You are on page 1of 3

Tiết 9:

LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH ĐIỆN LI
1. Mức độ biết
Câu 1: Phương trình ion thu gọn cho biết:
A. những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. nồng độ những ion nào trong dung dịch là lớn nhất.
C. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện li.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phản ứng trao đổi ion ?
A. Là phản ứng giữa các ion.
B. Có sự thay đổi số oxi hóa cuả các nguyên tố.
C. Sản phẩm tạo ra chất kết tủa hoặc chất khí hoặc chất điện li yếu.
D. Mỗi phương trình phân tử chỉ có một phương trình ion rút gọn.
Câu 3: Phương trình hóa học nào dưới đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH-  H2O ?
A. NaOH + HCl  NaCl + H2O. B. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl.
C. 2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 +H2O. D. NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O .
Giải:
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl.
Pt ion: 2H+ + SO42- + Ba2+ + 2Cl-  BaSO4 + 2H+ + 2Cl-
Ba2+ + SO42-  BaSO4
2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 +H2O
Pt ion: 2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO32-  2Na+ + 2Cl- + CO2 + H2O
2H+ + CO32-  CO2 + H2O
NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O .
Ption: Na+ + OH- + Na+ + HCO3-  2Na+ + CO32- + H2O
OH- + HCO3-  CO32- + H2O
Câu 4: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch?
A. Na2SO4 và BaCl2. B. HCl và CH3COONa.
C. HCl và NaCl. D. HCl và Na2CO3.
Giải:
HCl + CH3COONa  CH3COOH + NaCl
Pt ion: H+ + CH3COO-  CH3COOH
2HCl + Na2CO3  NaCl + CO2 + H2O
Pt ion: 2H+ + CO32-  CO2 + H2O
Na2SO4 + BaCl2  2NaCl + BaSO4
Pt ion: Ba2+ + SO42-  BaSO4
Câu 5: Phương trinh ion thu gọn của phản ứng HCl + CH3COONa  CH3COOH + NaCl là
A. H+ + Cl- + CH3COONa  CH3COOH + Na+ + Cl-.
B. H- + CH3COO-  CH3COOH.
C. Na+ + Cl-  NaCl.
D. CH3COONa + Cl-  CH3COO- + NaCl.
Câu 6: Sản phẩm của phản ứng nào có chất khí tạo thành?
A. Na2CO3 + Ba(OH)2 
B. Na2CO3 + HCl 
C. NaOH + HCl 
D. BaSO4 + NaCl 
Giải:
A. Na2CO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + 2NaOH
B. Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O
Ption: 2Na+ + CO32- + 2H+ + 2Cl-  2Na+ + 2Cl- + CO2 + H2O
CO32- + 2H+  CO2 + H2O
C. NaOH + HCl  NaCl + H2O
D. BaSO4 + NaCl  không xảy ra
Câu 7: Dung dịch nào dưới đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4?
A. HCl.  B. NaOH.  C. H2SO4.  D. BaCl2.
Câu 8: Phản ứng nào xảy ra thu được kết tủa BaSO4 ?
A. BaCO3 + HCl B. BaCl2 + Na2SO4
C. Ba(OH)2 + HCl D. H2SO4 + CH3COONa 
2. Mức độ thông hiểu
Câu 9: Phản ứng hóa học nào dưới đây không xảy ra?
A. Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4. B. FeS + ZnCl2 ZnS + FeCl2.
C. 2HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + 2H2O. D. FeS + 2HCl  H2S + FeCl2.
Giải:
FeS + 2HCl  H2S + FeCl2.
Pt ion: FeS + 2H+ + 2Cl-  H2S + Fe2+ + 2Cl-
FeS + 2H+  H2S + Fe2+
2HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + 2H2O
Ption: 2H+ + 2Cl- + Mg(OH)2  Mg2+ + 2Cl- + 2H2O
2H+ + Mg(OH)2  Mg2+ + 2H2O
Câu 10: Cho các phản ứng:
(1) Na2CO3(dd)+BaCl2(dd) 
(2) (NH4)2CO3(dd)+Ba(NO3)2(dd)
(3) Ba(HCO3)2(dd)+K2CO3(dd) 
(4) BaCl2(dd) + MgCO3(r)
Những phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn?
A. (1), (4). B. (1), (2). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Giải:
(1) Na2CO3(dd)+BaCl2(dd)  BaCO3 + 2NaCl
(2) (NH4)2CO3(dd)+Ba(NO3)2(dd) BaCO3 + 2NH4NO3
(3) Ba(HCO3)2(dd)+K2CO3(dd)  BaCO3 + 2KHCO3
Đều có chung pt ion thu gọn là:
Ba2+ + CO32-  BaCO3
(4) BaCl2(dd) + MgCO3(r) không xảy ra
Câu 11:Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là S2–+2H+H2S
A. FeS+2HClFeCl2+H2S. B. BaS +H2SO4BaSO4+H2S.
C.2HCl+K2S2KCl+H2S. D. NaHSO4+NaHSNa2SO4+H2S.
Câu 12: Một dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ và Cl-, dùng một lượng dư chất nào để có thể
loại được nhiều cation nhất?
A. K2CO3. B. Na2SO4. C. NaOH. D. Na2CO3.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch ?
A. NH4Cl + NaOH  NH3 + NaCl + H2O. B. Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3.
C. NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O. D. Zn + 2Fe(NO3)3Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
Câu 14: Cho phản ứng sau: Fe(NO3 )3  X   Y  KNO3
. Vậy X, Y lần lượt là
A. KCl, FeCl3. B. K2SO4, Fe2(SO4)3.
C.KOH, Fe(OH)3. D. KBr, FeBr3.
Câu 15: Có 5 dung dịch cùng nồng độ NH 4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3 đựng trong 5 lọ mất nhãn
riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 5 lọ trên?
A. NaNO3. B. NaCl. C. Ba(OH)2. D. NH3.
Câu 16: Một dung dịch chứa các ion: Mg 0,05 mol, K 0,15 mol, NO3- 0,1 mol và SO42- x mol. Giá trị của x
2+ +


A. 0,05. B. 0,075 C. 0,1 D. 0,15.
Câu 17: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư
dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5. B.4. C.1. D.3.
Câu 18: Phản ứng có phương trình ion rút gọn: HCO3- + OH-  CO32- + H2O là
A. 2NaHCO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
B.2NaHCO3 + 2KOH  Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
C. NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O.
D. Ca(HCO3) + 2NaOH  CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
3. Mức độ vận dụng
Câu 19:Cho dung dịch các chất sau: NaHCO3 (X1); CuSO4 (X2); (NH4)2CO3 (X3); NaNO3 (X4); MgCl2 (X5);
KCl (X6). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là
A. X1, X4, X5. B. X1, X4, X6. C. X1, X3, X6. D. X4, X6.
Câu 20:Có nhiều nhất bao nhiêu ion trong số Na , CO3 , NH4 , Cl , Mg , OH , NO3- có thể cùng tồn tại trong
+ 2- + - 2+ -

một dung dịch (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)


A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 21: Có bốn dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 loại cation và anion trong số các ion sau:
Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4. D. AgNO3, Al2(SO4)3, NaNO3, BaCO3.
Câu 22:Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của muối B làm quỳ hóa đỏ.
Trộn lẫn hai dung dịch trên vào nhau thì xuất hiện kết tủa. A và B là:
A.
KOH và K 2SO4 B.
KOH và FeCl3
K CO và Ba(NO3 )2
C. 2 3 D.
Na 2CO3 và KNO3
 3  2
Câu 23: Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa NH 4 ; Al ; 0,15 mol NO3 và 0,1 mol SO4 ,
thu được 1,12 lít khí mùi khai ở đktc và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,6g B. 3,9g C. 7,8g D. 5,2g
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 24: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,15. Cho 1/2
dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,5 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại
phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X
thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 15,195 B. 10,955 C. 12,715. D. 15,115.
Câu 25: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác
dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa; - Phần hai tác dụng
với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung
dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 3,73 gam. B.7,04 gam. C.7,46 gam. D.3,52 gam.
Câu 26: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ
dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị
của m là
A. 1,59. B.1,17. C.1,71. D.1,95.

You might also like