You are on page 1of 3

- Nguyên nhân dẫn đến công cuộc xóa nạn mù chứ và bảo vệ nền văn hóa của

Nga
+ Sau thằng lợi Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, việc xây dựng một nền
văn hóa Xô Viết đã được mở ra, dựa trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác
Lenin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại.
+ Thành tựu quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Xô Viết
được thể hiện trong việc xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sang tạo chữ
viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục
toàn quốc, đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ, phát triển nghệ
thuật, văn hóa, …
+ Trong cuộc Cách mạng Tháng Mười, những người nghèo trong cơn thịnh nộ
quá khích đã hủy diệt không thương tiếc mọi công trình văn hóa và kiến trúc
trong các cung điện và dinh thự.
+ Nga chưa có công cuộc tái thiết sau cuộc xâm lược của Napoleon.
+ Sau Cách mạng Tháng Mười nước Nga trở thành một quốc gia không có
hàng ngũ trí thức dân tộc, bởi vì tất cả các nhà khoa học, nhà văn, họa sĩ, kỹ sư,
cũng như những bộ óc thông minh nhất đều đã bỏ chạy khỏi đất nước.
+ ..
+ Đầu năm 1906, tờ nhật báo “Obrazonvanye Rossi”(có nghĩa là Giáo dục
Nga ) đăng tải thông tin từ giới chuyên gia hàng đầu thuộc Bộ Giáo dục Sa
Hoàng, đề cập tới viễn cảnh đề cập tới viễn cảnh của công tác phổ cập giáo dục
toàn Nga. Trong đó chỉ rõ, rằng nếu như công việc thúc đẩy giáo dục - văn hóa
của nhà nước vẫn được tiếp tục như trong giai đoạn lúc đó, thì nạn mù chữ với
đàn ông sẽ được xóa bỏ trong một khoảng thời gian tối cần thiết là 180 năm,
còn với phụ nữ - 280 năm. Thế mà chỉ trong vòng 20 năm, chính quyền Xôviết
đã xóa bỏ triệt để nạn mù chữ.

- Tiến trình của công cuộc xóa nạn mù chữ:


+ Trước cách mạng, ¾ dân số Nga mù chữ; trong ngôn ngữ của một số dân
tộc không có động từ “học tập”. Chỉ trong vòng 20 năm từ 1921 đến 1940,
khoảng 60 triệu người đã thoát nạn mù chữ. Đến cuối những năm 30, nạn mù
chữ về căn bản được thanh toán, chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc 7 năm được
thực hiện. Ở các thành phố đã thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Giáo
dục đại hoc thu được nhiều thành tựu to lớn: đến năm 1932 đã đào tạo được
198 000 người có trình độ đại học và 319 000 người có trình độ cao đẳng.
+ Trong 10 năm đầu sau cách mạng, chính thể Xôviết đã xóa nạn mù chữ cho
10 triệu người lớn tuổi, điều này có nghĩa là một triệu người mỗi năm. Trong
thập niên tiếp theo - 50 triệu người, nghĩa là 5 triệu người/năm. Đây là sự "công
phá" thực sự! Tất cả mọi người đến 50 tuổi đều nô nức đi học.
+ Thầy giáo trước hết là các sinh viên, những học sinh lớp trên, các chiến sĩ
Hồng quân - từng được xóa mù chữ trong quân ngũ. Chính quyền các cấp đều
nêu cao khẩu hiệu: "Người biết chữ hãy dạy cho người chưa biết chữ!".
+ Hiệp hội "Đả đảo nạn mù chữ!" được thành lập do đích thân Mikhail
Kalinin (1875-1946), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xôviết Tối cao Liên Xô đứng đầu. Chỉ
2 thập niên sau Cách mạng Tháng Mười, ở Liên Xô đã áp dụng chế độ phổ cập
bán trung học bắt buộc (hệ 7 năm) tại tất cả các địa bàn dân cư trong toàn Liên
bang. Và đây là kỳ tích văn hóa - giáo dục mà chính thể Xôviết lập được: Ngay từ
giữa thập niên 30 thế kỷ trước, số chuyên gia có bằng đại học ở Liên Xô đã vượt
hơn 9 triệu người.
+ Những người mù chữ không chỉ đi học dựa vào kinh phí của nhà nước,
nghĩa là họ không phải trả tiền học phí, mà trong những ngày làm việc họ còn
được nghỉ 2 giờ sớm hơn để đi học mà không bị cắt giảm tiền lương. Trong
những vùng xa xôi nhất của đất nước, nơi cư ngụ của các dân tộc lạc hậu nhất,
các chuyên viên khoa học từ Moscow, Leningrad và nhiều thành phố lớn khác
được cử tới với nhiệm vụ cụ thể: thiết lập một cách nhanh nhất văn tự cho các
sắc dân thiểu số, cũng như nghiên cứu về các phong tục dân tộc, điều kiện sinh
hoạt và lao động cùng nền nghệ thuật dân gian của họ. Công việc này được
hoàn tất chỉ sau một vài năm.
+ Trong vòng chưa đầy 30 năm, nước Nga “đi giày cỏ” xưa kia đã trở thành
một đất nước với đa số người dân có trình dộ văn hóa cao, có một đội ngũ trí
thức đông đảo, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Sự thật là một phần đáng kể tầng lớp trí thức cũ đã quyết định ở lại với tổ
quốc để phục vụ nhân dân. Và đây là vài tên tuổi tiêu biểu trong số đó: Người
đoạt giải thưởng Nobel Y học - nhà sinh lý học vĩ đại Ivan Petrovich Pavlov; "Cha
đẻ" của ngành hàng không Nga - Giáo sư Nikolay Yegorovich Zhukovsky; Viện sĩ
Kliment Arkadievich Timiryazev, một trong những người sáng lập trường phái
hiện đại về sinh lý học thực vật; Viện sĩ Nông học huyền thoại Ivan Vladimirovich
Michurin, người có công lai giống tạo ra hơn 300 loại táo, nho và lê; người đặt
nền móng cho ngành du hành vũ trụ hiện đại Konstantin Eduardovich
Tsiolkovsky; các nhà thơ lỗi lạc Vladimir Vladimirovich Mayakovsky và Aleksandr
Blok; các nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng Konstantin Sergeievich Stanislavski
và Vladimir Ivanovich Nemirovich-Danchenko; nhà toán học Otto Yulyevich
Schmidt, người phát minh thuyết cấu tạo thiên hà vẫn còn phổ biến cho đến
nay; tướng cận vệ kiêm cựu tư lệnh mặt trận tây nam trong Thế chiến I Aleksei
Alekseevich Brusilov…

- Ý nghĩa của công cuộc xóa bỏ nạn mù chữ:


+ Trình độ dân trí cao hỗ trợ việc phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của một
quốc gia và góp phần thúc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Với những cơ sở nghiên cứu khoa học rộng lớn, được trang bị đầy đủ, đội
ngũ cấc nhà khoa học Xô Viết đã đạt được những thành tựu rực rỡ và chiếm lĩnh
nhiều đỉnh cao khoa học thế giới.
+ Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, nền văn hóa – nghệ thuật Xô
Viết có những cống hiến to lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại.
+ Giúp Liên Xô bắt kịp với các quốc gia hàng đầu trên thế giời.

You might also like