You are on page 1of 4

Chủ nghĩa Mác – Lênin xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiên

của sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi một kiểu nhà nước tương ứng với
một kiểu pháp luật khác nhau và mang đặc trưng của kiểu nhà nước đó. Pháp luật là
một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng. Bản chất, nội dung của pháp luật suy cho
cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy để phân loại các kiểu pháp luật đã tồn tại
trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn. Thứ nhất là dựa trên cơ sở kinh tế và quan hệ
sản xuất. Thứ hai là dựa vào sự thể hiện ý chí của giai cấp và củng cố quyền lợi cúa
giai cấp trong xã hội
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của pháp
luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật
trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sự thay thế kiểu pháp luật cũ bằng kiểu
pháp luật mới là một trong những bước nhảy vọt của văn minh nhân loại.
Học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội là cơ sở để phân định
kiểu pháp luật. Thực tế, trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại bốn kiểu nhà nước:
nhà nước chủ nô, phong kiến, tư bản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với
bốn kiểu nhà nước có bốn kiểu pháp luật: kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến, tư bản và
kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, về cơ sở hình thành, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa có hệ tư tưởng là
chủ nghĩa Mac – Lênin dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu xây dựng xã hội chủ
nghĩa. Trong khi đó, các kiểu pháp luật tồn tại trước như pháp luật chủ nô, pháp luật
phong kiến, pháp luật tư sản đều có điểm chung là thể hiện ý chí giai cấp bóc lột trong
xã hội, củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo đảm về mặt pháp lý
áp bức bóc lột giai cấp thống trị với nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình
đẳng trong xã hội.
Tiếp theo, về đặc trưng, nhà nước xã hội chủ nghĩa có 2 đặc trưng là tính giai cấp
và tính xã hội. Tính giai cấp thể hiện ở: nhà nước xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của
cuộc cách mạng do giai cấp công nhân và nông dân tiến hành. Chính vì vậy nên luôn
thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp này nói riêng và cả cộng đồng dân tộc
nói chung bằng các đường lối, chính sách và chủ trương của Đảng cộng sản. Tính xã
hội của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua việc nhà nước là tổ chức
của quyền lực chung của xã hội, có sứ mệnh quản lí các mặt của đời sống, nhằm cải
tạo xã hội, xây dựng xã hội mới. Nhà nước XHCN không chỉ quản lý mà còn đứng ra
tổ chức các hoạt động kinh tế- xã hội và quan tâm đến vấn đề con người. Các đặc
trưng của các kiểu pháp luật còn lại đều không đề cao quyền lợi của giai cấp thấp (nô
lệ, nông dân, giai cấp vô sản) và họ thường bị bóc lột, không có tư liệu sản xuất và
phải phụ thuộc vào giai cấp trên. Không chỉ vậy ở các kiểu nhà nước này còn có các
hình phạt và đối xử bất công với tầng lớp thấp.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu nhà
nướcbóc lột. Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chủ
nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng một kiểu pháp luật mới tiến bộ hơn là một
quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu pháp luật phù hợp với quy luật về sự
phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội. Cách mạng là con đường dẫn
đến sự thay thế đó. Một kiểu pháp luật mới xuất hiện trong quá trình cách mạng khi
giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền. Các
cuộc cách mạng khác nhau diễn ra trong lịch sử đều tuân theo quy luật đó: Nhà nước
phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến,
nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản. Tường ứng với pháp luật phong
kiến thay thế pháp luật chủ nô, pháp luật tư sản thay thế pháp luật phong kiến, pháp
luật xã hội chủ nghĩa xã hội xóa ngôi pháp luật tư sản.

Kiểu pháp luật XHCN được học thuyết Mac-Lennin khẳng định là kiểu pháp
luật cuối cùng trong lịch sử bởi đây là kiểu pháp luật tiến bộ nhất. Bởi lẽ pháp luật này
ghi nhận và bảo vệ lợi ích của giai cấp thấp trong xã hội, hướng tới xây dựng 1 xã hội
bình đẳng, công bằng về mọi mặt. Không chỉ vậy, lực lượng lãnh đạo là người đại
diện cho giai cấp công nhân với mục tiêu mang lại cuộc sống ấm no cho người lao
động, để đạt được mục tiêu đó, đảng thông qua nhà nước thể chế hóa đường lối, chính
sách thành pháp luật. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật XHCN rộng rãi, có thể tác
động được đến hầu hết các mặt của cuộc sống và ngày càng hoàn thiện hơn từ việc
thừa hưởng những thành quả của các kiểu pháp luật trước đó. Cuối cùng, pháp luật
XHCN phản ánh và góp phần xây dựng các chuẩn mực, quan niệm đạo đức tốt đẹp.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật mới khác với kiểu nhà nước bóc lột,
là kiểu pháp luật dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, là kiểu xây dựng một
hệ thống pháp luật trong xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh. Kiểu pháp luật xã hội
chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhân loại, có sứ mệnh lịch sử là
xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Sự thay thế kiểu pháp luật cũ
bằng kiểu pháp luật mới là một trong những bước nhảy vọt trong sự phát triển của văn
minh nhân loại.
Bài 2
1a. Các yếu tố cấu thành và vai trò của các yếu tố cấu thành trong quy phạm pháp luật
trên:
Quy phạm pháp luật trên gồm hai bộ phận: giả định và chế tài, khuyết quy định
Giả định phức tạp: “Hành vi trộm cắp, bẻ khóa, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã,
thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng”. Giả định trong trường hợp
này đã nêu lên hành vi phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là hành
vì trộm cắp bẻ khóa, … của tổ chức, cá nhân.
Chế tài: “Phạt tiền từ 10000000 đồng đến 20000000 đồng “. Chế tài ở đây là biện
pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật. Đối với chủ thể không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần già định
và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện
đúng nội dung.
1b. Loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:
Vi phạm pháp luật ở đây là vi phạm hành chính bởi theo điều luật trên chủ thể phải
chịu trách nhiệm pháp lý hành chính là “phạt tiền từ 10000000 đồng đến 20000000
đồng”
Trách nhiệm pháp lý hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý
Nhà nước áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Đây chính là
việc áp dụng chế tài hành chính, như hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu giấy
phép…
2
Trong bối cảnh truyền thông xã hội mới - được hỗ trợ bởi internet, thì việc tìm
kiếm thông tin ngày càng tăng về số lượng người dùng, nguồn tin. Hai thập kỷ qua,
các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram… đã trở thành
một phần không thể thiếu trong việc phân phối và tiêu thụ tin tức trực tuyến. Chính vì
vậy, việc bảo đảm quyền riêng tư về thông tin của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
là điều cần thiết.
Thời đại dùng công nghệ số nên mỗi người cần phải trang bị cho mình những
kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân và cộng đồng:
Một là, nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội. E-mail
chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; không tham gia các trò chơi (trúng
thưởng nhận tiền, …), hay vô tình nhận được tin nhắn trúng thường (ví dụ như chiếc
điện thoại iphone 13Xsmax, xe máy Sh, tivi …), người sử dụng dễ dàng cung cấp
thông tin cá nhân để có thể nhận được phần thưởng miễn phí (với giá trị lên tới hàng
chục triệu đồng) … Đây cũng là nguyên nhân khiến thông tin cá nhân dễ dàng bị lợi
dụng để trục lợi kinh tế.
Hai là, nếu có người tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án …
(0692342593 – đây là số điện thoại của CA Hà Nội , thường giải mạo bằng cách thêm
vài con số ở đằng trước) gọi đến thông báo để xử phạt hay cần điều tra. Chúng ta
không được hoảng sợ, ngay lập tức ghi âm lại cuộc trò chuyện và hãy đề nghị họ cho
biết tên, địa chỉ cơ quan làm việc để đến gặp mặt trực tiếp giải quyết. Sau đó báo ngay
cho cơ quan Công an.
Ba là, khi nhận được tin nhắn bạn bè, người thân trên Zalo, Facebook vay tiền,
nạp tiền điện thoại, cần trực tiếp gọi điện thoại để xác minh.
Bốn là, cảnh giác với các số điện thoại lạ, số giả (thường có dấu ‘+’ phía trước)
mạo danh văn phòng Bưu chính viễn thông, ngân hàng để thông báo bưu phẩm, tài
khoản bị đóng… không được cung cấp thông tin cá nhân và đặc biệt không cung cấp
mã OTP.
Năm là, phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè về các biện
pháp nâng cao ý thức, cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo, và hướng dẫn cách bảo vệ
thông tin cá nhân.
Là một người sử dụng mạng xã hội, bản thân tôi cũng từng gặp các trường hợp
liên quan đến bảo mật thông tin. Và từ việc tìm hiểu các quy định pháp luật về an
toàn, an nình mạng, tôi rút ra được những bài học và kinh nghiệm để bảo vệ lợi ích
cho bản thân và cộng đồng trên môi trường mạng là luôn cân nhắc trước khi cung cấp
thông tin cá nhân của mình cho ai đó. Cho dù những thông tin đó được dùng để giúp
người bán hàng hay một dịch vụ đưa ra những lựa chọn tối ưu cho nhu cầu mua sắm
của mình. Không cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân trên internet. Luôn đặt mật
khẩu cho các thiết bị cá nhân. Cài đặt khóa màn hình cho thiết bị cá nhân như laptop,
smartphone, …là điều vô cùng quan trọng. Điều đó khiến kẻ xấu mất nhiều thời gian
hơn nếu chẳng may chúng đánh cắp được thiết bị.
Chúng ta sẽ có mặt trên Internet trong một thời gian dài. Mỗi người dùng càng
hiểu về những dữ liệu thông tin của chính mình và biết cách bảo vệ quyền riêng tư và
những bí mật mình muốn giữ kín thì sẽ giúp cuộc sống trên không gian mạng

You might also like