You are on page 1of 2

Chức năng sinh đẻ: Chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống

cũng được quan tâm hơn trước. Các gia đình không còn sinh nhiều con với
chất lượng thấp mà quan tâm đến việc ít con với chất lượng cao. Chất lượng
sống, chất lượng con người là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết gia đình
hiện nay. Bởi vì thế, mỗi gia đình nên tiến hành một cách chủ động, tự giác
khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con, nên có từ 1 đến 2 con
và khoảng cách giữa hai lần sinh là 5 năm, giảm nhu cầu nhất thiết phải sinh
con trai.
Chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng: Phải đảm bảo nguồn sinh sống,
đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Hiệu
quả hoạt động kinh tế của gia đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và
tinh thần của mỗi thành viên gia đình. Bên cạnh đó, mỗi gia đình không chỉ
tạo ra nguồn thu nhập cho sự tồn tại của mình mà còn cung cấp lực lượng
lao động, của cải cho xã hội và tham gia vào các quá trình kinh tế của xã
hội từ sản xuất, phân phối đến trao đổi và tiêu dùng. Đặc biệt phải sử dụng
hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vào việc đảm
bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng với việc sử dụng
quỹ thời gian nhàn rỗi để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong
gia đình, nhằm nâng cao sức khỏe, đồng thời để duy trỉ sở thích, sắc thái
riêng của mỗi người.

Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: Chức năng này đóng vai trò quan
trọng, là cốt lõi trong chức năng giáo dục của xã hội. Nó là nền tảng của
giáo dục xã hội trong việc hình thành nhân cách con người, cách ứng xử và
đạo đức của con người. Con người mẫu mực thường xuất thân trong các gia
đình có nền giáo dục cao (gia giáo), ngược lại những gia đình khủng hoảng,
bỏ rơi con cái, quan hệ phức tạp sẽ tạo ra những con người ốm yếu về thể
chất, tinh thần hoặc rơi vào tệ nạn xã hội và tệ hại hơn là vi phạm pháp luật,
tội phạm. Mỗi chúng ta cần xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho trẻ nhỏ
lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không mắc tệ nạn xã
hội; đảm bảo đời sống kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, tăng cường sự phối
hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và có cơ quan tổ chức
khác trong việc quản lý, giáo dục trẻ nhỏ. Làm cha mẹ thì phải hiểu được
những nhu cầu về sự phát triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực
của trường học và cộng đồng; hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt và tăng
cường kỹ năng làm cha mẹ…Đồng thời trong gia đình cha mẹ cũng cần
phải biết sâu sắc nội dung đạo đức gia đình để bản thân họ thực hiện và dạy
con cái và dành thời gian, chăm sóc, giáo dục con.

Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm: Trong gia
đình Việt Nam truyền thống, “hiếu đễ” được coi là cái gốc của đạo lý. Ai
bất hiếu với cha mẹ, tàn nhẫn với anh, chị, em mình thì không thể là người
tốt và đáng tin cậy trong xã hội được. Bên cạnh đó, mối quan hệ trên dưới
trong gia đình được quy định rất rõ ràng. Con người, trước hết là một bộ
phận của gia đình, là một mắt xích bắt nguồn từ tổ tiên đến con cháu sau
này. Ở những vị trí cụ thể của mình là cha, con, chồng, vợ đều phải ứng xử
theo phận sự của mình, cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, vợ chồng hoà
thuận, thủy chung, anh chị nhường nhịn em, em kính trọng anh chị. Nếu tất
cả các thành viên đều giữ đúng lễ nghĩa của mình thì gia đình mới ổn định,
xã hội mới thái bình. Từ tình thương yêu đối với gia đình dẫn tới tình
thương yêu đối với cộng đồng, xã hội, Tổ quốc. Chính tình thương yêu đó
là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại, phát triển của đất nước trước những
biến động dữ dội của lịch sử. Người Việt Nam giải quyết tất cả các mối
quan hệ không chỉ theo luật pháp mà còn trên cơ sở của tình nghĩa.

You might also like