You are on page 1of 4

BÀI ÔN 1

CHỦ ĐỀ: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO.


THỜI GIAN: 45 Phút; SỐ CÂU: 40.
Chọn một phương án trả lời đúng nhất
Câu 1. Trong các nguyên tố hoá học sau đây, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể
người?
A. Cacbon. C. Nitơ. B. Hidrô. D. Ôxi.
Câu 2. Các nguyên tố hoá học chiếm khối lượng lớn trong tế bào được gọi là
A. các hợp chất vô cơ. B. Các hợp chất hữu cơ.
C. Các nguyên tố đại lượng. D. Các nguyên tố vi lượng.
Câu 3.Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là
A. Cacbon. C. Hidrô. B. Ôxi. D. Nitơ.
Câu 4. Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây?
A. Hêmôglôbin trong hồng cầu của động vật. B . Diệp lục tố trong lá cây.
C. Sắc tố mêlanin trong lớp da. D. Sắc tố của hoa, quả ở thực
vật.
Câu 5. Nước không có vai trò sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất.
B. Thành phần cấu tạo của tế bào.
C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể.
D. Dự trữ năng lượng.
Câu 6. Cho các ý sau:
(1) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 8. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng Iôt?
A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh còi xương. C. Bệnh cận thị. D. Bệnh tiểu
đường.
Câu 9. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?
A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết hidro.
C. Liên kết ion. D. Liên kết photphodieste.
Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H,
O,N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại
phân tử và đại phân tử.
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Câu 11.Tính phân cực của nước là do?


A. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía ôxi.
B. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía hidro.
C. Xu hướng các phân tử nước.
D. Khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.
Câu 12. Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?
A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh.
B. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh.
C. Sấy khô rau quả.
D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.
Câu 13. Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?
A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C. Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.
D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể.
Câu 14. Chất nào sau đây không thuộc nhóm Cacbonhiđrat?
A. Đường đơn. C. Đường đa. B. Đường đôi. D. Mỡ.
Câu 15. Đường đơn còn được gọi là
A. Mônôsaccarit. C. Pentôzơ. B. Frutôzơ. D. Mantôzơ.
Câu 16. Đường Saccarôzơ là
A. Một loại axít béo. B. Đường Hêxôzơ.
C. Một đisaccarit. D. Một loại Pôlisaccarit
Câu 17. Chất nào sau đây thuộc loại đường Pentôzơ ?
A. Ribôzơ và fructôzơ . B. Glucôzơ và đêôxiribôzơ.
C. Ribô zơ và đêôxiribôzơ . D. Fructôzơ và Glucôzơ.
Câu 18. Chất nào dưới đây thuộc loại đường Pôlisaccarit
A. Mantôzơ. B. Tinh bột. C. Điaccarit. D. Hêxôzơ.
Câu 19. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào
sau đây?
A. Liên kết peptit. B. Liên kết hoá trị.
C. Liên kết glicôzit. D. Liên kết hiđrô.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit.
B. Glicôgen là đường mônôsaccarit.
C. Đường mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit.
D. Galactôzơ, còn được gọi là đường sữa.
Câu 21. Trong cấu tạo tế bào, đường xenlulôzơ tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Chất nguyên sinh. B. Thành tế bào.
C. Nhân tế bào. D. Màng nhân.
Câu 22. Lipit là chất có đặc tính nào sau đây ?
A. Tan rất ít trong nước. B. Tan nhiều trong nước.
C. Không tan trong nước. D. Có ái lực rất mạnh với nước.
Câu 23. Chất nào sau đây hoà tan được lipit?
A. Nước B. Rượu. C. Ben zen. D. Cồn.
Câu 24. Thành phần cấu tạo của mỡ gồm
A. axít béo và rượu. B. glixêrol và đường.
C. đường và rượu. D. glixêrol và axit béo.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A . Trong mỡ chứa nhiều axít béo no.
B. Phân tử dầu có chứa 1 axit béo .
C. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo.
D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước.
Câu 26. Photpholipit có chức năng chủ yếu nào sau đây?
A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào.
B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào.
C. Là thành phần của máu ở động vật.
D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây.
Câu 27. Chất dưới đây tham gia cấu tạo hoocmôn?
A. Stêroit. B. Phôtpholipit. C . Triglixêrit. D. Mỡ.
Câu 28. Loại liên kết hoá học giữa axit béo và glixêrol trong phân tử Triglixêrit là
A. Liên kết hidrô. B. Liên kết este.
C. Liên kết peptit. D. Liên kết hoá trị.
Câu 29. Chất dưới đây không phải lipit?
A. Côlestêron. C. Hoocmon ostrôgen. B. Sáp. D.
Xenlulôzơ.
Câu 30. Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vitamin A. C. Vitamin C. B. Phôtpholipit. D. Stêrôit.
Câu31. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường
đơn, đường đôi và đường đa?
A. Khối lượng của phân tử.
B. Độ tan trong nước.
C. Số loại đơn phân có trong phân tử.
D. Số lượng đơn phân có trong phân tử.
Câu 32. Loại chất cấu tạo nên vỏ tôm, cua là chất nào sau đây?
A. Glucozo. B. Kitin. C. Saccarozo. D. Fructozo.
Câu 33. Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào sau đây?
A. Lactozo. B. Mantozo. C. Xenlulozo. D. Saccarozo.
Câu 34. Ăn quá nhiều bánh, kẹo sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?
A. Bệnh tiểu đường. B. Bệnh bướu cổ. C. Bệnh còi xương. D. Bệnh gút.
Câu 35. Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng nào sau đây?
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
B. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất.
C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể.
D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.
Câu 36. Điểm giống nhau của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là
A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng.
B. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp lại.
C. Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit.
D. Chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu.
Câu 37. Lipit không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cấu trúc đa phân.
B. Không tan trong nước.
C. Được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O.
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 38. Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là
A. Mônôsaccarit. B. Photpholipit. C. axit amin. D. Stêrôit.
Câu 39. Đặc điểm của phân tử prôtêin bậc 1 là
A. chuỗi pôlipeptit ở dạng thẳng.
B. chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn đặc trưng.
C. chuỗi pôlipeptit ở dạng cuộn tạo dạng hình cầu.
D. chuỗi pôlipeptit ở dạng cuộn không gian ba chiều.
Câu 40. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp là của cấu trúc prôtêin bậc mấy?
A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4.

......................................................................................................................................

You might also like