You are on page 1of 5

ĐỖ NA NA- 47K02.

2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1. Các quy tắc xử sự tồn tại trong đời sống xã hội thời
kỳ công xã nguyên thủy là pháp luật.
SAI Vì Pháp Luật chỉ ra đời trong xã hội có nhà
nước. Nhà nước và Pháp Luật là hai phạm trù luôn
luôn tồn tại song song.

2. Pháp luật chỉ có thể hình thành bằng con đường


duy nhất là do nhà nước ban hành.

SAI
Vì Pháp Luật là những quy tăc xử sự chung do nhà
nước ban hành và thừa nhận. Ngoài việc ban hành
nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán
trong xã hội bằng cách pháp điển hóa,ghi nhận trong
luật thành văn.

3. Có những kiểu pháp luật chỉ thể hiện bản chất giai
cấp, không thể hiện bản chất xã hội và ngược lại

SAI
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp
lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có
mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm
hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất
tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉ
thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên mức độ đậm, nhạt
của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và
thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế,
xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào
lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở một thời kỳ
lịch sử nhất định.

4. Pháp luật là công cụ duy nhất để điều chỉnh các


quan hệ xã hội.

SAI
Các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng và phức
tạp, bởi vậy, để điều chỉnh chúng một cách có hiệu
quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau, bao gồm
pháp luật (thể chế quan phương), đạo đức, phong
tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương ước,
luật tục, quy định của các tổ chức xã hội...
5. Pháp luật mang tính ổn định tuyệt đối.

SAI
Tính ổn định của pháp luật chỉ là ổn định tương đối,
vì nếu tuyệt đối hóa tính ổn định của pháp luật chúng
ta sẽ có một hệ thống văn bản xơ cứng, lạc hậu quá
xa so với sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội;
từ đó làm suy giảm vai trò tích cực của pháp luật
(vai trò mở đường, thúc đẩy phát triển) và tính khả
thi của chính các quy định trong hệ thống pháp luật.

6. Pháp luật chủ nô là hình thức pháp luật đầu tiên


trong lịch sử.

ĐÚNG

7. Những cách thức xử sự được truyền từ đời này


sang đời khác và được nhà nước cho phép tồn tại
là tập quán pháp.

SAI
Tập quán pháp bắt nguồn từ những tập tục đã lưu
truyền trong xã hội, được hình thành một cách tự
phát, mang tính bảo thủ cao, ít biến đổi. Tập quán
pháp không phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất ban hành, không thể phản ánh tập trung và đầy
đủ được ý chí, lợi ích của cộng đồng, không đảm bảo
được một trong những yêu cầu quan trọng nhất của
nguyên tắc pháp chế là triệt để tôn trọng giá trị pháp
lý cao nhất của Hiến pháp.

8. Chỉ những bản án được sử dụng làm khuôn mẫu để


giải quyết các vụ việc tương tự về sau mới là tiền lệ
pháp.

SAI.

Tiền lệ pháp là một hình thức của pháp luật, theo đó


Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải
quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm
khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho
những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn
đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình
làm luật của toà án trong việc công nhận và áp
dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.

9. Mọi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền


ban hành đều là văn bản quy phạm pháp luật.

ĐÚNG
10. Ở Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật là
nguồn pháp luật duy nhất.

SAI.
Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp
luật còn bắt nguồn từ tiền tệ,tập quán, các quy tắc chung
của quốc tế,.....

You might also like