You are on page 1of 6

1.

Luật Doanh nghiệp năm 2020


2. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực 2015)

3. Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều
của Luật Doanh nghiệp

4. Nghị định số 81/2015/NĐ-CP Về công bố thông tin của doanh nghiệp


nhà nước (bãi bỏ theo NĐ 47/2021)

5. Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc đầu tư vốn Nhà nước
vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
6. Nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về
đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh
nghiệp

7. Nghị định số 121/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung khoản 2
Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ
về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại
doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số
32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP

8. Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính
phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;
Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư
vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP

9. Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn Nhà
nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công
khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà
nước

10.Nghị định số 97/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý người giữ chức
danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

11.Nghị định số 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tập đoàn kinh tế Nhà nước
và tổng công ty Nhà nước

12.Nghị định số 106/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý người đại diện
phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ

13.Nghị định số 126/2017/NĐ-CP Về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công


ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100%
vốn điều lệ thành công ty cổ phần

14.  Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
Nhà nước (DNNN), DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp
lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025. 

15. Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và
người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
CÂU HỎI PHẢN BIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH

1. Tại sao pháp luật doanh nghiệp không cho phép doanh nghiệp nhà
nước tồn tại dưới loại hình doanh nghiệp: công ty hợp danh hay doanh
nghiệp tư nhân?
Pháp luật doanh nghiệp không cho phép doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới loại
hình công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân là để ngăn ngừa rủi ro thất
thoát vốn nhà nước, bởi hai loại hình doanh nghiệp này có chế độ trách nhiệm
vô hạn về tài sản. Đồng thời doanh nghiệp nhà nước không phải là một trong
những loại hình doanh nghiệp tại VN (các loại hình DN hiện nay gồm doanh
nghiệp tư nhân và ba loại hình công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần và công ty hợp danh).

2. Đối với DNNN theo k1 Đ95 LDN 2020 thì chủ tịch HĐTV không được
kiêm Giám Đốc hoặc tổng GĐ cty của cty mình và các doanh nghiệp khác.
Còn đối với các doanh nghiệp khác cụ thể là cty TNHH 1 TV thì chủ tịch
Hội đồng thành viên vẫn có thể kiêm GĐ, TGĐ cty trừ trường hợp pháp
luật điều lệ cty có quy định khác. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt này?
Thứ nhất, mặc dù của DNNN đó là sử dụng vốn nhà nước vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, khác hẳn với DN khác là sử dụng vốn của CSH
(hiểu đơn giản là tự mình dùng tiền của mình để kinh doanh). Cho nên đầu
tiên, đó là sự tách bạch về việc sử dụng vốn của nhà nước và sử dụng tài
sản của chính chủ sở hữu và nhà đầu tư. Sự tách bạch sẽ hình thành 2 đối
cực, 1 bên sử dụng tiền NN (TGĐ) còn 1 bên giám sát tài sản NN (HĐTV)
Thứ 2, nếu 1 người cùng lúc kiêm nhiệm 2 vai trò, điều này tạo ra 1 TGĐ
có quyền lực tuyệt đối và có thể dẫn đến sự giám sát kém hiệu quả đội ngũ quản
lý của HĐTV ảnh hưởng đến thành quả của cty. Với mỗi người nếu tập trung
vào trách nhiệm của mình thì sẽ mang lại thành quả cao hơn cho DN. Theo
điểm đ – khoản 2 - Điều 95, chủ tịch HĐTV có nghĩa vụ giám sát hoạt động của
Tổng GĐ/GĐ, nếu vừa kiêm luôn chủ tịch HĐTV vừa kiêm GĐ/TGĐ thì sẽ tạo
ra một quyền lực tuyệt đối và có thể dẫn đến sự giám sát kém hiệu quả.

4. Tại sao 1 cá nhân có thể vừa đồng thời đc bổ nhiệm làm trưởng
ban kiểm soát, KSV của ko quá 4DNN?
Vai trò của BKS là phục vụ cho việc giám sát các hoạt động điều hành
quản lý của DNNN. Với đặc điểm của DNNN là có trên 50% vốn nhà
nước, điều đó cho thấy BKS buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật
trong giám sát, giữ gìn bí mật kinh doanh mang yếu tố nhà nước, đảm bảo
ngân sách nhà nước trong quá trình kinh doanh được sử dụng một cách có
hiệu quả, ko tốn kém.
Khoản 2 Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Một cá nhân
có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát
viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước” theo nhóm với mục đích
hạn chế các trường hợp thành viên BKS vượt qua giới hạn pháp luật, không
thực hiện tốt vai trò kiểm soát đảm bảo tính bí mật kinh doanh, và cũng
giúp giảm áp lực công việc cho BKS.
Số 4 thực chất là ý kiến chủ quan của các nhà làm luật.

5. Tại khoản 4 điều 98 LDN, trong trường hợp có số phiếu ngang


nhau thì nội dung có phiếu tán thành của chủ tịch HĐTV hoặc người
được chủ tịch HĐTV ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được
thông qua -> phiếu của chủ tịch HĐTV là lá phiếu biểu quyết quyết
định. Trong khi chủ tịch HĐTV trong CTTNHH 2TV thì không quy
định như vậy và chủ tịch HĐTV trong CTTNHH 1TV thông thường
lại không đề cập. Tại sao lại có sự khác biệt này?

Theo nhóm thì do:


- thứ nhất là do cơ chế biểu quyết của HĐTV trong cty TNHH 2 TV dựa
trên số vốn góp của thành viên chứ không dựa trên số phiếu biểu quyết.
Cho nên chủ tịch HĐTV có quyền lực khác với chủ tịch HĐTV trong
CTTNHH MTV là DNNN.
- Thứ hai, trong CTTNHH 1TV là DNNN có chủ sở hữu là nhà nước,
các thành viên trong HĐTV đều do cơ quan chủ sở hữu bổ nhiệm và là
đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty, chủ tịch HĐTV là do cơ quan
đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm (K1-Đ95)
=> điều này khác với CTTNHH 2TV thông thường- chủ tịch HĐTV là
do các thành viên trong HĐTV bầu ra, chủ tịch HĐTV trong loại hình
cty này k đóng vai trò quan trọng mấy. (K1 Đ56)
=> khác với CTTNHH 1TV thông thường là chủ tịch HĐTV do được
các thành viên HĐTV bầu hoặc được chủ sở hữu bổ nhiệm. (K3Đ80)

1) Tại sao pháp luật doanh nghiệp không cho phép doanh nghiệp nhà nước tồn tại
dưới loại hình doanh nghiệp: công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân?

2) Đối với DNNN theo k1 Đ95 LDN 2020 thì chủ tịch HĐTV không được kiêm
Giám Đốc hoặc tổng GĐ cty của cty mình và các doanh nghiệp khác. Còn đối
với các doanh nghiệp khác cụ thể là cty TNHH 1 TV thì chủ tịch Hội đồng
thành viên vẫn có thể kiêm GĐ, TGĐ cty trừ trường hợp pháp luật điều lệ cty
có quy định khác. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt này?
3) Một cá nhân có thể vừa đồng thời được bổ nhiệm làm trưởng ban kiểm soát,
KSV của không quá 4 DNNN, tại sao không là một con số khác mà lại là 4
DN?
4) Tại khoản 4 điều 98 LDN, trong trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội
dung có phiếu tán thành của chủ tịch HĐTV hoặc người được chủ tịch HĐTV
ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua. Trong khi chủ tịch
HĐTV trong CTTNHH 2TV thì không quy định như vậy và chủ tịch HĐTV
trong CTTNHH 1TV thông thường lại không đề cập. Tại sao lại có sự khác biệt
này?
5) DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập có phải là một không? Vì sao?

You might also like