You are on page 1of 5

IIP – VỊ THẾ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

I. LỜI GIỚI THIỆU

1. Cán cân thanh toán và vị thế đầu tư quốc tế (IIP) cung cấp những thông tin
hữu ích giúp đánh giá mối tương quan giữa nền kinh tế của một quốc gia với
phần còn lại của thế giới.

2. Cán cân thanh toán phản ánh các giao dịch giữa người cư trú và người không
cư trú của một nền kinh tế, đó là các giao dịch đối ngoại, trong một thời kỳ nhất
định. Các giao dịch trong tài sản Có tài chính và tài sản Nợ tài chính được ghi
chép trong cán cân tài chính của cán cân thanh toán.

3. Vị thế đầu tư quốc tế là một bản báo cáo thống kê phản ánh số tích luỹ của tài
sản có và tài sản nợ tài chính nước ngoài của nền kinh tế tại một thời điểm xác
định. Số dư này là kết quả của các giao dịch đối ngoại trước đó được tính toán
theo giá trị thị trường hiện hành (gồm giá thị trường hiện hành và tỷ giá hối đoái
hiện hành) và yếu tố khác (ví dụ xoá nợ hoặc các phân loại khác) tại một
khoảng thời gian xác định.

4. Nội dung tổng quan về IIP đã được giới thiệu trong cuốn Cẩm nang về Cán
cân thanh toán của IMF, tái bản lần thứ 5 vào năm 1993 (BPM5). Nội dung này
đã phản ánh số dư, số đầu tư trực tiếp, số nợ nước ngoài ngày càng được quan
tâm hơn. Mặc dù nhiều nước thành viên đang thực hiện khuyến nghị của BPM5
cho thống kê cán cân thanh toán, nhưng việc thực hiện các khuyến nghị về lập
IIP diễn ra với tốc độ chậm hơn.

5. Trên cơ sở đó, cuốn tài liệu này sẽ đưa ra hướng dẫn phương pháp biên soạn
IIP đối với những nước hiện chưa thu thập số liệu về IIP hoặc đang thu thập một
phần trong bản IIP. Cách tiếp cận này xuất phát từ quan điểm những hướng dẫn
bổ sung này có thể sẽ rất hữu ích để bổ sung thêm cho những tài liệu đã có bao
gồm các khái niệm cơ bản về thống kê IIP và thực tiễn thống kê 1 IIP ở một số
nước, cụ thể gồm :

 Cẩm nang về cán cân thanh toán, tái bản lần thứ 5,1993 (BPM5)

 Sách về cán cân thanh toán

 Hướng dẫn thu thập về cán cân thanh toán

1
Xem thêm trong Sách tham khảo
 Công cụ tài chính phái sinh, Tài liệu bổ sung của Cẩm nang cán cân thanh
toán, biên soạn lần thứ 5 (1993).

 Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn đối với người biên soạn và người sử
dụng, 20032

6. Đặc biệt, tài liệu này đưa ra khuyến nghị về phương pháp để một nước có thể
cải thiện số liệu vị thế đối ngoại sẵn có trong một thời gian tương đối ngắn. Mục
tiêu là sử dụng những số liệu có sẵn cung cấp nhiều thông tin có thể sử dụng
hơn. Đây là giai đoạn đầu tiên khi thiết lập IIP. Giai đoạn tiếp theo liên quan đến
việc phát triển hệ thống báo cáo/ điều tra để lập bảng IIP một cách toàn diên, tuy
nhiên tài liệu sẽ không thảo luận chi tiết giai đoạn này.

7. Theo đó, tài liệu này gồm có 4 phần. Phần thứ nhất tóm tắt khái niệm và các
hướng dẫn về phương pháp luận lập IIP, có tham chiếu các hướng dẫn mang tính
quốc tế về các phương pháp luận hiện có.

8. Phần thứ hai bàn luận về các nguồn dữ liệu hiện có trong phạm vi sau: nguồn
số liệu trong nước và nguồn số liệu nước ngoài. Các bảng tóm tắt sắp xếp lại các
nguồn số liệu hiện thời để phù hợp với các tài khoản chính trong IIP. Phần này
cũng trình bày các nguồn số liệu tiềm năng để người thu thập có thể sử dụng để
tiến hành điều tra số liệu cho mục đích IIP trong giai đoạn sau.

9. Phần thứ ba sẽ thảo luận về cơ quan chịu trách nhiệm lập bảng IIP và các vấn
đề về công bố số liệu IIP. Cuối cùng, phần thứ tư sẽ đưa ra các tóm tắt chính của
tài liệu.

10. Tài liệu này dẫn chiếu các hướng dẫn theo chuẩn quốc tế về thống kê kinh tế
vĩ mô đối ngoại đã được đề cập trong các cuốn: BPM5, Hướng dẫn nợ nước
ngoài, Cẩm nang thống kê tài chính và tiền tệ, năm 2000 (MFSM), Cẩm nang
Thống kê tài chính Chính phủ, năm 2001(GFSM) và Hệ thống tài khoản quốc
gia, năm 2003 (SNA,1993). Thêm vào đó, tài liệu này cũng sử dụng các báo cáo
trợ giúp kỹ thuật của Ban Thống kê Nguồn vốn, cũng như các công bố chính
thức của các quốc gia về nguồn số liệu và phương pháp lập cán cân thanh toán
và thống kê IIP.

II. Nội dung tổng quan về IIP

11. Để đánh giá tính phù hợp của nguồn số liệu lập IIP, chúng ta cần hiểu chính
xác yêu cầu thu thập số liệu. Phần này tóm tắt các khái niệm cũng như định
nghĩa cơ bản trong IIP đã được đề cập trong cuốn BPM5 và các cuốn hướng dẫn
2
Vào trang web http://www.imf.org/... Tham khảo trong cuốn Nợ nước ngoài
về phương pháp luận thống kê khác. Để hiểu sâu hơn các khung nội dung cơ
bản, chúng ta cần xem thêm phần trích dẫn của các tài liệu tham khảo liên quan.

12. Phần II.A đưa ra cái nhìn tổng quan về phạm vi cũng như các khái niệm về
cư trú, định giá và thời gian hạch toán trong thống kê IIP. Phần II.B diễn giải
việc phân loại tài sản nợ và tài sản có tài chính trong IIP theo các cấu phần
chuẩn được khuyến nghị trong BPM5.

A. Phạm vi và các khái niệm

13. Vị thế đầu tư quốc tế, được lập vào cuối một khoảng thời gian xác định như
thời điểm cuối năm, là một bảng cân đối thể hiện số dư tích luỹ của tài sản có và
tài sản nợ tài chính nước ngoài. Các khoản mục cấu thành nên tài sản có tài
chính và tài sản nợ tài chính là các khoản tài chính cho vay và phải trả đối với
người không cư trú, tài sản có và tài sản nợ về vốn cổ phần, công cụ tài chính
phái sinh, vàng tiền tệ và quyền rút vốn đặc biệt (SDRs).

14. Vị thế đầu tư quốc tế ròng (số liệu tích luỹ của tài sản Có nước ngoài trừ số
liệu tích luỹ tài sản Nợ nước ngoài) cho biết chênh lệch giữa khoản nợ của một
nền kinh tế với phần sở hữu của nền kinh tế đó. Số liệu IIP cộng với số dư của
tài sản phi tài chính của nền kinh tế tạo thành giá trị ròng của nền kinh tế đó3.

15. Các khái niệm hướng dẫn lập IIP cũng tương tự như trong cán cân thanh
toán quốc tế và cũng phù hợp với các hướng dẫn về thống kê kinh tế vĩ mô khác.
Phần tiếp sau đây sẽ tóm tắt các nội dung về - người cư trú, định giá và thời gian
hạch toán – các nội dung trên đều liên quan đến mục đích của IIP, nếu cần thiết
có thể tham khảo sâu hơn.

Người cư trú

16. Đối với thống kê IIP, khái niệm cư trú hàm ý chỉ thống kê các tài sản Có và
tài sản Nợ của người cư trú quyền đòi nợ và nghĩa vụ phải trả đối với người
không cư trú. Sự phân biệt giữa người cư trú và người không cư trú có liên quan
chặt chẽ với việc phân biệt giữa nền kinh tế đang thống kê với phần còn lại của
thế giới.

17. Người cư trú của một nền kinh tế là các đơn vị thể chế, như hộ gia đình,
công ty, chính phủ, có trung tâm lợi ích kinh tế tại nền kinh tế đó. Các đơn vị thể
chế này tham gia4 hay có ý định tham gia vào các hoạt động kinh tế trên một quy
mô đáng kể tại một số nơi (nơi ở, nơi sản xuất hoặc các giả thuyết khác) trong
Cẩm nang Cán cân thanh toán quốc tế, IMF, tái bản lần thứ 5 (1993), đoạn 461-462
3

4
Gợi ý áp dụng khoảng thời gian là 1 năm, tuy nhiên đây không phải là quy tắc cứng nhắc
phạm vi lãnh thổ kinh tế một nước. Điều này có nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ
địa lý do chính phủ nước này quản lý.

18. Người không cư trú của một nền kinh tế là những người không phải là
người cư trú của nền kinh tế đó.

Định giá tài sản Có và tài sản Nợ nước ngoài

19. Về cơ bản, tất cả các tài sản Có và tài sản Nợ cấu thành nên bảng vị thế đầu
tư quốc tế của một quốc gia nên được tính theo giá thị trường. Khái niệm này
cho thấy các số liệu về vị thế này phải thường xuyên và liên tục được định giá
lại – ví dụ, tham khảo giá thị trường hiện hành cho các tài sản tài chính như cổ
phiếu và trái phiếu.

20. Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng giá thị trường để đo lường, đặc biệt
đối với các công cụ tài chính không được mua bán trên thị trường.

21. Các khoản tiền mặt (tiền và các khoản tiền gửi có thể chuyển nhượng được
rút theo yêu cầu theo giá danh nghĩa) chỉ có duy nhất một giá trị, dù được
chuyển nhượng theo bất cứ mục đích nào, vì vậy giá trị này được bảo đảm như
là giá thị trường thực tế.

22. Các công cụ tài chính không được giao dịch trên thị trường, là những khoản
vay sơ cấp, được định giá theo giá danh nghĩa. Tuy nhiên, thường có một thị
trường thứ cấp phát sinh cho các khoản mục này và trên các thị trường đó các
công cụ này được mua bán với tỷ lệ chiết khấu khá lớn từ giá trị danh nghĩa.
Nếu đã có giá thị trường, các công cụ sẽ được định giá theo giá thị trường. Ví
dụ, các khoản cho vay đối với các nước đang có gánh nặng nợ nần lớn thường
được mua bán tại thị trường thứ cấp.

23. Giá trị ghi sổ thường được xem là giá sẵn có hoặc được báo cáo cho đầu tư
trực tiếp. Giá trị này có thể được tính toán trên cơ sở giá gốc, định giá lại, hoặc
giá trị hiện thời. (Việc sử dụng giá trị hiện thời cần phù hợp với nguyên tắc giá
thị trường). Khi doanh nghiệp đầu tư trực tiếp được niêm yết trên thị trường
chứng khoán, giá niêm yết sẽ được sử dụng như giá thị trường đối với cổ phiếu
của các doanh nghiệp này.

Thời gian hạch toán

24. Vị thế đầu tư quốc tế thể hiện các số liệu có liên quan đến các điều kiện tài
chính đối ngoại của một nước vào một khoảng thời gian xác định (như cuối
năm). Thời gian ghi chép các khoản mục tài chính cấu thành nên bảng vị thế đầu
tư quốc tế tuân thủ theo nguyên tắc kế toán phát sinh (accrual accounting). Các
khoản nợ và cho vay phát sinh khi có sự thay đổi quyền sở hữu giữa người cư
trú và người không cư trú, ví dụ các giao dịch mà tài sản tài chính được tạo ra,
chuyển đổi, trao đổi, chuyển nhượng hoặc xoá sổ/thanh toán. Khi không xác
định được thời gian thay đổi quyền sở hữu, chúng ta sẽ coi việc thay đổi diễn ra
vào thời điểm chủ thể tham gia giao dịch đó ghi ghép trong sổ hay tài khoản kế
toán của họ.

You might also like