You are on page 1of 9

Nhóm 1 : Tại sao công ty hợp danh và DNTN không được phát hành chứng khoán ?

Trong các loại hình doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh
nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không có quyền phát hành bất cứ một loại chứng
khoán nào. Sở dĩ phát luật không cho phép doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh được
phát hành chứng khoán bởi vì hai loại hình doanh nghiệp này thường có sự hạn chế về
vốn điều lệ, quy mô hoạt động, số lượng thành viên. Hơn nữa chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên hợp danh là những cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của công ty.
Giữa tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh với doanh nghiệp không
có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phát
hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp
tư nhân, thành viên hợp danh với những nhà đầu tư chứng khoán.
Mặt khác, giữa các thành viên trong công ty hợp danh có một mối quan hệ thân thiết nhất
định. Việc trở thành thành viên công ty hợp danh phải được sự đồng ý của tất cả thành
viên cho nên nếu công ty phát hành chứng khoán thì việc mua đi bán lại chứng khoán sẽ
bị hạn chế.
Nhóm 2 Chủ doanh nghiệp tư nhân muốn thành lập thêm một công ty tư nhân khác hay
tham gia thành lập công ty TNHH thì có được hay không? nếu không thì cho biết lí do tại
sao ? Khi chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, chủ sở hữu doanh
nghiệp có phải luôn phải là chủ sở hữu công ty không? tại sao?
Trả lời

Câu trả lời là không. Vì Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp
2020 (LDN 2020) thì:

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh
nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp
danh.

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc CTCP.

Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập thêm một công ty tư nhân khác
hay tham gia thành lập công ty TNHH
* Tương ứng với từng trường hợp chuyển đổi, chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã được
chuyển đổi sẽ được quy định một địa vị pháp lý khác nhau theo quy định, cụ thể như sau:
- Nếu chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên thì chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn là chủ sở hữu công ty.
- Nếu chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên trở lên thì
chủ doanh nghiệp tư nhân lúc này là thành viên của công ty..

nhóm 4: Anh A và 2 người nữa có cùng nhau mở một công ty hợp danh đến nay cũng
được 7 năm rồi. Hiện giờ anh A có nhu cầu làm riêng và muốn chuyển nhượng phần vốn
cho em trai nhưng các thành viên còn lại không đồng ý và bảo muốn chuyển thì chuyển
sang cho các thành viên còn lại. Vậy anh A có được chuyển phần vốn góp cho em trai
không?
Trả lời

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu
chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên
hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty hợp danh có mô hình của công ty đối nhân nên hoạt động và thành viên hầu như
dựa trên mối quan hệ thân quen và sự tin tưởng lẫn nhau.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì:

Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm
thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các
thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh
doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của
mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành
viên hợp danh còn lại.

Theo quy định tại Luật này thì thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần
hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp
thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Trường hợp chuyển nhượng vốn góp của thành viên góp vốn: thành viên góp vốn có
quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020. Thành viên góp vốn, chuyển nhượng
phần vốn góp có sự tự do và dễ dàng hơn bởi lẽ, thành viên góp vốn là những nhà tài trợ
về vốn, giúp công ty có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, thay đổi thành viên góp
vốn cũng không làm ảnh hưởng đến cơ cấu nhân sự hay sự tồn tại cũng như tính đối nhân
của nó nhưng sự tự do này đã bị giới hạn nếu điều lệ công ty có những quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp của anh A thì anh A không được tự ý chuyển nhượng phần
vốn góp của mình cho thành viên khác nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp
danh còn lại.

Nhóm 5 Vì sao số lượng công ty hợp danh ở Việt Nam không nhiều?

Thứ nhất: bản chất của Công ty hợp danh là mô hình DN đối nhân - tức là trọng về người.
Thành viên hợp danh trong công ty thường có mối quan hệ quen biết và tin tưởng lẫn
nhau nhưng lòng tin thì rất khó tạo dựng
Thứ hai: thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều là đại diện theo pháp luật, trực
tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh. Loại hình CTHD chúng ta thường thấy chẳng hạn
như các công ty luật thì các thành viên được trực tiếp tiếp xúc, giao kết hợp đồng với
khách hàng nhân danh CT. Do đó rủi ro là rất lớn cho các thành viên còn lại.
Thứ ba nữa là rất quan trọng, đó là chế độ trách nhiệm của CTHD và thành viên hợp danh
là trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với mọi hoạt động của CT (điểm b,
khoản 1, Điều 30; điểm đ, khoản 2 Đ 134 LDN).
Xuất phát từ các lí do trên thì việc thành lập CTHD rất nguy hiểm. CTHD phải có ít nhất
là 2 thành viên hợp danh trở lên, họ đều là đại diện theo pháp luật, khi 1 người kí kết hợp
đồng với khách hàng thì người kia không lường trước được những rủi ro, trong khi chế
độ trách nhiệm là vô hạn và liên đới. Tuy Luật DN cũng có quy định trách nhiệm  bồi
thường của thành viên hợp danh khi tiến hành kinh doanh mà gây thiệt hại cho DN (điểm
d, khoản 2 Đ 134) nhưng cũng chỉ là quy định "chữa bệnh" mà thôi.

Nhóm 6 : Khi công ty Hợp danh phá sản hay giải thể thì khoản nợ của các thành viên góp
vốn sẽ phải chịu như thế nào. Cụ thể là để đơn giản thì giả định Công ty có 2 thành viên
hợp danh góp vốn lần lượt là 2 tỷ và 3 tỷ. Lúc giải thể công ty nợ 2 tỷ. Vậy thì số nợ này
phải chia thế nào ? Nếu trong trường hợp 1 người không có khả năng thanh toán thì
người còn lại có phải trả nợ thay thành viên đó không?
Trả lời :
Trả lời ý thứ 1: Số nợ này phải chia thế nào
Trong luật doanh nghiệp 2020 có quy định theo khoản 1 điều 177.
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh
dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh
có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty.
Khoản 10 Điều 4 :
Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản
Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 130 thì Thành viên ở đây là thành viên sáng lập công ty hợp danh –
tức là thành viên hợp danh thì sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Vây câu trả lời sẽ là cả 2
thành viên đó phải chịu trách nhiệm vô hạn cho tất các nghĩa vụ của công ty. Như vậy cả
2 người sẽ phải lấy toàn bộ tài sản của mình khi tiến hành giải thể hoặc làm thủ tục phá
sản để thanh toán khoản nợ 2 tỷ. Sau thanh toán xong các khoản nợ thì phần còn lại các
thành viên mới tiến hành để thương lượng và chia cho nhau
Trả lời ý thứ 2: Nếu 1 người không có khả năng thanh toán thì người còn lại có phải trả
nợ thay thành viên đó không?
Điều 184. Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
1. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt
động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong
thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba
khi người đó được biết về hạn chế đó.
Khoản nợ 2 tỷ là của công ty, do vậy chủ nợ có quyền đòi toàn bộ số nợ và đòi bất cứ
thành viên nào của công ty hợp danh, trên cơ sở chế độ đại diện đương nhiên được quy
định như trên. Câu trả lời trong trường hợp này là Nếu 1 người không có khả năng thanh
toán thì người còn lại có phải trả toàn bộ khoản nợ thay thành viên đó, sau đó 2 thành
viên sẽ tiến hành thương lượng để bồi hoàn cho nhau.
Nhóm 7 : Tại sao 1 cá nhân chỉ được thành lập một 1 doanh nghiệp tư nhân nhưng mà có
thể thành lập nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn?
Trả lời
Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:
“3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp
tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần
vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”
Có thể thấy pháp luật chỉ cấm một chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thành lập 2 doanh
nghiệp tư nhân, không thành lập thêm hộ kinh doanh, trở thành thành viên công ty hợp
danh. Ngoài ra chế định chỉ điều chỉnh doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành
lập, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc công ty cổ phần mà không nghiêm cấm thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên hoặc hai thành viên.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Xem thêm: Loại hình doanh nghiệp tư nhân: Cách thức tổ chức, ưu và nhược điểm
“3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ
trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp
vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ,
công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng chống tham nhũng.”
Pháp luật quy định hạn chế như trên vì khi chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là chủ hộ
kinh doanh, thành viên công ty hợp danh sẽ gây rủi ro cho các chủ thể tham gia quan hệ
kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hộ kinh doanh và khi giải quyết
trách nhiệm tài sản sẽ gây ra nhiều vấn đề bất cập khác.

Nhóm 8

Ông A đứng ra thành lập DNTN "Hoàng Nam" kinh doanh ở lĩnh vực điện tử với số vốn
đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng. Ông A có người bạn là B rất am hiểu lĩnh vực kinh
doanh này nên A đã mời B đến làm việc và giao cho chức vụ giám đốc thay A điều hành
doanh nghiệp. Sau 1 thời gian kinh doanh DNTN " Hoàng Nam" bị thua lỗ phát sinh số
nợ 700 triều đồng

a. Trách nhiệm về việc thanh toán các khoảng nợ của DNTN thuộc về ai? Vì sao?
b. Trường hợp B làm trái với sự phân công của A thì trách nhiệm thanh toán thuộc về ai?
Biết rằng ngoài vốn kinh doanh ra thì A còn có tài sản trị giá 300 triệu đồng. B có tài sản
trị giá 100 triệu đồng.

Trả lời:

a.A phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN. Vì A là chủ DNTN và phải
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động kinh doanh. (Theo Khoản 2
điều 188 LDN 2020)

b.TH B làm trái với sự phân công của A thì A vẫn chịu trách nhiệm thanh toán với chủ
nợ. (Theo Khoản 3 điều 190 LDN 2020)

B chịu trách nhiệm về việc làm của mình do trái với sự В phân công của A (Việc này
được giải quyết dựa theo hợp đồng lao động đã được kí kết giữa A và B theo bộ luật dân
sự)

Câu hỏi của Thầy

Câu 1 Tại sao công ty hợp danh có tư cách pháp nhân mà lại chịu trách nhiệm vô hạn?

Trả lời
Đầu tiên cần phải hiểu trách nhiệm vô hạn trong công ty hợp danh là gì? Trong công ty
hợp danh, các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Điều đó
được thể hiện như sau:
- Các thành viên chịu trách nhiệm một cách trực tiếp, cơ bản, vì chủ nợ có quyền đòi bất
kì ai với toàn bộ số tiền nợ.
- Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kì thành viên nào. Nêu họ có thoả
thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyên sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản.
- Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá
nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài sản riêng rất đơn
giản và nói chung khó kiểm soát, về nguyên tắc, ngay khi một thành viên chưa được
hưởng chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy
hiểm đối với từng thành viên là rất lớn.
Và thứ hai là về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh: Theo Luật doanh nghiệp năm
2020, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công ty hợp danh là tổ chức có đầy đủ các dấu
hiệu của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự như: được thành lập hợp pháp; có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Như vậy,
công ty hợp danh có tư cách pháp lý độc lập khi tham gia giao dịch, có tài sản độc lập với
các thành viên và chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình. Quy định này
khác so với Luật Doanh nghiệp nước ta trong những năm trước đây và khác với pháp luật
nhiều nước trên thế giới, vì các văn bản này không thừa nhận tư cách pháp nhân cho công
ty hợp danh. Ví dụ, theo luật của Hoa Kỳ, hợp danh thông thường không có tư cách pháp
nhân (Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015), hợp danh hữu hạn không có tư cách pháp nhân,
trừ bang Arkansas (các công ty hợp danh hữu hạn ở đây có tư cách pháp nhân).
Đây là quy định gây nhiều tranh luận khi được đưa vào Luật Doanh nghiệp năm 2020 vẫn
được giữ nguyên. Quy định này hợp lý do không ảnh hưởng đến tính chịu trách nhiệm vô
hạn của các thành viên hợp danh, nhưng lại giúp công ty có thể dễ dàng hoạt động hon vì
có thể nhân danh chính minh thiết lập giao dịch và chịu trách nhiệm trước các giao dịch
mà không phải nhân danh thành viên hợp danh.
Câu 2: Anh chị hãy cho biết thủ tục bán 1 phần và thủ tục bán toàn bộ của DNTN.
Trả lời
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020:
“Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do chỉ một cá nhân làm chủ sở
hữu. Nói cách khác, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không được sở hữu
từ 02 cá nhân trở lên.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 192 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 192. Bán doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày
chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh
nghiệp có thỏa thuận khác.
Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao
động.
Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định
của Luật này.”
Theo tinh thần của điều luật trên, chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tiến hành bán toàn
bộ doanh nghiệp của mình chứ không được bán một phần doanh nghiệp tư nhân vì không
phù hợp với quy định của pháp luật

You might also like