You are on page 1of 9

Chọn một công ty mà anh chị biết hoặc yêu thích:

 a/ Liệt kê tên và vai trò của các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty
này;
 b/ Mô tả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty này theo SCOR và hãy phân tích khâu
HOẠCH ĐỊNH trong chuỗi cung ứng của công ty.
 c/ Nêu ưu điểm và hạn chế trong cách thực hiện khâu hoạch định của công ty này.

1. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA WALMART


https://vli.edu.vn/chuoi-cung-ung-walmart/
 Nhà cung cấp
Walmart có khoảng 90.000 nhà cung cấp trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 200
nhà cung cấp chính như: P&G, Nestle, Unilever, và Kraft…
Với mạng lưới nhà cung cấp này, Walmart sẽ linh hoạt được nguồn cung đầu vào và
đảm bảo được tiêu chí thời gian – một trong những yếu tố chính tạo nên chuỗi cung
ứng nhanh nhạy. Trong đó, Walmart đã ứng dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
với nhà cung cấp. Điều này giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí giao dịch liên quan
đến quá trình đặt hàng và thanh toán các hóa đơn và được xác định rõ ràng. Hơn nữa,
Wal-Mart có thể kiểm soát và phối hợp cao độ việc lên kế hoạch và nhận hàng nhằm
đảm bảo rằng các nhà cung cấp của Wal-Mart sẽ giao một lượng hàng ổn định gồm
đầy đủ các sản phẩm thích hợp theo từng thời điểm tới đúng những trung tâm phân
phối đang cần hàng.

 Nhà phân phối


Các trung tâm phân phối của Walmart được đặt tại nhiều khu vực khác nhau tùy vào
nhu cầu của từng khu vực mà phân phối số lượng sản phẩm phù hợp.
Trung tâm phân phối có vai trò dự trữ hàng hóa khi thu mua từ các nhà cung cấp và
thực hiện các hoạt động về đóng gói hàng hóa, dán nhãn. Hơn nữa, các trung tâm này
giúp Walmart tối đa thời gian vận chuyển hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Trung tâm phân phối chính là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng khi thâm nhập
vào một thị trường mới, có chức năng hỗ trợ cho quá trình mở rộng qui mô trong khu
vực với khoản chi phí tăng thêm không đáng kể.
Bên cạnh đó Walmart đang tự phân phối hàng hoá cho chính mình. Thậm chí trong
tương lai Walmart muốn trở thành một nhà phân phối để có thể đưa sản phẩm của
chính họ đến tay người tiêu dùng. 
 Đại lý bán lẻ
Walmart là nhà bán lẻ lớn nhất trên thị trường với hơn 12.000 cửa hàng, chi nhánh ở

28 quốc gia, hoạt động dưới 55 tên khác nhau, gồm 4600+ Walmart US, 650+ câu lạc

bộ của Sam và 6200+ cửa hàng Walmart International. Chiến lược này của Walmart

nhắm vào tâm lý của khách hàng, một khi xây dựng được sự tiện lợi, cũng như mức độ

phủ sóng tốt thì người tiêu dùng sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm hơn.
Với thị trường cạnh tranh hiện tại, việc xuất hiện các đại lý bán lẻ sẽ giúp cho sự gia

tăng hiểu biết về Walmart ngày càng nhiều hơn. Và phát triển kinh doanh đại lý bán lẻ

đang là xu hướng hiện tại, góp phần cho việc đa dạng hoá hơn. Và giúp người mua

hàng có thể lựa chọn những cửa hàng phù hợp và tiện lợi với như cầu của mình hơn.

Từ đó, mô hình chuỗi sẽ đạt được tổng doanh thu, lợi nhuận bán lẻ cao, giảm thiểu chi

phí và rủi ro trong kinh doanh.

 Khách hàng 
Khách hàng của Walmart đa phần là tầng lớp lao động bình dân, trung lưu và nhắm
đến hàng giá rẻ. Hơn nữa, độ tuổi khách hàng của Walmart đều đa đạng từ trẻ nhỏ, vị
thành niên, … Theo số liệu cho thấy phụ nữ da trắng từ 55 đến 64 tuổi là khách hàng
chiếm đa số. Khách hàng luôn đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng bởi khách
hàng chính là mục đích tạo nên giá trị và lợi nhuận cho công ty.

2. MÔ HÌNH SCOR VÀ KHÂU HOẠCH ĐỊNH


3.1. Mô hình SCOR
https://www.ukessays.com/essays/commerce/scor-at-wal-mart-commerce-essay.php

 HOẠCH ĐỊNH

Giai đoạn đầu tiên của chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR là quá trình lập kế
hoạch. Lập kế hoạch là bước đầu tiên quan trọng nhằm thiết lập, quản lý và tổ
chức các quy trình cần thiết cho một chuỗi cung ứng linh hoạt và hiệu quả. Giai
đoạn lập kế hoạch bao gồm một số quy trình như dự báo nhu cầu, định giá sản
phẩm và quản lý hàng tồn kho.
Wal-Mart sử dụng một thuật toán phức tạp để tính toán các dự báo của họ, cho
phép công ty dự báo số lượng chính xác của từng mặt hàng sẽ được giao trong khi
tính hàng tồn kho hiện tại của mỗi cửa hàng. Với cấu trúc hàng tồn kho được vi
tính hóa sử dụng hệ thống Điểm bán hàng (point-of-sale POS), Walmart không
chỉ theo dõi tất cả hàng tồn kho của công ty tại các cửa hàng bán lẻ và trung tâm
phân phối, nó còn theo dõi thời điểm sản phẩm được bán và có thể dự đoán số
lượng cần thiết trong tương lai. Nhờ vậy, việc lập kế hoạch sản xuất và khả năng
giám sát hàng tồn kho chặt chẽ đã cho phép Wal-Mart dự đoán chính xác vị trí,
thời điểm và số lượng sản phẩm cần thiết và từ đó phát triển một mạng lưới phân
phối phù hợp với những nhu cầu này. Hơn nữa điều này làm giảm chi phí của họ
thông qua việc giảm hàng tồn kho còn lại và tối ưu hóa việc vận chuyển sản phẩm
của họ bằng cách chỉ phân phối chính xác những gì cần thiết. Wal-Mart đã dành
nguồn lực đáng kể để xác định cách tốt nhất để giảm thiểu chi phí vận chuyển
như sở hữu đội xe riêng, tiêu chuẩn hóa quy trình và tận dụng công nghệ thông
tin đã đạt chi phí vận tải là 3% tổng chi phí so với mức trung bình của ngành là
5%. Bằng cách phân tích cắt giảm chi phí trong tất cả các khía cạnh vận chuyển
của họ, Wal-Mart đã có thể chuyển những khoản tiết kiệm này cho người tiêu
dùng và hỗ trợ chiến lược "giá luôn thấp" của họ.
TÌM NGUỒN
Giai đoạn thứ hai của chuỗi cung ứng là tìm nguồn cung ứng, tập trung vào việc
mua nguyên vật liệu và nguồn lực. Lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của công ty là phần chính của giai đoạn này. Trong quá trình tìm nguồn sẽ
nghiên cứu hai hoạt động: mua sắm và tín dụng, thu nợ.
Là một tập đoàn bán lẻ với chiến lược giá rẻ, Walmart đặc biệt chỉ chú trọng đến
giá và giá. Do đó, trong quá trình thua mua Walmart lựa chọn mua hàng trực
tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhân trung gian. Trong quá trình đàm phán,
Walmart luôn dành nhiều thời gian để nhà ucng cấp hiểu rõ cấu trúc chi phí của
họ và từ đó họ luôn tạo một sức ép rất lớn đối với nhà cung cấp. Để cắt giảm được
tối đa chi phí trong chuỗi cung ứng, Walmart thường xuyên thanh tra sổ sách và
buộc nhà cung cấp phải giảm chi phí ở những giai đoạn không hợp lý. Ngoài ra,
để quản lý nguồn cung hiệu quả và liên tục, Walmart tập trung xây dựng mối
quan hệ với các nhà cung ứng thông qua việc chia sẻ những thông tin và rủi ro,
tạo một mối quan hệ win-win đối với tất cả nhà cung ứng. Các nhà cung cấp là
các công ty đang bán sản phẩm của họ thông qua các nhà bán lẻ của wal-mart, đó
là: Grand Ocean Star, Procter & Gamble Co, Nestle, Gillette, Johnson &
Johnson, Unilever,…

THỰC HIỆN
Giai đoạn thứ ba bao gồm các hoạt động cần thiết để phát triển và sản xuất sản phẩm,
dịch vụ mà một chuỗi cung ứng cung cấp. Giai đoạn này có ba phần bao gồm thiết
kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất và quản lý cơ sở.
Wal-Mart gần đây đã yêu cầu 60.000 nhà cung cấp trên toàn thế giới rằng đến
năm 2008, họ giảm lượng bao bì tổng thể mà họ sử dụng đi 5%. Wal-Mart tin
rằng đề xuất đóng gói này sẽ tiết kiệm cho công ty 3,4 tỷ đô la. Trước đây, Wal-
Mart đã làm điều này vào năm 2005 với việc đóng gói nhãn hiệu quần áo riêng,
Kids Collection, công ty đã tiết kiệm được 3,5 triệu đô la trong một năm. Bằng
cách này, không chỉ giảm chi phí mà còn giảm đưuọc trọgn lượng sản phẩm của
mình nhờ đó làm tăng khả nảng của xe tải chở nhiều hơn và thực hiện ít lượt
chạy hơn trong một ngày.

PHÂN PHỐI
Giai đoạn thứ tư trong mô hình SCOR là phân phối sản phẩm bao gồm các hoạt
động nằm trong việc nhận đơn đặt hàng và phân phối sản phẩm cho khách hàng.
Thường sẽ xem xét về quản lý đơn đặt hàng, phân phối sản phẩm và xử lý hoàn
trả.
Để trở nên hiệu quả trong việc ghi chép và theo dõi sản phẩm, nhân viên của
Wal-Mart sử dụng máy tính cầm tay, một dạng hệ thống EDI, chứa thông tin về
quá trình bảo quản, đóng gói và vận chuyển của sản phẩm và loại bỏ nhu cầu về
thủ tục giấy tờ thực tế, giúp họ tiết kiệm thời gian. Vì không có bên thứ ba, Wal-
Mart phải tự quản lý việc đặt hàng các sản phẩm của họ với độ chính xác cao.
Hệ thống giao hàng của Wal-Mart hoạt động rất hiệu quả vì nó được phát triển
phù hợp với nhu cầu của từng cửa hàng và sự liên lạc giữa các điểm cho phép quy
trình đạt hiệu quả. Họ đã sử dụng một kỹ thuật hậu cần được gọi là “cross-
docking”. Nó chia nhỏ việc phân phối sản phẩm thành năm giai đoạn đơn giản.
Khía cạnh độc đáo của hệ thống Wal-Mart là tài xế của họ giao xe tải đến các
trung tâm phân phối của họ vào những thời điểm cụ thể và khoảng thời gian ấn
định. Toàn bộ hệ thống phân phối của họ là một luồng hàng hóa nhất quán được
điều chỉnh theo nhu cầu riêng của từng cửa hàng bán lẻ.
Wal-Mart tin rằng việc triển khai rộng rãi công nghệ RFID đánh dấu một sự
thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng, giống như việc giới thiệu mã vạch được coi là
cuộc cách mạng hai thập kỷ trước. Nhưng trong khi mã vạch có thể cho nhà bán
lẻ biết rằng họ có hai hộp sản phẩm XYZ, thì các EPC của Wal-Mart có thể giúp
phân biệt một hộp sản phẩm XYZ với hộp tiếp theo. Điều này cho phép các nhà
bán lẻ khả năng hiển thị tốt hơn trong việc giám sát tồn kho sản phẩm từ nhà
cung cấp đến trung tâm phân phối đến cửa hàng.
THU HỒI
Hầu hết các mặt hàng của cửa hàng đều có thể được đổi hoặc hoàn tiền với biên
lai trong vòng 90 ngày kể từ ngày mua.
Chính sách Không biên nhận của Walmart chỉ áp dụng cho các mặt hàng được
trả lại trong cửa hàng. Bạn có tùy chọn hoàn lại tiền mặt (đối với các giao dịch
mua dưới 25 đô la), Thẻ quà tặng cho số tiền mua hàng (đối với các giao dịch mua
trên 25 đô la), tín dụng vào thẻ tín dụng của bạn hoặc thậm chí đổi lấy sản phẩm.
Chúng tôi có thể thực hiện tối đa ba lần trả lại Không có Biên nhận trong khoảng
thời gian 45 ngày.
Tất cả hàng hóa do Walmart.com bán và vận chuyển có thể được trả lại cửa hàng
trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận hàng. Nếu có lỗi xảy ra từ phía chúng tôi liên
quan đến đơn đặt hàng của bạn, chúng tôi sẽ cấp một khoản tín dụng cho đơn đặt
hàng của bạn và mọi khoản phí vận chuyển và gói quà hiện hành.
Một mặt hàng phải được trả lại trong bao bì của nhà sản xuất ban đầu, vì vậy
chúng tôi khuyên bạn nên giữ lại bao bì của mình trong vòng ít nhất 90 ngày đầu
tiên sau khi mua.
Thực vật, Thực phẩm và một số mặt hàng Sức khỏe và Sắc đẹp: Để trả lại các
mặt hàng dễ hư hỏng, bạn phải cung cấp thông tin sau và gửi đến liên kết chăm
sóc khách hàng của wal-mart, tức là Số thứ tự cho mặt hàng, Ngày đến, Tình
trạng của mặt hàng tại thời điểm đến, Giải thích chi tiết về vấn đề
3.2. PHÂN TÍCH KHÂU HOẠCH ĐỊNH
Dự báo
Wal-Mart là một trong những công ty áp dụng sớm tiếp cận hoạch định, dự báo
và đáp ứng kết hợp (CPFR) .Giải pháp CPFR là một kế hoạch, trong đó các nhà
cung cấp và Wal-mart cộng tác với nhau để dự báo nhu cầu khách hàng. Chu trình
CPFR bắt đầu từ giai đoạn Công ty sẽ cộng tác với các nhà cung ứng nhằm thỏa thuận
các phạm vi trong hợp tác. Tiếp đến sẽ thảo luận và chọn ra phần mềm hỗ trợ phù hợp
như hoạt động xúc tiến và dự báo để tạo nhu cầu bằng phần mềm CRM(Customer
relationship management) là giải pháp phần mềm giúp Walmart quản lí mối quan hệ
khách hàng hiệu quả hơn thông qua những kênh trực tiếp hoặc gián tiếp mà khách
hàng lựa chọn sử dụng. Thông qua đó Walmart có thể lựa chọn một giải pháp quan hệ
khách hàng hợp lý dựa trên tiêu chí quan tâm tới nhu cầu của khách hàng nhằm đạt
được mục đích là duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa
trong kinh doanh. Ngoài ra phần mềm ASP (Advanced planning and scheduling) là
chương trình phục vụ việc dự báo thông qua thuật toán để tìm ra các giải pháp tối ưu
cho những vấn đề phức tạp của kế hoạch.
Với hoạt động đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua danh mục sản phẩm và đặt hàng
bằng phần mềm ERP - Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp
(Enterprise resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích
hợp toàn bộ các ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất
nhằm tự động hoá các quy trình quản lý.
Tiếp đến, họ sẽ đánh giá giá trị của chuỗi và xác định ra những yêu cầu về hợp tác từ
đó cùng nhau dự báo và giải quyết khó khăn, Với dữ liệu, kết quả thu thập được để
thực hiện dự trữ và lên lịch trình.
- Thực hiện chương trình CPFR cho phép Wal-Mart dịch chuyển đến hệ thống
vừa đúng lúc, tăng tính sẵn sàng cho khách hàng đông thời ty tiết kiệm đáng kể
chi phí tồn kho cũng như các nhà cung cấp. Đặc biệt trong đại dịch COVID-
19, với đặc điểm ngành hàng mua thường xuyên và nhu cầu sử dụng sẽ càng
tăng cao dẫn đến gây nguy cơ khan hiếm nguồn cung. Chính nhờ giải pháp
CPFR, công ty có thể dự báo chính xác nguồn cung và nhu cầu nhằm lập kế
hoạch giải quyết rủi ro.
Lập kế hoạch tổng hợp
- Wal-Mart sử dụng chương trình lưu trữ dữ liệu cho phép kết hợp các dữ liệu
quá khứ vào một máy tính trung tâm, phân tích dữ liệu, từđó hiểu hơn về môi
trường kinh doanh và ra quyết định tốt hơn. dữ liệu về tồn kho trong 65 tuần,
thông tin dự báo, nhân khẩu học, lợi nhuận, thị phần cho từng sản phẩm, và
cho từng ngày. Nhà kho dữ liệu còn lưu trữ thông tin về hoạt động tác nghiệp
của Wal-Mart cũng như đối thủ cạnh tranh
- Dữ liệu này không chỉ cập nhật và truy cập thông tin về khách hàng của Wal-
Mart, nhà cung cấp, hậu cần và các cơ sở dự báo mà còn 3500 đối tác của
Wal-Mart. Ví dụ khi một đối thủ cạnh tranh mở rộng bộ phận cửa hàng tạp
hóa, Wal-Mart sẽ tìm hiểu tác động của việc này đến doanh số bán hàng. Việc
dự báo sửdụng những dữ liệu đã lưu trữ trên cơ sở sử dụng phần mềm do
công ty NeoVista phát triển để phân tích dữ liệu doanh số bán hàng để đưa ra
quyết định mua hàng cũng như các quyết định khác cho mỗi cửa hàng của nó
ở Mỹ. Mục tiêu là tiết kiệm hàng triệu USD tồn kho qua việc am hiểu những
biến động về doanh so do ảnh hưởng của mùa vụ hoặc theo từng tuần từ đó
đề ra các kế hoạch kinh doanh và marketing nhằm đáp ứng nhu cầu khách
hàng.
- Tiến trình dự báo vận hành như sau: người mua hàng của Wal-Mart sẽ thực
hiện dự báo cơ sở và kết quả sẽ trình xuất trên máy chủ của Warner-Lamber.
Những kiến nghị và chỉnh sửa do bộ phận hoạch định của Warner-Lamber
đề nghị được chia sẻ với các nhà lập kế hoạch của Wal-Mart. Dự báo thống
nhất cuối cùng được tiến hành cho mỗi sản phẩm và bộ phận quản trị tồn
kho của Wal-Mart cũng như bộ phận lập kế hoạch sản xuất của Warner-
Lamber sẽ sử dụng kết quả này. Wal-Mart sử dụng hệ thống tương tự với
những nhà cung cấp khác. Phần mềm quản lý và xử lý dữ liệu này cho phép
Wal-Mart phân tích 700 triệu sản phẩm tồn kho và giao đúng sản phẩm cần
thiết cho đúng cửa hiệu vào đúng thời gian với đúng giá cho khách hàng. Kết
quảgiúp cho Wal-Mart dự báo một cách chính xác và đạt được lợi thế cạnh
tranh trong ngành bán lẻ.
Định giá sản phẩm
Với chiến lược giá rẻ “Gía rẻ mỗi ngày”, Walmart luôn đặt mục tiêu bán sản phẩm
với giá rẻ nhất cho khách hàng. Walmart định giá các sản phẩm của mình thông
qua việc đánh vào số lượng khách hàng nhạy cảm về giá, tập trung bán số lượng
lớn để tối đa hóa giá từ đó xây dựng lượng khách trung thành trước khi đánh vào
những phân khúc cao hơn. đã thu về lợi nhuận rất lớn và độ phủ rất cao từ chiến lược
giá thấp của mình khi đem đến thị trường mức giá “mềm” hơn khiến nhu cầu của
khách hàng tăng cao. Cùng với đó là quá trình quản lý nguồn hàng với các nhà cung
cấp cũng được thắt chặt, ép buộc giá tốt nhất và cắt giảm tối đa các chi phí trong
chuỗi cung ứng để đưa sản phẩm với chi phí phù hợp với chiến lược.
Quản lý hàng tồn kho
Wal-mart đã tiến hành ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản trị tồn kho,
song song với việc áp dụng kỹ thuật “cross- docking” để tạo ra hiệu quả cao nhất.

- Ứng dụng công nghệ trong quản trị tồn kho.


Thay vì cắt giảm hàng tồn kho một cách triệt để, Wal-mart tận dụng năng lực của đội
ngũ IT để tạo ra nhiều hàng tồn kho sẵn có trong xa tải mà khách hàng cần nhất trong
khi đó cắt giảm toàn bộ mức tồn kho.

Để có thể giám sát được mức tồn kho trong các cửa hàng một cách liên tục, nhận dạng
được hàng hóa đang bị dời đi nhanh chóng, và hạ thấp chi phí, Walmart kết nối với các
nhà cung cấp thông qua hệ thống máy tính. Điển hình như việc hợp tác với P&G để
duy trì lượng tồn kho trong các cửa hàng và xây dựng hệ thống tái đặt hàng tự động,
kết nối tất cả các máy tính giữa P&G, cửa hàng và trung tâm phân phối . Hệ thống máy
tính sẽ nhận dạng các mặt hàng còn ít trong kho và gửi tín hiệu đến các nhà cung cấp
như P&G, sau đso sẽ gửi đơn hàng cho nhà máy gần nhất của P&G thông qua hệ thống
thông tin liên lạc qua vệ tinh. Từ đây, P&G sẽ phân phối hàng đến trung tâm phân phối
và các cửa hàng có liên quan.

Tại cửa hàng Wal-Mart, nhân viên có máy tính cầm tay được kết nối với máy tính bên
trong cửa hàng thông qua mạng tần số radio. Những thứ này giúp giữ lại những ghi
nhận về tồn kho, những lần giao hàng và lưu giữ hàng hóa trong các trung tâm phân
phối.

Ngoài ra, quản trị đơn hàng và lưu kho hàng hóa được thực hiện với sự giúp đỡ của
các máy tính thông qua các hệ thống điểm bán hàng. Qua hệ thống này, có thể kiểm
soát và ghi nhận doanh số và mức tồn kho trên các kệ hàng tại các cửa hàng. Hơn nữa,
Wal-mart sử dụng các máy đọc quang học cố định và máy đọc mã vạch, hàng hóa có
thể được chuyển thẳng đến bãi chứa thích hợp, nơi mà chúng sẽ được bốc lên các xe
tải cho việc giao hàng. Nó cũng có thể thực hiện việc đóng gói và kiểm kê tồn kho.

Wal-mart nắm giữ một hệ thống máy tính quy mô và phức tạp nhất trong từng lĩnh vực
riêng. Công ty sử dụng hệ thống máy tính MPP để lưu trữ quá trình vận chuyển hàng
hóa và mức tồn kho. Tất cả thông tin liên quan đến doanh số bản và tồn kho đều được
chuyển đến thông qua một hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh hiện đại. Nhằm cung cấp
việc lưu trữ dữ liệu trong trường hợp có sự ngắt quãng hay đứt đoạn về dịch vụ thi
công ty cũng có được một kế hoạch tác chiến một cách bao quát.

- Sử dụng kỹ thuật “Cross docking

Cross-docking hay kỹ thuật “di chuyển hàng liên tục thông quá kho”, là kho đa năng
phân loại, tổng hợp, đóng gói, hoàn thiện hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng. Loại
kho này đóng vai trò như một trung tâm phân phối tổng hợp. Sản phẩm được chuyển
từ nơi sản xuất đến kho cross-docking theo những lô hàng lớn. Tại đây lô hàng sẽ được
tách ra, chuẩn bị theo những đơn đặt hàng của khách hàng rồi gửi đi cho khách. Do đã
được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi, hàng sẽ được đưa vào sử dụng ngay mà
không cần qua kho nữa.

Trong hoạt động quản trị tồn kho của mình thì Wal-mart đang thực hiện có 5 loại hình
kỹ thuật về "cross - docking"

| Opportunistic Cross docking: theo loại hình này thì thông tin chính xác về nơi hàng
hóa được chuyển đi, nơi sẽ được chuyển đến cũng như chính xác số lượng hàng hóa
giao nhận là rất cần thiết. Opportunistic cross docking cũng được dùng trong việc quản
trị hệ thống kho bãi của Wal - Mart thông qua hệ thống thông tin, liên kết giữa Wal -
Mart và các nhà bán lẻ, để nhà cung ứng thông báo thường xuyên cho nhà bán lẻ
những mặt hàng cần thiết đã sẵn sàng được vận chuyển và có thể vận chuyển ngay tức
thời.

Flow through Cross docking theo loại hình này thì luôn luôn có một dòng ổn định
hàng hóa đi ra và đi vào trung tâm phân phối hàng hóa của Wal - Mart. Loại cross
docking này thường được áp dụng cho những hàng hóa dễ bị hư hỏng, chỉ tươi mới
trong một khoảng thời gian ngắn như rau quả, thực phẩm tươi sống, hay cho những
loại hàng hóa không dự trữ được lâu trong kho (sữa, thực phẩm đóng hộp). Hệ thống
Cross docking này được dùng trong việc phân phối hàng hóa cho các siêu thị và những
cửa hàng bán lẻ giá rẻ khác.

Distributor Cross docking Trong loại hình cross docking này thì hàng hóa sẽ được nhà
cung ứng chuyển trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ. Không có một trung gian vận
chuyển nào tham gia vào quá trình phân phối này.

- Manufacturing Cross docking: những cơ sở kho tạm của cross docking phục vụ cho
nhà máy và tạm thời được coi là kho mini của xưởng sản xuất. Khi mà xưởng sản xuất
cần những phần và nguyên vật liệu để sản xuất một phần của sản phẩm, nó sẽ được
cung cấp cho các supplier trong khu vực sản xuất trong một thời gian ngắn khi cần
thiết. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, cũng như chi phí lưu
kho bãi.

Pre - allocated cross docking: trong loại hình này, hàng hóa đã sẵn sàng được đóng gói
và dán nhãn bởi nhà sản xuất và sẵn sàng chuyển cho các trung tâm phân phối và từ đó
hàng hóa sẽ được chuyển đến các cửa hàng. Hàng hóa được vận chuyển đến trung tâm
phân phổi và chuyển trực tiếp từ đây đến các cửa hàng và đến tay người tiêu dung mà
không cần

3. Ưu điểm và Hạn chế của Khâu hoạch định

Ưu điểm : Nhờ sự đầu tư vào công nghệ giúp tăng độ chính xác trong dự báo và
lập kế hoạch được tốt hơn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của một tổ
chức trong việc tăng năng lực sản xuất của mình, dẫn đến sản lượng lớn hơn,
năng suất tốt hơn và sản lượng cao hơn.Walmart có thể đưa ra các quyết định
chủ động ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực hoạt động, tăng hiệu quả và trở nên
nhanh nhẹn hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Một chuỗi cung
ứng được lập kế hoạch tốt với sự hợp tác và giao tiếp hai chiều tốt có thể trực tiếp
làm giảm sự chậm trễ trong hoạt động của các quá trình chuỗi cung ứng, tránh
được các quy trình thừa và các vấn đề như giao hàng trễ, nhầm lẫn hậu cần và
chậm trễ giao hàng có thể được loại bỏ hoàn toàn.
Hạn chế :
Mặc dù công nghệ đem lại nhiều lợi ích nhưng công nghệ đôi lúc sẽ bị lỗi dẫn đến
việc không kiểm soát được gây ra nhiều sai sót từ đó ảnh hưởng đến khâu hoạch
đinh và cả chuỗi cung ứng. Đòi hỏi có sự kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sử
dụng các hệ thống công nghệ này.
Việc sử dụng CPFR cũng là một khó khăn bởi quá trình thực hiện đòi hỏi như sự
tin tưởng giữa Walmart với các đối tác, hao tốn thời gian để đánh giá mối quan
hệ tiềm năng theo những lợi ích thực tế, dự kiến, phù hợp với mục tiêu kinh
doanh chung, tổ chức và các vấn đề văn hóa. Hơn nữa, trong quá trình hợp tác
với bên thứ 3 thì quản lý cấp cao phải tài trợ cho từng đối tác thương mại và
nhận được sự tham gia từ các nguồn lực cần thiết, ví dụ: nguồn nhân lực, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật,..

You might also like