You are on page 1of 13

MỤC LỤC

CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM...............................5-1


5.1 VỊ TRÍ XÂY DỰNG NHÀ MÁY.............................................................5-1
5.2 ĐỊA HÌNH.................................................................................................5-1
5.3 KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN.......................................................................5-2
5.3.1 Khí tượng..................................................................................................5-2
5.3.1.1 Nhiệt độ không khí....................................................................................5-2
5.3.1.2 Độ ẩm không khí.......................................................................................5-2
5.3.1.3 Gió.............................................................................................................5-3
5.3.1.4 Mưa...........................................................................................................5-4
5.3.1.5 Số giờ nắng................................................................................................5-5
5.3.1.6 Bốc hơi......................................................................................................5-6
5.3.1.7 Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm...........................................................5-6
5.3.2 Điều kiện thuỷ văn....................................................................................5-7
5.3.2.1 Chế độ thuỷ văn.........................................................................................5-7
5.3.2.2 Kết quả thu thập số liệu mực nước............................................................5-7
5.3.2.3 Tần suất mực nước....................................................................................5-7
5.3.2.4 Kết quả thu thập số liệu nhiệt độ nước......................................................5-8
5.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT...........................................................................5-8
5.4.1 Địa chất công trình....................................................................................5-8
5.4.2 Địa chất thủy văn.....................................................................................5-11
5.4.2.1 Nước mặt.................................................................................................5-11
5.4.2.2 Nước dưới đất..........................................................................................5-11
5.5 ĐỘNG ĐẤT............................................................................................5-11
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM


5.1 VỊ TRÍ XÂY DỰNG NHÀ MÁY
Khu vực đề xuất xây dựng dự án thuộc phạm vi phường Cẩm Thịnh thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Thành phố Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đông bắc,
cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km, có toạ độ địa lý từ 20o58'10  - 21o12' vĩ độ
bắc, 107o10' - 107o23'50 kinh độ đông. Phía đông của thành phố giáp với huyện Vân
Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố
Hạ Long và huyện Vân Đồn, và phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên.
Phường Cẩm Thịnh nằm ở phía đông của thành phố Cẩm Phả có chiều dài hơn
2km chạy dọc Quốc lộ 18A, diện tích tự nhiên là 16,2 km 2; phía đông giáp phường
Cửa Ông, phía tây giáp phường Cẩm Phú, phía nam là vịnh Bái Tử Long, phía bắc là
đồi núi.
Vị trí đề xuất xây dựng Nhà máy điện rộng 52,8 ha, phía Đông Bắc giáp bãi đổ
xỉ thải của Nhiệt điện Cẩm Phả; phía Tây Nam giáp Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh đã
được UBND thành phố Cẩm Phả phê duyệt Quy hoạch chi tiết tại Quyết định số
4960/QĐ-UBND ngày 30/11/2018; phía Đông Nam giáp biển; phía Tây Bắc giáp đất
trống. Phạm vi ranh giới khu đất đề xuất nghiên cứu với 15 điểm mốc có tọa độ như
sau (theo hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 3º, kinh tuyến trục Quảng Ninh 107º45'):
Bảng 5-1: Vị trí dự kiến xây dựng nhà máy Điện khí Quảng Ninh tại Cẩm Phả
Điểm mốc X Y
1 2322169.6525 457364.3145
2 2322220.8542 457356.4383
3 2322458.3202 457319.9101
4 2322507.4202 457453.1711
5 2322556.4664 457586.4483
6 2322894.7555 457484.7270
7 2322980.2517 457466.6793
8 2323085.8783 457668.0272
9 2323173.5920 457833.9796
10 2323310.6506 458086.4505
11 2323104.7095 458097.8755
12 2322962.0722 458109.2995
13 2322802.2528 458119.2045
14 2322658.2121 458219.4530
15 2322623.2601 458243.2754

5.2 ĐỊA HÌNH


Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi
chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm
THUYẾT MINH
1
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Khu vực dự án
nằm kẹp giữa quốc lộ 18 và Vịnh Bái Tử Long, khu đất này trước đây là Vịnh, ngành
than thải đá xít lấp dần thành bãi. Mặt bằng dự án tương đối bằng phẳng. Phía Tây Bắc
qua quốc lộ 18 và đường sắt là dãy đồi nhỏ độ cao khoảng 150 m.
5.3 KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được
ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên
giới. Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền
Bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa
nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do
ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh của gió
mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía Bắc. Vì
nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm Quảng Ninh có hai lần mặt trời qua thiên
đỉnh. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành
hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa
khô. Độ ẩm trung bình 82 – 85%. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết
thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa
mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa
nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng
một tháng (tháng 4 và tháng 10). Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của
Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp.
5.3.1 Khí tượng
Khu vực xây dựng nhà máy nằm trong tiểu vùng IA, vùng ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Các số liệu cụ thể như sau:
5.3.1.1 Nhiệt độ không khí
Trong chuỗi số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cửa Ông từ năm 1994 đến năm
2018: Nhiệt độ không khí trung bình năm 23.30C, nhiệt độ cao nhất 37.00C (ngày
03/6/2016), thấp nhất 3.80C (ngày 24/01/2016). Nhiệt độ không khí cao nhất năm
thường xuất hiện vào các tháng 6, 7, 8; nhiệt độ không khí thấp nhất năm thường xuất
hiện vào các tháng 12, 1, 2.
Bảng 5-2: Đặc trưng nhiệt độ không khí tại trạm khí tượng Cửa Ông
Đặc Các tháng, năm
trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
28.
TB 16.3 16.0 20.9 23.4 29.1 28.2 28.0 27.5 25.0 22.9 18.5 23.7
7
35.
Max 23.9 25.8 28.3 30.3 34.8 35.9 34.9 34.6 32.1 29.2 30.6 35.9
7
23.
Min 8.4 9.0 12.0 13.9 23.4 24.2 23.6 22.8 20.1 16.4 7.4 7.4
1

THUYẾT MINH
2
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

5.3.1.2 Độ ẩm không khí


Trong chuỗi số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cửa Ông từ năm 1999 đến năm
2018: Độ ẩm không khí trung bình năm dao động trong khoảng 81-87%. Độ ẩm trung
bình khoảng 83.5%, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm
nhất khoảng 13%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào các tháng cuối năm 10,11,12, trong
năm độ ẩm phân bố không rõ rệt, độ ẩm lớn.
Bảng 5-3: Đặc trưng độ ẩm không khí tại trạm khí tượng Cửa Ông
Đặc Các tháng, năm
trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Utb (%) 85 77 85 83 83 83 87 89 85 80 84 87 84
Umin (%) 39 27 42 40 60 54 58 64 55 39 36 56 27

5.3.1.3 Gió
Theo quy phạm tải trọng gió TCVN2737-1995 thì khu vực Cửa Ông nằm trong
vùng áp lực gió IIIB.
-
Áp lực gió tiêu chuẩn: 125 kg/m2
-
Vận tốc gió tính toán: 54m/s theo tiêu chuẩn TCVN-4088-1985 với tần suất 2%.
a) Hướng gió thịnh hành
Hướng gió chủ yếu là Bắc, Đông Bắc (các tháng 1, 2, 3, 10,11, 12) và Nam (các
tháng còn lại).
Theo thống kê gió tại khu vực dự án do ảnh hưởng của địa hình, mặt đệm nên gió
thịnh hành hướng Bắc, Đông Bắc, Nam. Trong chuỗi số liệu từ năm 1999 đến năm
2018 tần suất gió thịnh hành hướng Bắc, Đông Bắc, Nam chiếm khoảng 28 - 56%
trong tổng 8 hướng gió.
Bảng 5-4: Hướng gió thịnh hành và tần suất xuất hiện trong năm 2018
Các tháng
Đặc trưng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hướng N N N N S S N N N N N N
Tần suất (%) 56 46 31 28 53 31 34 34 38 46 52 56

b) Tốc độ gió trung bình


Gió có tốc độ trung bình từ 2.1 – 3.5 m/s.
Bảng 5-5: Tốc độ gió trung bình tháng tại trạm khí tượng Cửa Ông năm 2018
Đặc Các tháng
trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
VTB (m/s) 3. 2. 2. 2. 3. 3.0 3.3 2.3 2. 2.9 3. 3.5
THUYẾT MINH
3
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

1 4 1 4 2 4 0
c) Tốc độ gió lớn nhất theo 8 hướng
Các hướng gió có tốc độ mạnh nhất trong tháng trong chuỗi số liệu thu thập từ
năm 1999 đến năm 2018
Bảng 5-6: Tốc độ gió trung bình tháng, năm trạm khí tượng Cửa Ông
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
3. 3. 3. 3. 3.
1999 3.0 3.1 3.4 3.2 2.5 2.6 4.0
3 0 5 4 5
3. 3. 3. 4. 3.
2000 2.7 2.8 3.7 2.2 2.2 3.6 3.7
5 2 2 4 5
3. 3. 3. 2. 3.
2001 2.9 2.8 2.4 2.6 2.9 2.4 3.8
0 1 0 8 1
3. 2. 2. 3. 2.
2002 2.5 3.1 3.1 2.4 2.8 3.5 3.4
1 5 8 4 7
3. 2. 3. 3. 3.
2003 3.1 3.1 3.6 4.1 3.3 3.5 4.4
1 7 6 7 8
3. 3. 3. 2. 3.
2004 2.9 3.0 3.3 3.0 2.6 2.8 2.9
5 2 2 9 0
2. 2. 3. 3. 3.
2005 2.3 2.3 2.8 3.4 3.0 4.0 4.2
4 2 1 7 5
3. 3. 3. 2. 2.
2006 2.9 3.4 3.0 3.1 2.6 3.2 2.7
4 6 6 8 7
3. 2. 2. 3. 3.
2007 2.1 2.5 2.4 2.8 2.9 3.2 3.5
2 8 8 3 8
3. 2. 2. 3. 3.
2008 2.1 2.5 2.4 2.8 2.9 3.2 3.5
2 8 8 3 8
3. 2. 2. 3. 3.
2009 3.0 2.6 2.9 2.7 2.1 3.1 2.5
4 4 8 2 3
2. 2. 2. 3. 3.
2010 2.6 2.4 2.8 3.6 3.0 2.7 3.0
7 6 5 9 2
3. 2. 2. 3. 3.
2011 2.8 2.0 2.9 2.7 2.5 3.5 3.6
8 5 6 7 3
2. 2. 2. 3. 3.
2012 2.7 2.4 2.6 3.0 2.4 2.9 3.5
9 8 8 2 0
3. 2. 2. 3. 3.
2013 2.3 2.5 3.0 2.8 3.0 3.2 3.5
4 6 7 3 7
3. 3. 2. 3. 3.
2014 2.4 2.1 2.9 2.6 2.4 2.7 3.5
1 0 8 1 2
3. 2. 2. 3. 3.
2015 2.5 2.9 3.5 2.8 2.4 2.8 3.5
0 6 9 1 2
3. 3. 2. 3. 3.
2016 2.2 1.9 2.9 3.0 3.1 2.8 3.0
1 1 4 3 4
2. 2. 2. 3. 3.
2017 2.3 2.2 2.5 2.6 2.5 2.5 3.6
8 5 5 5 5
THUYẾT MINH
4 3. 2. 3. 2. 3.
2018 2.1 2.4 3.0 3.3 2.3 2.4 3.5
1 TỰ NHIÊN
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN 4 CỦA ĐỊA ĐIỂM 2 9 0
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

5.3.1.4 Mưa
Lượng mưa trung bình trong chuỗi số liệu thu thập tại trạm Khí tượng Cửa Ông
từ năm 1999 đến năm 2018 khoảng 2230 mm/năm, tổng lượng mưa năm cao nhất là
năm 2015 (3266.6 mm), tổng lượng mưa năm thấp nhất là năm 2002 (1626.6 mm).
Lượng mưa ngày lớn nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, trung bình khoảng 193
mm, lượng mưa ngày cao nhất là 436.8mm ngày 26/7/2015. Số ngày mưa nhiều
khoảng 156 mm ngày/năm, cao nhất là 187 năm 2015.
Bảng 5-7: Tổng lượng mưa tháng trạm Cửa Ông

Đặc Các tháng


trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
X 36. 7. 40. 38. 87. 387. 864. 326. 360. 24. 134.
31.9
(mm) 8 4 3 1 4 9 6 8 1 6 0

Bảng 5-8: Lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng (mm)
Các tháng
Đặc trưng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Xmax 10. 2. 10. 14. 36. 201. 121. 40. 131. 9. 36.
14.2
(mm) 9 7 0 2 8 2 5 5 0 5 6

Bảng 5-9: Số ngày có mưa tháng, năm tại Cửa Ông


Đặc Các tháng
trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Số ngày 13 8 11 10 10 16 22 23 10 8 13 9

Tính toán lượng mưa ngày lớn nhất thiết kế: Báo cáo sử dụng phương pháp tích
hợp – PEASON III tính toán tổng lượng mưa năm và lượng mưa ngày lớn nhất theo
các tần suất thiết kế, xem bảng dưới đây.
Bảng 5-10: Tổng lượng mưa năm thiết kế trạm Cửa Ông
P% 1% 5% 10% 20%
Xp (mm) 3428.62 3006.21 2799.03 2570.21

Với các thông số: Xtb = 2234.4, Cv = 0.19, Cs = 0.69


Bảng 5-11: Lượng mưa ngày lớn nhất thiết kế trạm Cửa Ông
P% 1% 5% 10% 20%
Xp (mm) 465.90 346.40 294.36 241.87

THUYẾT MINH
5
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

Với các thông số: Xtb = 190.10, Cv = 0.40, Cs = 1.87


5.3.1.5 Số giờ nắng
Trong chuỗi số liệu thu thập 20 năm tổng số giờ nắng trong năm khu vực dự án
khá cao, dao động từ xấp xỉ 1440giờ/năm, giao động giờ nắng hàng ngày xấp xỉ 11.9
giờ. Trong năm tháng 5 đến tháng 10, đây là thời kỳ hoạt động mạnh của lưỡi Áp cao
cận nhiệt đới, chi phối thời tiết ít mây, nắng nhiều. Tháng 1,2,3 là tháng có tổng số giờ
nắng thấp nhất, đây là thời kỳ mùa xuân ở miền Bắc. Số giờ nắng lớn nhất trong ngày
lên tới 1.4 giờ vào ngày 18/7/2005, tổng số giờ nắng trong năm lớn nhất là 1765.5 giờ
năm 2003
Bảng 5-12: Số giờ nắng trong năm

Đặc Các tháng


trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
36. 46. 102. 86. 235. 149. 138. 134. 176. 182. 135.
Tổng 67.0
8 4 2 6 8 4 9 5 7 8 6
10.
Max 9.2 9.4 10.0 11.3 11.0 11.8 10.7 10.5 10.3 10.0 7.9
8

Trong khoảng thời gian của chuỗi số liệu (1999-2018) mỗi ngày ở trạm Cửa Ông
trung bình có dao động trong khoảng 3.4 - 4.8 giờ nắng/ ngày
5-13: Số giờ nắng trong ngày (giờ)

Đặc Các tháng


trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1. 1. 3. 2. 7. 5. 5. 5. 4.
Tổng 4.5 4.3 2.2
2 7 3 9 6 0 9 9 5

5.3.1.6 Bốc hơi


Lượng bốc hơi khả năng hiện nay được đo bốc hơi bằng ống Piche. Tổng lượng
bốc hơi năm ở khu vực dự án tương đối ổn định. Hàng năm tổng lượng bốc hơi
khoảng 1120 mm, lượng bốc hơi của các tháng nửa cuối năm cao hơn các tháng nửa
đầu năm. Lượng bốc hơi thấp nhất trong năm vào các tháng 1,2,3 thời gian này trùng
với thời gian mưa xuân ở miền Bắc. Nồm ẩm hiện tượng thời tiết đặc trưng vào mùa
xuân các đợt không khí lạnh từ phía bắc hoạt động yếu, di chuyển lệch sang phía đông
và suy yếu nhanh hơn. Khối không khí biến tính, mang theo nhiều hơi nước từ biển
vào đất liền khiến độ ẩm không khí ở Bắc Bộ lên tới 90-95%. Trời âm u, có sương mù
cùng mưa phùn, mưa nhỏ. kèm mưa. Lượng bốc hơi cao nhất vào các tháng 5,6,7 thời
gian này do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng ở miền Bắc. Riêng tháng 8 thường có mưa
ngâu nhiều nên lượng bốc hơi giảm so với các tháng liền kề.

THUYẾT MINH
6
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

Trong chuỗi số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cửa Ông lượng bốc hơi trung
bình năm 815.9mm, lượng bốc hơi năm cao nhất 950mm năm 2011, thấp nhất
627.7mm năm 2017.
Bảng 5-14: Lượng bốc hơi ống Piche năm tại trạm Cửa Ông (mm) năm 2018

Đặc Các tháng


trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
33. 43. 55. 81. 76. 59. 46. 63. 77. 55.
Tổng 43.5 41.4
0 4 1 2 0 8 7 7 4 4

5.3.1.7 Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm


a) Dông sét
Khu vực dự án không nhiều ngày có dông, theo số liệu quan trắc được từ năm
2001 đến năm 2018 thì có tất cả 1275 ngày có dông. Mùa dông thường bắt đầu từ
tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Từ tháng 6 đến tháng 8 là tháng cao điểm của mùa
dông, trung bình mỗi tháng có 13 đến 20 ngày dông, đặc biệt có tháng tới 22 ngày
dông. Các tháng 12, 1, 2, 3 hiếm khi dông xuất hiện, tuy nhiên cũng có năm mưa dông
xuất hiện sớm vào tháng 3 hoặc kết thúc muộn vào tháng 11 (trường hợp này chỉ xuất
hiện 1 -2 ngày dông trên tháng).
b) Chớp
Thường xuất hiện nhiều trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, trong chuỗi số liệu
từ năm 1999 đến năm 2018 có tổng 609 lần
c) Bão
Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm
cấp 11 đến cấp 12. Trong chuỗi số liệu thu thập từ năm 1999 đến năm 2019 có tổng 46
cơn, mùa bão ở bắt đầu từ tháng 7 - 9 trong năm, tần suất bão, ATNĐ trong 3 tháng
này tương đương nhau khoảng (27.1%), cũng có năm bão, ATNĐ xuất hiện sớm (trái
mùa) nhưng không nhiều như 6 và tháng 11/2013.
d) Lũ lụt
Do độ dốc địa hình lớn, rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều. Vào mùa lũ nước
sông dâng lên rất nhanh và khá cao có thể dâng cao 10-12m, nhưng cũng rút nhanh vì
độ dốc lớn và gần biển.
5.3.2 Điều kiện thuỷ văn
5.3.2.1 Chế độ thuỷ văn
Do dự án nằm sát biển, lại không có con sông lớn nào chảy qua. Do vậy trong
báo cáo sử dụng thu thập số liệu mực nước biển và nhiệt độ nước biển tại trạm hải văn
Cửa Ông, cách dự án khoảng 5km có chuỗi số liệu đủ dài.
Trạm hải văn Cửa Ông có toạ độ địa lý: 106º24’30’’kinh độ Đông
20º44’03’’ vĩ độ Bắc
THUYẾT MINH
7
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

5.3.2.2 Kết quả thu thập số liệu mực nước


Tiến hành thu thập số liệu thuỷ văn từ năm 1999 đến năm 2018 với các đặc
trưng: Mực nước tại trạm hải văn Cửa Ông: mực nước trung bình 243cm, mực nước
lớn nhất 505cm (ngày 04/7/2004), mực nước nhỏ nhất 22cm (ngày 24/5/2001)
Bảng 5-15: Đặc trưng mực nước tháng, năm tại trạm Cửa Ông (cm)
Các tháng
Đặc trưng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Bình quân 251 243 241 243 246 251 258 254 261 271 264 260
Max 466 430 404 387 428 465 469 433 410 430 453 480
Min 88 110 105 85 86 95 101 115 118 120 98 106

5.3.2.3 Tần suất mực nước


Tính toán mực nước cao nhất và thấp năm thiết kế: Báo cáo sử dụng phương
pháp tích hợp – PEASON III tính toán mực nước cao nhất và thấp nhất năm theo các
tần suất thiết kế, xem bảng dưới đây.

Bảng 5-16: Mực nước cao nhất năm thiết kế trạm Cửa Ông
P% 0.67% 1% 2% 4% 5% 10% 20%
502.7 502.7 502.6 502.2 501.7 500.0
Hp (cm) 495.22
5 0 6 0 9 9

Với các thông số: Htb = 449.3, Cv = 0.14, Cs = -2.35


Bảng 5-17: Mực nước thấp nhất năm thiết kế trạm Cửa Ông
P% 95% 97% 99%
Hp (cm) 27.67 25.96 24.54

Với các thông số: Htb = 75.3, Cv = 0.63, Cs = 1.84


5.3.2.4 Kết quả thu thập số liệu nhiệt độ nước
Mực nước tại trạm hải văn Cửa Ông: nhiệt độ nước trung bình 25.7 0C, nhiệt độ
nước lớn nhất 35.10C (ngày 28/06/2016), nhiệt độ nước nhỏ nhất 12.7 0C (ngày
2/2/2008)
Bảng 5-18: Đặc trưng nhiệt độ nước tháng, năm tại trạm Cửa Ông (0C)
Đặc Các tháng

THUYẾT MINH
8
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII


Bình 19. 18. 22. 26. 30. 31. 30. 30. 30. 28. 26.
23.1
quân 4 3 6 0 8 7 4 6 4 6 5
22. 21. 26. 28. 33. 33. 33. 33. 33. 31. 28.
Max 28.8
8 6 2 0 7 7 6 2 0 0 7
16. 16. 19. 23. 27. 27. 27. 27. 27. 26. 24.
Min 19.1
7 4 2 4 2 0 0 9 2 5 7

5.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT


5.4.1 Địa chất công trình
Tham khảo Báo cáo Thiết kế kỹ thuật Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả 2, điều kiện
địa chất công trình của khu vực Bãi thải xỉ (tiếp giáp với vị trí dự án Điện khí Quảng
Ninh) bao gồm các lớp đất đá từ trên xuống như sau:
Lớp 1: Đất lấp (kQ) màu đen, xám đen, thành phần chủ yếu bao gồm các mảnh
đá xít, đất, đá cuội, sỏi cát bụi.v.v.. sắp xếp hỗn độn lên nhau, mức độ đầm chặt chưa
tốt, hơi chặt - chặt vừa.
-
Lớp này chỉ gặp ở 3 lỗ khoan trên phần đất liền như: CP55, CP56, CP57.
-
Bề dày của lớp này biến đổi từ 2,0m đến 7,5m
-
Trị số SPT: N=15
-
Theo kinh nghiệm cường độ chịu tải của lớp này có thể sử dụng là: RH  1,0kg/cm2
Lớp 2: Cát hạt mịn đến to (mQ), không phân chia màu xám trắng, xám vàng,
xám đen, chủ yếu là cát thạch anh, có lẫn nhiều sỏi sạn thạch anh, các mảnh vỏ sò, ốc
và ít vật chất hữu cơ chưa phân huỷ hết. Cát ở trạng thái chặt vừa, sũng nước.
-
Lớp này rất phổ biến, bắt gặp ở tất cả các lỗ khoan trên.
-
Bề dày lớp biến đổi từ 2,0m đến 13,00m.
-
Các lỗ khoan ngoài biển, phần trên lớp này khoảng 1,0m đến 1,50m có lẫn nhiều đất
bùn sét, than cám màu đen (do mưa trôi từ phía trên mặt đất xuống).
Chỉ tiêu cơ lý của lớp này là:
-
Tỷ trọng  : 2,65 g/cm2
-
Góc nghỉ khi khô kh : 38o1
-
Góc nghỉ khi ướt u : 31o1
-
Trị số SPT : 13 N
Áp lực tiêu chuẩn và môđun biến dạng tiêu chuẩn theo TCXD 45-78 là:
-
R0 :2,5 kg/cm2.
-
Etc :110 kg/cm2.

THUYẾT MINH
9
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

Lớp 3: Sét pha (mQ) màu xám vàng, xám trắng, vân đỏ, có lẫn ít sạn sỏi thạch
anh và ít vật chất hữu cơ chưa phân huỷ hết. Đất ở trạng thái cứng dẻo - mềm dẻo.
Bão hoà nước. Lớp này phân bố không đồng đều, chỉ bắt gặp rải rác ở 4 hố khoan như:
CP39, CP40, CP41, CP49. Bề dày lớp biến đổi từ 1,10m đến 3,00m
-
Chỉ tiêu cơ lý của lớp này là:
-
Độ ẩm tự nhiên W : 24,3%
-
Dung trọng tự nhiên w : 1,99 g/cm3
-
Dung trọng khô c : 1,611 g/cm3
-
Tỷ trọng  : 2,74 g/cm2
-
Hệ số rỗng 0 : 0,725
-
Độ rỗng n : 41,3%
-
Độ bão hoà G : 92,2%
-
Giới hạn nhão Wnh : 38,8%
-
Giới hạn dẻo Wd : 23,4%
-
Chỉ số dẻo Id : 15,4
-
Độ sệt Is : 0,065
-
Lực dính kết C : 0,356 kg/cm2
-
Góc nội ma sát  : 13012'
-
Hệ số nén lún a : 0,016 (1-3Kg)a
Áp lực tiêu chuẩn và môđun biến dạng theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 45-78 là:
-
Ro : 1,80 kg/cm2.
-
Etc : 195 kg/cm2.
Lớp 4: Sét pha (dlQ) màu xám vàng, xám nâu, xám đen, có lẫn nhiều sạn sỏi và
các mảnh dăm. Đất ở trạng thái nửa cứng - cứng dẻo, bão hoà nước. Lớp này giống
lớp 5 ở cụm hạng mục công trình số 3 (nghiên cứu đứt gãy) nêu ở phần trên. Chỉ bắt
gặp ở CP56. Bề dày chưa xác định được, đã khoan vào lớp 9,0m vẫn chưa dứt lớp.
Chỉ tiêu cơ lý của lớp này là:
-
Độ ẩm tự nhiên W : 14,7%
-
Dung trọng tự nhiên w : 2,19 g/cm3
-
Dung trọng khô c : 1,909 g/cm3
-
Tỷ trọng  : 2,76 g/cm2
-
Hệ số rỗng 0 : 0,446
-
Độ rỗng n : 30,8%
-
Độ bão hoà G : 91,0%
THUYẾT MINH
10
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

-
Giới hạn nhão Wnh : 25,7%
-
Giới hạn dẻo Wd : 16,5%
-
Chỉ số dẻo Id : 9,2
-
Độ sệt Is : -0,196
Áp lực tiêu chuẩn và môđun biến dạng theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 45-78 là:
-
R0 :2,2 kg/cm2.
-
Etc :210 kg/cm2.
Lớp 5: Đá vôi (C-P) phong hoá nhẹ màu xám xanh, xám ghi, xám sẫm, trắng
đục, ít nứt nẻ, cấu tạo khối, rắn chắc. Bề mặt lớp đá vôi ở đây cũng chênh lệch nhau
nhiều, thường gặp ở độ sâu 3,60m. Nhưng có nơi khoan sâu 15,00m vẫn chưa bắt gặp.
Chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của đá như sau:
-
Dung trọng khô c : 2,71 g/cm3
-
Tỷ trọng  : 2,74 g/cm2
-
Cường độ kháng nén khi khô nk : 309,09 kg/cm2
-
Cường độ kháng nén bão hoà nbh : 233,6 kg/cm2
-
Cường độ kháng kéo nk : 47,94 kg/cm2
-
Cường độ kháng cắt:
+
: 262,06 kg/cm2
+
C: 68,33 kg/cm2
+
: 3108
-
Hệ số hoá mềm K : 0,76 mm/ngđ
-
Độ cứng theo Prôtôđiacônốp : 3,1
5.4.2 Địa chất thủy văn
Về đặc tính thủy văn và địa chất thủy văn khu vực khảo sát có các loại nước sau:
5.4.2.1 Nước mặt
Ở đây chủ yếu có ở 3 nguồn chính:
-
Nước suối từ cầu 20 chảy ra biển.
-
Nước chứa trong lạch phía Đông Bắc mặt bằng nhà máy.
-
Nước biển.
Ngoài nước biển ra, nguồn nước mặt cung cấp cho nước dưới đất là nước suối
chảy qua cầu 20 đổ ra biển và nước chứa trong lạch nhỏ phía Đông Bắc mặt bằng nhà
máy.

THUYẾT MINH
11
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM
Liên danh PV Power, Colavi, Tokyo Gas, Marubeni
Dự án Điện khí Quảng Ninh Đề
xuất dự án

Về mùa khô và buổi sáng hàng ngày mực nước suối, nước trong lạch thường chỉ
sâu 0,20m đến 0,7m, nhưng đến buổi chiều (khi nước thủy chiều lên) mực nước trong
lạch cũng như nước suối dâng lên khoảng 0,5m đến 1,0m (theo chu kỳ hàng ngày).
Những ngày mưa to, mực nước suối dâng lên tới 1,5 đến 2,0m sau vài tiếng lại
rút hết ngay.
5.4.2.2 Nước dưới đất
Chỉ có một loại nước ngầm. Tầng nước này chủ yếu được tầng trữ trong lớp cát
mịn - to (lớp 2). Mực nước xuất hiện đo được trong các lỗ khoan thường giao động từ
2,40m (CP17) đến 10,7m (CP27) và thường giao động từ 2,20m đến 10,5m.
Nước dưới đất ở đây có quan hệ trực tiếp với nước biển (nước thủy triều). Ngoài
ra nước dưới đất còn có quan hệ thủy lực chặt chẽ với nước mưa và nước mặt.
Vì vậy mực nước dưới đất hoàn toàn phụ thuộc, lên xuống theo mùa và theo
nước thủy triều.
Theo kết quả phân tích các mẫu nước cho thấy nước ở đây chủ yếu có tên gọi
theo công thức Cuốclốp là Clorua - Natri Kali.
Mức độ xâm thực môi trường theo tiêu chuẩn TCVN 3994-85 thì có tính xâm
thực mạnh SO2-4 và xâm thực yếu Mg2+. Còn nước chảy qua cầu 20 không có tính xâm
thực.
5.5 ĐỘNG ĐẤT
Theo bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu -
Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia với tỷ lệ 1:1.000.000 thì khu vực
dự kiến xây dựng nhà máy nằm trong vùng phát sinh động đất cấp 7 (theo hệ MSK-
64).
Tham khảo Báo cáo Thiết kế kỹ thuật Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả 2, kết quả
thăm dò địa chất công trình cho thấy khu vực này có xuất hiện đứt gẫy nam, chạy dọc
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với chiều rộng đứt gẫy khoảng 60m, sẽ có ảnh
hưởng tới động đất của công trình.
Trên cơ sở các kết quả trên, cấp động đất của khu vực này do có đứt gẫy nên
phải nâng lên một cấp. Vì vậy cấp động đất dùng cho thiết kế kháng chấn cho công
trình NMĐ TBKHH Quảng Ninh là cấp 8 hệ MSK-64.

THUYẾT MINH
12
CHƯƠNG 5: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA ĐIỂM

You might also like