You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

Câu 1: Khái niệm xã hội học?


+ Thuật ngữ “Xã hội học” (Sociology) được ghép từ chữ “Socius” hay “Societas” có nghĩa là
xã hội với chữ “Ology” hay “Logos” có nghĩa là học thuyết. Như vậy, Xã hội học được hiểu là
học thuyết nghiên cứu về xã hội.
+ Xã hội học là khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc
biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển cấu trúc, mối tương quan hành vi, hoạt
động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội. Mối tương tác này liên hệ với nền văn hoá
rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xã hội.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu xã hội học?


- Trong lịch sử có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
+ Theo cách tiếp cận vĩ mô, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cấu trúc xã hội hay cơ
cấu xã hội, hệ thống xã hội. Xã hội học phải trả lời hai vấn đề:
* Thứ nhất, hệ thống xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản nào cấu thành?
* Thứ hai, các yếu tố cấu thành hệ thống xã hội học sắp đặt theo trật tự nào và giữa chúng có
mối liên hệ với nhau như thế nào, theo cách nào?
+ Theo cách tiếp cận vi mô, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi hành động xã
hội của con người.
Chú ý: Hành vi gồm: hành vi hành động và hành vi không hành động.
Nghiên cứu trong xã hội học
Hành vi hành động gồm hai loại:
+ Hành vi hành động cá nhân.
+ Hành vi hành động xã hội.
Xã hội học trả lời 2 vấn đề:
+ Thứ nhất, sự khác nhau về hành vi hành động giữa các cá nhân, giữa các nhóm, các cộng
đồng khác nhau (phân loại)
+ Thứ hai, sự tương đồng của các hệ thống chuẩn mực văn hoá, tín ngưỡng với hành vi hành
động và cách ứng xử của chủ thể. Các mối tương tác giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm và
cộng đồng – cộng đồng.
+ Theo cách tiếp cận tổng hợp, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là xã hội loài người và
hành vi xã hội của con người. Thực chất là cách tiếp cận tích hợp giữa cách tiếp cận vĩ mô và
cách tiếp cận vi mô.
 Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là:
+ Con người xã hội, hệ thống xã hội, mối tương quan giữa con người với con người trong xã
hội, giữa con người và hệ thống xã hội.
+ Các quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội
trong lịch sử.
+ Cơ chế vận động và các hình thức biểu hiện của các quy luật xã hội trong hoạt động của các
cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng xã hội, các giai cấp và dân tộc.
Chú ý: Xã hội luôn vận động và biến đổi từng ngày, từng giờ do đó đối tượng nghiên cứu xã
hội học luôn được bổ sung và phát triển để phù hợp với xu thế chung, phù hợp với sự biến đổi
hiện thực xã hội.
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu xã hội học?
Xã hội học sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phổ biến,
phương pháp chung và phương pháp riêng.
a. Phương pháp phổ biến (chung nhất)
- Phương pháp phổ biến đc các nhà xhh sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp biện chứng
duy vật. Phương pháp này đòi hỏi:
+ Khi xem xét các hiện tượng, quá trình xã hội thì phải phản ánh đúng như nó tồn tại, phải
thấy được sự vận động biến đổi của xã hội.
+ Phải tuân thủ các nguyên tắc của nhận thức như: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn
diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử cụ thể,,,
- Các nhà xã hội học còn sử dụng một số phương phương pháp phổ biến khác như: Phân tích,
tổng hợp, so sánh...
b. Phương pháp chung
Đó là các phương pháp được một số khoa học tự nhiên và xã hội sử dụng như: Thống kê, mô
hình hóa, toán học ...
c. Phương pháp riêng
- Đó là phương pháp điều tra xã hội học, bao gồm các công đoạn như: phân tích tài liệu, quan
sát, phỏng vấn, thực nghiệm...

Câu 4: Chức năng và nhiệm vụ của Xã hội học.


4.1: Chức năng của xã hội học.
Xã hội có ba chức năng cơ bản là: Chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư
tưởng.
a. Chức năng nhận thức
- Xã hội học trang bị cho người học những tri thức khoa học về sự phát triển xã hội, các quy
luật của sự phát triển xã hội, nguồn gốc và cơ chế của các quá trình phát triển xã hội.
- Tri thức xã hội học là tiền đề để nhận thức sâu hơn về triển vọng phát triển của đời sống xã
hội cũng như các mặt, các khía cạnh riêng biệt của nó. Qua đó, góp phần làm sáng tỏ lý luận và
phương pháp luận nhận thức về xã hội.
- Tri thức xã hội học còn đóng vai trò là những nguyên lý và chuẩn mực cho các tiến trình
nghiên cứu khoa học của các khoa học xã hội khác.
b. Chức năng thực tiễn
- Tri thức xã hội học giúp con người có thể kiểm soát những quan hệ xã hội của bản thân và
điều hoà các quan hệ đó cho phù hợp với yêu cầu khách quan của tiến trình xã hội.
- Chức năng thực tiễn của xã hội học còn được thể hiện ở yếu tố dự báo. Nghĩa là dựa vào sự
phân tích các hiện trạng của xã hội và những mặt, những quá trình riêng lẻ của nó, xã hội học có
nhiệm vụ làm sáng tỏ triển vọng của sự vận động và phát triển của xã hội trong tương lai.
- Bằng việc nhận thức sâu sắc các quy luật và xu hướng phát triển của xã hội, xã hội học được
xem là công cụ quan trọng để quản lý xã hội một cách khoa học.
Thứ nhất, xã hội học là nguồn cung cấp thông tin, cung cấp những đề xuất và kiến nghị nhằm
đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, góp phần củng cố mối liên hệ giữa khoa học với đời
sống thực tế.
Thứ hai, các tài liệu thực nghiệm của các cuộc nghiên cứu xã hội học còn là phương tiện hữu
ích để kiểm nghiệm các hoạt động thực tiễn, hoạt động quản lý của con người mà còn giúp các
nhà quản lý hiểu biết đúng hàng loạt các hiện tượng, các quá trình xã hội học mới nảy sinh.
c. Chức năng tư tưởng
- Xã hội học trang bị cho con người thế giới quan khoa học.
- Xã hội học giúp người nghiên cứu hình thành và phát triển phương pháp tư duy khoa học.
- Xã hội học góp phần giáo dục ý thức về độc lập, tự do, ý thức về tập thể và đoàn kết xã hội,
về vai trò, trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp phát triển xã hội.
4.2: Nhiệm vụ của xã hội học.
Xã hội học có ba nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận; Nhiệm vụ nghiên cứu thực
nghiệm và Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng. Cụ thể nội dung của ba vai trò được trình bày như
sau:
a) Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Được xây dựng và phát triển trên hệ thống các khái niệm,
phạm trù, lý thuyết khoa học riêng, đặc thù của khoa học xã hội.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm:
+ Kiểm nghiệm chứng minh giả thuyết khoa học.
+ Phát hiện bằng chứng và vấn đề mới làm cơ sở cho việc sửa đổi, phát triển và hoàn thiện khái
niệm, lý thuyết và phương pháo luận nghiên cứu;
+ Hình thành và kích thích tư duy xã hội học.
+ Hướng tới vạch ra cơ chế, điều kiện hoạt động và hình thức biểu hiện của các quy luật xã hội
học làm cơ sở cho việc đưa tri thức khoa học vào cuộc sống thực tiễn.
c) Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng: Xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tri thức
khoa học vào cuộc sống. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc đề ra các giải pháp vận dụng
những phát hiện của nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn.

You might also like