You are on page 1of 2

THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH

A. Tư cách thành viên:

 Công ty hợp danh có hai loại thành viên:

1. Thành viên hợp danh ( bắt buộc ) : phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty. Tổ chức không thể tham gia góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thành viên hợp
danh. Lưu ý là thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của
công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Ngoài ra, thành viên
hợp danh còn phải có chứng chỉ hành nghề nếu ngành nghề kinh doanh của công ty yêu cầu phải có chứng chỉ.

i. Để trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:

o Thành viên hợp danh của công ty hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, và không thuộc trường hợp
bị cấm theo khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

o Góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty. Thành viên hợp danh cần thực hiện góp đúng và đủ vốn
vào công ty theo thỏa thuận. Khi không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng hạn gây thiệt hại
cho công ty, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại. Khi góp đúng và đủ
phần vốn đã cam kết, thành viên sẽ nhận được Giấy chứng nhận góp vốn.

o Có chứng chỉ hành nghề nếu ngành nghề kinh doanh của công ty yêu cầu phải có chứng chỉ.
ii. Tổ chức, cá nhân thuộc những trường hợp sau đây không thể trở thành thành viên hợp danh:
o Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp
kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

o Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
o Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
o Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm
đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

o Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi
dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

o Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính
tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh,
đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của
Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
iii. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Tư cách thành viên hợp danh trong công ty hợp danh có thể bị chấm dứt khi thuộc một trong các
trường hợp sau:

o Tự nguyện rút vốn khỏi công ty. Việc rút vốn khỏi công ty phải được Hội đồng thành viên chấp
thuận. Khi có một hoặc các thành viên hợp danh còn lại không đồng ý cho rút vốn khỏi công ty thì
việc chấm dứt tư cách thành viên sẽ khó khăn. Đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên
công ty.

o Chết hoặc mất tích, có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi, bị hạn chế, mất năng lực
hành vi dân sự.

o Bị khai trừ khỏi công ty;

o Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy
định của pháp luật;
o Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

2.Thành viên góp vốn ( không bắt buộc ) : có thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

 Số lượng thành viên của Công ty Hợp danh không bị hạn chế ngoài quy định luôn phải đáp ứng có từ 02
thành viên hợp danh trở lên (Điều 177 LDN 2020).

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

 Công ty hợp danh có Hội đồng thành viên,Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

You might also like