You are on page 1of 5

Đề cương ôn tập môn Xã hội học

Câu 1: Khái niệm Xã hội hóa.

- Xã hội hóa được hiểu theo hai nghĩa:

+ Thứ nhất, xã hội hóa là sự tham gia rộng rãi của xã hội vào các hoạt động mà
trước đó chỉ do một tổ chức nhất định thực hiện.

Ví dụ: Xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế.

+ Thứ hai, xã hội hóa cá nhân. Đó là quá trình chuyển biến từ con người sinh vật
trở thành con người xã hội (quá trình cá nhân hòa nhập vào xã hội). Xã hội học chỉ
tập trung nghiên cứu xã hội hóa cá nhân.

Vậy xã hội hóa là gì?

- Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa con người với con người, con người với
xã hội, qua đó con người với tư cách là cá thể học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận những
quy tắc văn hóa của xã hội; những kiến thức, chuẩn mực và giá trị, những kỹ năng
và phương pháp hành động để thực hiện vai trò trên vị thế xã hội nhất định của
mình. Trên cơ sở đó, cá thể biến thành cá nhân, trở thành chủ thể xã hội.

Sự tham gia rộng rãi của xã hội vào các hoạt động
mà trước đó chỉ một tổ chức nhất định thực hiên

Xã hội
hóa
Quá trình chuyển biến giữa con người sinh vật
thành con người xã hội

Câu 2: Các giai đoạn Xã hội hóa.

Một nhà phân tâm học người Áo cho rằng: Xã hội hóa diễn ra từ khi đứa trẻ ra đời
đến khi biết tình dục (14-16 tuổi).

Có người lại cho rằng: Quá trình xã hội hóa diễn ra từ khi đưa trẻ sinh ra đến lúc
kết thúc cuộc đời.
Có người cho rằng: Quá trình xã hội hóa bắt đầu diễn ra khi thai nhi được 6-7
tháng tuổi già (về hưu). Do đó, khi có mang các bà mẹ nên chịu khó nghe nhạc
giao hưởng.

Xã hội hóa Xã hội hóa


trẻ em người lớn

Câu 3: Môi trường Xã hội hóa.

1. Gia đình.
Gia đình là tác nhân đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra con người
không thể biết đi, đứng, tự nuôi sống bản thân ngay mà phải nhờ sự giúp đỡ
nuôi nấng, bảo vệ của gia đình trong suốt quãng đời cho đến khi thôi cắp
sách đến trường.

Đối với hầu hết các cá nhân, gia đình là môi trường tập thể cơ bản đầu tiên
dạy trẻ những kinh nghiệm sống, các giá trị tiêu chuẩn văn hóa, và dần từ
đó trẻ em tiếp thu đưa vào hành động cư sử của mình.

Gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã
hội hóa ban đầu. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể
chất, mà còn tạo ra đời sống tinh thần, tâm hồn văn hóa, tức là xã hội hóa –
biến đứa trẻ từ sinh vật thành con người xã hội.

2. Nhà trường và các tổ chức trước tuổi đi học.


Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội,
tương tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản là gia đình,
được dạy dỗ nhiều điều khác so nền tảng trong gia đình.

Trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ sau, nhà trường luôn thể hiện được
vai trò định hướng xã hội của mình. Nhà trường truyền đạt cho thế hệ sau
những tri thức, giá trị, chuẩn mực chủ đạo của một xã hội. Đây là môi
trường xã hội hoá chính thức có vai trò đặc biệt quan trọng với thế hệ trẻ
trong xã hội hiện đại.

3. Bạn bè
Nhóm bạn cùng lứa tuổi có lẽ là những người khá quan trọng đối với quá
trình xã hội hóa. Họ cùng tuổi với nhau, diễn biến tâm lý giống nhau, hoàn
cảnh tác động của môi trường và sự quan tâm của xã hội giống nhau. Bởi
có nhiều điều tương đồng nhau như vậy, nên họ dễ dàng tiếp cận và chơi
với nhau nhiều hơn.

Sự tác động của bạn bè, nhóm bạn đối với cá nhân rất đặc biệt, hiểu theo
hướng tích cực, bạn bè dễ dàng cảm thông với nhau hơn bởi nhận định của
họ về vấn đề nào đó thường dừng lại ở cách hiểu theo lứa tuổi của họ. Khi
một cá nhân này phạm lỗi, hay có chuyện buồn họ sẽ được bạn bè của họ
quan tâm, khuyên bảo, thông cảm, động viên, vì vậy họ dễ dàng vượt qua
khó khăn hơn.

4. Phương tiện truyền thông đại chúng


Phải nói rằng từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện, xã
hội loài người đã có một sự thay đổi vượt bậc, tầm nhìn xã hội được mở
rộng không ngừng, sự xuất hiện của con người không dừng lại ở một giới
hạn nhất định mà ngày càng được mở rộng hơn nữa.

Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đã quá phổ biến với tất
cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nhiều trẻ em đã sớm tiếp xúc với truyền hình
trước khi đi học và điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của
trẻ theo hai hướng có hại và có lợi.

Phương tiện thông tin đại chúng là tác nhân xã hội hóa khá quan trọng,
nhưng vấn còn nhiều hạn chế, truyền thông rất ít hoặc không mang tính
tương tác, khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp
với những người làm ra chương trình truyền thông.
Thực sự các phương tiện thông tin rất tốt cho mọi cá nhân ở mọi khía cạnh,
tạo nhiều cơ hội và điều kiện để cá nhân hoàn thiện bản thân mình về nhân
cách, đạo đức, tri thức. Nhưng muốn vậy phải biết sử dụng, chọn lọc những
gì cần thiết quan trọng, để học tập, giải trí, tránh lạm dụng quá mức sẽ gây
hậu quả xấu.

5. Các tác nhân khác


Ngoài tập thể chính, con người cũng chịu tác động của dư luận. Tôn giáo,
độ tuổi, nghề nghiệp, nhà nước cũng là những tác nhân xã hội hóa. Những
nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nước như độ tuổi kêt hôn, độ
tuổi lái xe…cũng định hình nhận thức, hành vi của các cá nhân.

Câu 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình Xã hội hóa.

Nhân tố khách quan

Các nhân tố vật chất Các nhân tố tinh thần

Nhân tố chủ quan

Chủ thể Khách thể


Câu 5: Những hậu quả của phi Xã hội hóa.

1. Tính tất yếu khách quan của Xã hội hóa.

Kết quả của Xã hội hóa

Đối với cá nhân Đối với xã hội

Tiếp nhận Học hỏi cách suy Xã hội hóa Thực hiện
được nền văn nghĩ, giao tiếp và liên kết các được các biện
hóa xã hội, ứng xử, trở thành cá nhân vào pháp tổ chức
trở thành con chủ thể của các 1 hệ thống. và kiểm soát
người thực quan hệ và hoạt xã hội
sự. động xã hội.

2. Hậu quả của việc phi Xã hội hóa.

Hậu quả của phi Xã hội hóa

Phi XHH Sống bán cách Không được giáo Không hiểu
hoàn toàn: biệt với XH: dục đầy đủ hoặc biết đầy đủ về
Không trở không có khả không chịu học các chuẩn mực
thành “con năng có những hỏi xã hội mà và giá trị: có
người” thực hành vi bình một cá nhân những hành vi
sự. thường. không có khả sai lệch…
năng thực hiện
được vai trò.

You might also like