You are on page 1of 18

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ: I

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Học phần: Phát triển du lịch cộng đồng

Hình thức thi: Tự luận trực tuyến nộp bài sau

Ngày thi: 30/10/2021.

Đề thi: Đề số 1

Giảng viên: Nguyễn Ngọc Linh

Sinh viên: Trần Thị Nguyên

Mã sinh viên: 61DHD09097

Mã lớp: DL6005 (N02)

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2021


Bài thi môn: Phát triển du lịch cộng đồng Sinh viên: Trần Thị Nguyêna
Lớp: HDQT9B
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Thời gian làm bài: 08h30 ngày 30/10/2021 – 08h30 phút ngày 4/11/2021.

Đề bài:
Câu 1 (3 điểm): Nêu và phân tích vai trò của du lịch cộng đồng?
Câu 2 (5 điểm): Nêu và phân tích các điều kiện hình thành và phát triển du lịch
cộng đồng?
Câu 3 (2 điểm): Anh (chị) hãy lựa chọn 1 trong 3 địa phương sau:
1. Huyện Lâm Bình – Tỉnh Tuyên Quang
2. Huyện Bình Liêu – Tỉnh Quảng Ninh
3. Thị xã Sa Pa – huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai

Hãy đánh giá về các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
mà anh chị vừa lựa chọn.
Bài làm:
Câu 1:
Khái niệm: Phát triển du lịch cộng đồng là thực hiện các mục tiêu phát triển du
lịch gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát triển cộng đồng vì sự phát triển
cộng đồng.
Du lịch cộng đồng được hiểu là do cộng đồng làm chủ và vận hàng, mang lại
sinh kế cho cộng đồng, hỗ trợ nâng cao đời sống cộng đồng và bảo tồn các nguồn
di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.
* Vai trò của du lịch cộng đồng:
- Bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch: tài nguyên du
lịch nhân văn (các phong tục tập quán, các lễ hội, ẩm thực, trang phục, âm nhạc,
phong cách sống của từng địa phương,…) và tài nguyên du lịch tự nhiên (các di
tích, danh lam thắng cảnh, ao, suối, sông, hồ,…). Để muốn đủ tiêu chí, đủ điều
kiện phát triển du lịch cộng đồng thì phải có nhiệm vụ đầu tiên là bảo tồn, khai
thác và phát huy các giá trị TNDL.
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: những sản phẩm công nghệ, máy móc hiện đại
ra đời để tạo thêm cho khách du lịch mà họ muốn gia tăng thời gian tiếp xúc giữa
người với người, đặc biệt là những người vùng dân tộc thiểu số, bởi vì ở đó rất
đơn sơ, mộc mạc và họ cực kì thân thiện.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc
sống: Du lịch cộng đồng cung cấp cơ hội việc làm, tạo doanh thu, mua sắm hàng
hóa tại địa phương và giới hạn các quỹ rời khỏi cộng đồng. Nó cũng giúp đa dạng
hóa các hoạt động kinh tế ngoài canh tác, giúp giảm thiểu rủi ro trong những năm
biến đổi khí hậu tạo ra năng suất thấp hoặc không đạt.
- Nâng cao sự trải nghiệm của du khách: khách du lịch sẽ có được sự trải
nghiệm mới về địa phương mới, về phong cách mới, khí hậu mới,… Trong thời
gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và thường tiếp xúc
với dân cư địa phương. Thông qua giao tiếp đó, văn hoá của cả khách du lịch và
của cộng đồng dân cư nơi khách đến được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả
năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống,
văn hoá, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội,... làm giàu thêm khả năng
thẩm mỹ, tôi luyện tình cảm, thoải mái tinh thần khi được tham quan kho tàng
văn hoá mỹ thuật của một đất nước, một vùng, một địa phương, một cộng đồng.
Trong quá trình du lịch, con người không ngừng quan sát, thẩm nhận, hấp thụ
quan điểm, lối sống.
- Du lịch cộng đồng giúp cho mọi người được đào tạo kỹ năng, cơ hội phát triển
cơ sở hạ tầng cộng đồng (điện, đường sá, vệ sinh, nước) và các lợi ích sức khỏe
(giáo dục quản lý nước và chất thải). Nó cũng thúc đẩy một cấu trúc cộng đồng
bình đẳng hơn và sự liên kết với du khách nước ngoài giúp nâng cao niềm tin và
niềm tự hào dân tộc trong người dân địa phương.

- Chia sẻ giá trị: Trong một khu du lịch cộng đồng, có sự phân bổ lợi ích cho tất
cả các hộ gia đình. Ví dụ như, mặc dù không phải tất cả các gia đình sẽ tổ chức
homestay, một số có thể đóng vai trò là hướng dẫn viên hoặc cung cấp bữa ăn.
Ngay cả những người không liên quan trực tiếp cũng được hưởng lợi từ việc sử
dụng quỹ cộng đồng đã được thỏa thuận.
- Trao quyền cho phụ nữ: Một trong những kết quả lớn nhất của du lịch dựa vào
cộng đồng là trao quyền cho phụ nữ trong cộng đồng. Bởi họ thường chịu trách
nhiệm chính về việc quản lý và tạo ra kinh nghiệm và do đó là tạo ra thu nhập.
Câu 2:
- Tiềm năng du lịch, môi trường du lịch: Việt Nam rất thuận lợi để phát triển du
lịch, có thể đáp ứng nhiều loại du lịch , với khí hậu chia ra theo 3 miền Việt Nam
ở thời tiết nào đều có thể phát triển du lịch, muốn thử cái lạnh mùa đông có miền
Bắc, hay muốn trời ấm áp nắng ráo chúng ta có thể vào Nam, nhiệt độ của Việt
Nam không chênh lệch nhiều cũng như mùa mưa mùa khô, là điểm đến được
nhiều du khách yêu thích và từ đó cũng tạo ra đa dạng sản phẩm du lịch độc đáo.
- Cộng đồng dân cư: Để tham gia vào du lịch cộng đồng thì cộng đồng dân cư
cần đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Họ phải đáp ứng được khi vào dịp lễ
hội khách đông phân bổ ra. Về chất lượng, không chỉ những người giao lưu, hoạt
động với du khách mà còn cả những người liên đới phải đảm bảo đủ điều kiện
phục vụ du lịch. Cộng đồng dân cư được làm 2 phần để phục vụ nhu cầu ăn uống
và lưu tú với nhu cầu thăm quan nếu như điểm du lịch không đảm bảo yêu cầu
phát triển du lịch.
- Nhu cầu nguồn khách: Khi cung quá cao so với cầu, khi làm du lịch không
tính kỹ, không nắm bắt được nguồn khách đến khi lượng khách không đủ để đáp
ứng chi phí duy trì các điều kiện để phát triển du lịch, khách là yếu tố quyết định,
để duy trì nguồn khách cần có 2 yếu tố; maketing và cải thiện cợ sở hạ tầng, vật
chất
- Cơ chế chính sách và sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức: Làm du lịch
cộng đồng, thường là các làng nghèo, khi đó họ không có vốn, cần có nhà nước
hỗ trợ, có thể hỗ trợ về người, họ đưa các chuyên gia về mang gia các chỉ dẫn,
các hướng phát triển du lịch cho địa phương, hay cho các chuyên gia về giảng
dạy nâng cao người dân từ giao tiếp để chuyên môn hơn hay hỗ trợ về vốn như
kiêu gọi vốn đầu tư, maketing về các sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp, nếu
họ cảm thấy thích, hợp họ có thể đầu tư, có thể giảm thuế, miễn những năm đầu
tiêng về sau sẽ đóng thuế nhưng ít. Hay có nâng cao dân trí khi chuyển đổi các
giáo viên từ thành phố về địa phương, nhà nước cũng hỗ trợ xây dựng các cơ sở
hạ tầng, nâng cao khả năng chuyên môn.
Câu 3: Đánh giá về các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng tại huyện
Bình Liêu – tỉnh Quảng Ninh
1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lí: Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc nằm ở phía Đông
Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên là 475,1 km2 (chiếm khoảng 8%
diện tích tỉnh Quảng Ninh).

+ Bình Liêu có tọa độ địa lý từ 21026’15” đến 21039’50” vĩ độ Bắc và từ


107016’20” đến 107035’50” kinh độ Đông.  
+ Bình Liêu cách Hạ Long hơn 100 km

Tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp khu Phòng Thành – thành phố Cảng Phòng Thành và huyện
Ninh Minh thành phố Sùng Tả (Quảng Tây Trung Quốc).

+ Phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (Quảng Ninh)

+ Phía Đông giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh)

+ Phía Tây giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn)

Huyện Bình Liêu có 8 đơn vị hành chính. Trong đó, có 7 xã và 1 Thị trấn; 6/7
xã biên giới, 5 xã đặc biệt khó khăn; chia thành 104 khu phố, thôn bản. Bình Liêu
có cửa khẩu Hoành Mô, có 43 km đường biên giới tiếp giáp với huyện Phòng
Thành (tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc).

Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện: Đường Quốc lộ 18C chạy dọc chiều
dài của huyện là 33 km, đường liên xã 101 km, đường nội thị 7,5 km, đường thôn,
xóm 201 km. Trong đó, đường Quốc lộ 18C là huyết mạch nối huyện Bình Liêu
với các huyện thị, khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và các trung tâm kinh
tế - xã hội của tỉnh và ngược lại.

Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế
đối ngoại, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh dịch vụ trên địa bàn song cũng nẩy
sinh nhiều thách thức, khó khăn trong việc phát triển mọi mặt nói chung, bảo vệ
An ninh - Quốc phòng, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và kiểm soát chống
buôn lậu nói riêng.
- Địa hình, địa chất:
Bình Liêu là huyện có địa hình miền núi, độ cao trung bình từ 500 - 600 m so
với mặt nước biển, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc – Tây Nam, với nhiều đỉnh
núi cao trên 1000m (Cao xiêm 1.330m; Cao Ba lanh 1.113m; Ngàn Chi 1.160
m...) Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa dạng, phân dị, bị chia thành 3 tiểu
vùng: 

Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Yên 

Độ cao trung bình trên 600m, gồm phần nửa phía Bắc các xã Vô Ngại, Tình
Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều
dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800 - 1.000m dọc trên đường biên giáp
Trung Quốc. Độ dốc bình quân khoảng 30 độ và có nhiều sườn dốc hiểm trên 35
độ. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi núi trọc hoặc cây lùm
bụi, cỏ tranh. 

Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam 

Độ cao trung bình 600 - 700m, độ dốc bình quân khoảng 25 - 28 độ, gồm các xã
Đồng Văn, Húc Động, phía nam xã Hoành Mô, một phần các xã Đồng Tâm, Lục
Hồn, Tình Húc. Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành những dãy
núi lớn với nhiều đỉnh cao trên 1000m (Cao Xiêm 1.429m), những dãy núi cao
nằm trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà (Đỉnh
Nam Châu Lãnh 1508m)... Đất đai của  tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có
những điểm mặt bằng dưới 15 độ, thích hợp với các loại cây đặc sản như hồi, quế,
sở...
Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên

Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình
khoảng 300 - 400m, độ dốc thấp dưới 15 độ. Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp,
dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, diện
tích trồng lúa nước tập trung ven sông.

Địa hình đa dạng, phân dị phức tạp, bị chia cắt như trên nên rất khó khăn cho
sản xuất nông - lâm nghiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiểu vùng (c) là địa
bàn sản xuất nông nghiệp chính, nông - lâm kết hợp, trang trại vườn rừng, trồng
cây ăn quả. Ở các vùng sâu, vùng xa có những khó khăn về địa hình, giao thông
không thuận tiện, dân cư thưa thớt…đã ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm
nghiệp. Những đặc điểm và cấu trúc địa hình của huyện là những khó khăn, thách
thức lớn đối với phát triển của huyện nói chung, xây dựng nông thôn mới ở các
xã nói riêng hiện tại và trong tương lai.
- Khí hậu:
Bình Liêu có khí hậu đặc trưng miền núi phân hóa theo độ cao, tạo ra những
tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới thuận lợi cho phát triển đa dạng các
loại cây trồng, vật nuôi. Ở vùng đồi núi cao, ven khe suối thích nghi với các loại
cây công nghiệp như hồi, quế, trẩu, sở; vùng thấp phù hợp với các loại cây ăn quả
như nhãn, vải, cam, hồng…
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 18 độ C – 28 độ C, nhiệt
độ trung bình cao nhất vào mùa hè là 32 độ C – 36 độ C, nhiệt độ trung bình thấp
nhất vào mùa đông từ dưới 5 độ C đến 15 độ C, thỉnh thoảng có sương muối,
băng giá ở vùng núi cao. Lượng mưa khá cao, nhưng không điều hòa, bình quân
từ 2000 - 2400 mm/năm, số ngày mưa trong năm là 163 ngày, khoảng 70% lượng
mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, sườn phía đông các dãy núi mưa nhiều từ
2400-2800mm.
Gió chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Tốc
độ gió trung bình của khu vực thay đổi giữa các trạm quan trắc trong khoảng 40-
47 m/s.
Bình Liêu có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc, tụ hội chảy vào sông Tiên Yên
bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam, có độ dốc lớn, lòng sông nhiều thác ghềnh.

Bão: khu vực huyện Bình Liêu nằm trong vùng ảnh hưởng chung của bão và
áp thấp nhiệt đới từ Quảng Ninh tới Ninh Bình
- Tài nguyên thiên nhiên: Bình Liêu có nguồn tài nguyên du lịch khá phong
phú, có điều kiện để phát triển du lịch văn hóa – lễ hội, du lịch sinh thái và du
lịch nghỉ dưỡng gắn với các trung tâm du lịch lớn. Bình Liêu được thiên nhiên ưu
đãi với nhiều cảnh quan sinh thái như: bãi đá thần ở dãy núi Cao Ba Lanh thuộc
địa phận xã Đồng Văn; thác nước Khe Vằn với ba tầng thác đổ từ độ cao hơn
100m,…
Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp vẫn còn hoang sơ với những
bậc ruộng thang, cánh rừng hồi, quế thơm nồng, bãi “đá thần” ở dãy núi Cao Ba
Lanh hùng vĩ,… Và, huyện đang thực hiện nhiều biện pháp để đánh thức tiềm
năng này
+ Tài nguyên đất:
Hiện nay, Bình Liêu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.510,05 ha, trong đó đất
nông nghiệp là 38.950,62 chiếm 81,98 %; đất phi nông nghiệp 1.642,66 ha chiếm
3,46 %. Ngoài ra, còn một trữ lượng đất lớn chưa sử dụng 6.916,77 ha chiếm
14,56% diện tich tự nhiên. Phần lớn đất chưa sử dụng của Bình Liêu là đất đồi
núi bạc màu, có độ dốc lớn, bị chia cắt và xa khu dân cư, điều này sẽ gây nhiều
khó khăn cho huyện trong việc mở rộng thêm diện tích đất sản xuất nông nghiệp
giai đoạn tiếp theo.
+ Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Bình Liêu có 34.735,36 ha chiếm 73,11 %
diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó: đất rừng phòng hộ là 14.523,95 ha; rừng
sản xuất là 20.211,41 ha
Rừng tự nhiên có diện tích 2.616,65 ha, chủ yếu là rừng gỗ lá rộng. Rừng nghèo
839,8 ha chiếm 32,22 % diện tích đất rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân khoảng
50-70 m3/ha. Rừng phục hồi 1767,18 ha chiếm 67,78 % diện tích đất rừng tự
nhiên của huyện.
Rừng trồng với tổng diện tích 32.076,13 ha được phân thành: Rừng trồng gỗ
(các loại thông, bạch đàn, sa mộc,…) ở Hoành Mô, Đồng Tâm, Tình Húc, Vô
Ngại, Húc Động; Rừng đặc sản (hồi, quế, sở,…) tập trung ở Đồng Văn, Hoành
Mô và Húc Động.
+ Tài nguyên khoáng sản:
Bình Liêu là huyện tương đối nghèo khoáng sản. Huyện có một mỏ vàng hàm
lượng thấp, trữ lượng ít ở dọc biên giới Việt – Trung; đá hoa cương dọc sườn
đông dãy núi Cao Xiêm chạy dài từ xã Đồng Văn đến xã Húc Động nhưng chưa
có khả năng khai thác. Ngoài ra, Bình Liêu còn có khối lượng cát, đá, sỏi ở dọc
sông Tiên Yên; mỏ cao lanh ở xã Vô Ngại, Đồng Tâm,…
Các khoáng sản có hiệu quả kinh tế chủ yếu trong huyện là khoáng sét làm
gạch, mỗi năm sản xuất khoảng 11,5 triệu viên; đá cao lanh, mỗi năm sản xuất
khoảng 20.300 tấn. Về vật liệu xây dựng chủ yếu là khai thác đá cuội, sỏi, cát ở
ven các sông, suối phục vụ tại chỗ trên địa bàn huyện.
- Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Bình Liêu có hệ thống sông suối khá dày đặc, các con sông,
suối và các ao, hồ, đập nước nhỏ ước diện tích khoảng 13,42 ha, đây chính là
nguồn nước mặt đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong toàn
huyện. Nước từ các ao, hồ, sông, suối, đập nước được dẫn tới các khu vực sản
xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương dẫn nước (toàn huyện có 927 tuyến
kênh mương các loại với tổng chiều dài 643,5 km, đáp ứng cho khoảng 55% diện
tích đất sản xuất nông nghiệp). Nhìn chung, nguồn nước cung cấp cho sản xuất
nông nghiệp ở huyện rất hạn chế, đặc biệt rất khó khăn vào mùa khô.

Nguồn nước ngầm: Bình Liêu có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng
nước tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Nhân dân sử dụng nguồn
nước này qua hệ thống giếng khoan, giếng đào.
2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn.
a, Điều kiện kinh tế xã hội:
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, diện mạo của huyện đã
có sự thay đổi tích cực, đời sống vật chất của nhân dân từng bước được nâng cao;
kinh tế tiếp tục phát triển. Người dân đầu tư cho nông-lâm nghiệp là việc đẩy
mạnh phát triển thương mại dịch vụ và kinh tế cửa khẩu. Huyện đã khai thác lợi
thế địa phương như sản phẩm cây đặc sản: hồi, quế và chế biến miến dong,…
+ Chăn nuôi: Việc chăn nuôi gia sức, gia cầm đã được chính quyền quan tâm
nhưng số lượng vẫn còn ít, những năm trước đây ở Bình Liêu còn có nghề trồng
Dâu, nuôi Tằm, dệt tơ nhưng hiện nay đã suy giảm nhiều.
+ Nông nghiệp: Trước đây kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn vì đi lại xa
xôi, đất đai canh tác lại ít chủ yếu là đất rừng vì thế kinh tế Bình Liêu chủ yếu là
nông – lâm nghiệp.
Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế, huyện
đã từng bước đưa những ứng dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, mùa vụ, phát triển kinh tế trang trại… tại địa phương. Trong canh tác
lúa để nâng cao giá trị sản xuất huyện đã đưa các giống lúa thuần, lúa lai vào
ruộng đồng phù hợp với điều kiện của địa phương nên đem lại năng suất cao hơn,
từ đó mở rộng diện tích canh tác. Cùng với trồng lúa bà con nông dân được
hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loại cây rau vụ đông có hiệu quả giúp nguồn thu
nhập của nông dân ngày càng tăng.
+ Lâm nghiệp: Trong lĩnh vực lâm nghiệp vốn được coi là một trong những thế
mạnh của địa phương, hằng năm huyện điều đề ra các chỉ tiêu tăng diện tích trồng
rừng. Tính trung bình mỗi năm số lượng cây giống được gieo tạo khoảng 2 triệu
cây. Bên cạnh đó huyện thực hiện các biện pháp chăm sóc, tu bổ, khoanh nuôi
rừng để đảm bảo duy trì và phát triển nguồn lợi lâm sản. Trong 2 năm gần đây
tổng diện tích trồng rừng toàn huyện đạt trên 4000 ha, bình quân mỗi năm trồng
mới trên 2000 ha, trong đó thông Mã Vĩ chiếm 57% diện tích rừng trồng hằng
năm, cây Keo chiếm 30%, còn lại là các giống cây khác đến nay độ che phủ rừng
đạt 45,1%. 90% số hộ trên địa bàn huyện nhận đất rừng để sản xuất và bảo vệ,
nhờ đá thu nhập của người trồng rừng từng bước được cải thiện, nhiều hộ gia
đình có thu nhập từ rừng đạt 60 – 80 triệu đồng/năm.
+ Giao thông: Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện gồm: Đường Quốc lộ
18C chạy dọc chiều dài của huyện khoảng 35 km (bắt đầu từ địa phận Bình Liêu
đến trung tâm xã Đồng Văn), đường liên xã dài hơn 100 km, đường nội thị
khoảng 7,5 km, đường thôn, xóm hơn 200 km. Trong đó, đường Quốc lộ 18C là
huyết mạch nối huyện Bình Liêu với các huyện thị, khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế
Móng Cái, các trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh và ngược lại
+ Dịch vụ, thương mại: Trong những năm qua hoạt động thương mại luôn phát
triển khá. Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện là 420 hộ tăng 148 hộ so với
năm 2002. Các chợ trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hoá và phục
vụ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Từ năm 1990 cửa khẩu Hoành Mô mở
lại, hàng hoá từ nội địa 2 bên Việt Nam – Trung Quốc giao lưu ngày càng tăng,
hoạt động của cửa khẩu đã tạo thêm bước phát triển thương mại và dịch vụ của
huyện. Cửa khẩu Hoành Mô chính là một điểm lưu thông quan trọng cho sản
phẩm từ cây đặc sản của địa phương với hướng chủ đạo là xuất khẩu sang Trung
quốc
+ Giáo dục: Huyện Bình Liêu hiện nay có hệ thống cơ sở vật chất cho ngành
giáo dục từng bước được đầu tư xây dựng với quy mô trường lớp cơ bản đáp ứng
được nhu cầu học tập của học sinh; toàn huyện có 27 trường (trong đó, 11/27
trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 40,7%), với 145 điểm trường. Đội ngũ giáo
viên cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng đáp
ứng yêu cầu của công tác giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới. Là địa phương
có đường biên giới trên đất liền với nước bạn Trung Quốc dài nhất Tỉnh, nên việc
củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc đảm bảo
quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
+ Cơ sở vật chất, lao động: Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện trong những
năm qua đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; vẫn là một trong
những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất tỉnh (thu nhập bình
quân đầu người của Huyện mới đạt khoảng 30% của Tỉnh; có 05 xã điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, chiếm 62,5%; mật độ dân cư thưa, không tập
trung, các điểm dân cư cách xa nhau và xa trung tâm nên khó khăn trong việc đầu
tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí
không đồng đều, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở
còn nhiều hạn chế.
b, Đặc điểm dân cư, dân tộc:
Bình Liêu là huyện đa dân tộc (khoảng trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số),
với 05 dân tộc chính (dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Sán Chay, dân tộc Kinh,
dân tộc Hoa) tạo nên một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, mang một bản sắc
riêng.
Theo đợt tổng điều tra từ năm 1999 thì so với các huyện trên cả nước, Bình
Liêu là huyện có nhiều dân tộc sinh sống nhất. Dân số toàn huyện trong đợt tổng
điều tra ngày 1/4/1999 là 25.626 người, với đặc điểm dân cư thưa thớt, mật độ
dân số là 55 người/km2 (1999).
- Bình Liêu có 5 dân tộc chính:
+ Đông nhất là người Tày chiếm 58,4% dân số toàn huyên, sống tập trung
thành bản làng ở vùng thấp và thị trấn.
+ Người Dao chiếm 25,6% chủ yếu tập trung ở xã Đồng Văn và Hoành Mô.
+ Người Sán Chay chiếm 15,4% đông nhất ở xã Húc Động.
+ Người Kinh chiếm 3,7%.
+ Người Hoa chiếm 0,3%.
Bình Liêu là huyện có dân tộc Tày đông nhất tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra Bình
Liêu còn có cửa khẩu Hoành Mô, có văn hóa dân tộc đa dạng và vẫn được bảo
tồn như nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, Hội Sóong Cọ của người
Sán Chỉ,… vì thế Bình Liêu có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
văn hóa, du lịch sinh thái gắn với liên kết vùng,….nhưng tất cả những điều kiện
đó mới ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác.

* Lễ hội đình Lục Nà Lễ hội đình Lục Nà bắt đầu khai hội từ ngày 16 tháng
Giêng âm lịch hằng năm, diễn ra trong 3 ngày liên tiếp. Đây là một lễ hội truyền
thống của đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội được
tổ chức hằng năm để tưởng nhớ công ơn người con anh hùng của đất Bình Liêu –
Hoàng Cần, người đã có công đánh đuổi giặc, giải phóng quê hương. Đồng thời
là điểm hẹn văn hoá đầu xuân, tổ chúc các hoạt động văn hoá dân gian truyền
thống của cộng đồng nhân dân các dân tộc Tày, Dao, Sắn Chỉ, Kinh trên địa bàn
huyện Bình Liêu. Lễ hội cũng là dịp để đồng bào các dân tộc cầu những vị thần
này che chở cho bà con có sức khỏe, may mắn, mùa màng thuận lợi trong năm
mới.Từ khi được phục dựng lại đến nay, hàng năm địa phương đều tổ chức lễ hội
trên cơ sở lễ hội truyền thống xưa, tổ chức rước sắc phong và tế thần theo nghi lễ
trong hai ngày: 16 - 17 tháng Giêng. Việc làm ý nghĩa này đã nhận được sự ủng
hộ của nhân dân các dân tộc trong xã Lục Hồn nói riêng , huyện Bình Liêu nói
chung. Ngoài nghi thức tế thần trang trọng, lễ hội còn diễn ra các hoạt động văn
hóa văn nghệ như diễn xướng dân

* Ngày hội Sóong Cọ Bình Liêu:


Người Sán Chỉ có phong tục tập quán đặc sắc, trong đó có tập quán tổ chức
"shặm nhịt hụi" - Hội Sóong Cọ của người Sán Chỉ ra đời cách đây 300 năm,
được tổ chức vào ngày 16/3 (Âm lịch) hàng năm.
“Sóong Cọ” theo tiếng Sán Chỉ nghĩa là “xướng ca”, “hát đối”, “hát giao
duyên”. Hát Sóong Cọ là cách hát đối đáp gồm một bên nam và một bên nữ đối
diện và có thể cùng một lúc có nhiều tốp hát đối với nhau.
Nguyên tắc bất thành văn của "shặm nhịt hụi" là: Không cho trẻ em tham gia
trong ngày hội; Để tránh kết tình với người cùng huyết thống, cùng dòng họ và
tránh việc không kìm chế được cung bậc tình cảm mà phá vỡ quy định của luật
tục, Shặm nhịt hụi cấm kỵ việc hát với người cùng làng, cùng bản, cùng vùng;
Sau khi giã hội (Hội kết thúc), ai về nhà nấy, không được tơ vương, tự ý hẹn hò,
không được can thiệp vào đời sống gia đình riêng của nhau gây mất hạnh phúc,
dẫn đến tan nát, đổ vỡ gia đình của bên kia. Nếu vi phạm các nguyên tắc trên thì
cả hai người (được quen thân nhau trong ngày hội đó) sẽ bị con ma làng làm hại,
bị hai họ phế truất ra khỏi dòng họ, bị cả làng, bản, xã chê cười...
Hát Soóng Cọ là hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng rất cao, thường
được tiến hành trong dịp lễ hội, kết hợp với các trò chơi dân gian như đẩy gậy,
kéo co, chơi đu, đan phên gánh mạ, đẽo đòn gánh... Khi hát, người hát sử dụng
ngôn ngữ địa phương và trang phục truyền thống không chỉ tạo được nét văn hóa
đặc trưng mà còn góp phần truyền bá ngôn ngữ, khuyến khích mọi người tìm hiểu
những cái hay, những cái đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình.
* Ngày hội “Kiêng gió” Người Dao ở đây tin rằng trong ngày 4/4 Âm lịch, dù
có làm bất cứ điều gì trong ngày này cũng không thuận lợi, dựng nhà thì nhà đổ,
làm nương thì cây lúa chẳng trổ bông. Chợ Đồng Văn ngày hội cũng khác hẳn
ngày thường. Người ta không chỉ đến chợ mua sắm mà còn đi chơi, trò chuyện và
bán những sản vật địa phương. Cánh đàn ông mê mải với hàng bán dao, bán giày.
Đám chị em thì sà vào hàng vải, chỉ thêu. Họ tự hào khoe với nhau những vạt áo,
những ống quần có hoa văn tinh tế chính tay mình thêu nên trong cả năm trời.
Phụ nữ người Dao ưa bịt răng vàng, nụ cười lấp lánh dưới ánh nắng, tiếng cười
cứ thế ríu rít trong phiên chợ đông vui. Người Dao coi đây đơn giản chỉ là dịp để
gặp mặt anh em, bè bạn, người trẻ gặp duyên thì kết nên vợ chồng, người già giao
lưu để hiểu nhau hơn, để trút bầu tâm sự. Thế nhưng, điều đẹp nhất của ngày hội
“Kiêng gió” với người Dao chẳng phải được vui chơi mà là được tự do gặp mặt,
hò hẹn. Chẳng kể trai hay gái, già hay trẻ, tất cả mọi người đều coi đây là ngày để
tìm đến người thân, bạn bè, cùng tâm sự chuyện quá khứ, nói những chuyện
tương lai. Bất kể ai cũng được uống rượu, uống bia, kể cả những người phụ nữ
ngày thường vốn dè dặt, kín đáo. Càng về trưa, những hàng bia, hàng rượu càng
đông khách, họ ngồi bên những chiếc bàn lớn, cùng uống, cùng hát với nhau.
Không chỉ có người Dao ở Đồng Văn, người Dao từ các huyện lân cận Ba Chẽ,
Đầm Hà, Hải Hà cũng đổ về đây, rồi người Kinh, người Sán Chỉ, người Tày cũng
tìm đến
* Chợ phiên vùng cao Bình Liêu Trước đây chợ thường họp vào những ngày lẻ
(3, 5, 7, 11…) trong tháng 3 âm lịch hằng năm. Ngày nay do điều kiện kinh tế của
nhân dân trong vùng đã khá lên, nhu cầu mua bán ngày càng nhiều hơn nên chợ
chuyển sang họp thường xuyên hơn nhưng đông nhất vẫn là ngày chủ nhật hằng
tuần. thời gian họp chợ từ 7h sáng đến 5h chiều. Trước ngày về chợ, nam nữ
chuẩn bị một bộ quần áo thật đẹp vì với họ về chợ là một ngày hội, họ tha hồ thả
sức vui chơi, giải trí sau một thời gian lao động mệt nhọc, đây còn là dịp để tự
tình qua lời ca tiếng hát. Tham gia chợ phiên không những chỉ có đồng bào các
dân tộc trong huyện mà còn có một số người buôn bán từ khu Đồng Tông –
Trung Quốc cũng đi chợ phiên Bình Liêu. Hàng hoá trao đổi trong chợ chủ yếu là
các loại nông, lâm, thổ sản do nhân dân trong vùng nuôi trồng được như: gia cầm,
miến dong, các loại dầu quế, hồi, sở, các loại lá thuốc chữa trị bệnh, đặc biệt hơn
cả là mật ong rừng. đã từ lâu mật ong được coi là thứ hàng đặc sản cho những du
khách có dịp đi qua nơi này.
* Ẩm thực:
- Gà đen Bình Liêu, còn được gọi là gà Mông đen, gà xương đen hay gà Mèo…
là giống gà có nguồn gốc từ giống gà của người H’mông. Gà đen ở đây Liêu có
thể chế biến thành nhiều món ăn món ăn ngon ở Bình Liêu và lạ miệng như: gà
luộc, gà hấp, gà kho, nhưng ngon nhất và xứng đáng được gọi là đặc sản Bình
Liêu thì phải là món gà nướng quét mật ong rừng.
- Cá suối không phải là món ăn quá đặc biệt và hầu như ở vùng nông thôn nào
cũng có thể tìm thấy loại cá này. Cá suối có nhiều loại với nhiều kích thước và
loài khác nhau, nhưng chủ yếu chúng là loià ăn cỏ, rong rêu hoặc sinh vật phù du,
giáp xác nhỏ. Chính vì thế thịt cá suối chắc, thơm và ngon, không tanh, ruột sạch
và đặc biệt, món ăn ngon ở Bình Liêu này vô cùng thơm ngon khi ăn nóng.
- Phở xào là món ăn ngon ở Bình Liêu không nên bỏ qua, đặc biệt là khi tới với
các phiên chợ. Được làm từ gạo bao thai – loại gạo ngon và thơm nhất, bánh phở
cực mềm, dẻo, phi thơm lên cùng hành tỏi, thịt lợn bản, xì dầu, rau thái nhỏ…
Khi chín, phở xào Bình Liêu có màu vàng nâu, khi ăn thấy mềm, thơm và đặc
biệt là thịt lợn rất ngọt.
- Bánh ngải (bánh ngải cứu) là món ăn ngon ở Bình Liêu và là món bánh truyền
thống của người dân tộc Tày. Xuất phát từ trước đây, khi cuộc sống của người
dân còn nhiều khó khăn, vất vả, bánh ngải chỉ xuất hiện trong các lễ hội như lễ
mừng cơm mới, ngày tảo mộ, lễ Tết hay các ngày lễ quan trọng khác của dân tộc
này.
- Trám đen là loài cây thân mộc, sống lâu năm (có thể trên trăm năm) và mỗi
năm chỉ ra một mùa , tháng 2 có hoa, tháng 7, 8 chín quả. Quả trám đen có hình
thoi, khi chín vỏ quả có màu tím đen. Trám đen có thể được dùng để nấu ăn, tạo
ra vị bùi, thơm ngậy và góp phần tạp nên những món ăn ngon ở Bình Liêu vô
cùng dân dã trong bữa cơm.
- “Bánh coóc-mò” không chỉ là món bánh đặc trưng của Thái Nguyên hay Bắc
Kạn mà đây còn là bánh đặc sản Bình Liêu (của người dân tộc Tày). Theo ngôn
ngữ của họ, “Bánh coóc-mò” có nghĩa là “bánh sừng bò”, xuất phát từ hình dáng
của bánh.
- Các món quà đặc sản ở Bình Liêu như: củ cải khô Bình Liêu, mật ong Bình
Liêu, miến dong Bình Liêu, dầu sở, vỏ quế Bình Liêu,…
* Các địa điểm hấp dẫn:
- Thác Khe Vằn bắt nguồn từ dãy núi Khe Vằn – Thông Châu với độ cao hơn
1000m so với mực nước biển. Thác nước có 3 tầng nước chảy với độ cao khoảng
100 mét, đổ xuống trắng xóa giữa cỏ cây chen đá. Thác nước kỳ vỹ với dòng thác
chảy, các tảng đá lớn nằm phủ phục, hai bên thác là vách đá phủ rêu. Vào mùa
mưa, các dòng thác tung bọt trắng tạo thành các hồ nước nhỏ trong vắt dưới chân
thác. Thác Khe Vằn với rừng phòng hộ nguyên sơ, thảm thực vật phong phú là
điểm tham quan thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên rừng, suối trong mát, tạo
cảm giác thư thái cho mỗi du khách được tắm mình với dòng suối thiên nhiên và
không khí trong lành.
- Thác Khe Tiền gồm một quần thể thác với hệ thống thác Khe Tiền 1,2,3. Thác
được hình thành từ các mạch nước dưới chân núi, tạo thành các dòng nước nhỏ
đổ thành thác nước. Thác Khe Tiền nằm giữa khu rừng nguyên sinh thuộc thôn
Khe Tiền (bắt nguồn từ hệ thống núi Quảng Nam Châu cao trên 1500m so với
mực nước biển). Thác có độ cao 749m so với mực nước biển, độ ẩm không khí
cao, quanh năm thác nước nằm trong sương mù dày đặc. Thác nước còn giữ
nguyên vẻ hoang sơ, thi vị.
Quần thể thác Khe Tiền mang vẻ đẹp với các hình thù khác nhau. Thác 1,2 là
dòng thác nhỏ tuôn chảy xối tạo thành hồ nước lớn, thác 3 tỏa ra nhiều dòng thác
chảy. Dân gian truyền rằng tại thác Khe Tiền có viên đá 7 màu. Vì vậy, khi đặt
chân đến thác mọi người đều cố tìm được đá bảy màu.
- Thác Sông Moóc là dòng thác nhỏ, một tầng thác cao 10m đổ xuống tạo thành
thác nước. Dưới chân thác là hệ thống bãi đá kỳ vĩ với các tảng đá to, nằm phủ
phục tạo nên không gian rộng lớn. Diện tích bãi đá hơn 4000m2.
- Sông Moóc là bản vùng cao của xã Đồng Văn, tổng diện tích tự nhiên trên 375
ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 69 ha (chiếm 18,4% diện tích tự nhiên),
do toàn bộ bản nằm trên sườn hệ thống núi Phiêng Chè – Cao Ba Lanh (cao trên
1000m) nên đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang, khu vực bản Sông Moóc
phân hóa độ cao rõ rệt, nơi thấp nhất chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 300m,
nhưng nơi cao nhất cao hơn mực nước biển trên 700m đã tạo nên những thửa
ruộng bậc thang đẹp mắt với những ngôi nhà còn giữ được kiến trúc bản địa
truyền thống giữa lưng chừng núi; bên cạnh đó có rừng quế, rừng hồi thơm ngát
trong bản cũng là đặc trưng riêng của khu vực này.
- Sống lưng Khủng Long là cụm từ để chỉ sống núi đường lên mốc 1305, để đến
được mốc này các bạn cần vượt qua sống núi này (nếu thời tiết thuận lợi, thời
gian sẽ mất khoảng 2h). Đây cũng là đoạn đẹp nhất của con đường lên mốc này,
tuy nhiên do đường đi lại khá nguy hiểm và vất vả nên nếu không đủ sức khỏe ra
tới mốc, các bạn có thể dừng tại đây để chụp ảnh.
Cột mốc 1305 nằm trên đường tuần tra biên giới Bình Liêu. Cột mốc 1305 là một
trong hai mốc giới nằm ở vị trí cao nhất trên thực địa Quảng Ninh, cũng là nơi
không dễ để có thể chạm tay vào. Từ ngã rẽ mốc 61 và 68 ở bản Chuồng, rẽ phải
về hướng mốc 68 rồi chạy dọc theo đường về Hoành Mô khoảng 5-6km gặp ụ đất
bên phải và vạch chỉ hướng lên mốc 1305. Đi vượt qua sống lưng khủng long
khoảng 2h bạn sẽ đến được mốc.
- Bên cạnh cột mốc 1317 (2) là Cổng – Nhà kiểm soát liên ngành cửa khẩu
Hoành Mô, một trong những cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đến
Hoành Mô các bạn có thể kết hợp được thăm quan mốc 1317(2) nằm bên phía
Việt Nam
- Cao Xiêm – ngọn núi cao 1.429 mét so với mực nước biển, là 1 trong 2 đỉnh
núi cao nhất Quảng Ninh. Để chinh phục ngọn núi nhiều kỳ thú này các bạn phải
trải qua chặng đường dài khoảng 15km (cả đi và về) với những cung bậc cảm xúc
kỳ lạ khi chiêm ngưỡng những cánh rừng thông bát ngát vi vu, bãi cỏ mênh mông
lưng chừng núi, một thế giới mờ mờ ảo ảo mây quyện quanh mỗi bước đi…
- Với độ cao 1.050m so với mực nước biển, đứng trên đỉnh Cao Ba Lanh, du
khách có thể thu vào tầm mắt một không gian tuyệt đẹp, bao quát cả một vùng
biên giới Việt – Trung, xa xa là lớp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cánh rừng
màu xanh ngút ngàn. Để lên đến đỉnh núi Cao Ba Lanh, chỉ có một con đường
mòn duy nhất với đất đá lởm chởm. Đặc biệt là có khá nhiều đoạn dốc đứng,
nhiều khúc cua gấp rất nguy hiểm, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm.
Trước đây khi chưa có đường, người dân lên đỉnh Cao Ba Lanh chỉ có một cách
duy nhất là đi bộ. Sau này, một đơn vị đưa xe ủi, máy xúc đến mở rộng đường đủ
cho xe ô tô gầm cao chạy, song vẫn chỉ là đường đất và trong thời tiết khô ráo,
nếu trời mưa cách duy nhất vẫn chỉ là đi bộ.
- Đình Lục Nà thuộc xã Lục Hồn, đây là ngôi đình duy nhất hiện nay ở huyện
Bình Liêu. Đình Lục Nà đã được xây dựng từ cách đây rất lâu đó là vào thời kỳ
Hậu Lê. Đình Lục Nà là nơi thờ thần hoàng làng là ông Hoàng Cần, đây là một vị
tướng quân, một vị anh hùng dân tộc đã có công lao rất lớn trong cuộc chiến đấu
đánh bại giặc phương Bắc đến xâm lăng đất nước ta, bảo vệ non sông bờ cõi và
quê hương yêu dấu. Lễ hội Đình Lục Nà khai hội vào 16 tháng Giêng hàng năm.

c, Đánh giá tổng hợp nguồn lực:


* Điểm mạnh:
- Vị trí trung gian, là điểm giữa kết nối thuận lợi với các trung tâm du lịch Hạ
Long, Vân Đồn và Móng Cái nên có nhiều tiềm năng gắn kết cùng phát triển.
- Có khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô với nhiều tiềm năng thương mại và tuyến
vành đai biên giới đặc biệt hấp dẫn.
- Địa hình và cảnh quan đồi núi đa dạng với tỷ lệ phủ xanh cao, khí hậu mát
mẻ, môi trường với hệ sinh thái nguyên sơ chưa bị xâm hại nhiều. Tạo sức hấp
dẫn riêng biệt trog bức tranh cảnh quan chủ yếu là biển và đô thị biển đang phát
triển rất “nóng” trên diện rộng của tỉnh Quảng Ninh.
- Tỉ lệ dân tộc ít người cao, còn giữ được bản sắc
- Lãnh đạo địa phương có quyết tâm cao, có trình độ và tâm huyết
* Điểm yếu:
- Chưa có chiến lược phát triển du lịch rõ ràng, chưa có sản phẩm du lịch đặc
thù và một hình ảnh nhận diện đủ mạnh để thu hút đầu tư và phát triển du lịch
- Bản sắc các dân tộc còn tản mát, thiếu tập trung
- Các di sản văn vật và bản sắc các dân tộc đang bị mai một và quên lãng do
quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa.
- Hiện tượng mưa lớn gây lũ quét và sạt lở đất
- Sức hấp dẫn của thị trường chưa cao, khả năng lưu giữ khách và mức chi tiêu
của du khách còn rất hạn chế. Thị trường khách du lịch hiện tại chủ yếu là thanh
niên, có khả năng chi trả thấp, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường không cao.
d, Cơ hội và thách thức
- Cơ hội:
+ Có khả năng đón 1 thị trường khách lớn trong và ngoài nước quan tâm đến
môi trường sinh thái nguyên sơ, trong lành còn giữ được bản sắc dân tộc
+ Do tài nguyên và hệ sinh thái còn nguyên sơ nên có cơ hội thực hiện bài bản
để giữ gìn và phát huy các giá trị đặc thù của Bình Liêu một cách bền vững.
+ Hiện trạng nhiều khu vực còn chưa bị xâm hại nên dễ huy động các nguồn
lực đầu tư
+ Tránh được những hệ quả của phát triển nóng dẫn đến không thể khôi phục
tài nguyên.
- Thách thức:
+ Quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc có diễn biến chưa thật ổn định,
ảnh hưởng nhiều đến việc giao thương qua cửa khẩu và việc thu hút các dự án
đầu tư, đặc biệt là đầu tư du lịch
+ Mâu thuẫn giữa phát triển du lịch ở quy mô lớn với việc bảo tồn các giá trị
văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
+ Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài tỉnh khá nhiều do có cùng một loại tài
nguyên tương đồng là cảnh quan và hệ sinh thái rừng-thác-suối cùng bản sắc dân
tộc ít người.
+ Làm sao để tạo dựng một triết lý, một thương hiệu riêng cho phát triển du
lịch ở Bình Liêu đủ sức cạnh tranh và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
+ Tăng thu nhập, tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP bền vững.

You might also like