
hội. Nghiên cứu được tiến hành đúng vào thời điểm rất quan trọng.

Đây là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về nam giới và nam tính ở Việt Nam, được thực hiện
với hơn 2.500 nam giới trong độ tuổi lao động sống ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh
Hòa và Hòa Bình.
4 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi quan trọng: Nam giới Việt Nam nghĩ gì về bình đẳng giới? Các
chuẩn mực và định kiến xã hội về nam tính ảnh hưởng như thế nào đến các hành động của nam
giới? Các phát hiện này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về: cách thức các chuẩn mực và định kiến
này định hình các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới Việt Nam, điều này ảnh hưởng như thế
nào đến suy nghĩ, hành vi và hành động của nam giới đối với phụ nữ trong các hoạt động kinh
tế, bình đẳng giới và các cơ hội kinh tế cho phụ nữ.

Một điều quan trọng là nghiên cứu này cũng xác định các cơ hội để tạo ra những thay đổi tích
cực. Đô thị hóa, các thành tựu giáo dục và các điều kiện kinh tế được cải thiện đều có thể dẫn
đến những thay đổi các chuẩn mực giới. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng quan niệm, nhận
thức về nam tính không ngăn cản phụ nữ hoặc nam giới phát huy tối đa những tiềm năng của
họ. Nghiên cứu này sẽ có những đóng góp quan trọng về mặt chính sách và can thiệp, giúp cải
thiện chất lượng cuộc sống cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời thúc đẩy những nỗ lực chung
để tăng cường bình đẳng giới và thúc đẩy quyền tự chủ về kinh tế cho phụ nữ ở Việt Nam.

Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam


Tóm tắt
Tuy Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới
nhưng phân biệt đối xử trên cơ sở giới và những khoảng cách giữa hai giới vẫn còn tồn tại trong
nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Để thay đổi thực tế này , chúng ta cần phải có những cách tiếp
cận mới hướng tới cả phụ nữ và nam giới (chứ không chỉ hướng tới phụ nữ) và cần có những
chính sách và các chương trình xã hội nhằm thay đổi các chuẩn mực giới và hành vi của nam
giới đồng thời tiếp tục các nỗ lực nâng cao quyền năng của phụ nữ.
Cùng đóng góp vào việc xây dựng các chính sách và chương trình xã hội theo cách tiếp cận mới,
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã triển khai dự án nghiên cứu nhằm có được sự hiểu biết
tốt hơn về nam giới, nam tính và những chuẩn mực giới mà đã và đang hạn chế quyền năng của
phụ nữ và nam giới và cản trở các nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới. Với tài trợ của Quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Chương trình Đầu tư cho Phụ nữ (Investing
in Women – IW) - một sáng kiến của Chính phủ Úc, nghiên cứu đã được thực hiện với tổng số
2567 nam giới trong độ tuổi 18 -24 sống tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và
Hòa Bình trong hai năm 2018 và 2019.
Khung lý thuyết của nghiên cứu này dựa trên hai trụ cột là lý thuyết - kiến tạo xã hội và lý thuyết
nữ quyền. Nhân dạng nam giới được xã hội định hình thông qua một quá trình tương tác văn
hóa phức tạp, trong đó nam giới học hỏi các kịch bản giới phù hợp với nền văn hóa của mình
6 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

và họ điều chỉnh những kịch bản đó để khiến chúng được chấp nhận. Nam giới không chỉ khác
biệt với phụ nữ và các giới khác, mà họ còn khác nhau bởi vì nhân dạng của họ được kiến tạo
từ tương tác của yếu tố giới và các chiều cạnh khác như nhân khẩu học, kinh tế-xã hội, văn hóa
và chính trị. Do vậy, trải nghiệm nam tính là không đồng nhất và không phổ quát cho mọi nam
giới trong xã hội. Các nhóm nam giới khác nhau trải nghiệm và thực hành các phiên bản nam
tính khác nhau, và sự khác nhau giữa các phiên bản có thể rất lớn, nó phụ thuộc vào bối cảnh
kinh tế-xã hội và chính trị của nơi họ sống, phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau trong cuộc
đời của họ.

Những phát hiện chính


Phát hiện 1: Hình mẫu “người đàn ông đích thực” củng cố những chuẩn mực nam tính
truyền thống, là những chuẩn mực đã duy trì ưu thế của nam giới so với phụ nữ.
Hình mẫu “người đàn ông đích thực” đã “gia cố” nhiều chuẩn nam tính truyền thống vốn
duy trì quan niệm phổ biến về nam giới và ưu thế của họ đối với phụ nữ. Nam giới cho rằng
người đàn ông đích thực phải là trụ cột của gia đình và là người lãnh đạo trong xã hội.

Phát hiện 2: Các chuẩn mực nam tính truyền thống tác động tiêu cực đến nam giới.
Nhiều chuẩn mực nam tính có thể dẫn tới những trông đợi quá lớn cũng như những khắc
chế đối với bản thân người đàn ông và người khác. Phân tích sâu hơn những phát hiện của
cuộc nghiên cứu cho thấy một người đàn ông càng có nhiều chuẩn nam tính truyền thống
thì người đó càng có nhiều hành vi kiểm soát/bạo lực đối với vợ/ bạn tình của mình.

Phát hiện 3: Nam giới còn giữ nhiều chuẩn mực mang tính định kiến giới, cản trở quyền
năng của phụ nữ và biện minh cho sự phân biệt trên cơ sở giới.
Những chuẩn mực giới thiên lệch vẫn còn rất phổ biến trong suy nghĩ của nam giới về
nam giới và phụ nữ. Cứ 3 người nam giới thì có 2 người cho rằng phụ nữ nói chung không
có khả năng làm việc như nam giới. Trong suy nghĩ của nam giới Việt Nam, vai trò chủ
yếu của phụ nữ là chăm sóc và làm việc nhà, phụ nữ không có khả năng làm việc dưới áp
lực cao, và không đủ năng lực trở thành người lãnh đạo, phụ nữ phải ưu tiên gia đình và
hy sinh cho hạnh phúc của gia đình. Về thực chất, những quan niệm này củng cố ưu thế
và đặc quyền của nam giới đối với phụ nữ, hạn chế các cơ hội nâng cao quyền tự chủ về
kinh tế của phụ nữ và biện minh cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tại nơi làm việc
cũng như trong gia đình và ngoài xã hội.

Phát hiện 4: Nam thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ ở đô thị là những tác nhân của
“lệch chuẩn tích cực”.
Trong khi các chuẩn mực giới truyền thống được chấp nhận rộng rãi trong nam giới Việt Nam
thì nhóm nam giới trẻ tuổi, nam giới sống ở đô thị, những người có học vấn cao và những
người tiếp cận nhiều hơn tới toàn cầu hóa có xu hướng ít chịu ảnh hưởng của những khuôn

1 Tham gia quá trình toàn cầu hóa được đo lường thông qua việc sử dụng ngoại ngữ, trải nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài, và
sử dụng internet.
Tóm tắt 7

mẫu truyền thống, khuôn mẫu nam tính cứng nhắc và những chuẩn mực mang tính định kiến
đối với phụ nữ. Thái độ của nhóm nam thanh niên thế hệ thiên niên kỷ ở đô thị về nam tính,
về hôn nhân, gia đình, về phụ nữ và bình đẳng giới đang chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.
Ví dụ, có 38,8% nam giới đô thị trong độ tuổi 18-29 chia sẻ việc nấu ăn với vợ so với 24,4% nam
giới ở độ tuổi từ 60 trở lên. Ở vùng nông thôn, tỷ lệ này tương ứng là 29,4% so với 18,1%. Đây
là những dấu hiệu của lệch chuẩn tích cực so với phân công lao động giới truyền thống.

Phát hiện 5: Đại dịch COVID-19 có tác động đa dạng đến nam tính và bình đẳng giới.
Đại dịch COVID-19 đã tác động to lớn tới cả nam giới và phụ nữ nói riêng cũng như tới
bình đẳng giới nói chung. Những chuẩn mực phổ biến trói buộc nam giới vào vai trò
trụ cột của gia đình và giới hạn phụ nữ trong vai trò chăm sóc gia đình đã bị thách thức
nghiêm trọng trong thời gian xảy ra đại dịch. Một mặt, đây có thể là một cơ hội thay đổi
những chuẩn mực truyền thống về giới và nam tính theo hướng bình đẳng hơn, đặc biệt
đối với những nam thanh niên trẻ sống ở đô thị. Mặt khác, đây có thể được nhìn nhận
như là một nguy cơ đối với những nam giới đang cưỡng lại sự thay đổi và có thể làm gia
tăng bạo lực trên cơ sở giới, tiếp tục làm suy yếu quyền năng của phụ nữ và kéo lùi tiến
trình bình đẳng giới. Một nghiên cứu gần đây với 303 phụ nữ đã kết hôn ở Hà Nội cho
thấy đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng bạo lực gia đình3.

Thay đổi những chuẩn mực cứng nhắc về nam tính và mang
tính định kiến giới là điều cần thiết để đạt được bình đẳng
giới và quyền năng cho phụ nữ.
Những chuẩn mực truyền thống về nam tính và về giới đã ăn sâu trong nếp nghĩ của nhiều
nam giới Việt Nam. Những chuẩn mực này đã làm sai lệch nhận thức của nam giới, hạn chế
quyền năng của phụ nữ và góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng giới ở nhiều
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Tuy vậy, những nam giới trẻ, nam giới sống ở khu vực đô thị,
nam giới có học vấn cao hơn và nam giới tham gia nhiều hơn vào quá trình toàn cầu hóa có thái
độ nhìn nhận tích cực hơn về phụ nữ và bình đẳng giới. Thay đổi những chuẩn mực về giới và
về nam tính trong nam giới Việt Nam là điều cần thiết để có thể đạt được những tiến bộ toàn
diện và bền vững hơn trong việc nâng cao quyền năng của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới.

Bởi nam tính là kiến tạo xã hội, nên nam tính có thể thay đổi. Thay đổi những chuẩn mực cứng
nhắc về nam tính và những chuẩn mực mang tính định kiến giới đang tồn tại trong nam giới
Việt Nam cần được nhìn nhận như là một phần quan trọng trong nỗ lực tập thể để thúc đẩy
bình đẳng giới. Xã hội Việt Nam đang có một cơ hội để xác định lại hình mẫu “người đàn ông
đích thực” như là những người ủng hộ và thúc đẩy bình đẳng giới.

2 Thế hệ thiên niên kỷ (tiếng Anh: Millennial) được xác định là những người sinh trong giai đoạn 1981 – 1996 khi diễn ra những biến
đổi to lớn về kinh tế-xã hội và chính trị, như sự kiến khủng bố ngày 11/9; cuộc Đại suy thoái, và sự bùng nổ của internet với sự ra đời
của mạng xã hội như Facebook, YouTube và Tweeter. Ở Việt Nam, năm 1986 đã đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ chuyển đổi về kinh
tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
3 Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, 2020. “Trong thời gian đại dich...tôi đã bị đánh suốt” – Kết quả
nghiên cứu về tác động của đại dịch COVID-19 tới bạo lực gia đình với phụ nữ tại Hà Nội, Việt Nam. Cuộc nghiên cứu được thực hiện từ
tháng 6 đến tháng 9/2020 với tài trợ của Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung.
Giới thiệu

Những nỗ lực to lớn trong việc trao quyền năng cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt
Nam đã đem lại nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ
nhỏ trong các vị trí lãnh đạo ở các cấp, họ vẫn bị ‘gánh nặng kép’ ràng buộc và vẫn bị phân
biệt đối xử tại nơi làm việc, là nạn nhân của bạo lực trong gia đình và nơi công cộng. Để thay
đổi thực tiễn này, chúng ta cần một cách tiếp cận mới hướng tới cả phụ nữ và nam giới. Các
chính sách và chương trình xã hội phải thúc đẩy sự thay đổi các chuẩn mực giới và hành vi
của nam giới. Những chính sách và chương trình như vậy cần dựa trên những bằng chứng từ
nghiên cứu xã hội về nam giới và quan niệm của họ về phụ nữ và bình đẳng giới.
Tóm tắt 9

Để đóng góp vào việc xây dựng các chính sách đó , Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, với sự
tài trợ của Quỹ NAFOSTED và Chương trình đầu tư cho phụ nữ (Investing in Women) đã
thực hiện dự án nghiên cứu Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập. Đây là cuộc
khảo sát đầu tiên có quy mô lớn về nam giới và nam tính ở Việt Nam. Cuộc khảo sát được
thực hiện trong hai năm 2018 -2019, với 2567 nam giới ở độ tuổi từ 18 đến 64 sống tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Hòa Bình. Mục đích của cuộc khảo sát nhằm: (1) góp
phần thu hẹp những khoảng trống đang tồn tại trong hiểu biết về nam giới và nam tính, và
(2) cung cấp bằng chứng cho việc thiết kế các chính sách và chương trình can thiệp với cách
tiếp cận lấy nam giới làm trung tâm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Khung lý thuyết của nghiên cứu này dựa trên hai trụ cột chính. Trụ cột thứ nhất là lý thuyết
kiến tạo xã hội. Lý thuyết này cho rằng đối với những người sinh ra là nam, nhân dạng của
họ như là một người đàn ông sẽ phát triển trong quá trình họ trưởng thành. Giới tính của họ
là nam nhưng nhân dạng người đàn ông được hình thành thông qua một quá trình phức tạp
của các tương tác văn hóa, trong đó họ học những kịch bản giới phù hợp với văn hóa của họ
và cố gắng điều chỉnh những kịch bản đó sao cho chúng được chấp nhận. Trụ cột thứ hai là lý
thuyết nữ quyền, theo đó sự khác biệt về giới tồn tại không chỉ giữa các giới mà còn trong bản
thân mỗi giới. Nam giới không chỉ khác với phụ nữ và các giới khác, mà họ còn khác nhau bởi
nhân dạng của họ được hình thành từ sự tương tác của các yếu tố giới với các chiều cạnh khác
về nhân khẩu, kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Do vậy, trải nghiệm nam tính không thể
là đồng nhất và phổ quát đối với mọi nam giới trong xã hội. Các nhóm nam giới khác nhau
trải nghiệm và thực hành các phiên bản nam tính khác nhau, và sự khác nhau giữa các phiên
bản nam tính này có thể rất lớn và phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế-xã hội và chính trị nơi họ
sống, phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của cuộc đời họ.

Những khái niệm cơ bản


Chuẩn mực giới quy định nam tính là gì, nữ tính là gì và nam giới và phụ nữ nên ứng xử như
thế nào trong cuộc sống hàng ngày, khuyến khích chấp nhận những hành vi đó như là bẩm sinh
tự nhiên và hợp thức hoá chúng trong những bối cảnh nhất định.

Nam tính là một mô hình cụ thể của các hành vi hoặc thực hành xã hội có liên quan đến những
ý tưởng về cách nam giới nên ứng xử và vị trí của họ trong quan hệ giới. Cũng như nữ tính, có
nhiều loại nam tính khác nhau, chúng thay đổi theo thời gian và theo các bối cảnh khác nhau.4

Nam tính chủ đạo5 (hegemonic masculinity) là một kiểu nam tính “được đánh giá cao nhất” và
được lý tưởng hoá để biện minh cho sự thống trị của nam giới đối với phụ nữ nói chung và cho
phép một số nam giới đứng trên những nam giới khác.6

4 Robert W. Connell, “Understanding Men: Gender Sociology and the New International Research on Masculinities,” Social Thought &
Research 24, no. 1/2 (2001): 13–31.
5 Có tác giả dịch hegemonic masculinity là “nam tính bá quyền”
6 Connell, R. W., and James W. Messerschmidt. 2005. “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept”. Gender and Society 19(6):
829-859. Accessed 20 July 2020. www.jstor.org/stable/27640853.
10 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Phương pháp
Cuộc khảo sát sử dụng các phương pháp khác nhau bao gồm cả nghiên cứu định lượng và
định tính. Một phần của nghiên cứu định tính đã được thực hiện từ trước nhằm khám phá các
chủ đề chính và các chủ đề phụ và giúp thiết kế bảng hỏi của khảo sát định lượng.

Khảo sát định lượng đã phỏng vấn 2567


nam giới trong độ tuổi từ 18-64 tại Hà Nội,
Hà Nội 574 (22.4%)
thànhThành phố Hồ Chí Minh, Hòa Bình và Hoà Bình 10 phỏng vấn sâu
01 TLN nam
Khánh Hòa. Phương pháp chọn mẫu ngẫu 01 TLN cả nam và nữ

nhiên phân tầng được áp dụng để chọn mẫu


nghiên cứu. Công tác thu thập số liệu được
tiến hành trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 608 (23.7%)
10 phỏng vấn sâu
8 năm 2019. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 02 TLN nam
01 TLN nữ
khoảng 60 phút tại nhà riêng của người được Quần đảo
Hoàng Sa
lựa chọn hoặc địa điểm thích hợp nhằm đảm
bảo tính riêng tư và tạo sự thoải mái cho họ.
2,567 nam giới
tuổi từ 18 - 64 516 (20.1%)
10 phỏng vấn sâu
Giai đoạn thứ hai của nghiên cứu định tính được 01 TLN nam
01 TLN nữ
thực hiện và phân tích song song với nghiên cứu Quần đảo
Trường Sa
định lượng nhằm thu thập được những thông Khánh Hòa

tin sâu và đặc thù của các nhóm nam giới khác 869 (33.8%)
nhau. Trung bình, mỗi cuộc phỏng vấn sâu và Tp Hồ Chí Minh 10 phỏng vấn sâu
01 TLN nam
01 TLN nữ
thảo luận nhóm tập trung được thực hiện với
thời gian từ 90 đến 120 phút.
* TLN: Thảo luận nhóm

Hạn chế của cuộc nghiên cứu


• Nhóm nam ở độ tuổi trẻ nhất (18-24) tham gia trả lời phỏng vấn ít hơn so với cỡ mẫu ban
đầu vì một số người đi làm việc ở nơi khác hoặc không có mặt ở nhà vào thời điểm cuộc
khảo sát diễn ra. Điều này ảnh hưởng tới cấu trúc tuổi của mẫu khảo sát chung và do vậy
đã phần nào hạn chế tính khái quát của kết quả nghiên cứu.
• Cuộc khảo sát cũng gặp phải những hạn chế vốn có của các nghiên cứu xã hội nói chung,
như tỷ lệ báo cáo không đầy đủ và xu hướng trả lời “an toàn” cho phù hợp với các quan
niệm đạo đức - xã hội nói chung, đặc biệt là đối với những câu hỏi ở các chủ đề nhạy cảm
như bạo lực, tình dục và các hành vi nguy cơ.
Những
phát hiện chính
12 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Phát hiện 1: Hình mẫu “người đàn ông đích thực” củng cố
những chuẩn mực nam tính truyền thống vốn duy trì ưu thế
của nam giới so với phụ nữ.
Mẫu hình một người đàn ông Việt Nam được mong muốn nhất (nam tính chủ đạo) được mô
tả trong hình mẫu người đàn ông đích thực. Theo quan điểm của nam giới trong mẫu nghiên
cứu, những phẩm chất được coi là phải có ở người đàn ông đích thực bao gồm ít nhất 23 tiêu
chí thuộc bốn lĩnh vực trong cuộc đời của một người đàn ông: sự nghiệp, năng lực và tính cách,
sinh lực và bổn phận với gia đình.

HỘP 1. Những tiêu chí truyền thống về một “người đàn ông đích thực” đã kéo lùi
nam giới và bình đẳng giới

Làm công việc có tay nghề cao

Như đã trình bày trong Hộp 1, người đàn ông đích thực được trông đợi là phải có một loạt các
tiêu chí nam tính truyền thống trong quan niệm phổ biến về thế nào là một người đàn ông. Về
sự nghiệp, người đàn ông đích thực phải nỗ lực để trở thành Đảng viên, ưu tiên cho công việc,
trở thành người lãnh đạo và cố gắng phấn đấu để có vị trí cao trong hệ thống nhà nước. Về năng
lực và tính cách, người đàn ông đích thực phải mạnh mẽ, chấp nhận mạo hiểm, và có quan hệ
xã hội rộng rãi. Về sinh lực, người đàn ông đích thực phải có khả năng tình dục cao và có nhiều
kinh nghiệm tình ái, biết uống rượu bia và sẵn sàng sử dụng sức mạnh/bạo lực khi cần thiết để
bảo vệ danh dự của mình. Cuối cùng, về bổn phận đối với gia đình, người đàn ông Việt Nam
đích thực phải là trụ cột của gia đình, lấy vợ, sinh con, nuôi sống gia đình và thờ cúng tổ tiên.

Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy những phát hiện thú vị về những đặc điểm chủ yếu
của người đàn ông đích thực. Phần lớn những người trả lời, bất kể độ tuổi, hoàn cảnh xuất thân
và địa bàn sinh sống, đều nhấn mạnh giá trị trọng tâm của một người đàn ông đích thực, đó là
vai trò trụ cột gia đình.
Những phát hiện chính 13

Do vai trò trụ cột là một biểu tượng của nam tính đối với nam giới Việt Nam, nó có một giá trị
tinh thần mạnh mẽ và vì thế nó là bất di bất dịch. Những người đàn ông tham gia khảo sát xác
quyết rằng vai trò đó chỉ có thể do nam giới đảm nhận chứ không thể là phụ nữ.

Đàn ông bao giờ cũng là trụ cột của gia đình. Từ xưa đến nay vẫn thế.
Nam, 41 tuổi, Hà Nội

Người đàn ông đích thực thì nói chung toàn bộ công việc của gia đình mình phải thể
hiện vừa là gương mẫu, vừa là trụ cột… [Hỏi: Trụ cột nghĩa là thế nào?] À, cái chuyện
đó rất đơn giản, mình làm chồng, làm cha mình phải nghĩ ra nguồn thu để nuôi sống gia
đình mình… công việc nặng nhọc gì đó mình phải đứng mũi chịu sào… đàn ông phải
là người quyết định chứ một tổ chức mà ai cũng làm giám đốc hết thì ai làm nhân viên?
[Hỏi: Có nên để cho vợ làm giám đốc?] Không được. [Hỏi: Tại sao?] Thì đã nói đàn ông
là trụ cột thì đàn ông phải là người quyết định. [Hỏi: Thế phụ nữ không trụ cột được hả
anh?] Không, phụ nữ không trụ cột được.
Nam, 63 tuổi, Khánh Hoà

Gắn với vai trò trụ cột của gia đình là những đặc điểm và nghĩa vụ được kỳ vọng đối với một
người đàn ông đích thực trong cả gia đình và xã hội.

Đích thực ở đây có nghĩa là người đàn ông phải chăm lo được cho gia đình, phải có công
việc ổn định, nuôi dạy được con cái tốt, hiếu thảo với bố mẹ.
Nam, 28 tuổi, Hà Nội

Dám nghĩ dám làm có chí hướng thì mới có tiền. Phải biết quan tâm gia đình, có hiếu
với ba mẹ, chững chạc.
Nam, 27 tuổi, Khánh Hoà

Thậm chí nếu như người nam giới không thể đảm trách tốt vai trò kiếm tiền cho gia đình, người
đó vẫn là trụ cột và là người ra quyết định trong gia đình. Bản thân người phụ nữ đã thừa nhận
rằng mặc dù họ có thể kiếm tiền và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn người chồng, vị trí trụ cột
gia đình vẫn thuộc về nam giới.

Trong gia đình em thì chồng em là trụ cột. Chồng dù không kiếm ra tiền bằng người đàn
bà nhưng vị trí của người đàn ông vẫn cao hơn. Gia đình em, từ kinh tế đến đối nội, đối
ngoại, con cái đều đến tay em nhưng em vẫn coi trọng người đàn ông vì trong gia đình
nếu vắng bóng người đàn ông thì nó khác. Các quyết định trong gia đình vẫn cần phải
hỏi ý kiến.
Thảo luận nhóm nữ, Hoà Bình
14 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Tuy nhiên, phân tích định lượng của chúng tôi cho thấy có những biến thể trong quan niệm về
hình mẫu người đàn ông đích thực của các nhóm nam giới. Nam giới trẻ, nam giới sống ở khu
vực đô thị, nam giới có học vấn cao và nam giới tham gia nhiều vào toàn cầu hóa dường như có
ít quan niệm và những thực hành liên quan tới những chuẩn mực nam tính truyền thống, cứng
nhắc. Những nam giới nhiều tuổi hơn, nam giới tham gia tích cực vào các nhóm xã hội và nam
giới ủng hộ những chuẩn mực mang tính định kiến về giới, và những người có trải nghiệm về
bạo lực thời thơ ấu có quan điểm truyền thống hơn về người đàn ông đích thực. Những nam
giới ủng hộ những chuẩn mực nam tính truyền thống thường có xu hướng kiểm soát/sử dụng
bạo lực đối với vợ/bạn tình của mình và ưa thích con trai hơn.

Phát hiện 2: Các chuẩn mực nam tính truyền thống có tác động
tiêu cực đến nam giới.
Các tiêu chí về người đàn ông Việt Nam đích thực được đề ra quá cao buộc nam giới phải cố
gắng không ngừng để đạt được chúng. Cùng với quá trình thực hiện nhiệm vụ gần như bất khả
thi này, nam giới phải đối mặt với áp lực xã hội rất lớn khi phải tuân thủ những chuẩn nam tính
như vậy. Gắn với quan niệm nam giới là trụ cột gia đình, nam giới Việt Nam có xu hướng cho
rằng một trong những bổn phận trước nhất của họ là nuôi sống gia đình. Do vậy, có việc làm
được trả lương cao đã trở thành một biểu tượng quan trọng về nam tính.7

Thật vậy, tài chính và sự nghiệp được phát hiện là hai vấn đề gây áp lực lớn nhất cho nam giới
cả nông thôn và đô thị. Gần một phần tư nam giới tham gia khảo sát đã thừa nhận họ cảm thấy
áp lực trong cuộc sống, trong đó có hơn 80% cảm thấy bị áp lực về tình trạng tài chính, và gần
70% bị áp lực về sự nghiệp. Áp lực đối với nam giới có xu hướng giảm dần theo độ tuổi nhưng
lại gia tăng theo trình độ học vấn và với thời gian làm việc.

BIỂU ĐỒ 1. Áp lực giảm theo độ tuổi nhưng tăng theo trình độ học vấn và thời
gian làm việc

7 Christian Haywood and Mairtin Mac an Ghaill, Men and Masculinities: Theory, Research, and Social Practice (Open University Press:
Open Univ, 2003).
Những phát hiện chính 15

Áp lực nhất chắc là về tiền bạc. Vì độ tuổi này nhiều lúc nhìn bạn bè có cơ ngơi hơn
mình thì mình cũng áp lực. Khi so sánh bản thân mình với người khác thì muốn mình
bằng hoặc hơn.
Nam giới, 28 tuổi, Hà Nội

Những áp lực này có thể gây tác động bất lợi lên sức khỏe tâm thần của nam giới, đặc biệt là
nhóm nam giới trẻ và nam giới sống ở khu vực đô thị, họ là những nhóm có tỷ lệ trải nghiệm
những cảm xúc tiêu cực cao hơn trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát. Đáng chú ý là có gần
3% số nam giới tham gia khảo sát có ý định tự tử, tỷ lệ này tăng tới 5,4% (tỷ lệ cao nhất) trong
nhóm nam giới ở độ tuổi 18-29. Một trong những lý giải cho hiện tượng này có thể là trong khi
nhóm nam nhiều tuổi hơn đã ổn định cuộc sống gia đình và sự nghiệp thì nhóm nam giới trẻ, áp
lực rất lớn về việc xây dựng gia đình và sự nghiệp, đặc biệt là khi mà khu vực đô thị lại là nơi có
sự cạnh tranh mạnh hơn và chi phí cho cuộc sống đắt đỏ hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân
hàng Thế giới về Việt Nam, tỷ lệ tự tử ở nam giới đã gia tăng trong những năm gần đây và cao
hơn gấp 3 lần tỷ lệ này ở phụ nữ.8

BIỂU ĐỒ 2. Nam giới trẻ tuổi hơn có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn
(12 tháng trước thời điểm khảo sát) (% số nam giới có cảm xúc tiêu cực)

40
34,6
35 34,2

30
25
20
15,5 15
13,5 13,9
15 11,3
9,9 9,3 9,6
10 7,6 8,2 7,3
6,7
3,9
5
0
18-29 30-39 40-49 50-59 60+
Cảm thấy cô đơn và lạc lõng Cảm thấy thất vọng và chán nản Cuộc đời là một sự thất bại

Hơn nữa, để đối phó với những áp lực và tình trạng căng thẳng, nhiều nam giới Việt đã tìm đến
những thực hành có hại, trong đó hút thuốc lá, uống rượu bia là hai hành vi phổ biến nhất. Cứ
10 nam giới thì có 7 người hút thuốc lá và có 6 người đã từng uống tới say xỉn ít nhất một lần
trong đời.

8 Vietnam Suicide Rate 2000 – 2020. Accessed 5 August 2020. https://www.macrotrends.net/countries/VNM/vietnam/suicide-rate


16 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

BIỂU ĐỒ 3. Nam giới thực hiện những hành vi nguy cơ (%)

80
70 67,7

60 55,3 58,2
48,4
50
40 34,4
30 24 23,4
17,7 19,5
20
9,1 8,7 8,1 8
10 4,3 4,1
2,7 1,8 1 0,7 1,9 0
0
Hút thuốc Uống rượu/bia Cá độ/ Ẩu đả với Sử dụng Bị xử phạt Bị giam giữ
đến say xỉn đánh bạc vật dụng chất kích hành chính vì phạm pháp
gây sát thích dạng
thương ma túy
Ít nhất một lần Dưới 5 lần trong 12 tháng trước Trên 6 lần trong 12 tháng trước

Phát hiện 3: Nam giới còn giữ nhiều chuẩn mực mang định
kiến giới, cản trở quyền năng của phụ nữ và biện minh cho sự
phân biệt đối xử trên cơ sở giới.
Một tỷ lệ cao nam giới đã nhập tâm các chuẩn mực giới thiên lệch (mang tính định kiến về giới),
phản ánh những mong đợi giới truyền thống về vai trò, giá trị, năng lực và khát vọng của nam
giới và phụ nữ.

Đáng chú ý là cứ 3 nam giới thì có đến 2 người tin rằng nam giới làm việc hiệu quả hơn phụ nữ,
đặc biệt là trong vai trò lãnh đạo. Một tỷ lệ đáng chú ý là hơn 92% số nam giới đồng ý với quan
niệm cho rằng “thiên chức của người phụ nữ là chăm sóc gia đình và là hậu phương vững chắc
cho chồng phát triển sự nghiệp”. Tương ứng, có hơn 82% nam giới cho rằng “phụ nữ nên ưu
tiên gia đình hơn là phấn đấu cho sự nghiệp”, “phụ nữ nên chịu đựng và hy sinh để giữ gìn hạnh
phúc gia đình” và hơn 84% nam giới đồng ý với ý kiến cho rằng phụ nữ nên làm những công
việc nhẹ nhàng và đơn giản. Những phát hiện này cho thấy nam giới tin rằng phụ nữ có năng
lực làm việc kém hơn đàn ông và phụ nữ nên hy sinh sự nghiệp của mình để chăm lo gia đình
và hỗ trợ cho sự thành công của người chồng.
Những phát hiện chính 17

BIỂU ĐỒ 4. Các chuẩn mực giới trong quan niệm của nam giới (% số nam đồng ý)

Phụ nữ nên làm các công việc nhẹ nhàng, đơn giản 84,4
Phụ nữ nên ưu tiên chăm sóc gia đình
hơn là phấn đấu cho sự nghiệp 82,7

Phụ nữ thường cảm tính, không nhất quán 68,4


trong công việc
Năng lực

Nam giới làm lãnh đạo tốt hơn phụ nữ 68,1

Nam giới làm chính trị thì phù hợp hơn phụ nữ 66,7

Phụ nữ không có khả năng làm việc dưới áp lực cao 64,5

Nam giới làm việc hiệu quả hơn phụ nữ 64,2

Nam giới là bờ vai che chở cho người phụ nữ của mình 94,5

Nam giới làm việc nhà là giúp đỡ phụ nữ 95


Mối quan hệ và gia đình

Thiên chức của phụ nữ là chăm sóc cho gia đình,


làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp của chồng 92,8

Phụ nữ nên chịu đựng và hy sinh


để giữ gia đình hạnh phúc 82,7

Khi đã kết hôn người vợ phải dành hết tâm trí


cho gia đình nhà chồng 72,7

Chồng/bạn trai nên là người đưa ra quyết định chính 68,4

Vợ/người yêu không nên trang điểm và ăn mặc nổi bật


61
để tránh thu hút sự chú ý của người khác giới

Đàn ông khó kiềm chế ham muốn tình dục hơn phụ nữ 78,7

Đàn ông có ham muốn tình dục mạnh hơn phụ nữ 71,6

Đàn ông tán tỉnh, trêu ghẹo phụ nữ là chuyện bình thường 63,9

Vợ/người yêu nên chiều chồng/bạn trai của mình


nếu người đó muốn quan hệ tình dục 58,7
Tình dục

Đàn ông có nhiều bạn tình là điều bình thường 52,8


Phụ nữ phải thế nào
thì mới bị quấy rối và xâm hại tình dục 47,5

Đàn ông ngoại tình là chuyện có thể hiểu 27,6


và chấp nhận được
Phụ nữ có nhiều bạn tình là điều bình thường 26,8

Phụ nữ ngoại tình là chuyện có thể hiểu


12,7
và chấp nhận được
18 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Ví dụ dưới đây cho thấy rõ ràng cách đàn ông cho rằng mình có năng lực hơn phụ nữ mà không
nhận ra rằng đó là bất bình đẳng giới.

Nói chung mình không phải là trọng nam khinh nữ gì cả nhưng người phụ nữ thì nói
chung là … không bằng được người đàn ông. Mình làm được 10 thì họ chỉ có 8 thôi. Họ
cũng đảm đang và cũng làm được việc nhưng có cái không bằng được.
Thảo luận nhóm nam, Hoà Bình

Nói về phụ nữ đầu tiên là nữ công gia chánh tốt, đảm đang thu vén gia đình, rồi thương yêu
chồng con, rồi mới đến công việc xã hội.

Một người vợ tốt trước hết phải là một người nội trợ giỏi, tiếp theo là phải yêu thương
chồng con, sau đó mới là có một công việc tốt.
Nam, 43 tuổi, Hà Nội

Phụ nữ lớn lên lấy chồng rồi phải theo chồng [...] Phụ nữ phải yêu thương chồng và gia
đình nhà chồng, và phải làm nội trợ giỏi.
Nam, 32 tuổi, Khánh Hòa

Phân tích định lượng sâu hơn chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm nam giới khác nhau đối với các
chuẩn mực giới về nam giới và phụ nữ. Nam giới trẻ, nam giới có trình độ học vấn cao hơn,
nam giới sống ở khu vực đô thị và nam giới tham gia nhiều vào toàn cầu hóa có ít định kiến
hơn về cả phụ nữ và nam giới. Phân tích cũng chỉ ra mối liên quan giữa việc tiếp xúc với những
chuẩn mực giới thiên lệch khi còn nhỏ và việc tin vào những chuẩn mực đó ở nam giới trưởng
thành. Những nam giới khi còn nhỏ đã được dạy hoặc thường được nghe về các chuẩn mực giới
thiên lệch sẽ có xu hướng tuân thủ các chuẩn mực đó nhiều hơn khi họ trưởng thành. Ngoài ra,
những nam giới có những chuẩn mực giới thiên lệch về nam giới cũng có sự thiên lệch đối với
phụ nữ và ngược lại.

Những chuẩn mực giới thiên lệch một lần nữa thể hiện rõ ràng trong suy nghĩ của nam giới về
việc phân chia tài sản cho con trai và con gái của họ. Khi được hỏi một câu hỏi giả định về việc
chia tài sản trong trường hợp có cả con trai và con gái, chỉ 1% nam giới cho rằng cha mẹ nên
chia tài sản chỉ cho con gái hoặc chủ yếu cho con gái so với 12-23% nam giới cho rằng chỉ nên
chia hoặc chủ yếu chia cho con trai. Suy nghĩ như vậy đúng cho tất cả các loại tài sản từ đất đai,
nhà cửa cho đến công việc kinh doanh và tiền bạc của gia đình, và điều này chỉ ra rằng khi sinh
ra là phụ nữ thì đã có nghĩa là bị bất lợi về quyền sở hữu tài sản so với nam giới.
Những phát hiện chính 19

BIỂU ĐỒ 5. Suy nghĩ của nam giới về giả định phân chia tài sản cho con cái (%)

90
78,3
80 73,6 74,5 75,6
68,7
70
60
50
40
30
21,3
20 14,8 14,8 14,3
12,9
10
0,8 1,1 0,9 1,6 1
0
Đất ở/nhà Đất nông nghiệp Doanh nghiệp Tiền, vàng Các tài sản
gia đình giá trị khác

Chỉ cho/chủ yếu cho con trai Chỉ cho/chủ yếu cho con gái Chia đều

Bao giờ con trai cũng được ưu tiên hơn, ví dụ về tài sản, con trai bao giờ cũng [được
nhận] hơn.
Nam, 41 tuổi, Hà Nội

Những phát hiện này một lần nữa khẳng định rằng nam giới Việt Nam còn lưu giữ những
chuẩn mực giới thiên lệch mang tính định kiến coi nhẹ ý nghĩa của sự nghiệp trong cuộc sống
của người phụ nữ và điều này có thể hàm ý việc các em gái ít hoặc không nhận được nhiều sự
ủng hộ và khuyến khích của người cha để phấn đấu trong sự nghiệp như các bé trai.

Trong ba đứa con của gia đình thì em được ưu tiên nhất vì em là con trai út […] trong
gia đình, em cũng được học cao nhất còn các chị của em thì chỉ học hết lớp 7.
Nam, 33 tuổi, Hà Nội

Cuộc nghiên cứu đã chỉ ra sự phổ biến của những chuẩn mực giới thiên lệch trong nhận thức
của nam giới Việt Nam rằng vai trò chủ đạo của phụ nữ là người chăm sóc cho gia đình, họ
không có năng lực trong công việc, bổn phận của họ là hy sinh cho gia đình và hỗ trợ cho sự
thành công của người chồng. Những niềm tin và khuôn mẫu này đề cao ưu thế và đặc quyền của
nam giới so với phụ nữ, hạn chế các cơ hội nâng cao quyền tự chủ về kinh tế của phụ nữ và biện
minh cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tại nơi làm việc cũng như trong gia đình và xã hội.
20 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Phát hiện 4: Nam thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ ở đô


thị là những tác nhân của “lệch chuẩn tích cực”.
Có sự khác biệt khá rõ ràng giữa các nhóm nam giới về mức độ tuân thủ các chuẩn mực nam tính
truyền thống cứng nhắc. Ở nhóm dân số trẻ đô thị, mức độ tuân thủ ít hơn. Các số liệu thống kê
phân tách theo độ tuổi và nơi định cư (thành thị / nông thôn) đã cho thấy sự khác biệt rõ ràng
trong phân công lao động gia đình, quyền ra quyết định, sở hữu tài sản và bạo lực gia đình.

Phân công lao động trong hộ gia đình


Trong cuộc sống gia đình của nam giới hiện nay, công việc nội trợ hàng ngày như nấu ăn, giặt
giũ, dọn dẹp nhà cửa chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm (tỷ lệ lần lượt là 61,5%, 62,3% và 57,6%).
Ngược lại, người chồng chịu trách nhiệm chính về đối ngoại như đại diện gia đình giao tiếp với
chính quyền và cộng đồng (69,5%) và tham gia hoạt động của dòng họ (65%).

BIỂU ĐỒ 6. Phân công lao động giữa hai vợ chồng (%)

80
69,5
70 65
61,5 62,3
60 57,7

50

40

30
20,4
20
8,2 10,3
10 6,9 7,4 5,2
3,9
0
Nấu ăn Giặt giũ Dọn nhà Làm việc với Tham gia Đi làm
chính quyền/ các sinh hoạt có thu nhập
cộng đồng họ hàng

Vợ làm là chính Chồng làm là chính

Tuy nhiên, đã có sự thay đổi tích cực trong phân công lao động gia đình ở nhóm nam trẻ tuổi đô
thị. Kết quả trong Biểu đồ 7 dưới đây cho thấy nam giới càng trẻ tuổi càng có xu hướng chia sẻ
việc nhà với phụ nữ, và thanh niên ở đô thị chia sẻ việc nhà với vợ mình nhiều hơn thanh niên
ở nông thôn. Ví dụ, ở khu vực đô thị, có 38,8% nam giới ở độ tuổi 18-29 đã chia sẻ việc nấu ăn
với vợ mình so với tỷ lệ 24,2% ở những nam giới từ 60 tuổi trở lên. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ
Những phát hiện chính 21

tương ứng là 29,4% và 18,1%. Đây là những dấu hiệu cho thấy đã có sự chuyển đổi tích cực so
với phân công lao động truyền thống.

BIỂU ĐỒ 7. Tỷ lệ chia sẻ việc nhà trong gia đình chia theo độ tuổi và theo nơi sống (%)

Nấu ăn Giặt giũ Dọn nhà

60+ 60+ 60+


50-59 50-59 50-59
40-49 40-49 40-49
30-39 30-39 30-39
18-29 18-29 18-29

0 50 100 0 50 100 0 50 100


Đô thị Nông thôn

Kết quả phân tích định tính cũng chỉ ra rằng nhóm trẻ tuổi cởi mở hơn đối với công việc nội
trợ so với nam giới ở các độ tuổi lớn hơn do họ ý thức được rằng người phụ nữ cũng ra ngoài
làm việc tạo thu nhập như nam giới nên họ sẵn sàng gánh vác việc nhà cùng vợ cũng như chăm
sóc con cái.

Thật ra gia đình mình không biệt rạch ròi ai phải làm công việc nội trợ gì. Nếu ai đi làm
về trước thì chủ động nấu cơm trước. Việc giặt giũ thì đã có máy giặt, mình chỉ cần bỏ
đồ vào máy giặt rồi phơi nên cũng không vất vả gì. Dọn dẹp nhà cửa thì cả hai cùng làm.
Nếu vợ mình đi làm về muộn thì mình chủ động làm tất cả mọi việc.
Nam, 28 tuổi, Hà Nội

Trong khi đó, nam giới ở nhóm tuổi lớn hơn vẫn còn mặc định việc nội trợ là của phụ nữ còn
đàn ông là người kiếm tiền trong gia đình.

Mẹ thì là ở nhà phải nội trợ, anh thấy là phụ nữ thường nội trợ trong gia đình. Ông già ở
dưới đó lúc trước thì vừa làm ruộng, vừa làm cái công tác xã hội thì cứ bận bịu tối ngày,
không có quãng thời gian nào ở nhà, hầu như công việc ở nhà là dành cho bà già [mẹ].
Nam, 35 tuổi, Tp. Hồ Chí Minh
22 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Ra quyết định trong gia đình


Như trình bày trong Biểu đồ 8, nhìn chung, người chồng là người có tiếng nói quyết định trong
các chi tiêu và đầu tư lớn của gia đình, trong khi đó, người vợ là người quyết định các chi tiêu
hàng ngày.

BIỂU ĐỒ 8. Quyết định về các chi tiêu hàng ngày và các chi tiêu lớn của gia đình (%)

Các khoản chi lớn 38.3


và đầu tư 9.7

72.7
Chi tiêu
hàng ngày 8.2 Chủ yếu là vợ Chủ yếu là chồng

Tuy nhiên, như trong Biểu đồ 9, những người trẻ ở độ tuổi 18-29 có xu hướng quyết định
cùng với vợ nhiều hơn so với nam giới ở các nhóm tuổi cao hơn. Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng
đưa ra quyết định ở đô thị cũng cao hơn ở nông thôn. Ví dụ, để chi tiêu và đầu tư lớn, ở đô
thị có 53,7% nam giới độ tuổi 18-29 quyết định cùng vợ, trong khi tỷ lệ này ở thanh niên nông
thôn là 37%. Tương tự, đối với các chi tiêu hàng ngày của gia đình, ở đô thị có 34,3% nam giới
trong độ tuổi 18-29 quyết định cùng vợ của họ, trong khi ở nông thôn tỷ lệ này ở nhóm nam
tương ứng là 22,8%.

BIỂU ĐỒ 9. Tỷ lệ chia sẻ các quyết định trong gia đình chia theo các nhóm tuổi và
khu vực (%)
Cả hai quyết chi tiêu lớn Cả hai quyết chi tiêu hàng ngày
100 40
90 34.3
35
80
30
70
25
60 53.7 52.1 52.5 22.8 22.4
49.1 48.9 21.1 19.2
50 49.8 50.3 47.1 20 18
45.3
40 37 13.8
15 13.8
13.2
30 11.2
10
20
10 5

0 0
18-29 30-39 40-49 50-59 60+ 18-29 30-39 40-49 50-59 60+
Đô thị Nông thôn
Những phát hiện chính 23

Các trích dẫn dưới đây cho thấy sự khác biệt giữa những nam giới lớn tuổi và những nam giới
trẻ tuổi, ở nhóm trẻ tuổi hơn quyền ra quyết định trong gia đình đã có sự dịch chuyển theo
hướng bình đẳng hơn.

[Thế chị có quyền quyết mà không cần hỏi ý anh không ạ?] Có chớ, […] có những chuyện
trong phạm vi của đàn bà như đi chợ, nấu nướng rồi nuôi con gà, con vịt, con heo, con
bò, đó là của phụ nữ. Đàn ông thì gánh vác công việc ở ngoài, quan hệ đối nội, đối ngoại,
bắc điện, bắc đài, nước non gì đó.
Nam, 63 tuổi, Khánh Hòa

Nếu là những chi tiêu hàng ngày thì vợ chồng mình đặt ra một ngân sách hàng tháng,
bọn mình chỉ tiêu trong ngân sách đó. Trong các mục đầu tư lớn, mình với vợ mình
thường cùng nhau bàn bạc rồi sau đó mới cùng nhau quyết định. Mình nghĩ rằng mọi
việc cần sự đồng ý của cả hai chứ không phải chỉ từ một phía. Như vậy cả hai mới cảm
thấy vui vẻ, gia đình mới êm ấm.
Nam, 28 tuổi, Hà Nội
Sở hữu tài sản
Tỷ lệ nam giới sở hữu những tài sản có giá trị của gia đình cao hơn nhiều lần tỷ lệ này ở phụ nữ.
Cụ thể, tỷ lệ người chồng là chủ sở hữu duy nhất của bất động sản cao hơn gần 7 lần tỷ lệ này ở
người vợ (28,2% so với 4,5%). Tương tự, tỷ lệ chỉ có người chồng sở hữu những tài sản lớn như
ô tô, phương tiện sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất có giá trị cao hơn nhiều lần tỷ lệ người
vợ là chủ sở hữu duy nhất.

BIỂU ĐỒ 10. Sở hữu tài sản trong gia đình (%)


50 47,1
45
40
35
28,2 30
30
25 23,9

20 16,9
16,1
15 11,9
9,5
10 8,1
4,5 5,6 3,7
5 2,4 4,9
1,9 2,8 1,2
0 0,4 0,4
Bất động sản Tiết kiệm/ Cơ sở sản xuất/ Ô tô Xe máy
tài khoản kinh doanh
ngân hàng
Chỉ có chồng Chỉ có vợ Mỗi người sở hữu riêng Sở hữu chung
24 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Có thể thấy sự khác biệt giữa thành thị / nông thôn và giữa các nhóm tuổi như mô tả trong Hình
12. Theo đó, ở nhóm tuổi trẻ nhất 18-29 tuổi, khoảng cách giữa tỷ lệ người chồng là người sở
hữu tài sản duy nhất, cụ thể là bất động sản, và tỷ lệ này của người vợ ở khu vực đô thị thấp hơn
nhiều so với khoảng cách này ở khu vực nông thôn. Đáng chú ý là tỷ lệ nam thanh niên trong
độ tuổi 18-29 ở khu vực nông thôn sở hữu bất động sản riêng là 23,9% trong khi con số tương
ứng của nữ giới là 0%. Hơn nữa, tỷ lệ người chồng là chủ sở hữu duy nhất của bất động sản tăng
theo độ tuổi và ở tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn ở đô thị.

BIỂU ĐỒ 11.TTỷ lệ sở hữu bất động sản trong gia đình chia theo nhóm tuổi và theo
khu vực (%)

50 50

40 40 38,3
35,3 35,7
30 28,1 28,1 30 27,1
24,2 23,9
20 16,4 20

10 6 7 6,8 10 6,4
4,5 2,7 2,9 2,5 5,2 4,8
0 0
0
18-29 30-39 40-49 50-59 60+ 18-29 30-39 40-49 50-59 60+

Chỉ có chồng Chỉ có vợ Cả hai cùng sở hữu

Tương tự, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy mặc dù tình trạng chỉ có nam giới là người sở
hữu những tài sản có giá trị trong gia đình là vẫn phổ biến, nhưng những nam giới trẻ tuổi hơn
lại có xu hướng sẵn sàng chia sẻ quyền sở hữu tài sản với người vợ của mình.

Dân địa phương ở đây thì đất đai toàn là người chồng đứng tên thôi ạ. Hiếm có người
phụ nữ đứng tên lắm vì đàn ông rành hơn, đi giải quyết công việc cũng nhanh hơn.
Nam 40 tuổi, Tp. Hồ Chí Minh

Hiện tại bọn mình không có tài sản quý giá và đứng tên riêng ai cả. Sau này những tài
sản quý giá thì việc đứng tên ai cũng không quan trọng. Nếu vợ mình thích thì mình để
cô ý đứng tên. Việc phân định tài sản rạch ròi thiết nghĩ chỉ dành cho ai nghĩ đến việc ly
hôn và có ý định phân chia tài sản. Mình và vợ mình xác định sống cả đời với nhau nên
không quan trọng việc này lắm.
Nam, 28 tuổi, Hà Nội
Những phát hiện chính 25

Bạo lực gia đình


Nhìn chung, nam giới có hành vi bạo lực thể xác hoặc xúc phạm bằng lời nói đối với người vợ/
bạn tình nhiều lần hơn so với phụ nữ bạo hành chồng/bạn tình của mình. Đặc biệt, tỷ lệ người
chồng đã có hành vi bạo lực về thể xác đối với vợ là 8,1%, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ người vợ
có hành vi bạo hành chồng là 3,9%.

BIỂU ĐỒ 12. Tình trạng bạo hành giữa vợ chồng/ bạn tình (%)

100
90 88,5
80
70
60 56,7 55,6
51,2
50
40
30 25,6
21,2
20
10 8,1
3,9
0
Bạo lực tình cảm Bạo lực bằng lời nói Các hành vi Bạo lực thể chất
kiểm soát

Chồng đối với vợ Vợ đối với chồng

Tỷ lệ nam giới ở độ tuổi trẻ nhất (18-29) đã từng gây bạo lực gia đình là thấp nhất trong các
nhóm tuổi. Thậm chí ở nhóm tuổi này, tỷ lệ người vợ sử dụng bạo lực về thể chất cao gấp đôi so
với người chồng (6,2% so với 3,5%).

BIỂU ĐỒ 13. Tình trạng bạo lực giữa hai vợ chồng/bạn tình chia theo các nhóm tuổi (%)

Bạo lực bằng lời nói Bạo lực thể chất

35 32,9 12
10,7
30 26,6 10 9,5
25 27,2 8,6
25 23,9 8
18 19,5 6,9
20 17,7 16,9 16 6
15 4 4,1 4,3
4 3,5
10 2,5 2,7
5 2
0 0
18-29 30-39 40-49 50-59 60+ 18-29 30-39 40-49 50-59 60+
Chồng đối với vợ Vợ đối với chồng
26 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

So sánh theo khu vực sinh sống, tỷ lệ nam giới bạo hành vợ bằng lời nói và thể xác ở khu vực
nông thôn cao hơn một chút so với tỷ lệ nam giới bạo hành vợ ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, sự
khác biệt là không đáng kể.

Tư tưởng gia trưởng đã ăn sâu vào nếp nghĩ của đàn ông Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn
đến bạo lực gia đình. Theo đó, một người đàn ông tự cho mình là chủ gia đình có quyền được
giáo dục, đưa vợ con vào khuôn phép.

Cháu nghĩ bạo lực xảy ra là do tư tưởng của người ta [đàn ông] thôi, người ta lúc nào
cũng nghĩ mình là trên hết, lúc nào cũng nghĩ mình là chủ gia đình, thì nói gì ai cũng
bắt buộc phải nghe. Nhiều đàn ông không nghĩ tới việc cùng vợ xây dựng một gia đình
hạnh phúc, họ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân.
Nam 31 tuổi, Hòa Bình

Em biết một số ông đánh vợ toàn là mấy ông không có khả năng nhịn cơn tức, kiểm soát
cơn giận kém nên họ vung tay vung chân thôi. Họ nghĩ tao là đàn ông trong nhà, tao có
quyền to hơn nên tao có quyền đánh nếu không nghe lời tao. Với cả em nghĩ ở Việt Nam
pháp luật không nghiêm nên bạo lực dễ xảy ra.
Nam 23 tuổi, Hà Nội

Những chuẩn nam tính cứng nhắc có thể khiến đàn ông cảm thấy thất bại nặng nề nếu họ
không thể hiện được vai trò trụ cột của gia đình. Điều đó cùng với việc uống rượu như một biểu
tượng nam tính, có thể dẫn đến bạo lực gia đình.

Rượu rồi say xỉn hoặc áp lực trong cuộc sống khiến người đàn ông khó kiểm soát được
cơn tức giận. Ở khu cháu ở, cháu biết một số ông chồng không có công ăn việc làm ổn
định, áp lực kiếm tiền đè nặng lên người vợ. Xong rồi mấy ông đó lại tụ tập nhau rượu
chè, say xỉn, vợ đi làm về mệt nói một vài câu là lại đánh vợ.
Nam, 39 tuổi, Hòa Bình

Nam thanh niên thế hệ thiên niên kỷ ở đô thị là những tác nhân của “lệch
chuẩn tích cực”
Trong khi các chuẩn mực nam tính gắn liền với hình ảnh người đàn ông đích thực và các chuẩn
mực giới bất bình đẳng còn tồn tại phổ biến trong những nam giới tham gia cuộc khảo sát, phân
tích hồi quy cho thấy có những dấu hiệu thay đổi tích cực. Các yếu tố phân tích bao gồm tuổi
trẻ, sống ở đô thị, trình độ học vấn cao hơn, điều kiện kinh tế tốt hơn và tham gia nhiều hơn vào
toàn cầu hóa được xác định là những yếu tố làm suy yếu những chuẩn mực nam tính và chuẩn
mực giới của nam giới Việt Nam. Có lẽ sự tiến bộ kinh tế và xã hội cùng với cơ hội tiếp xúc nhiều
nền văn hóa khác nhau trong quá trình toàn cầu hóa đã có tác động tích cực đến nhận thức của
nam giới Việt Nam.
Những phát hiện chính 27

Những phát hiện từ nghiên cứu định tính đã phản ánh xu hướng này, đặc biệt là trong nhóm
thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ sống trong môi trường đô thị. Đối với họ, hình ảnh một
người đàn ông đích thực không chỉ bó hẹp trong vai trò trụ cột của gia đình mà còn mở rộng
đến các giá trị khác.

Theo em, với giới trẻ, người đàn ông đích thực không chỉ có quan trọng là kiếm tiền, cũng
cần phải có đạo đức, sống tốt trong gia đình, với hàng xóm láng giềng. Nói chung phải là
người đi làm, sống tử tế, đàng hoàng, trung thực. Trong gia đình phải đối xử với vợ con
tốt. Còn ngoài xã hội thì mình phải trung thực, mình phải công bằng, nếu có chức quyền
thì đừng có ép người yếu thế. Thảo luận nhóm nam, Tp. Hồ Chí Minh

Mặc dù họ nhìn thấy các chuẩn mực nam tính truyền thống vẫn còn tồn tại, nhưng những nam
giới trẻ ở đô thị đang tìm kiếm những cách tự do hơn để thể hiện nam tính mà không bị ràng
buộc vào các chuẩn mực cứng nhắc.

Em thấy là đến bây giờ khuôn mẫu [người đàn ông đích thực] không thay đổi chị ơi. Tức
là người nam giới là phải mạnh mẽ, phải có công ăn việc làm ổn định nè, thành đạt nè
rồi nếu như mà người đó có một gia đình tốt, có một người phụ nữ tốt, gia đình hạnh
phúc thì người ta sẽ ngưỡng mộ những người đàn ông như vậy… Với em, đích thực hay
không thì không phải qua công việc, cũng không qua ngoại hình, cũng không qua sự
thành công của họ. Đối với em người đàn ông [đích thực] là người tốt về mặt nhân phẩm
là đủ, là người dám sống như mình mong muốn, không chạy theo những cái chuẩn mực
chung. Tại sao mình phải chạy theo những cái chuẩn mực chung như vậy?
Nam, 25 tuổi, Tp. Hồ Chí Minh

Những thay đổi tích cực trong quan điểm của nam giới trẻ thành thị cũng cho thấy họ ưa thích
hình ảnh phụ nữ hiện đại và tự do hơn, độc lập trong cuộc sống của mình.

Đối với em, em rất thích những người phụ nữ năng động, phải tự lập, không mắc gì phải
lệ thuộc vào một thứ gì đó hoặc là chạy theo một chuẩn mực gì đó về mặt nữ tính như
là tóc tai hay phải khéo léo các công việc nội trợ thế này thế kia. Em cảm thấy người phụ
nữ bây giờ họ phải thoải mái với bản thân. Mặc dù họ có thể thích nội trợ nhưng mà
chỉ như là một sở thích cá nhân chứ không phải là một phận sự hay là trách nhiệm hay
là một cái hình mẫu. Nhìn chung thì em thấy một người phụ nữ phải có quan điểm cởi
mở, tự do như vậy. Nam, 25 tuổi, Tp. Hồ Chí Minh

Họ thể hiện sự hiểu biết tốt hơn về thế nào là bình đẳng giới.

Bình đẳng giới tức là mọi người bình đẳng trong suy nghĩ của mình, chia sẻ mọi công
việc với nhau, không ai phụ thuộc vào ai cả. Không bắt buộc anh phải làm công việc này,
chị mặc định phải làm công việc kia. Mọi người nếu có đủ năng lực thì vẫn có thể làm
như nhau.  Nam, 28 tuổi, Hà Nội
28 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

Trường hợp của Bảo (không phải tên thật) tóm tắt trong hộp dưới đây là một ví dụ minh họa
điển hình thể hiện suy nghĩ tiến bộ của thế hệ thiên niên kỷ ở đô thị về nam tính tích cực cũng
như về bình đẳng giới.

HỘP 2. Lệch chuẩn tích cực về nam tính và bình đẳng giới của thế hệ thiên niên kỷ

Bảo, 23 tuổi, đang là sinh viên du học ở nước ngoài về Việt Nam nghỉ hè. Bảo đang học năm cuối đại
học. Hiện nay gia đình Bảo sống ở Hà Nội. Bảo là con trai duy nhất của một gia đình khá giả ở Hà Nội.
Cha và mẹ của Bảo đều là cán bộ nhà nước. Bảo sang Nhật học năm em 18 tuổi.
Suy nghĩ về nam giới và nam tính
Người đàn ông đích thực là người sống đơn giản, giản dị trong cách ăn uống, sinh hoạt, cách nghĩ. Họ là
những người đàn ông có tiền, biết đầu tư, nhưng không phung phí, biết tiết kiệm. Ngoài ra, người đàn
ông đích thực cũng phải biết quan tâm, chia sẻ với vợ con, biết chăm lo gia đình. Dù có kiếm được nhiều
tiền thì cũng phải về ăn cơm với vợ.
Suy nghĩ về hôn nhân và gia đình
Với Bảo, gia đình là quan trọng nhất. Người đàn ông có sức khỏe tốt hơn phụ nữ, nên phải tự giác làm
những việc lớn để phụ nữ làm những công việc nhẹ hơn. Tuy nhiên, nếu không kiếm được nhiều tiền
bằng vợ thì Bảo sẵn sàng ở nhà nấu cơm. Bảo tin rằng một người đàn ông đích thực cần đối xử với vợ
một cách bình đẳng.
Bảo cho biết, ngày xưa thì đàn ông đến tuổi là phải lấy vợ, phải đẻ con, phải lo sao cả nhà có cơm ăn.
Bây giờ thì cuộc sống dễ chịu hơn và con người có nhiều tự do hơn. Bảo nghĩ việc có con không quá
quan trọng.
Đàn ông làm lãnh đạo có tốt hơn phụ nữ?
Bảo không đồng ý với điều này. Anh nói:
Bố em cũng là sếp và chỗ bố em lãnh đạo toàn đàn ông. Lúc họ bàn bạc công việc kiểu rất thô bạo. Em chỉ
gặp lãnh đạo nữ khi em ở nước ngoài. Họ rất nhẹ nhàng, nếu họ biết họ sai thì họ sẽ cúi xuống xin lỗi.
Phụ nữ sau khi đã kết hôn thì nên ưu tiên gia đình và con cái hơn sự nghiệp?
Em không đồng ý. Vì việc này là phải dành cho cả hai. Sau khi kết hôn thì cả đàn ông cũng phải như thế,
không phải chỉ có đàn bà. Nếu mà muốn gia đình êm ấm thì cả hai cùng phải cân bằng gia đình và sự
nghiệp. Em không thích kiểu bố đi làm rồi mẹ ở nhà hoặc ngược lại. Mỗi người làm một tí thì sẽ hiểu việc này
mệt như thế nào và thông cảm với nhau hơn.
Vợ giỏi hơn chồng thì gia đình khó hạnh phúc?
Cái này thì em không rõ lắm. Em cũng thấy có gia đình vợ giỏi hơn chồng thì chồng với vợ khó nói chuyện với
nhau. Bạn em lấy vợ thì bố mẹ nó mang tư tưởng thời xưa, dạy bạn đó là không được để vợ đè đầu cưỡi cổ vì
việc đó không hợp truyền thống. Nhìn chung là hai bên nên nhường nhịn nhau. Quan trọng là cùng chia sẻ
chứ không phải ai giỏi hơn ai.
Suy nghĩ về bình đẳng giới
Bình đẳng giới là bình đẳng mọi thứ, việc làm, mức lương, trong gia đình, trong chuẩn mực xã hội về
như thế nào là một người đàn ông và một người phụ nữ. Chẳng hạn như khi đi chơi với nhau phụ nữ
cũng có thể trả tiền, chứ không như bây giờ đi chơi thì vẫn là nam phải trả tiền. Bình đẳng giới bắt đầu
từ những cái nhỏ nhất.
Những phát hiện chính 29

Những nam giới trẻ đô thị thuộc thế hệ thiên niên kỷ dường như ít bị gò bó trong khuôn khổ
của những khuôn mẫu nam tính điển hình, nhận thức của họ về người đàn ông đích thực đơn
giản hơn và suy nghĩ của họ về cuộc sống có xu hướng bớt cứng nhắc và thực dụng hơn. Thái
độ của họ đối với hôn nhân, gia đình, về phụ nữ và bình đẳng giới đang chuyển sang hướng tích
cực hơn. Họ có thể được coi là những người lệch chuẩn tích cực9, đang rời dần khỏi nam tính
truyền thống.

Phát hiện 5: Đại dịch COVID-19 có thể tác động đa dạng đến
nam tính và bình đẳng giới.
Những trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được công bố chính thức vào ngày 31 tháng 12
năm 2019 và đến giữa tháng 9 năm 2020, đã có gần 30 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm
vi rút và hơn 900.000 người đã tử vong. Việt Nam nằm trong số ít quốc gia được thế giới công
nhận là đã thành công trong việc kiểm soát loại virus mới với chỉ hơn 1000 trường hợp mắc và
35 trường hợp tử vong được ghi nhận vào giữa tháng 9 năm 2020. Có một loạt yếu tố góp phần
cho thành tích này, như hệ thống y tế công cộng hiệu quả, sự chỉ đạo mạnh mẽ của chính quyền
và áp dụng các biện pháp ứng phó hiệu quả bao gồm xét nghiệm toàn diện, truy vết, cách ly,
đóng cửa và giãn cách xã hội. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 có thể có những tác động đáng kể
đến xã hội, đến cả phụ nữ và nam giới cũng như bình đẳng giới nói chung.

Về phân công lao động gia đình theo giới, những vai trò giới truyền thống như nam giới là
người kiếm tiền chính của gia đình trong khi phụ nữ là người chăm sóc có thể được xác định lại
bởi đại dịch này. Bên cạnh những tin tức về gánh nặng gấp đôi hoặc gấp ba của phụ nữ trong
thời gian cách ly, cũng có những trường hợp tích cực là nhiều người đàn ông chia sẻ việc nhà và
giúp đỡ chăm sóc con cái.

Tiếp theo, về việc ra quyết định trong gia đình, chuẩn mực mà theo đó nam giới là người có
tiếng nói quyết định các khoản chi tiêu lớn và phụ nữ chỉ chịu trách nhiệm cho các chi tiêu hàng
ngày đã bị thách thức. Mất việc làm hoặc có thu nhập thấp hơn ảnh hưởng đến vai trò trụ cột
trong gia đình của nam giới và làm suy yếu quyền ra quyết định của họ. Hơn nữa, khi gia đình
gặp khó khăn về tài chính, cả vợ và chồng cần thảo luận với nhau kỹ hơn và cùng nhau đưa ra
quyết định để vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Về quyền sở hữu tài sản, vì đại dịch đã khiến vô số doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản,10
nhiều gia đình có thể phá sản hoặc phải bán tài sản để trả nợ hoặc để trang trải các chi phí sinh

9 “Khái niệm lệch chuẩn tích cực dựa trên quan sát rằng ở mỗi cộng đồng hay tổ chức đều có một vài thành viên hoặc nhóm người
có những thực hành không phổ biến/khác thường và có những hành vi khiến họ có thể giải quyết vấn đề tốt hơn những người bên
cạnh, là những người cũng vấp phải những thách thức và khó khăn như vậy”. - Pascale, Sternin, & Sternin, 2010. The Power of Positive
Deviance: How Unlikely Innovators Solve the World’s Toughest Problems (Sức mạnh của Lệch chuẩn tích cực: Cách những người đổi mới
giải quyết những vấn đề khó khăn nhất của thế giới). Harvard Business Press.
10 Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam có gần 70000 doanh nghiệp đóng cửa trong giai đoạn 8 tháng đầu năm 2020 do tác động của đại
dịch. Báo Doanh Nhan Online. Accessed 11 September 2020. https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/gan-69-000-doanh-
nghiep-dong-cua-vi-covid-19-1100372.html
30 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

hoạt hàng ngày. Điều này có thể gây ra những lo lắng và căng thẳng châm ngòi cho các mâu
thuẫn và bạo lực nảy sinh trong gia đình. Một số đường dây nóng của các nhà tạm lánh ở Việt
Nam đã nhận được gấp đôi số cuộc gọi cầu cứu trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ những
năm trước.11

Nhìn chung, những chuẩn mực phổ biến gắn nam giới vào vai trò trụ cột của gia đình và bó hẹp
phụ nữ trong các công việc chăm sóc gia đình đã bị thách thức nghiêm trọng trong thời kỳ đại
dịch. Một mặt, điều này mang đến cơ hội chưa từng có để xác định lại nam tính và các chuẩn
mực giới truyền thống đồng thời chuyển dịch đến các chuẩn mực bình đẳng hơn, đặc biệt là ở
nhóm nam giới trẻ đô thị, là những người có quan điểm tiến bộ hơn. Mặt khác, những nam giới
đã quen thuộc với những chuẩn mực cũ và không chịu thay đổi có thể thấy vị thế gia đình, tài
chính và vị thế xã hội của họ bị đe dọa, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng sự phân biệt đối xử
và bạo lực trên cơ sở giới, là những yếu tố kéo lùi hơn nữa sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng
giới. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện với 303 phụ nữ đã kết hôn ở Hà Nội cho thấy đại
dịch COVID-19 đã làm trầm trọng hơn tình trạng bạo lực gia đình. Kiểm soát hành vi, lạm dụng
tài chính, cũng như bạo lực gia đình về tâm lý, thể chất và tình dục, đã xảy ra thường xuyên hơn,
ít nhất 70% so với thời kỳ trước khi bùng phát dịch. Sự xuất hiện của bạo lực gia đình chủ yếu
do các tác động tiêu cực gián tiếp đến tình trạng kinh tế của hộ gia đình và các biện pháp ngăn
chặn dịch.12

11 UNICEF, 2020. Accessed 11 September 2020. https://www.unicef.org/vietnam/press-releases/government-viet-nam-government-


australia-and-un-agencies-unfpa-unicef-and-un-women
12 Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, 2020. “Trong thời gian đại dich...tôi đã bị đánh suốt” – Kết quả
nghiên cứu về tác động của đại dịch COVID-19 tới bạo lực gia đình với phụ nữ tại Hà Nội, Việt Nam. Cuộc nghiên cứu được thực hiện từ
tháng 6 đến tháng 9/2020 với tài trợ của Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung.
Kết luận
Nhờ những thay đổi xã hội tiến bộ và nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong hơn nửa thế kỷ
qua, sự chuyển dịch hướng tới mối quan hệ bình đẳng hơn giữa nam giới và phụ nữ đã trở nên
rõ ràng hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên
cứu này, nam giới vẫn kiểm soát các nguồn lực, quyền lực trong nhiều gia đình và ngại chia
sẻ gánh nặng việc nhà và gánh nặng chăm sóc với phụ nữ. Ba lĩnh vực này cần trở thành mục
tiêu chính của các chính sách và chương trình hướng đến bình đẳng giới.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự phổ biến của nam tính truyền thống đã bám rễ rất
sâu và các chuẩn mực giới thiên lệch về phụ nữ và nam giới trong tâm thức của nam giới Việt
Nam. Những chuẩn mực này đã làm sai lệch nhận thức của nam giới, hạn chế quyền tự chủ
của phụ nữ và góp phần gây nên tình trạng bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác nhau
của cuộc sống.

Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng các mô hình bất bình đẳng giới đan xen với các quan
niệm xã hội về nam tính và nhân dạng giới của nam giới. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với
những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, vì tiến tới một xã hội bình đẳng giới đòi hỏi nam giới phải
32 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới

suy nghĩ và hành động theo những cách mới, xem xét lại các quan niệm truyền thống về nam tính
và điều chỉnh lại mối quan hệ của họ với phụ nữ và trẻ em gái. Việc huy động nam giới trở thành
một bộ phận của quá trình này đòi hỏi một cách tiếp cận mới, trong đó nam giới làm việc cùng với
phụ nữ để giải phóng không chỉ phụ nữ mà cả nam giới khỏi những chuẩn mực giới truyền thống
cứng nhắc đã cản trở sự tiến bộ của cả hai giới. Các chính sách và chương trình cần được thiết kế
theo cách thuyết phục nam giới về những lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể mà bản thân cả phụ nữ
và nam giới có thể gặt hái được từ những thay đổi hướng tới bình đẳng giới. Bởi các thành viên
khác trong gia đình sẽ chia sẻ trách nhiệm của người trụ cột trong gia đình nên sự lo lắng và gánh
nặng liên quan đến vai trò vốn từng đặt gánh nặng lên nam giới sẽ được giảm bớt, dẫn tới việc sức
khỏe của nam giới được cải thiện.

Trong một gia đình các thành viên quan tâm đến nhau và cùng nhau chia sẻ việc nhà, mọi thành
viên của gia đình sẽ cảm thấy viên mãn và hạnh phúc hơn, bao gồm cả nam giới. Những thay đổi
này sẽ giảm thiểu đáng kể các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần mà nam giới đang phải chịu
đựng, và kết quả là nam giới sẽ ít tham gia vào các hành vi và thực hành có nguy cơ hơn.

Tóm lại, nam tính là một kiến tạo xã hội nên nó có thể thay đổi. Việc thay đổi các chuẩn nam tính
truyền thống cứng nhắc và các chuẩn mực giới thiên lệch của nam giới Việt Nam cần được coi là
một phần quan trọng của nỗ lực tập thể nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Đây là cơ hội để xã hội Việt
Nam định nghĩa lại “người đàn ông đích thực” - đó là những người đàn ông đề cao bình đẳng giới.

Đây không phải là điều quá xa vời. Bất chấp sự phổ biến và nhất quán của nam tính và chuẩn mực
giới truyền thống đang tồn tại trong đa số nam giới Việt Nam, những thay đổi tích cực đã được
quan sát thấy ở những nam giới trẻ tuổi hơn, ở nam giới đô thị, nam giới có trình độ học vấn cao,
nam giới có điều kiện kinh tế tốt hơn và ở những nam giới là người thụ hưởng và là tác nhân của
toàn cầu hóa, đặc biệt là những nam giới của thế hệ thiên niên kỷ sống ở đô thị. Báo cáo khuyến
nghị rằng các can thiệp cho nam giới trước hết có thể bắt đầu từ những nhóm nam giới này, đặc
biệt là nam giới trẻ ở đô thị có trình độ học vấn cao, vì điều đó có thể mang lại những thay đổi tích
cực và sau đó sẽ lan tỏa đến các nhóm xã hội khác.

Tuy nhiên, không ít thách thức vẫn đang đặt ra. Trước hết, cho đến nay, ở Việt Nam, các vấn đề
giới phần lớn vẫn được coi là vấn đề của phụ nữ và do vậy, thúc đẩy bình đẳng giới vẫn chủ yếu
được coi là giải quyết các vấn đề của phụ nữ.

Thứ hai, vì trọng tâm của nam tính là vai trò trụ cột trong gia đình và lãnh đạo trong xã hội nên
nam giới có thể cảm thấy bị thách thức bởi sự tiến bộ của phụ nữ vì điều đó khiến cho cho nam
giới cảm thấy dường như họ ít được tôn trọng hơn.

Thứ ba, nam giới có thể sẵn sàng “giúp đỡ” phụ nữ “tiến bộ” chừng nào điều này không ảnh hưởng
đến địa vị của họ. Tuy nhiên, nam giới có thể phản kháng nếu sự thay đổi ảnh hưởng đến lợi ích
mà họ nhận được từ việc duy trì hiện trạng (lợi ích mà họ được hưởng từ việc duy trì chế độ phụ hệ
mà Connell (2001) từng gọi là “cổ tức gia trưởng”) và nếu sự thay đổi đó đe dọa danh tính của họ.

Cuối cùng, như trong bối cảnh hiện nay, nam giới vẫn là người nắm giữ chính các nguồn lực,
quyền lực và các cơ hội quan trọng dẫn đến bất bình đẳng giới. Liệu họ có sẵn sàng cho những
cải cách lớn hay không là một câu hỏi chiến lược quan trọng.
Tài liệu tham khảo
Businessmen online (Doanh Nhan Online). Accessed 11 September 2020. https://
doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/gan-69-000-doanh-nghiep-dong-cua-vi-
covid-19-1100372.html

Christian Haywood and Mairtin Mac an Ghaill, Men and Masculinities: Theory, Research, and
Social Practice (Open University Press: Open Univ, 2003).

Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, 2020. “Trong thời gian
đại dich...tôi đã bị đánh suốt” – Kết quả nghiên cứu về tác động của đại dịch COVID-19
tới bạo lực gia đình với phụ nữ tại Hà Nội, Việt Nam. Cuộc nghiên cứu được thực hiện
từ tháng 6 đến tháng 9/2020 với tài trợ của Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức Rosa
Luxemburg Stiftung.

Pascale, Sternin, & Sternin, 2010. The Power of Positive Deviance: How Unlikely Innovators Solve
the World’s Toughest Problems. Harvard Business Press.

Raewyn, Connell, “Understanding Men: Gender Sociology and the New International Research
on Masculinities,” Social Thought & Research 24, no. 1/2 (2001): 13–31.

Raewyn, Connell and James W. Messerschmidt. 2005. “Hegemonic Masculinity: Rethinking the
Concept”. Gender and Society 19(6): 829-859. Accessed 20 July 2020. www.jstor.org/
stable/27640853.

UNICEF, 2020. Accessed 11 September 2020. https://www.unicef.org/vietnam/press-releases/


government-viet-nam-government-australia-and-un-agencies-unfpa-unicef-and-un-
women

Vietnam Suicide Rate 2000 – 2020. Accessed 5 August 2020. https://www.macrotrends.net/


countries/VNM/vietnam/suicide-rate
Tên xuất bản phẩm: Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính từ cuộc nghiên
cứu và ý nghĩa đối với bình đẳng giới
Chịu trách nhiệm xuất bản: Khúc Thị Hoa Phượng
Giám đốc – Tổng biên tập: Khúc Thị Hoa Phượng
Biên tập: Nguyễn Thị Thu
Đồ họa bìa: Marish/Shutterstock – Thiết kế bìa và dàn trang: Hoàng Hải Vương

NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ VIỆT NAM


39 Hàng Chuối, Hà Nội – Điện thoại: (024) 39717979 - 39717980 - 39710717 - 39716727 - 39712832 – Fax: (024) 39712830
E-mail: nxbphunu@vnn.vn – Website: www.nxbphunu.com.vn

CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH


16 Alexandre De Rhodes, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh – Điện thoại: (028) 38294459 - 38228467
In 200 cuốn, khổ 20,5 x 28,5 cm, tại nhà in Hội LHPN Việt Nam, Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội
Số đăng ký KHXB: 4307-2020/CXBIPH/18-84/PN – Giấy QĐXB số: 1400/QĐ - PNVN
ISBN: 978-604-56-9157-1– In xong và nộp lưu chiểu năm 2020
ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI

You might also like