You are on page 1of 9

BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ VỀ THÔNG TIN CÁ NHÂN

CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET


SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh-2I 20C; Đào Thị Lan Hiên-2I 20C

GVHD: ThS. Đoàn Văn Nhật

1. Mở đầu
Trong bối cảnh truyền thông xã hội mới - được hỗ trợ bởi internet, thì việc
tìm kiếm thông tin ngày càng tăng về số lượng người dùng, nguồn tin. Hai thập
kỷ qua, các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram…
đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc phân phối và tiêu thụ tin tức
trực tuyến. Các công cụ truyền thông xã hội đã làm nên một cuộc cách mạng hóa
trong việc thu thập thông tin, giao tiếp và tương tác với nhau. Dịch vụ internet,
mà cụ thể là nền tảng truyền thông. Về mặt tích cực, thông qua mạng xã hội như
Facebook, người dùng có thể bộc lộ những quan điểm sống về tình yêu, xã hội,
những sự kiện văn hóa hay những tấm gương điển hành. Bên cạnh đó, mạng xã
hội đã bị lạm dụng để truyền bá những thông tin cá nhân bất hợp pháp và đưa
những thông tin, sự kiện sai sự thật nhằm mục đích kích động, biến đổi nhận thức
và có những đánh giá sai lệch về các cá nhân, tổ chức.
Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền riêng tư về thông tin của người sử dụng
dịch vụ mạng xã hội là điều cần thiết. Bài viết này dựa trên những thực trạng
hiện có và những đánh giá cá nhân, nêu rõ vấn đề liên quan đến an toàn thông tin
và cụ thể là những giải pháp để đảm bảo quyền riêng tư về dữ liệu của người sử
dụng dịch vụ mạng xã hội.
2. Nội dung
2.1. Khái quát chung về quyền riêng tư đối với thông tin cá nhân
2.1.1. Pháp luật quốc tế về quyền riêng tư đối với thông tin cá nhân
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được chính
thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948.
Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy
tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm
về nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ
chống lại sự xúc phạm và can thiệp như vậy”. (Nguồn: https://lsvn.vn/nhan-thuc-
phap-ly-ve-quyen-rieng-tu.html.)
Quy định nêu trên sau đó được tái khẳng định trong Điều 17 Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, trong đó nêu rằng: “Không ai bị
can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình,
nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.

1
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và
xúc phạm như vậy”. (Nguồn: https://lsvn.vn/nhan-thuc-phap-ly-ve-quyen-rieng-
tu.html)
Nhận thức pháp lý về quyền riêng tư đối với thông tin cá nhân đã được pháp
luật quốc tế ghi nhận khá rõ ràng, đầy đủ. Tuy vậy, những quy định trên mới chỉ
mới khẳng định các nghĩa vụ và ràng buô ̣c pháp lý đối với viê ̣c thu thâ ̣p, xử lý
thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Do đó, quy định này để lại mô ̣t khoảng
trống pháp lý đối với viê ̣c bảo vê ̣ thông tin cá nhân trên môi trường vâ ̣t lý - môi
trường offline.
2.1.2. Pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư đối với thông tin cá nhân
Điều 21 Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật
gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”. (Nguồn:
https://kiemsat.vn/quyen-ve-doi-song-rieng-tu-bi-mat-ca-nhan-bi-mat-gia-dinh-
49898.html)
Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. … 4. Các
bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập,
thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
(Nguồn: https://kiemsat.vn/quyen-ve-doi-song-rieng-tu-bi-mat-ca-nhan-bi-mat-
gia-dinh-49898.html)
Tuy nhiên quy định tại Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015
đều chưa nói rõ về quyền riêng tư trên không gian Internet. Đây cũng là một lỗ
hổng của pháp luật khi chưa áp dụng được triệt để và toàn diện về đảm bảo
quyền riêng tư trên không gian mạng Internet.
2.2. Những vi phạm điển hình đối với quyền riêng tư về thông tin cá
nhân của người sử dụng dịch vụ internet
Internet ra đời vào những năm 70 như một công cụ để giao tiếp và trao đổi
thông tin trên phạm vi toàn cầu, sau đó tự biến mình thành những gì chúng ta biết
ngày nay. Giống như tất cả các cuộc cách mạng về công nghệ, bắt đầu từ kỷ
nguyên hiện đại với điện thoại hay truyền hình, internet đã và vẫn đang là chủ đề
còn nhiều tranh luận. Internet, một mặt là công cụ mang lại nhiều lợi ích to lớn
cho xã hội và cuộc sống của con người, nhưng đồng thời cũng gây ra những bất
lợi lớn mà chúng ta có thể định nghĩa là ảnh hưởng tiêu cực.
Đầu tiên, một trong những nhược điểm của phương tiện truyền thông xã hội
là tính lan truyền thông tin, cho phép thông tin không đáng tin cậy hoặc sai lệch
2
cũng như những nhận xét và hình ảnh vô kỷ luật được lan truyền nhanh chóng.
Thông qua mạng xã hội, cuộc sống cá nhân của người sử dụng dịch vụ được lưu
trữ trên các nền tảng số, phục vụ cho mục đích thương mại và lưu giữ dấu vết
trong một thời gian rất dài. Ví dụ như trước đây, những gì chúng ta làm trong
cuộc sống đời thực (offline) sẽ chỉ được cá nhân hoặc giới hạn một số lượng
người gần gũi biết đến. Ngày nay thông qua các nền tảng ứng dụng truyền thông
như facebook, Instagram, thì số lượng người biết được thông tin, hành động của
người dùng tăng lên đáng kể.
Thứ hai, người dùng dịch vụ internet rất dễ bị thao túng. Với điện thoại
thông minh hoặc máy tính trước mắt, người dùng rất đơn độc và dễ bị tổn thương
khi đối mặt với một lượng lớn thông tin, thường bị sai lệch hoặc bóp méo. Những
nhược điểm của Internet không còn có thể bị bỏ qua khi rất nhiều thanh thiếu
niên mắc chứng nghiện Internet và rất nhiều phụ nữ đã trở thành tín đồ mua sắm
trực tuyến.
Thứ ba, nhiều người đã bị tin tặc tống tiền trực tuyến sau khi thiết bị của họ
bị tấn công và lấy thông tin nhạy cảm. Một số kẻ lừa đảo có thể đăng thông tin
đời tư của bạn lên các nền tảng xã hội.
Lấy ví dụ về việc đánh cắp thông tin trên mạng Internet, chúng ta không thể
nào không nhắc đến Hiếu PC người từng được chính quyền Mỹ đánh giá là một
trong những hacker nguy hiểm nhất thế giới. Năm 19 tuổi, Ngô Minh Hiếu đến
New Zealand để theo học tại Học viện Công nghệ Unitec ở Auckland nhưng đã
về nước chỉ 1 năm sau đó vì liên quan đến các vụ lừa đảo tại nước này. Trong
quá trình học tập, anh phát hiện lỗ hổng trong mạng của trường làm lộ dữ liệu thẻ
thanh toán. Theo lời tường thuật, vì không ai để ý đến lời cảnh báo của mình nên
Hiếu đã hack toàn bộ hệ thống. Hiếu đã bị kết án 13 năm tù vì xâm nhập vào máy
tính của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân (PII)
và bán cho các tội phạm mạng khác quyền truy cập lừa đảo vào PII của khoảng
200 triệu công dân Hoa Kỳ.
Thứ tư, hoạt động thu thập, chiếm đoạt, mua bán, sử dụng trái phép thông tin
và dữ liệu cá nhân trên không gian mạng đã diễn biến phức tạp. Điều này gây ảnh
hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư về thông tin cá nhân của mỗi người và có
thể dẫn đến tình trạng lừa đảo công nghệ cao, cũng như các hành vi phạm pháp
khác. Nắm bắt được nhu cầu muốn mua thông tin cá nhân khách hàng của các
doanh nghiệp, các đối tượng đã thu thập và rao bán công khai các dữ liệu cá nhân
trên không gian mạng nhằm kiếm lợi nhuận. Chiêu trò mạo danh công ty điện
lực, ngân hàng, thậm chí cả công an... gọi báo nợ tiền, nợ cước, vi phạm giao
thông, dính đến đường dây tội phạm mạng... Chúng hoàn toàn có thể khởi phát
dễ dàng từ các thông tin bị lộ hoặc do người dùng (vô tình lẫn chủ ý) cung cấp
trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội.

3
Trong thời gian gần đây, nhiều thông tin cá nhân dữ liệu của các nghệ sĩ,
người dùng mạng xã hội facebook Việt Nam bị hacker “đột nhập” đánh cắp
thông tin để bôi xấu danh dự, nhân phẩm khiến nhiều người dùng lo lắng trong
việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân. Điển hình nhất là việc làm bộc phát của nhân
vật Nhâm Hoàng Khang – người đã khui ra nhiều bê bối của các nghệ sĩ. Trong
số đó có nam danh hài Hoài Linh – người đã được các mạnh thường quân gửi
gắm tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung. Số tiền lên đến 16 tỷ đồng nhưng
vẫn chưa được năm danh hài giải ngân, khiến cộng đồng mạng xôn xao và phẫn
nộ.
Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ sự quan ngại trước thông tin cá nhân bị
đánh cắp và bị chia sẻ trên mạng xã hội, đồng thời cũng không hoàn toàn ủng hộ
việc làm của Nhâm Hoàng Khang. Bởi một số người cho rằng, dù xuất phát từ
tinh thần “nghĩa hiệp” nhưng trên mặt pháp lý nó vẫn là việc làm sai trái, vi
phạm đạo đức xã hội và bất chấp luật pháp Việt Nam. Và cho đến rạng sáng ngày
4/10/2021 Bộ Công an cho biết đã tạm bắt giữ Nhâm Hoàng Khang vì hành vi
phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.
Thực tế cho thấy người dùng chưa thể hoàn toàn tin tưởng vào tính bảo mật
của mạng xã hội Internet. Người dùng chỉ cần mất cảnh giấc là hoàn toàn có thể
lộ và đánh mất những dữ liệu cá nhân quan trọng của mình. Chính vì vậy người
dùng cần phải có những giải pháp nhằm bảo đảm quyền riêng tư về thông tin cá
nhân.
2.3. Một số giải pháp bảo đảm quyền riêng tư của người sử dụng dịch
vụ internet
2.3.1. Về giải pháp kỹ thuật
Các nhà cung cấp dịch vụ, các lập trình viên đã phải liên tục nỗ lực để bảo
đảm các sản phẩm của mình trở nên an toàn cho người sử dụng. Việc các “kẻ
xâm nhập mạng” luôn rình rập để ăn cắp các thông tin cá nhân, đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến người dùng nói riêng và nhà sáng lập nói chung. Và họ đã làm
gì để có thể bảo đảm an toàn thông tin cho người dùng:
Facebook: Ngoài Google (được biết đến là một trang web có độ bảo mật vô
cùng cao), thì Facebook cũng có sẵn rất nhiều biện pháp bảo mật để bảo vệ bạn
và thông tin của người dùng trong quá trình sử dụng Facebook. Khi bạn đăng
nhập Facebook, mọi hoạt động của bạn - chẳng hạn như đăng trạng thái hoặc gửi
tin nhắn - đều được mã hóa, nghĩa là mọi người không thể truy cập nếu không
được bạn cho phép.

4
Thông tin cá nhân chia sẻ trên Facebook
25
20 20 20 19
20 17 18
15 16 16
15
9 10
10
5 4 4
5 3 2
0 0 0 1
0
Tên Thật Anh đại Ngày sinh Quê Địa chỉ Thông tin Tình trạng Nhạc Số điện Địa chỉ
diện hương email giáo dục quan hệ phim yêu thoại liên đường
thích hệ phố

Có Không

Hình 1: Thông tin cá nhân trong hồ sơ


Nguồn: Tác giả khảo sát
Một nhóm người dùng facebook cho rằng “họ không thoải mái khi đăng tải
những cuộc sống thường ngày và có lần họ phải sử dụng quyền riêng tư trên ứng
dụng vì có một số người làm phiền họ và đã có những tài khoản giả mạo họ
trước đây”. Và đây một số quyền riêng tư cụ thể mà Facebook đã tạo ra nhằm để
bảo vệ người dùng của mình: Mỗi khi cập nhật trạng thái, ảnh hoặc video, người
dùng có thể chọn những ai được xem nội dung đó. Sử dụng menu ở đầu bài viết
của bạn để chọn đối tượng. Bạn luôn có thể thay đổi đối tượng nếu vô tình chia
sẻ bài viết với người xem không phù hợp.

Hình 2: Chỉnh sửa đối tượng được xem bài viết.


Nguồn: Tác giả tự chụp màn hình
Bạn cũng nên dùng danh sách nếu muốn sắp xếp bạn bè theo nhóm để dễ
chia sẻ hơn. Bạn có thể chọn các danh sách như Bạn thân, Người quen và Bị
hạn chế hoặc tạo ra danh sách của riêng mình.

5
Hình 3: Tùy chỉnh danh người bạn muốn xem bài viết tương lai.
Nguồn: Tác giả tự chụp màn hình.

6
Hình 4: Cách bảo mật mật khẩu và lưu thông tin tài khoản MXH.
Nguồn: Hình ảnh từ trang quản trị mạng
Sử dụng mật khẩu có các chữ số kèm theo các kí tự. Bạn không sử dụng lại
mật khẩu trên nhiều tài khoản và không sử dụng các mật khẩu đơn giản và dễ
đoán. Hiện nay, hầu hết các trang web cần tài khoản để đăng nhập đều có dòng
lưu ý , nhắc nhở người dùng sử dụng mật khẩu mạnh (mật khẩu của bạn bao gồm
hơn tám ký tự và bạn trộn chữ cái, số và ký hiệu với nhau, ), nếu quá ngắn hay
quá đơn giản , ngay lập tức nó sẽ hiện dòng chữ cảnh báo người sử dụng và bắt
buộc chúng ta phải đổi mật khẩu khác.
Nếu bạn lo lắng về việc quên mật khẩu, hãy sử dụng trình quản lý mật khẩu.
Chúng sẽ bảo mật tài khoản của bạn đồng thời giúp bạn dễ dàng đăng nhập vào
từng tài khoản. Hiện tại thì các dòng máy Androi và Apple hay cả Chrome đều
có tính năng lưu trữ lại mật khẩu. Lưu ý, bạn phải bật tính năng lưu mật khẩu
trên trình duyệt Androi.
Làm quen với những cài đặt quyền riêng tư có sẵn trên bất kỳ mạng xã hội
nào bạn sử dụng và hãy thường xuyên xem lại cài đặt quyền riêng tư của
mình. Bất cứ lúc nào bạn chọn tham gia vào các trang mạng xã hội, bạn đang
phải chấp nhận những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, những giải pháp thiết thực trên
có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro của mạng xã hội nói chung và Facebook nói
riêng.
2.3.2. Về giải pháp pháp lý
Dù đã có quy định bảo vệ bí mật riêng tư, nhưng tại Việt Nam, việc xác định
phạm vi quyền riêng tư là gì, cần xử lý những kẻ tung dữ liệu cá nhân của người
khác lên mạng như thế nào...Điều này không đơn giản, bởi trên không gian
mạng, khó có thể ngăn chặn sự phát tán, chia sẻ các dữ liệu cá nhân một cách
triệt để.
Trước tình trạng lộ hay hoạt động đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân trái
phép diễn ra phổ biến, Bộ Công an đã xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về
việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo đó, dự thảo Nghị định đã quy định rõ trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý Dữ liệu cá nhân.
Theo luật sư Nguyễn Đức Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nhận định rằng
các đối tượng mạng phạm tội có rất nhiều thủ đoạn đối phó khác nhau nhằm thu
thập được dữ liệu cá nhân, mặc dù các lực lượng chức năng đã cố gắng để triệt
phá những hành vi này.Theo đó, luật sư Đức Anh đưa ra khuyến cáo cho người
sử dụng, trong khi các biện pháp của cơ quan chức năng chưa thể giải quyết triệt
để vi phạm, để tránh cho việc bí mật đời tư bị công khai trái phép, bản thân mỗi
người cần phải tự nâng cao ý thức, kiến thức để bảo vệ dữ liệu cá nhân của chính
mình.
7
2.3.3 Về giải pháp xã hội
Theo nhóm tác giả, thì mỗi người cần làm tốt một số nội dung sau để bảo
đảm quyền riêng tư đối với các cá nhân:
Một là, nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội. E-mail
chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; không tham gia các trò chơi
(trúng thưởng nhận tiền,…), hay vô tình nhận được tin nhắn trúng thường (ví dụ
như chiếc điện thoại iphone 13Xsmax, xe máy Sh, tivi …), người sử dụng dễ
dàng cung cấp thông tin cá nhân để có thể nhận được phần thưởng miễn phí ( với
giá trị lên tới hàng chục triệu đồng) … Đây cũng là nguyên nhân khiến thông tin
cá nhân dễ dàng bị lợi dụng để trục lợi kinh tế.
Hai là, nếu có người tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,…
(0692342593 – đây là số điện thoại của CA Hà Nội , thường giải mạo bằng cách
thêm vài con số ở đằng trước) gọi đến thông báo để xử phạt hay cần điều tra.
Chúng ta không được hoảng sợ, ngay lập tức ghi âm lại cuộc trò chuyện và hãy
đề nghị họ cho biết tên, địa chỉ cơ quan làm việc để đến gặp mặt trực tiếp giải
quyết. Sau đó báo ngay cho cơ quan Công an.
Ba là, khi nhận được tin nhắn bạn bè, người thân trên Zalo, Facebook vay
tiền, nạp tiền điện thoại, cần trực tiếp gọi điện thoại để xác minh.
Bốn là, cảnh giác với các số điện thoại lạ, số giả (thường có dấu ‘+’ phía
trước) mạo danh văn phòng Bưu chính viễn thông, ngân hàng để thông báo bưu
phẩm, tài khoản bị đóng… không được cung cấp thông tin cá nhân và đặc biệt
không cung cấp mã OTP.
Năm là, phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè về các
biện pháp nâng cao ý thức, cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo, và hướng dẫn
cách bảo vệ thông tin cá nhân.
3. Kết luận
Là một người sử dụng mạng xã hội, bản thân tác giả cũng từng gặp các
trường hợp liên quan đến bảo mật thông tin. Và những bài học và kinh nghiệm
rút ra được từ việc cập nhật các thông tin cách để bảo vệ bản thân là luôn cân
nhắc trước khi cung cấp thông tin cá nhân của mình cho ai đó. Cho dù những
thông tin đó được dùng để giúp người bán hàng hay một dịch vụ đưa ra những
lựa chọn tối ưu cho nhu cầu mua sắm của mình. Không cung cấp quá nhiều thông
tin cá nhân trên internet. Luôn đặt mật khẩu cho các thiết bị cá nhân. Cài đặt
khóa màn hình cho thiết bị cá nhân như laptop, smartphone, …là điều vô cùng
quan trọng. Điều đó khiến kẻ xấu mất nhiều thời gian hơn nếu chẳng may chúng
đánh cắp được thiết bị.
Chúng ta sẽ có mặt trên Internet trong một thời gian dài. Mỗi người dùng
càng hiểu về những dữ liệu thông tin của chính mình và biết cách bảo vệ quyền
8
riêng tư và những bí mật mình muốn giữ kín thì sẽ giúp cuộc sống trên không
gian mạng được bảo đảm an toàn và lành mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ấn phẩm, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 (415), tháng 8/2020.)
3. Lời thú tội của hacker Việt sau 7 năm ngồi từ ở Mỹ, nguồn: Báo
Vnexpress.net/chu-de/hieupc-3135
4. Đại hội đồng Liên hợp quốc, nguồn: https://undocs.org/A/RES/68/167.
5. ResearchGate - Big Data Privacy in the Internet of Things Era, nguồn:
https://www.researchgate.net/publication/270222177_Big_Data_Privacy_in_the_
Internet_of_Things_Era
6. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu quyền con
người & quyền công dân, “Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị” (ICCPR, 1966), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012, trang 257.
7. Human Rights Committee, General Comment No. 16 - Article 17 (The right to
respect of privacy, family, home and correspondence, and protection of honour
andreputation),nguồn:http://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/TB
Search.aspx?Lang=en&TreatyID=8&DocTypeID=11

You might also like