You are on page 1of 3

ĐỀ LUYỆN TẬP GIỮA KỲ

Câu hỏi 1) (L.O.2): Một người 70 kg đứng trên một cái cân đặt trên sàn một thang máy đang đi lên. Tại thời
điểm thang máy đang thắng lại với gia tốc 1 m/s2, cân chỉ bao nhiêu? (Lấy g = 10 m/s2).
A. 63 kg. B. 77 kg. C. 70 kg. D. Không đủ dữ kiện để tính.
Câu hỏi 2) (L.O.1): Một người ngồi trên xe buýt đang chạy với tốc độ đều. Khi xe buýt rẽ phải, người có
cảm giác bị đẩy sang trái là do chịu tác dụng của:
A. Lực quán tính ly tâm. B. Lực hướng tâm. C. Lực ma sát trượt. D. Lực đẩy.
Câu hỏi 3) (L.O.1): Một vật đang rơi tự do trong không khí. Trong quá trình rơi có lực cản của không khí
tác dụng lên vật. Chọn phát biểu đúng:
A. Gia tốc của vật bằng gia tốc rơi tự do. B. Trọng lực tác dụng lên vật tăng theo thời gian rơi.
C. Cơ năng của vật không bảo toàn. D. Thế năng của vật tăng theo thời gian rơi.
Câu hỏi 4) (L.O.2): Một con lắc đơn bao gồm một viên đá nặng 1,0 kg treo vào sợi dây dài 5 m. Con lắc
dao động xung quanh trục thẳng đứng. Tại điểm thấp nhất viên đá có tốc độ 5 m/s. Tìm lực căng dây tại vị
trí này.
A. 9,8 N. B. 14,8 N. C. 4,8 N. D. 0 N.
Câu hỏi 5) (L.O.2): Một vật 10 kg chuyển động đi lên một mặt phẳng nghiêng 30° không ma sát với tốc độ
không đổi dưới tác dụng của một lực đẩy song song với mặt đất. Tìm độ lớn của lực đẩy.
A. 85 N. B. 49 N. C. 98 N. D. 57 N.
Câu hỏi 6) (L.O.2): Một vật 3,0 kg đang nằm yên trên một mặt ngang. Một lực F1 = 6,0 N hướng theo
phương ngang và một lực F2 = 9,0 N hướng thẳng đứng lên bắt đầu tác dụng vào vật. Biết hệ số ma sát nghỉ
và ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang lần lượt là µn = 0,40 and µt = 0,25. Xác định lực ma sát tác dụng
lên vật.
A. 8,16 N. B. 11,76 N. C. 7,35 N. D. 6,0 N.
Câu hỏi 7) (L.O.1): Theo định luật III Newton, lực trực đối với phản lực do mặt phẳng ngang tác dụng lên
vật đặt trên nó là :
A. Trọng lực tác dụng lên vật. B. Trọng lượng của vật.
C. Áp lực vật tác dụng lên mặt phẳng ngang. D. Lực hấp dẫn do trái đất hút vật.
Câu hỏi 8) (L.O.1): Một vật chuyển động dưới tác dụng của một lực đẩy F1 trên mặt sàn nằm ngang có ma
sát. Biết rằng F1 hướng song song với mặt sàn. Lực ma sát sẽ thay đổi như thế nào nếu tác dụng lên vật thêm
một lực F2 theo phương thẳng đứng hướng xuống?
A. Tăng. B. Giảm. C. Không đổi. D. Không đủ dữ kiện để tính.
Câu hỏi 9) (L.O.1): Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α. Hệ số ma sát giữa vật và mặt
phẳng nghiêng k ≥ tanα. Khi đó:
A. vật trượt xuống thẳng đều. B. vật trượt xuống nhanh dần đều.
C. vật trượt xuống chậm dần đều. D. vật đứng yên.
Câu hỏi 10) (L.O.1): Một bánh xe lăn không trượt trên mặt phẳng ngang. Điểm nào trên bánh xe không
quay quanh trục đi qua khối tâm mà chỉ thực hiện chuyển động tịnh tiến?
A. Điểm tiếp xúc. B. Điểm cao nhất.
C. Khối tâm. D. Không có đáp án đúng.
**Câu hỏi 11) (L.O.2): Một vật khối lượng m trượt không ma sát từ đỉnh của một
nửa mặt cầu bán kính R = 30 cm đang đứng yên và rơi xuống mặt phẳng ngang (hình
vẽ). Hãy xác định độ cao của điểm M trên mặt cầu tại đó vật rời khỏi mặt cầu ?
A. 20 cm. B. 15 cm. C. 10 cm. D. 5 cm.
Câu hỏi 12) (L.O.1): Một nghệ sĩ múa ballet thực hiện động tác xoay tròn trên không với 2 chân khép vào
nhau. Khi thực hiện động tác tiếp đất, người nghệ sĩ cần tiếp đất bằng một chân, trong khi chân còn lại dang
ra. Mục đích của hành động này là gì?
A. Đề giảm lực va chạm với mặt sàn nhằm tránh chấn thương.
B. Để giảm momen lực tác dụng lên cơ thể nhằm tránh chấn thương.
C. Để tăng momen động lượng, dẫn đến giảm tốc độ xoay tròn của cơ thể khi tiếp đất.
D. Để tăng momen quán tính của cơ thể, dẫn đến giảm tốc độ xoay tròn của cơ thể khi tiếp đất.
Câu hỏi 13) (L.O.1): Một chất điểm chuyển động với vận tốc góc  = at 2 + bt ( a và b là hằng số âm). Hỏi
chất điểm chuyển động như thế nào?
A. Nhanh dần đều. B. Nhanh dần. C. Chậm dần đều. D. Chậm dần.
Câu hỏi 14) (L.O.1): Một hòn đá được ném xiên lên từ mặt đất cho vận tốc ném hợp với phương ngang một
góc α. Bỏ qua ma sát. Bán kính quĩ đạo của hòn đá nhỏ nhất tại vị trí nào?
A. Vị trí ném. B. Vị trí vật có độ cao cực đại
C. Vị trí chạm đất. D. Như nhau tại mọi vị trí.
Câu hỏi 15) (L.O.2): Giả sử một tàu lửa xuất phát từ ga Sài Gòn đi ga Hà Nội với tốc độ không đổi là 40
km/h, sau đó quay về lại ga Sài Gòn tốc độ không đổi 60 km/h. Tính vận tốc trung bình của tàu lửa.
A. 48 km/h. B. 50 km/h. C. 52 km/h. D. 0 km/h.
Câu hỏi 16) (L.O.1): Chọn câu đúng:
A. Vectơ gia tốc luôn cùng phương với vectơ vận tốc.
B. Nếu gia tốc pháp tuyến của vật khác không thì quĩ đạo của vật là đường cong.
C. Nếu vật chuyển động nhanh dần thì vectơ gia tốc luôn cùng phương với vectơ vận tốc
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu hỏi 17) (L.O.1): Vị trí của chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy được xác định bởi vectơ bán
kính r = 4sin(t + )i + 4cos(t + )j (SI). Quỹ đạo của nó là đường:
A. thẳng. B. elíp. C. tròn. D. parabol.
Câu hỏi 18) (L.O.1): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều của một chất điểm?
A. Gia tốc bằng không. B. Gia tốc tiếp tuyến bằng không.
C. Gia tốc góc bằng không. D. Quãng đường đi tỉ lệ thuận với thời gian.
Câu hỏi 19) (L.O.2): Mưa rơi theo phương thẳng đứng với tốc độ 10 3 m/s đối với đất. Một người lái xe
trên đường thẳng ngang với tốc độ 10 m/s đối với đất. Người này thấy mưa rơi lệch khỏi phương thẳng đứng
một góc là:
A. 600 theo hướng ngược chiều xe chạy. B. 300 theo hướng ngược chiều xe chạy.
C. 600 theo hướng cùng chiều xe chạy. D. 300 theo hướng cùng chiều xe chạy.
Câu hỏi 20) (L.O.2): Một hòn đá được ném đứng từ mặt đất lên cao với vận tốc v0 = 5 m/s. Tìm độ cao cực
đại H và thời gian chuyển động T của hòn đá. Lấy g = 10 m/s2.
A. H = 1,25 m; T = 1 s. B. H = 1,25 m; T = 0,5 s.
C. H = 3,75 m; T = 0,5 s. D. H = 3, 75 m; T = 1 s.
Câu hỏi 21) (L.O.2): Một chất điểm quay tròn chậm dần đều, sau một phút vận tốc góc của nó giảm từ 300
vòng/phút xuống còn 180 vòng/phút. Tính góc mà chất điểm quay được trong một phút đó.
A. 754 rad. B. 754o. C. 1507 rad. D. 1507o.
Câu hỏi 22) (L.O.2): Một vật được ném ngang từ độ cao H = 49 m với vận tốc đầu v0 = 10 m/s. Bỏ qua sức
cản của không khí. Tại thời điểm 2 giây sau khi ném, vận tốc của vật hợp với phương ngang một góc bao
nhiêu?
A. 45o. B. 63o. C. 27o. D. 59o.
Câu hỏi 23) (L.O.1): Momen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào:
A. khối lượng, kích thước và động năng của vật rắn.
B. hình dạng, kích thước, sự phân bố khối lượng của vật rắn và vị trí trục quay.
C. tốc độ góc và động năng của vật rắn.
D. tốc độ góc và momen động lượng của vật rắn.
Câu hỏi 24) (L.O.1): Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định, nếu tổng momen lực tác dụng lên vật
đối với trục đó bằng không thì tiếp theo vật sẽ
A. quay đều. B. quay nhanh dần đều. C. dừng lại. D. quay chậm dần đều.
Câu hỏi 25) (L.O.1): Buông nhẹ một quả cầu rỗng bán kính R lên một mặt phẳng nghiêng không có ma sát
thì
A. quả cầu ban đầu trượt, sau đó lăn. B. quả cầu trượt không lăn.
C. quả cầu ban đầu lăn, sau đó trượt. D. quả cầu lăn không trượt.
Câu hỏi 26) (L.O.2): Tọa độ khối tâm của một vật phẳng mỏng đồng chất, y
khối lượng phân bố đều có dạng như hình vẽ trong hệ tọa độ xOy là 8
8
56 32 56 32
A. ( , ). B. ( , ).
9 9 3 3
22 10 22 10
C. ( , ). D. ( , ). O
3 3 9 9 16 x
0
Câu hỏi 27) (L.O.2): Một thanh cứng AB đồng chất có chiều dài 1 m, khối lượng 1 kg phân bố đều. Gắn
chất điểm có khối lượng 50 g vào đầu A, chất điểm có khối lượng 100 g vào đầu B của thanh. Momen quán
tính của hệ đối với trục Δ vuông góc với thanh và đi qua đầu A của thanh là:
A. 0,43 kg.m2. B. 0,38 kg.m2. C. 0,18 kg.m2. D. 0,23 kg.m2.
Câu hỏi 28) (L.O.2): Một hình trụ đặc đồng chất có bán kính R, khối lượng m phân bố đều, lăn không trượt
trên dốc nghiêng góc  so với phương ngang. Tìm gia tốc góc của khối trụ.
2g sin  g sin  2g sin  g sin 
A. . B. . C. . D. .
3R 3R 3 3
Câu hỏi 29) (L.O.2): Trên mặt bàn nhẵn nằm ngang một viên bi chuyển động
với vận tốc v1 = 5 m/s đến va chạm không xuyên tâm vào viên bi thứ hai đang
đứng yên. Sau va chạm viên bi thứ nhất và viên bi thứ hai lần lượt có phương
chuyển động hợp với phương ban đầu của viên bi thứ nhất các góc 1 = 30o và
2 = 60o (hình vẽ). Tìm vận tốc của hai viên bi ngay sau va chạm, biết hai viên
bi có cùng khối lượng.
A. v1' = 4,33 m / s; v'2 = 2,5 m / s . B. v1' = 2,5 m / s; v'2 = 4,33 m / s .
C. v1' = 2,89 m / s; v'2 = 2,5 m / s . D. v1' = 2,5 m / s; v'2 = 2,89 m / s .
**Câu hỏi 30) (L.O.2): Một đĩa tròn đồng chất có khối lượng 1,0 kg và bán kính 10 cm,
có thể quay xung quanh trục đi qua một điểm trên vành đĩa và vuông góc với mặt đĩa (hình
vẽ). Bỏ qua ma sát ở trục quay và sức cản của môi trường. Gia tốc rơi tự do là g. Nếu đĩa
được thả không vận tốc đầu từ vị trí cao (hình bôi đen) thì khi tới vị trí thẳng thấp (hình
nét đứt) tốc độ dài của khối tâm đĩa bằng bao nhiêu?
A. 0 m/s. B. 1,14 m/s.
C. 2,28 m/s. D. Không có đáp án đúng.

--- HẾT---

You might also like