You are on page 1of 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH

Số lượng và thành phần du khách

Trong những năm trước đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao thông khó khăn, cơ sở lưu trú
chưa đáp ứng được với nhu cầu, du lịch tự nhiên chưa trở thành nhu cầu lớn, công tác quảng bá du lịch
còn nhiều hạn chế nên số khách đến Hà Giang hầu như không đáng kể. Những năm gần đây, du lịch Hà
Giang đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu quan, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày
một tăng. Năm 2002, chỉ có trên 50.000 lượt khách, đến năm 2006 đã tăng lên gần 105.000 lượt khách,
trong đó có gần 30.000 khách Trung Quốc và gần 1.500 khách nước ngoài quốc tịch khác. Doanh thu từ
du lịch tăng từ 31 tỷ đồng năm 2002 lên trên 110 tỷ đồng năm 2006. Từ năm 2008 đến nay, số lượng
khách du lịch đến Hà Giang tăng liên tục và khá nhanh. Năm 2008, tổng lượt khách là trên 187.000 lượt
người, đến năm 2010 tổng lượt khách là trên 300.000 lượt người, tăng là 1,6 lần so với năm 2008. Trong
đó khách nội địa có tốc độ tăng nhanh hơn. Năm 2008, khách nội địa là trên 138.000 lượt khách, đến
năm 2010 tăng lên 250.000 lượt khách, tăng 1,8 lần so với năm 2008.

Bảng 1. Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang 2008 - 2010

Năm 2008 2009 2010


1. Doanh thu (tỷ đồng) 155 202 320
2. Khách du lịch (lượt 187.909 250.535 300.270
khách)
Trong đó:
- Khách nội địa 138.646 200.353 250.000
- Khách quốc tế 49.445 50.182 47.270

Mùa tham quan du lịch và thời gian lưu trú của khách du lịch

Mặc dù du lịch Hà Giang không có mùa rõ rệt, các điểm du lịch mở cửa đón khách quanh năm song
lượng khách thường đông hơn vào mùa hè. Khách trong nước thường đi vào mùa hè, vào mùa lễ hội
(sau Tết). Tuy nhiên, vào các mùa khác vẫn rải rác có khách đến thăm, nhất là vào các ngày lễ, ngày nghỉ
cuối tuần. Đối với khách nước ngoài, lượng khách thay đổi song cũng tập trung hơn cả vào các tháng
mùa khô và lạnh (tháng 10, 11, 12) và ít hơn vào các tháng 5, 6,7 (do thời tiết nóng và mưa nhiều). Thời
gian lưu trú của khách du lịch ngắn, trung bình là 1,7 ngày. Mặc dù Hà Giang cách xa Hà Nội khoảng trên
300km, đường giao thông lên Hà Giang còn nhiều khó khăn nhưng thời gian lưu trú của khách du lịch
không cao. Khách du lịch thuần tuý đến Hà Giang là rất ít, chủ yếu là kết hợp đi buôn bán, hoặc kết hợp
đi công tác, tranh thủ đi tham quan du lịch trong ngày. Sản phẩm dulịch và dịch vụ của Hà Giang còn
nghèo nàn đơn điệu chủ yếu khai thác những cái sẵn có, chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được
những sản phẩm thực sự hấp dẫn khách. Chưa nghiên cứu, kết nối được các điểm du lịch hấp dẫn thành
những chương trình du lịch dài ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ hành và bản thân khách du
lịch.

Doanh thu du lịch và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, ăn
uống, vận chuyển, mua sắm hàng hoá, các dịch vụ khác như vui chơi giải trí… Doanh thu du lịch ngày
càng tăng, chủ yếu là chi phí phòng nghỉ, di chuyển, vé tham quan,...các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và
hàng hoá còn hạn chế. Trước năm 2000, doanh thu từ du lịch không đáng kể. Trong những năm 1995 -
1997, doanh thu đã tăng lên nhưng ở mức rất thấp, chỉ khoảng 200 triệu mỗi năm. Giai đoạn 1998 -
2000, doanh thu dao động trong khoảng 25 - 30 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2005- 2010 doanh thu tăng lên
nhanh chóng, năm 2008 là 155 tỷ đồng, đến 2010 tăng lên 320 tỷ đồng. Tốc độ tăng doanh thu của
ngành du lịch năm 2010 tăng 2,0 lần so với năm 2008. Hiện nay, cả tỉnh Hà Giang có 78 cơ sở lưu trú du
lịch với tổng số phòng là 870 phòng với 1450 giường. Trong đó có một số khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc
tế. Ngoại trừ một số khách sạn có qui mô đạt tiêu chuẩn quốc tế được trang bị đồng bộ phần lớn các
nhà nghỉ, cơ sở lưu trú bình dân còn yếu trên nhiều phương diện: lượng phòng ít, trang bị không đồng
bộ, phân bố không đều, một số nhà nghỉ khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã trở nên cũ
không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trong 2 năm trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển
chung của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng của cả nước lượng khách quốc
tế tăng nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã
đang được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch. Dịch vụ ăn uống ở Hà giang trong
những năm gần đây cũng đang dần phát triển để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Năm
2010, Hà Giang có 59 cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các món ăn truyền thống, độc đáo của
địa phương chưa nhiều cùng với lượng khách đến Hà Giang tăng giảm bất thường, đội ngũ nhân viên
phục vụ còn nhiều hạn chế đã đặt cho Hà Giang những khó khăn không nhỏ cần phải khắc phục, giải
quyết. Du lịch Hà Giang bước đầu đã giải quyết việc làm một số lượng lao động. Ngoài lao động có
chuyên môn hoạt động trong ngành du lịch, còn tạo việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nhà
hàng, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, phương tiện đi lại…và đặc biệt du lịch cộng đồng góp phần tạo việc làm
cho người nghèo ở các thôn bản xa xôi. Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển du lịch cộng đồng,
các huyện trong tỉnh đang đầu tư xây dựng từ 2-3 làng du lịch cộng đồng, các địa phương lập phương
án, chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện, cử cán bộ xuống từng thôn, bản khảo sát chi tiết các làng
bản trên địa bàn để lựa chọn địa điểm thích hợp xây dựng làng du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, các
huyện, thị còn chủ động cân đối ngân sách, hỗ trợ cho nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản theo
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; Tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi xây dựng các
công trình phục vụ nhu cầu khách du lịch...

Bảng 2. Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2010

Chỉ tiêu / Năm 2002 2003 2008 2010


Tổng số cơ sở lưu 51 63 69 78
trú
Tổng số phòng 576 659 753 870
Tổng số giường 980 1125 1240 1450

Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 25 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó 15 làng đã được đưa
vào khai thác thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú. Một số địa
phương đã có sản phẩm lưu niệm từ làng nghề thủ công truyền thống cung cấp cho thị trường như các
sản phẩm của Hợp tác xã Dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ; Sản phẩm mây tre đan của
các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; Rượu ngô Thanh Vân, Quản Bạ; Rượu Nàng Đôn, Hoàng Su Phì; Trang
phục của đồng bào các dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Dao... được đông đảo du khách nước ngoài yêu thích. Ví
dụ điển hình, làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Tha, xã Phương Độ, thị xã Hà Giang đã thu hút hàng
năm trên 1500 lượt khách du lịch. Nguồn thu nhập ban đầu từ các dịch vụ du lịch tuy còn thấp nhưng
cũng là nguồn động viên, khích lệ để người dân tích cực tham gia phát triển du lịch cộng đồng.

You might also like