You are on page 1of 6

II.

Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất của nước ta hiện nay.
Trước đổi mới
Trước đây, nước ta là một nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, lực lượng sản xuất
thấp kém, trình độ quản lí thấp với nền sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp, tự túc. Hơn nữa,
nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến trải qua hai cuộc đấu tranh, nhiều lần bị
đế quốc Mĩ bao vây nền kinh tế vì vậy lực lượng sản xuất chưa có điều kiện phát triển.
Sau khi giành được chính quyền,nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, lực lượng sản
xuất chưa phát triển, chủ yếu với tư liệu lao động thô xơ, lực lượng lao động còn thấp
kếm, tụt hậu, không động đều… trước yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước ta đã
vứt bỏ hết các yếu tố tư bản chủ nghĩa với quan niệm tư bản chủ nghĩa là xấu,không áp
dụng nó chỉ cho tồn tại những quan hệ chủ nghĩa xã hội,nước ta xóa bỏ nhanh chế độ
tư hữu chuyển sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể lúc đó được
coi là điều kiện chủ yếu, quyết định, tính chất, trình độ xã hội hoá sản xuất cũng như sự
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Song trong thực tế cách làm này đã không
mang lại kết quả như mong muốn, vì nó trái quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, trong khi lực lượng sản xuất còn yếu kém
thì quan hệ sản xuất lại quá phát triển,phát triển với mức độ cao, đã để lại hậu quả
là:kinh tế kiệt quệ,nguy cơ nghèo đói tăng cao,việc tiến hành tập thể nhanh chóng tư
liệu sản xuất dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu công cộng,
người lao động bị tách khỏi tư liệu sản xuất, không làm chủ được qúa trình sản xuất,
phụ thuộc vào lãnh đạo hợp tác xã, họ cũng không phải là chủ thể sở hữu thực sự dấn
đến tư liệu sản xuất trở thành vô chủ, gây thiệt hại cho tập thể, kinh tế quốc doanh thiết
lập tràn lan trong tất cả các ngành. Về pháp lý tư liệu sản xuất cũng thuộc sở hữu toàn
dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền sở hữu chi phối, định đoạt tư liệu sản xuất
và sản phẩm làm ra nhưng thực tế thì người lao động chỉ là người làm công ăn lương,
chế độ lương lại không hợp lý không phản ánh đúng số lượng và chất lượng lao động
của từng cá nhân đã đóng góp…dẫn tới tình trạng đơn vị kinh tế mất dần tính chủ động,
sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại không ai
chịu trách nhiệm, không có cơ chế giàng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ ơ
với kết quả hoạt động của mình, sinh ra tiêu cực trong phân phối, chỉ có một số người
có quyền định đoạt phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi.

Sự vận dụng sai lầm trước năm 1986


Trong tiến trình lãnh đạo và quản lý đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong suốt mấy chục
năm qua, thực tiễn cho thấy những mặt được cũng như những mặt cũng như hạn chế trong
quá trình nắm bắt và vận dụng các quy luật kinh tế cũng như quy luật quan hệ sản xuất – lực
lượng sản xuất vào thực tiễn ở nước ta, với đặc điểm của nước ta là Nước nông nghiệp, nghèo
nàn, lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém, con trâu đi trước cái cày đi sau, trình độ quản lý
thấp cùng với nền sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc là chủ yếu. Mặt khác Nước ta là nước thuộc địa
nửa phong kiến lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh, nhiều năm bị đế quốc Mỹ bao vây cấm
vận nhiều mặt, nhất là về kinh tế.

Do vậy lực lượng sản xuất chưa có điều kiện phát triển. Sau khi giành được chính quyền,
trước yêu cầu xây dựng CNXH trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, Nhà nước ta đã
dùng sức mạnh chí trị tư tưởng để xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu, chuyển sang chế độ công hữu
với hai hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó được coi là điều kiện chủ yếu, quyết định, tính
chất, trình độ xã hội hoá sản xuất cũng như sự thắng lợi của CNXH ở nước ta. Song trong
thực tế cách làm này đã không mang lại kết quả như mong muốn, vì nó trái quy luật QHSX
phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, đã để lại hậu quả là:
Thứ nhất: Đối với những người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ) thì tư
hữu về TLSX là phương thức kết hợp tốt nhất giữa sức lao động và TLSX. Việc tiến hành tập
thể nhanh chóng TLSX dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu công cộng,
người lao động bị tách khỏi TLSX, không làm chủ được quá trình sản xuất, phụ thuộc vào
lãnh đạo HTX, họ cũng không phải là chủ thể sở hữu thực sự dấn đến TLSX trở thành vô
chủ, gây thiệt hại cho tập thể.

Thứ hai: Kinh tế quốc doanh thiết lập tràn lan trong tất cả các ngành. Về pháp lý TLSX cũng
thuộc sở hữu toàn dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền sở hữu chi phối, định đoạt
TLSX và sản phẩm làm ra nhưng thực tế thì người lao động chỉ là người làm công ăn lương,
chế độ lương lại không hợp lý không phản ánh đúng số lượng & chất lượng lao động của
từng cá nhân đã đóng góp. Do đó chế độ công hữu về TLSX cùng với ông chủ của nó trở
thành hình thức, vô chủ, chính quyền (bộ, ngành chủ quản) là đại diện của chủ sở hữu là
người có quyền chi phối, đơn vị kinh tế mất dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích,
sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại không ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế
giàng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ ơ với kết quả hoạt động của mình.

Đây là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ có một số người có quyền định đoạt
phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi.

Tuy vậy, trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế Đang ta đang vận dụng
quy luật sao cho quan hệ sản xuất luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất, trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đang từng bước điều chỉnh quan hê san xuất cả
tầm vi mô và vĩ mô thời coi trọng việc đẩy mạnh phát triển lực lương san xuất. Điều đó đã có
một tác động tích cực đối với nền kinh tế nước ta.

Sau khi kháng chiến giành thắng lợi, nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn trong kinh tế. Nước ta có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn trong một thời
gian dài. Lực lượng sản xuất có trình độ thấp kém, hầu hết không có chuyên
môn tay nghề và phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Công cụ lao động thô sơ,
lạc hậu, máy móc thiết bị ít, hạn chế về mặt kĩ thuật và sử dụng sức người là
chủ yếu. Tình hình nông nghiệp bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, công
nghiệp kém đa dạng chủ yếu là thủ công nghiệp và một số ngành công nghiệp
nhẹ. Thương nghiệp kém phát triển, đặc biệt việc giao lưu buôn bán với nước
ngoài hết sức hạn hẹp.

Nhìn chung trước trước Đổi Mới lực lượng sản xuất ở Việt nam
thấp kém, lạc hậu và phát triển không đồng đều.
Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ trương xây dựng quan hệ sản
xuất xã hôi chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
bao gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh
thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở
hữu tập thể của nhân dân lao động. Thực tế vận dụng quy luật này cho
thấy chúng ta đã quá coi trọng vai trò của QHSX và cho rằng có thể đưa QHSX
đi trước để mở đường, thúc đẩy LLSX cùng phát triển. Việc áp dụng quan niệm
ấy là hoàn toàn sai lầm. Người lao động không được chú trọng về cả
trình độ và thái độ lao động, bị trở nên thụ động trong cơ chế quan
liêu bao cấp. Nước ta quá nhấn mạnh sở hữu tư liệu sản xuất theo
hướng tập thể hóa, từ đó người lao động bị biệt lập với đối tượng
lao động. Quan hệ sản xuất lên quá cao, tách rời với lực lượng sản
xuất, từ đó người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động.Hậu
quả là sản xuất bị kìm hãm, đời sông nhân dân đi xuống nhanh
chóng.
thiết lập mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp mệnh
lệnh.

để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước nhà: kinh tế chậm phát triển,
sản xuất trì trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4% (trong khi chỉ tiêu đặt ra là 13-14%),
tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập khẩu 1,576
triệu tấn lương thực, ngân sách thiếu hụt, giá cả hàng năm tăng 20%, nhập khẩu
chiếm 4-5 phần xuất khẩu
nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn
đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo
động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Người lao động
không được chú trọng về cả trình độ và thái độ lao động, đáng ra là
chủ thể của sản xuất nhưng lại trở nên thụ động trong cơ chế quan
liêu bao cấp. Nước ta quá nhấn mạnh sở hữu tư liệu sản xuất theo
hướng tập thể hóa, cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản
xuất mới, từ đó người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động.
Quan hệ sản xuất lên quá cao, tách rời với lực lượng sản xuất. Hậu
quả là sản xuất bị kìm hãm, đời sông nhân dân đi xuống nhanh
chóng. Mặc khác, với việc xác lập hai hình thức sở hữu toàn dân
và tập thể theo mô hình Liên Xô, xoá bỏ thị trường tự do và sở hữu
phi xã hội chủ nghĩa, đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản,
thiết lập mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp mệnh
lệnh. Lúc đầu đạt những thành tựu đáng kể trong điều kiện chiến
tranh, nhưng trong lòng nó đã chứa đựng những khuyết tật, sai
lầm, nảy sinh nhiều tiêu cực cần phải khắc phục, sửa chữa. Việc áp
dụng mô hình này sử dụng thống nhất cho cả nước ngày càng đi
vào khủng hoảng trầm trọng, đưa đất nước rơi vào tình trạng khó
khăn, suy cho cùng nguyên nhân chính là việc xác lập “quan hệ sản
xuất” vượt quá xa trình độ phát triển lực lượng sản xuất, không phù
hợp với thực tiễn đất nước trong thời bình.
Thời kỳ trước đổi mới, do nhận thức và hành động
giản đơn, chủ quan, duy ý chí, không xuất phát từ
thực tiễn khách quan nên nhiều quy luật của thời kỳ
quá độ, trong đó có quy luật về quan hệ sản xuất phải
phù hợp với trình độ phát triển của lực lực lượng sản
xuất chưa được Đảng ta nhận thức và vận dụng đúng
đắn trong thực tiễn dẫn đến khủng hoảng kinh tế- xã
hội.

sự sai lầm trong chính sách của Đảng là nhà nước ta trong quá trình vận dụng quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là
đối với những cá thể sản xuất nhỏ không được tư hữu về tư liệu sản xuất mà trong
sản xuất sở hữu công cộng trở chiếm đa số, người lao động bị tách khỏi tư liệu sản
xuất , không được làm chủ quá trình sản xuất, phụ thuộc vào lãnh đạo hợp tác xã, họ
cũng không phải là chủ thể sở hữu thực sự, làm cho kinh tế kém phát triển. người lao
động bị tách khỏi tư liệu sản xuất , không được làm chủ quá trình sản xuất, phụ
thuộc vào lãnh đạo hợp tác xã, họ cũng không phải là chủ thể sở hữu thực sự, làm
cho kinh tế kém phát triển. Đây là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ
có một số người có quyền quyết định phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi.

Hiện nay Đảng ta đang tích cực vận dụng quy luật này một cách đúng đắn hơn
để đẩy mạnh kinh tế phát triển.

Trước thời kì đổi mới nước ta nước ta có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp và sự thể hiện quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX biểu hiện cụ thể: 
         +Nước ta đã thiết lập một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất một cách ào
ạt, trong khi đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX (vi phạm tính lịch sử
cụ thể). 
          + Đồng thời, trong quá trình cải tạo nền sản xuất chỉ tập trung cải tạo
QHSX, chủ trương xây dựng QHSX tiến bộ mở đường cho LLSX phát triển (đi
ngược lại với quy luật QHSX phù hợp với phát triển của LLSX).
        Thực tế vận dụng quy luật này cho thấy chúng ta đã quá coi trọng vai trò
của QHSX và cho rằng có thể đưa QHSX đi trước để mở đường, thúc đẩy
LLSX cùng phát triển. Việc áp dụng quan niệm ấy là hoàn toàn sai lầm, minh
chứng cho điều đó là LLSX trong thời gian qua thấp kém, QHSX được duy trì ở
trình độ quá cao. Từ đó làm mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển LLSX với hình
thức kinh tế - xã hội được áp đặt một cách chủ quan trên đất nước ta. Mâu thuẫn
đó đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước nhà: kinh tế chậm phát
triển, sản xuất trì trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4% (trong khi chỉ tiêu đặt ra là 13-
14%), tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập khẩu
1,576 triệu tấn lương thực, ngân sách thiếu hụt, giá cả hàng năm tăng 20%, nhập
khẩu chiếm 4-5 phần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế,
hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng,..Qua đó, ta có thể thấy một thực tế của việc
làm trái quy luật đã gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đất nước là rơi vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Như vậy, QHSX không phù hợp với trình độ
LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX

c 30/4/1975 đến trước thời kỳ đổi mới 1986, thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu, bao cấp. Mặc dù đã huy động được sức người, sức của cho kháng chiến và
kiến quốc, nhưng kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, hiệu quả thấp. Do chưa nhận
thức được hiện thực khách quan, nên không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành
phần, coi cơ chế thị trường chỉ là thứ yếu bổ sung cho kế hoạch hoá; thủ tiêu cạnh tranh, triệt
tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, kìm hãm tiến bộ khoa học, công nghệ… quá nhấn
mạnh một chiều cải tạo quan hệ sản xuất mà không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng
sản xuất, coi nhẹ quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Khi xác lập quan hệ sản xuất, chúng ta
tuyệt đối hoá vai trò của công hữu, làm cho quan hệ sản xuất chỉ còn tồn tại giản đơn dưới hai
hình thức toàn dân và tập thể; kỳ thị, nóng vội xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ
nghĩa, không chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn hợp, sở hữu quá độ; xoá bỏ chế độ sở hữu
tư nhân một cách ồ ạt, trong khi nó đang tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Dẫn đến lực lượng sản xuất không phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài, sản xuất đình đốn, đời
sống người dân gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế đó, có nhiều nguyên nhân, song nguyên
nhân chủ yếu là chúng ta đã chủ quan, nóng vội, duy ý chí dẫn đến việc nhận thức và vận dụng
chưa đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Chúng ta đã thoát ly khỏi điều kiện thực tiễn của một đất nước kinh tế kém phát triển,
còn nghèo nàn lạc hậu nhưng lại muốn tạo ra một quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước để mở
đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Nhưng hậu quả thì ngược lại
làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước
lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Từ sự nghiên cứu một cách nghiêm túc khách quan, khoa học, nhìn thẳng vào sự thật, có thể rút
ra một số sai lầm phổ biến trong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các vấn đề sau đây:
- Chưa nhận thức, chưa hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản
xuất, tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cường điệu quan hệ sản xuất mà coi nhẹ
lực lượng sản xuất, coi nhẹ việc phát triển, giải phóng lực lượng sản xuất, muốn tạo ra quan hệ
sản xuất tiên tiến đi trước mở đường cho lực lượng sản xuất, muốn nhanh chóng thực hiện
nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn rất lạc hậu,
mới thống nhất được đất nước, tàn dư của chiến tranh còn rất nặng nề.
- Nhận thức quan hệ sản xuất không trong một chỉnh thể, cường điệu chế độ sở hữu, nhất là
muốn nhanh chóng thiết lập chế độ công hữu với bất kỳ giá nào, coi sở hữu tư nhân nằm ngoài
bản chất của chủ nghĩa xã hội và cần phải nhanh chóng xóa bỏ; coi nhẹ quan hệ tổ chức - quản
lý và phân phối; coi nhẹ động lực lợi ích cá nhân của người lao động, trong khi đời sống của
nhân dân đang gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn
- Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ quy luật giá trị, quan hệ hàng hóa -
tiền tệ, cơ chế thị trường, từ đó tạo thành cơ chế kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất nhất loạt như nhau trong những ngành sản xuất kinh tế khác
nhau, những vùng miền, địa bàn khác nhau (vùng đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo) với những trình độ lực lượng sản xuất rất khác nhau, tức là cào bằng trong quan
hệ sản xuất gây ra nhiều cản trở, khó khăn, nhất là trong quản lý kinh tế, xã hội.

You might also like