You are on page 1of 9

Một số vụ tai nạn do bom, mìn gây ra

Tên thành viên:


● Trần Hà Phương
● Nguyễn Doãn Trà My
● Đỗ Thị Thy Hoàng
● Nguyễn Ngọc Lam
● Nguyễn Bảo Thy
● Phạm Lê Minh

1. Một số vụ tại nạn xảy ra do bom mìn:


Vụ nổ bom tại Khánh Hòa năm 2017
Sáng 18-8-2017, ông Sượng - người ở địa phương - làm
nghề thu lượm đầu đạn, bom mìn sót lại sau chiến
tranh đem bán. Đang cưa thì phát nổ. Vụ nổ xảy ra
khiến 6 người thiệt mạng tại chỗ(trong đó có 3 người
lớn, 3 trẻ em) và 1 người bị thương. Ngôi nhà bị bay
mái.  

Vụ nổ bom tại
Hà Nội, năm 2016
Lúc 15 giờ 10 phút chiều 19-3-2016, tại khu đô thị Văn
Phú (quận Hà Đông-Hà Nội) xảy ra vụ nổ làm 4 người
thiệt mạng, 10 người bị thương, trong đó có 2 người bị
thương nặng. Thiệt hại trực tiếp thống kê được là 36
căn hộ bị sụt nứt, hư hỏng, 6 xe môtô bị cháy; 1 ôtô bị
hư hỏng... Vụ nổ đã tạo ra một hố sâu có diện tích
khoảng 4m2, sâu khoảng 1m.
Căn cứ kết quả xác minh, điều tra xác định: Phạm Văn
Cường (sinh năm 1975), quê ở thôn Nam Hùng, xã
Nam Hưng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thuê nhà
số 15 - TT 19, Khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông từ
năm 2013 để hành nghề thu mua phế liệu.
Ngày 19-3, Cường nhờ một nam thanh niên hàng xóm
lăn giúp từ trong nhà thuê trọ ra vỉa hè trước cửa (nơi
xảy ra vụ nổ) vật có miêu tả như trên. Quá trình Cường
cắt phá khối kim loại này bằng đèn khò, nhiệt lượng đã
kích nổ gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Vụ nổ bom tại tại Bắc Ninh, năm 2018


4h30 ngày 3/1, sau tiếng nổ đinh tai từ kho chứa phế
liệu ở giữa làng Quan Độ, xã Văn Môn (Yên Phong,
Bắc Ninh), mặt đất rung chuyển mạnh, cột điện, cây cối
đổ nghiêng ngả.
Năm ngôi nhà mái ngói đổ sập và bị khoét thành hố sâu
chừng 5m, rộng 100m2, phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ
lên tới 5km, thiệt hại tập trung trong bán kính 1km.
Khoảng 10 ngôi nhà mái ngói xung quanh bị bay mất
mái, sập tường. Trong đó ngôi nhà ba tầng gần kho phế
liệu bị phạt mất tầng trên.
Đất đá, gạch ngói và đầu đạn từ hiện trường bay rào
rào, phủ khắp mái nhà, đường làng ngõ xóm trong bán
kính khoảng 1km. Nhiều đầu đạn xuyên qua mái ngói,
cửa kính rơi vào nhà dân. vụ nổ khiến hai cháu bé tử
vong, một số người bị thương, nguyên nhân được xác
định là người dân mua vật liệu nổ về chế xuất.

* Nguyên nhân:
- Những nguyên nhân thường gặp là do tác động trực tiếp
bằng cơ học như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển bom mìn, tác
động trực tiếp của nhiệt (bị đốt nóng)
- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại
vũ khí, các chất nổ , chất cháy , chất phóng xạ và chất độc hại.
- Thiếu hiểu biết về các độc hại, chất gây phát nổ.
- Vì bom mìn trong chiến tranh thả, ném, chôn ở miền núi,
khu vực biên giới khá nhiều. Nơi đây đời sống của dân cư còn
khó khăn, điều kiện canh tác, chăn thả gia súc... thu nhập thấp,
không có các dịch vụ đa dạng như miền xuôi, do đó, việc đi
thu gom phế liệu chiến tranh là nguồn thu nhập khá hấp dẫn
với người dân. Ngoài kim loại chính thu được là gang, sắt,
một số người còn liều lĩnh lấy thuốc nổ để bán, nguyên nhân
này càng gây nên nguy cơ tai nạn cao. Đa phần các đối tượng
này không có kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của
các loại bom mìn, nên đã tự động tháo, cưa, cắt lấy thuốc nổ,
càng tăng nguy cơ gây nổ. *

* Hậu quả của bom mìn:


- Chết người
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội
- Gây tàn phế
- Ô nhiễm môi trường nặng nề

* Quy định của pháp luật:

*Biện pháp:
- Nếu phát hiện địa điểm có bom mìn còn sót lại, bà con có
thể đánh dấu bằng những biển báo bom mìn mà không để
lại hậu quả cho người khác.

- Biển báo bằng vật liệu tốt như tấm nhựa, kim loại có hình
báo nguy hiểm. Nếu bà con thấy bất kỳ dấu hiệu nào và
nghĩ rằng khu vực đó có bom mìn thì nên quay lại nơi vừa
đi và tìm đường đi khác an toàn hơn.

- Thường các khu vực nguy hiểm nhìn không khác nhiều
với các khu vực an toàn. Một số dấu hiệu để khẳng định
vùng có bom mìn là: Xác thú vật bị chết hay bị thương; một
phần của quả bom mìn lộ thiên như kíp nổ lòi lên mặt đất
hay nằm trên mặt đất, hộp đựng mìn hay giấy bọc mìn vứt
bên đường.

- Các dấu hiệu khác bà con có thể lưu ý: Sự thay đổi bất
thường của cây cỏ, cụm đất nhô lên, hay đám đất bị xáo
trộn; dấu hiệu chiến tranh, như hố bom, mảnh đạn hay
thùng đạn.

You might also like