You are on page 1of 4

Khái niệm kiểu pháp luật là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của 1 nhóm pháp

luật, qua
đó phân biệt với nhóm pháp luật khác. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế là 1 kiểu
pháp luật, có 4 kiểu pháp luật: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và
pháp luật XHCN. Các kiểu pháp luật có thể thay thế nhau tuần tự , hoặc không tuần tự
bằng con đường cách mạng hoặc cải cách xã hội. Mỗi kiểu pháp luật đều có cơ sở hình
thành và đặc trưng, bản chất riêng biệt.

Đầu tiên, về cơ sở hình thành, kiểu pháp luật XHCN có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mac-
Lennin, cùng mục tiêu xây dụng CNXH và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong
khi đó, các kiểu pháp luật ra đời trước như pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp
luật tư sản đều có điểm chung là hình thành để trở thành công cụ cho giai cấp mạnh hơn
(chủ nô, địa chủ, giai cấp tư sản) để chiếm hữu và bóc lột tư liệu sản xuất.

Thứ hai, về đặc trưng, nhà nước XHCN có 2 đặc trưng là tính giai cấp và tính xã hội.
Tính giai cấp thể hiện ở: nhà nước XHCN là sản phẩm của cuộc cách mạng do giai cấp
công nhân và nông dân tiến hành nên luôn thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp
này nói riêng và cả cộng đồng dân tộc nói chung bằng các đường lối, chính sách và chủ
trương của Đảng cộng sản. Tính xã hội của kiểu pháp luật XHCN được thể hiện qua việc
nhà nước là tổ chức của quyền lực chung của xã hội, có sứ mệnh quản lí các mặt của đời
sống, nhằm cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới. Nhà nước XHCN không chỉ quản lý mà
còn đứng ra tổ chức các hoạt động kinh tế- xã hội và quan tâm đến vấn đề con người. Các
đặc trưng của các kiểu pháp luật còn lại đều không đề cao quyền lợi của giai cấp thấp (nô
lệ, nông dân, giai cấp vô sản) và họ thường bị bóc lột, không có tư liệu sản xuất và phải
phụ thuộc vào giai cấp trên. Không chỉ vậy ở các kiểu nhà nước này còn có các hình phạt
và đối xử bất công với tầng lớp thấp.

Kiểu pháp luật XHCN được học thuyết Mac-Lennin khẳng định là kiểu pháp luật cuối
cùng trong lịch sử bởi đây là kiểu pháp luật tiến bộ nhất. Bởi lẽ pháp luật này ghi nhận và
bảo vệ lợi ích của giai cấp thấp trong xã hội, hướng tới xây dựng 1 xã hội bình đẳng,
công bằng về mọi mặt. Không chỉ vậy, lực lượng lãnh đạo là người đại diện cho giai cấp
công nhân với mục tiêu mang lại cuộc sống ấm no cho người lao động, để đạt được mục
tiêu đó, đảng thông qua nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách thành pháp luật.
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật XHCN rộng rãi, có thể tác động được đến hầu hết các
mặt của cuộc sống và ngày càng hoàn thiện hơn từ việc thừa hưởng những thành quả của
các kiểu pháp luật trước đó. Cuối cùng, pháp luật XHCN phản ánh và góp phần xây dựng
các chuẩn mực, quan niệm đạo đức tốt đẹp.

Câu 2:

1.

a) Các yếu tố cấu thành và vai trò của các vai trò đó:

Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù cho một loại vi
phạm pháp luật cụ thể, được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp
luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Giáo trình, Pháp Luật Đại
Cương, 2014). Bốn yếu tố cấu thành: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách
thể.

Đầu tiên, mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật.
Theo đề bài, hành vi trái pháp luật: “bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật
mã và thông tin của tổ chức, các nhân trên môi trường mạng”. Hậu quả của hành vi
này là làm rò rỉ đến thông tin và xâm phạm riêng tư và dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội
khác như tống tiền, lan truyền thông tin sai sự thật, ăn cắp dữ liệu, …. Điều này gây
cho người bị hại những thiệt hại về thể chất tinh thần cũng như vật chất.

Thứ hai là mặt chủ quan, đây là hoạt động tâm lý bên trong của người vi phạm pháp
luật, bao gồm lỗi và động cơ. Lỗi được đề cập đến trong điều luật này là lỗi cố ý trực
tiếp bởi những hành vi này đều cần kĩ năng và kiến thức để thực hiện nên không thể là
vô ý được.

Thứ ba là chủ thể vi phạm pháp luật, theo điều luật trên, chủ thể là các nhân hoặc tổ
chức đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật
khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, các nhân trên môi trường mạng) và có
năng lực trách nghiệm pháp lý ( đủ độ tuổi do pháp luật quy định, không mắc các
bệnh tâm thần, thần kinh, và có đầy đủ khả năng nhận thức).

Cuối cùng là khách thể vi phạm pháp luật, đây là những quan hệ xã hội được nhà
nước xác lập và bảo vệ (cụ thể ở đây là quyền được bảo mật thông tin mạng, thông tin
cá nhân, quyền công dân, quyền con người,…) bị chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại
hoặc đe dọa xâm hại (những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật nêu
trên).

b) Loại vi phạm pháp luật và trách nghiệm pháp lý

Trách nghiệm pháp lý là việc nhà nước bằng ý chí đơn phương của mình buộc chủ thể
vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế
nhà nước được quy định ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật do ngành luật
tương ứng (giáo trình PLDC,2014), cụ thể là trách nghiệm hành chính “phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng”. Vy phạm pháp luật ở đây là vi phạm hành
chính bởi theo điều luật này, chủ thể chịu trách nghiệm hành chính.

2.

Sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật về an toàn, an ninh mạng, em nhận thấy được
tầm quan trọng của việc ứng xử và xử sự văn minh trên môi trường mạng. Em và các
bạn sinh viên khác đang sống trong thời đại công nghệ số, thời kì mà mạng xã hội trở
thành một công cụ thiết yếu trong đời sống hang ngày vì vậy, việc tuân thủ và hiểu rõ
các quy định pháp luật về an ninh mạng là rất cần thiết để tránh việc ta vô tình vi
phạm. không chỉ vậy, ở trên không gian mạng, chúng ta cần cẩn trọng lời nói, hành vi
của bản thân (không lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, không xúc phạm,
bôi xấu cá nhân, tổ chức khác trên mạng xã hội, …). Sự bùng nổ của các mạng xã hội
rất dễ dẫn đến việc chúng ta bị tiếp cận với các thông tin sai lệch, không chính thống,
vì vậy, việc theo dõi và đọc các trang thông tin, báo mạng phải được chọn lọc cẩn
thận. Việc bảo mật thông tin cá nhân cũng rất quan trọng vì các chiêu thức lừa đảo
ngày càng tinh vi, chúng ta chỉ cung cấp các thông tin cá nhân cho các trang web, tổ
chức đáng tin cậy và cần đọc kĩ nội dung, quyền lợi trước khi cung cấp thông tin.
Không chỉ vậy, việc luôn cảnh giác với các dạng lừa đảo qua mạng và không bấm vào
các đường link đáng ngờ, không rõ nguồn gốc trên mạng vì dễ gây vi rút máy và bị
mất dữ liệu. Đặc biệt các bạn trẻ cần cảnh giác cao với việc quen trên mạng vì có thể
dẫn đến việc bị lừa hoặc lợi dụng.

You might also like