You are on page 1of 49

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: DỰ ÁN SẢN XUẤT KÍNH BẢO HỘ CHỐNG GIỌT


BẮN FACE SHIELD ĐỂ PHÒNG NGỪA COVID-19

Lớp: MAG308_2111_6_L07

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

1. Tống Kim Châu - 050606180044

2. Trần Hoàng Châu - 050606180045

3. Võ Bảo Hoàng Châu - 050606180046

4. Phan Ngọc Dung - 050606180062

5. Nguyễn Trần Mỹ Duyên - 050606180069

6. Đỗ Nhật Ngân Hà - 050606180085

7. Lê Nguyễn Ngọc Hà - 050606180086


MỤC LỤC

Lời mở đầu..................................................................................................................1

Chương 1: Tổng quan dự án......................................................................................2

1.1 Sự cần thiết của dự án.......................................................................................................2


1.1.1. Căn cứ pháp lý..........................................................................................................2
1.1.2. Căn cứ thực tiễn........................................................................................................3
1.2 Tóm tắt dự án....................................................................................................................3
1.2.1. Tên dự án..................................................................................................................3
1.2.2. Chủ dự án..................................................................................................................4
1.2.3. Đặc điểm đầu tư........................................................................................................4
1.2.4. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu......................................................................................4
1.2.5. Công suất thiết kế.....................................................................................................4
1.2.6. Sản lượng sản xuất....................................................................................................5
1.2.7. Nguồn nguyên liệu....................................................................................................5
1.2.8. Hình thức đầu tư.......................................................................................................5
1.2.9. Giải pháp xây dựng...................................................................................................5
1.2.10. Thời gian khởi công, hoàn thành............................................................................6
1.2.11. Tổng vốn đầu tư và các nguồn cấp tài chính..........................................................6
1.2.12. Thị trường tiêu thụ sản phẩm..................................................................................6
1.2.13. Hiệu quả tài chính của vốn đầu tư: NPV, IRR, B/C, PI, PP, BEP..........................7
1.2.14. Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của DA (giá trị gia tăng, số công ăn việc
làm, nộp thuế…).................................................................................................................7
Tóm tắt chương 1........................................................................................................8

Chương 2: Cơ sở thiết lập dự án................................................................................9

2.1 Nghiên cứu, phân tích thị trường sản phẩm......................................................................9


2.1.1. Tổng quan sản phẩm................................................................................................9
2.1.2. Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu........................................................9
2.1.2.1. Thị trường nội địa...............................................................................................9
2.1.2.2. Thị trường nước ngoài......................................................................................10
2.1.2.3. Khách hàng mục tiêu........................................................................................11
2.1.3. Nghiên cứu nhu cầu và cung cấp sản phẩm............................................................11
2.1.4. Xác định giá bán sản phẩm, dịch vụ của dự án.......................................................13
2.1.5. Nhà cung ứng và đối tác phân phối........................................................................13
2.1.5.1. Nghiên cứu đối tác cung ứng nguyên vật liệu, công nghệ và hệ thống sản xuất
kính bảo hộ chống giọt bắn...........................................................................................13

i
2.1.5.2. Đối tác phân phối.............................................................................................14
2.1.6. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm.........................................................................14
2.1.6.1. Phân tích áp lực cạnh tranh - mô hình Porter’s Five Force..............................15
2.1.6.2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp..............................................................................17
2.2. Nghiên cứu công nghệ sản xuất kính chống giọt bắn và kỹ thuật của dự án:...............18
2.2.1. Mô tả đặc tính sản phẩm........................................................................................18
2.2.2. Lập quy trình sản xuất cho dự án............................................................................19
2.2.3. Lựa chọn công nghệ sản xuất và kỹ thuật sản xuất................................................19
2.2.4. Giải pháp xây dựng công trình dự án......................................................................20
2.2.5. Đánh giá tác động môi trường của dự án................................................................22
2.3. Phân tích hiệu quả tài chính dự án.................................................................................23
2.3.1. Dự trù chi phí tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư.............................................23
2.3.2. Dự trù chi phí sản xuất và doanh thu hàng năm.....................................................24
2.3.3 Lập bảng dự trù cân đối kế toán hàng năm của dự án.............................................25
2.3.4 Bảng kế hoạch ngân lưu của dự án..........................................................................26
2.3.5 Phân tích độ an toàn về tài chính.............................................................................27
2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội..................................................................................27
Chương 3: Quản trị các hoạt động dự án................................................................29

3.1. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................29


3.1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức dự án..................................................................................29
3.1.1.1. Mô hình ban quản lý dự án..............................................................................29
3.1.1.2. Quá trình lựa chọn nhân lực.............................................................................29
3.1.2 Mô hình vận hành dự án..........................................................................................31
3.1.2.1. Phân công công việc cho Ban điều hành dự án................................................31
3.1.2.2. Phân công công việc cho bộ phận văn phòng..................................................32
3.1.2.3. Phân công công việc cho phòng Tư vấn - giám sát..........................................33
3.1.2.4. Phân công công việc Ban sản xuất...................................................................34
3.2. Quản trị thời gian, tiến độ..............................................................................................36
3.2.1. Quản trị thời gian....................................................................................................36
3.2.1.1. Xác định thời gian...........................................................................................36
3.2.1.2. Sắp xếp công việc.............................................................................................36
3.2.2. Quản trị tiến độ.......................................................................................................38
3.3. Quản trị rủi ro dự án......................................................................................................39
Kết luận và kiến nghị................................................................................................42

Tài liệu tham khảo....................................................................................................42

ii
Phần phụ lục..............................................................................................................43

iii
iv
v
Lời mở đầu
Ngày nay, với diễn biến hết sức phức tạp về tình hình dịch bệnh Covid-19, nhu cầu
cần kính bảo hộ để phòng ngừa tác động từ dịch bệnh đang ngày càng trở nên cần
thiết. Đặc biệt là ở thời điểm này, khi thành phố đang dần trở lại xã hội “bình thường
mới” thì người dân càng có sự chú ý bảo vệ sức khoẻ nhiều hơn mỗi khi ra đường.

Do đó, việc đầu tư dự án sản xuất và kinh doanh kính bảo hộ chống giọt bắn là hoàn
toàn cần thiết. Vì vừa có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cao.

Dưới đây là dự án sản xuất kính bảo hộ chống giọt bắn Face Shield, địa điểm sản xuất
đặt tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương – nơi tập trung nhiều nhà máy và
các khu công nghiệp sản xuất.

1
Chương 1: Tổng quan dự án

1.1 Sự cần thiết của dự án


1.1.1. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế;

Nghị định số 169/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/2016/NĐ-CP;

Thông tư số 39/2016/TT-BYT về phân loại trang thiết bị y tế;

Thông tư số 46/2017/TT-BYT về Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định
số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của chính phủ về quản lý trang thiết bị
y tế;

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng;

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng;

Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/09/2007 hướng dẫn về xây dựng và áp dụng


tiêu chuẩn;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị
định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2
Trong thời đại bình thường mới, nhà nước chủ trương sống chung với dịch, mọi người
dần quay về lại cuộc sống thường nhật để phục hồi kinh tế xã hội. Để đảm bảo an toàn
cho người dân, nhu cầu sử dụng các trang thiết bị bảo hộ là hết sức cần thiết. Hiểu rõ
được điều đó, dự án sản xuất kính chống giọt bắn Face Shield đã ra đời cùng với việc
tuân thủ những yêu cầu pháp lí nhằm mang đến cho người dùng sản phẩm chất lượng
và uy tín nhất.

1.1.2. Căn cứ thực tiễn

Từ đầu năm 2021 đến nay, viruss Covid-19 đã xuất hiện trở lại và đảo lộn hoàn toàn
cuộc sống của tất cả mọi người trên Thế Giới. Tính đến ngày 18/10/2021, theo số liệu
từ worldometer.info thì tổng số ca mắc trên toàn Thế Giới từ đầu dịch đã là 241,4 triệu
ca và tổng ca tử vong là 4,91 triệu ca. Những con số biết nói này đã thể hiện rõ mức
độ nguy hiểm của loại virus này. Thời gian đầu, để chống lại tình hình dịch bệnh, các
quốc gia đã chủ trương dùng biện pháp phong tỏa diện rộng, không cho phép người
dân di chuyển giữa các quốc gia, hạn chế các chuyến bay,... Sau hai năm dùng biện
pháp này, dù mang lại hiệu quả tạm thời thế nhưng nó đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến
sự phát triển kinh tế xã hội của toàn Thế Giới. Vậy nên, việc chấp nhận sống chung
với dịch là điều phải thực hiện và các quốc gia đang từng bước gỡ bỏ giãn cách để
người dân dần quay lại cuộc sống bình thường.

Để sự “bình thường mới” này diễn ra an toàn và hiệu quả thì các biện pháp phòng dịch
luôn được triển khai một cách nghiêm túc, đi kèm với đó sẽ là nhu cầu về trang bị y tế
như khẩu trang, nước rửa tay hay kính chống giọt bắn để bảo vệ bản thân và gia đình
là cực kỳ lớn. Vậy nên chúng tôi đã lên kế hoạch và thực hiện dự án sản xuất kính bảo
hộ chống giọt bắn phòng dịch Covid-19 với mong muốn đáp ứng nhu cầu lớn của thị
trường và góp sức vào công cuộc chống lại dịch bệnh.

1.2 Tóm tắt dự án


1.2.1. Tên dự án

Tên dự án: Dự án sản xuất kính bảo hộ chống giọt bắn Face Shield để phòng ngừa
Covid-19.

Địa điểm: phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

3
Diện tích nhà máy: 500 m2

1.2.2. Chủ dự án

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Face Shield.

Đại diện pháp luật: Tống Kim Châu.

Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất và kinh doanh trang thiết bị - dụng cụ y
khoa.

1.2.3. Đặc điểm đầu tư

Dự án tập trung sản xuất kính chống giọt bắn Face Shield. Đây là sản phẩm được sản
xuất với quy trình hiện đại khép kín để đảm bảo chất lượng và mang lại lợi ích an toàn
đến người tiêu dùng. Đây là sản phẩm có yêu cầu về mặt đầu tư nguyên vật liệu đơn
giản như máy dán keo, máy dập nút, máy ép nhựa, dây chuyền, máy in ấn logo, tem,
nhãn giá,... nên không yêu cầu nguồn vốn quá lớn nhưng đồng thời vẫn đảm bảo chất
lượng sản phẩm cao.

1.2.4. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu

Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người dân, các y bác sĩ và nhân viên y tế về việc đảm bảo an toàn sức khỏe bản
thân trong mùa dịch. Kính chống giọt bắn hỗ trợ hạn chế đến mức thấp nhất những
tiếp xúc thông qua đường nước bọt, giúp người sử dụng an tâm khi làm việc và giao
tiếp. Bên cạnh đó, mục tiêu của Face Shield mong muốn mang đến cho khách hàng
sản phẩm an toàn, giá cả phải chăng cũng như góp sức cùng Việt Nam chống dịch an
toàn và hiệu quả.

1.2.5. Công suất thiết kế

Quy mô nhà máy: Dự án sản xuất kính chống giọt bắn Face Shield.

Diện tích thửa đất ban đầu: 300m2.

Diện tích sau khi mở rộng: 500m2.

Thời gian hoạt động của dự án: 10 năm.

4
1.2.6. Sản lượng sản xuất

Theo kế hoạch sản xuất của Face Shield thì mỗi ngày, nhà máy sẽ sản xuất 5000-8000
chiếc.

Dự kiến cung cấp: gần 2 triệu kính chống giọt bắn/ năm.

Tùy vào từng khu vực và nhu cầu người tiêu dùng, trong thời gian sắp tới thì Face
Shield sẽ điều chỉnh hoạt động sản xuất cũng như sản lượng để có thể mang đến
những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng.

1.2.7. Nguồn nguyên liệu

Nhìn chung, nguồn nguyên liệu của sản phẩm kính chống giọt bắn Face Shield khá
đơn giản, bao gồm:

 Keo dán, miếng xốp, dây đeo, logo, tem nhãn;

 Nhựa PET: Đây là phần nhựa dùng để bảo vệ an toàn của người sử dụng với
các vi khuẩn có thể gây ra việc nhiễm bệnh từ bên ngoài như nước bọt.

1.2.8. Hình thức đầu tư

Dự án “Sản xuất kính bảo hộ chống giọt bắn Face Shield để phòng ngừa Covid-19”
đầu tư theo hình thức 30% vốn chủ sở hữu, 70% vốn vay.

1.2.9. Giải pháp xây dựng

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành từ cuối năm 2019 đầu năm 2020: xây
dựng phương án khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh.

Khi dịch bệnh bùng nổ ở rất nhiều quốc gia trên thế giới với tốc độ ca nhiễm gia tăng
chóng mặt, Việt Nam đã có những biện pháp phòng chống Covid đặc biệt là việc đeo
khẩu trang khi ra khỏi nơi cư trú. Nhưng vi rút không chỉ lây qua đường hô hấp mà nó
còn thông qua giọt bắn có thể tiếp xúc lên các bộ phận khác của mặt đặc biệt là mắt
người. Nhận thấy sự quan trọng trong việc phòng chống vi rút SARS-CoV-2 và để
tăng cường sự phòng chống thì doanh nghiệp đã xây dựng phương án thiết kế một tấm
chắn bảo vệ hoàn toàn khuôn mặt để hạn chế tối đa nguồn lây lan dịch bệnh trực tiếp

5
khi con người tiếp xúc gần nhau, đặc biệt là sử dụng đối với bộ phận y tế - bộ phận
tuyến đầu trực tiếp tham gia tiếp xúc và chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid.

Đây là vấn đề khá cấp thiết phải cần thực hiện kịp thời, tuy nhiên bên cạnh đó, cũng
phải cân đối chi phí hợp lý để ra giá cả tốt nhất trong thời buổi đại dịch Covid đã làm
ảnh hưởng đến nền kinh tế trầm trọng mà các sản phẩm y tế luôn luôn rơi vào tình
trạng cháy hàng và “đội giá”. Nên cân đối việc sản xuất và chi phí nguyên liệu đầu
vào cũng là một trong những tiêu chí cần chú trọng để đảm bảo mang lại sản phẩm tốt
nhất cho khách hàng.

1.2.10. Thời gian khởi công, hoàn thành

Thời gian khởi công: bắt đầu từ ngày 15/10/2021.

Để quản trị thời gian thực hiện, công ty đã sử dụng phương pháp sơ đồ Gantt kết hợp
ứng dụng sơ đồ Pert vì nó có thể hỗ trợ chỉ ra cách lập lịch trình, tổ chức và điều phối
các công việc.

Thời gian dự kiến hoàn thành: 15/12/2021.

1.2.11. Tổng vốn đầu tư và các nguồn cấp tài chính

Tổng vốn đầu tư: 675.000.000 (VNĐ) bao gồm nguồn vốn cố định, vốn lưu động và
vốn dự trữ cho năm đầu tiên thực hiện dự án.

1.2.12. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Vì mục đích làm mặt nạ chống Covid là đáp ứng cho tất cả những đối tượng người
dân cần (y tá, bác sĩ, lực lượng tuyến đầu, người chăm sóc bệnh nhân,..) vì thế đối
tượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm mà công ty Face Shield hướng tới thứ nhất là tất
cả người dân trên lãnh thổ Việt Nam. Và nếu thành công và đạt hiệu quả cao trong
khâu sản xuất sẽ hướng tới việc xuất khẩu ra thị trường các nước ngoài. Đặc biệt công
ty cũng sẵn sàng là nguồn viện trợ đặc biệt khi các quốc gia khác cần.

Ở Việt Nam, Face Shield sẽ tiếp cận và hợp tác với các hệ thống nhà thuốc bán lẻ uy
tín trên trên toàn quốc như Long Châu, Pharmacity, Bình An, An Khang,....Và hợp tác
với Bộ Y Tế và cơ quan Chính phủ nhằm phân phối rộng rãi cho mọi cá nhân và tổ

6
chức cần trang thiết bị phòng dịch với mục đích cuối cùng đem lại sự tiếp cận nhanh
nhất cho người dân.

1.2.13. Hiệu quả tài chính của vốn đầu tư: NPV, IRR, B/C, PI, PP, BEP

- NPV: 4328

- IRR: 53%

- B/C: 4,92%

- PI: 7,27

- PP: 2 năm

- BEP: 58400 đơn vị sản phẩm

1.2.14. Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của DA (giá trị gia tăng, số công ăn việc
làm, nộp thuế…)

Vai trò của dự án mặt nạ phòng dịch đối với xã hội: Trước tình hình dịch bệnh Covid
diễn biến phức tạp và một số nơi dịch đã bùng phát trở lại, sự cấp thiết cần có các giải
pháp phòng ngừa hợp lý để có thể kiểm soát dịch bệnh hiệu quả được đặt lên hàng
đầu. Hơn nữa, áp lực đặt lên ngành y tế hiện nay là rất lớn, mỗi ngày các đội ngũ y
bác sĩ phải tiếp xúc trực tiếp với hàng nghìn bệnh nhân chỉ với chiếc khẩu trang y tế -
rủi ro vô cùng lớn. Đó là nguồn động lực và là lý do chúng tôi thực hiện dự án vì cộng
đồng, nhằm giúp đỡ các y bác sĩ có được sự bảo vệ tốt nhất, tránh nguy cơ lây nhiễm
do bệnh viện là nơi có nồng độ virut trong không khí rất lớn. Bên cạnh đó cũng giúp
người dân - những ai có nhu cầu phải di chuyển tới những nơi đông người ( phòng
khám, bệnh viện, cơ quan công sở đông người,..) cũng có thể sử dụng với một mức
giá hợp túi tiền và có thể tái sử dụng.

Xét về góc độ kinh tế-tài chính: dù đây là mục tiêu nhắm đến với mục đích vì cộng
đồng, nhưng bên cạnh đó việc sản xuất sản phẩm này cũng cần nhiều nguồn lao động.
Vì thế tạo điều kiện việc làm cho rất nhiều lao động tay nghề vào việc sản xuất. Vì dự
án cũng là bán sản phẩm mặc dù với mức giá thành rẻ nhưng lợi nhuận mang lại cũng

7
là một nguồn thu khổng lồ vì trong thời kỳ Covid , vấn đề y tế luôn luôn được người
dân đặt lên hàng đầu và sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm bảo vệ sức khỏe bản thân.

Tóm tắt chương 1

8
Chương 2: Cơ sở thiết lập dự án

2.1 Nghiên cứu, phân tích thị trường sản phẩm

2.1.1. Tổng quan sản phẩm

Trong bối cảnh phức tạp từ dịch Covid-19, để phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ của
người dân thì việc sản xuất và kinh doanh kính bảo hộ chống giọt bắn là xu thế tất
yếu, thúc đẩy phát triển một xã hội “bình thường mới” ít bị các ảnh hưởng từ dịch.
Với mong muốn đem lại những sản phẩm kính bảo hộ chống giọt bắn an toàn và hiệu
quả đến tay người dân trong bối cảnh thị trường có quá nhiều sản phẩm kính bảo hộ
chống giọt bắn tràn lan, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, Face Shield đã ra đời.

● Tên sản phẩm: Vành bảo vệ giọt bắn.


● Chất liệu: PET loại 1 trong suốt (Có dán Fin chống trầy, tháo ra khi sử
dụng)
● Logo Thương Hiệu: In Theo Yêu Cầu.
● Phong cách: gắn đầu cố định bằng dây thun
● Phạm vi ứng dụng: Che mặt khỏi giọt bắn.
● Tính năng: Chống Gió, chống Bụi, Chống giọt nước.
● Sản Xuất Tại: Việt Nam.
● Giá cả: ~15.000 đồng.

2.1.2. Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu

2.1.2.1. Thị trường nội địa

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Cô-rô-na (Covid-19) khởi phát
tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Bệnh nhân đầu tiên được
phát hiện vào ngày 08/12/2019, sau đó diễn biến rất phức tạp do tốc độ lây lan của
dịch bệnh tăng theo cấp số mũ. Đến ngày 31/12/2019, Trung Quốc chính thức thông
báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về bùng phát dịch. Ở Việt Nam, ngày
23/01/2020 ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên, sau đó trải qua nhiều làn
sóng dịch, cho đến đầu ngày 19/10/2021, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 867.221 ca
nhiễm. Trước tình hình này, ngoài việc phải nhanh chóng thiết lập các chính sách
phòng chống dịch bệnh cũng như chữa trị cho các bệnh nhân. Thì các thiết bị, dụng cụ

9
y tế ví dụ như đồ bảo hộ, khẩu trang, kính chống giọt bắn,… cũng cần được quan tâm.
Hiểu được sự cấp thiết đó, doanh nghiệp đã cho sản xuất kính chống giọt bắn Face
Shield để phục vụ cho các tổ y tế, người dân trong tình hình dịch bệnh này.

Sau khi ghi nhận các ca dương tính với Covid-19 trong cộng đồng, các mặt hàng
phòng chống dịch bệnh được nhiều người tìm mua. Bên cạnh khẩu trang, nước súc
miệng, nước rửa tay… thì kính chống giọt bắn khá “đắt khách”. Người có nhu cầu sử
dụng kính chống giọt bắn rất nhiều và đa dạng, ngoài cần thiết trong lĩnh vực y tế ra,
thì kính chống giọt bắn còn được mua và sử dụng bởi đa số người dân khi ra đường,
thực hiện hoạt động mua bán, hoặc sử dụng trong môi trường làm việc tại cơ quan,
doanh nghiệp, …

Thực tế, mô hình sản xuất kính chống giọt bắn hiện nay đang được dần mở rộng ở thị
trường Việt Nam, tuy nhiên, lượng cầu vẫn đang tiếp tục tăng. Trong tương lai, để
thích ứng với tình hình mới là sống chung và phát triển kinh tế cùng dịch bệnh, thì
mặt hàng kính chống giọt bắn, khẩu trang, … được đánh giá là rất cần thiết. Bên cạnh
kính chống giọt bắn loại cơ bản mà doanh nghiệp sản xuất, còn có các sản phẩm thay
thế mang tính cạnh tranh khá cao như kính chống giọt bắn bằng nhựa cứng, loại có
vành nón, …

Tuy nhiên, với giá bán thuộc mức trung bình thấp, số lượng sản phẩm có thể sản xuất
được mỗi ngày, cũng như lợi ích của kính chống giọt bắn loại cơ bản mạng lại, thì
doanh nghiệp cũng có những lợi thế cạnh tranh đáng kể như lợi thế cạnh tranh về giá
và giá trị sử dụng của sản phẩm. Như vậy, doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với
các sản phẩm nội địa, ngoại địa khác.

2.1.2.2. Thị trường nước ngoài

Theo Hải quan hiện này trong tình hình dịch bệnh, việc siết chặt giấy phép xuất khẩu
chỉ áp dụng đối với mặt hàng khẩu trang y tế chứ không phải các mặt hàng khác. Vì
vậy các loại nón chống dịch không phải là đối tượng phải hạn chế vận chuyển & xuất
khẩu ra nước ngoài theo quy định của Nghị quyết 20/NQ-CP.

10
Các sản phẩm của face shield (shield face mask, loại mẫu trơn không in Logo hình
ảnh hoặc chỉ in hình ảnh logo công ty) tại nhà máy sản xuất face shield có thể xuất
qua nước ngoài, không bị ảnh hưởng nhiều bởi hải quan. Xưởng sản xuất face shield
xuất khẩu của doanh nghiệp có khả năng cung cấp hàng số lượng lớn, giấy tờ hóa đơn
đầy đủ theo quy định hiện hành của chính phủ Việt Nam. Face shield & vành chóng
giọt có thể được xuất qua Mỹ, Canada, Đức, Đan Mạch, Úc…. nếu các đối tác có nhu
cầu. Doanh nghiệp có đầy đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc làm hàng hóa loại
tốt để xuất đi phù hợp với yêu cầu về chất lượng cao tại nước ngoài.

Hàng hóa khi được xuất khẩu ra nước ngoài phải tuân thủ theo các yêu cầu khắt khe
về mặt chất lượng, đóng gói. Phía doanh nghiệp cũng sẽ hỗ trợ nếu có xảy ra sơ xuất
trong quá trình vận chuyển. Về phương thức vận chuyển, doanh nghiệp sẽ với các nhà
vận chuyển uy tín hàng đầu, chi phí vận chuyển sẽ được thương lượng sau với các đối
tác sau khi chốt được đơn hàng.

2.1.2.3. Khách hàng mục tiêu

Như đã đề cập ở chương 1, Face Shield muốn sản phẩm của mình có thể đưa đến tay
tất cả các khách hàng, người dân có nhu cầu cần, không phân biệt đối tượng và độ tuổi
bởi sản phẩm của Face Shield đa dạng về mẫu mã cũng như là kích cỡ.

Bên cạnh đó, khi thành phố quay về xã hội bình thường mới thì nhu cầu về kính bảo
hộ chống giọt bắn cho cán bộ, công nhân viên ở các công ty, nhà máy, xí nghiệp, bệnh
viện, trường học, nhà hàng, cửa hàng ăn uống,.. cũng sẽ ngày càng cao – đây cũng là
đối tượng khách hàng tiềm năng mà công ty muốn hướng tới.

2.1.3. Nghiên cứu nhu cầu và cung cấp sản phẩm

 Mức tiêu thụ hiện tại và quá khứ của sản phẩm:

Sản phẩm được khuyên dùng cho tất cả đối tượng khách hàng không phân biệt giới
tính hay tuổi tác. Trước năm 2020 (trước khi bùng phát dịch), sản phẩm thường được
sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm, công xưởng sản xuất,... Tuy nhiên,
ngay sau khi đợt dịch đầu tiên bùng phát hồi đầu năm 2020, sản phẩm được nhiều
người mua và sử dụng hơn để đảm bảo an toàn khi thực hiện các nghiệp vụ y tế, trao

11
đổi mua bán, trong môi trường công ty, doanh nghiệp, hoặc khi ở nơi đông người. Có
khoảng 55% khách hàng mua sản phẩm để phục vụ cho nghiệp vụ y tế và phần lớn
còn lại mua để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất và giao tiếp.

Trong năm 2020, có khoảng 37.000.000 kính chống giọt bắn được bán ra thị trường,
trong đó xuất khẩu ra nước ngoài ~8.000.000 sản phẩm. Những năm trước đó dao
động từ 12-17.000.000 sản phẩm/ năm (Do chưa có dịch bệnh, kính chống giọt bắn
chỉ thường được sử dụng trong các công xưởng sản xuất). Đến thời điểm hiện tại, khi
gần kết thúc năm 2021, đã có đến 45.000.000 sản phẩm được tiêu thụ.

 Dự đoán nhu cầu tương lai:

Tương lai, chúng ta sẽ phải thích ứng với việc sống chung cùng dịch bệnh, do đó, thực
hiện các biện pháp phòng dịch, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung
quanh là vô cùng thiết yếu. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng y tế bảo vệ sức khỏe được
dự báo sẽ tiếp tục tăng, bao gồm cả kính chống giọt bắn. Ngoài việc bán lẻ và sỉ cho
người dân và các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp còn định
hướng đến việc sẽ hợp tác với các trường học. Các sản phẩm được sản xuất dành riêng
cho học sinh, sinh viên với kích thước, giá cả phù hợp, kèm theo logo và màu sắc nếu
trường học có yêu cầu. Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm
soát đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ đã
bắt đầu gia tăng, nhiều quốc gia đã áp đặt các rào cản đối với xuất khẩu các sản phẩm
y tế và giảm thuế nhập khẩu nông sản để tối đa hóa nguồn cung hàng hóa quan trọng
cho thị trường nội địa. Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển -
Unctad, nợ nước ngoài năm 2020 đã tăng lên mức cao kỷ lục, đạt 31% GDP ở các nền
kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế và thương mại, đầu tư quốc tế có xu
hướng giảm… Những điều này tác động không nhỏ, gây ra khủng hoảng kinh tế thế
giới, làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, cách thức
hoạt động kinh tế; thay đổi cả tổ chức đời sống xã hội toàn cầu, thể hiện rõ nét nhất ở
xu hướng tiêu dùng hiện đại.

12
Kịch bản kinh tế vĩ mô suy yếu, việc làm không ổn định và thu nhập hộ gia đình giảm
sẽ khiến người tiêu dùng buộc phải đánh giá lại các giá trị và ưu tiên của họ cũng như
nắm bắt thói quen tiêu dùng mới. Niềm tin của người tiêu dùng giảm đi cùng với tài
chính không đầy đủ, dẫn đến việc phải tiết kiệm để chi tiêu cẩn thận hơn, dành riêng
một khoản dự trù phát sinh cho những điều không lường trước được. Có thể thấy, đại
dịch đã thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền
vững, hợp lý.

Xu hướng chi tiêu và sở thích mua sắm

Mặt hàng được lựa chọn hàng đầu: thực phẩm và sản phẩm y tế. Người tiêu dùng
quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm sản phẩm y tế vì những mặt hàng này chính là yếu
tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và duy trì sự sống trước thực trạng dịch bệnh
đang ngày càng lan rộng với những biến thể nguy hiểm hơn.

Tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm Khủng hoảng sức khỏe ảnh hưởng sâu sắc
đến nhu cầu và thói quen mua sắm của mọi người. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường nặng nề dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đa dạng sinh học, suy
thoái tài nguyên nước, ảnh hưởng môi trường sống của các loài thủy hải sản hay sản
xuất nông nghiệp... tác động không nhỏ đến nguồn cung thực phẩm hàng ngày của con
người.

2.1.4. Xác định giá bán sản phẩm, dịch vụ của dự án

Giá bán lẻ: ~15.000 đồng/1 sản phẩm.

Giá bán sỉ: Tùy theo số lượng bên đối tác đặt, doanh nghiệp sẽ đưa ra bảng giá hợp lý
nhất.

Bên cạnh đưa ra mức giá hợp lý, doanh nghiệp cam kết sẽ đảm bảo chất lượng sản
phẩm sao cho khi đến tay khách hàng, sản phẩm vẫn giữ được form dáng, không bị
trầy rách, đảm bảo được số lượng. Nếu có vấn đề không mong muốn xảy ra, doanh
nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra và hỗ trợ đổi trả miễn phí.

13
2.1.5. Nhà cung ứng và đối tác phân phối
2.1.5.1. Nghiên cứu đối tác cung ứng nguyên vật liệu, công nghệ và hệ thống sản xuất
kính bảo hộ chống giọt bắn

Công ty TNHH đầu tư và sản xuất Gia Hưng – là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối
các loại nhựa Màng trong suốt và các sản phẩm có liên quan. Với dây truyền sản xuất
công nghệ cao, đội ngũ kĩ thuật cao có kinh nghiệm lâu năm, công ty Gia Hưng luôn
mang đến những nguồn nguyên vật liệu, sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo mọi
yêu cầu kĩ thuật, giá cả hợp lý nhất. Các sản phẩm của Gia Hưng đều có các tiêu
chuẩn an toàn vật liệu nhựa, tiêu chuẩn kĩ thuật cấp quốc tế...đảm bảo yêu cầu xuất
khẩu. Chính vì vậy, đây sẽ là nhà cung ứng mạng nhựa PET cho “dự án sản xuất kính
bảo hộ chống giọt bắn Face Shield”.

2.1.5.2. Đối tác phân phối

Ngoài cung cấp cấp các dòng sản phẩm kính bảo hộ chống giọt bắn trực tiếp tại doanh
nghiệp sản xuất và website của công ty, với khả năng cung ứng gần 2 triệu kính bảo
hộ mỗi năm, Face Shield sẽ hợp tác và phân phối sản phẩm của mình đến các hệ thống
bán lẻ bao gồm các tiệm thuốc tây, cơ sở bán đồ dùng y tế, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,
… để mở rộng chuỗi cung ứng kính bảo hộ chống giọt bắn Face Shield đến tay người
tiêu dùng một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

Ngoài ra, công ty còn dự kiến sẽ nhân rộng kênh phân phối sang các kênh thương mại
điện tử như shopee, lazada, tiki,… để người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian cũng
như là chi phí đi lại, nhất là khi tình hình dịch bệnh còn diễn biến khá phức tạp thì
việc ra đường để mua một thứ gì đó cũng có phần gây trở ngại cho người tiêu dùng.

2.1.6. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Giá trị sử dụng sản phẩm: Sản phẩm có độ bền cao, có thể tái sử dụng nhiều lần, tuy
nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, có lời khuyên cho rằng nên thay mới kính
chống giọt bắn loại cơ bản từ 4-6 ngày sử dụng.

Giá cả: Giá cả thuộc mức trung bình, rẻ, phù hợp với thu nhập của đa số người lao
động Việt Nam. So với mặt bằng chung trên thị trường hiện nay, sản phẩm kính chống

14
giọt bắn Face Shield của doanh nghiệp là 1 trong những dòng kính bảo hộ có giá
thành rẻ và chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Khả năng phân phối: Với công suất 5000-8000 sản phẩm/ngày cùng với đội ngũ nhân
công và marketing chuyên nghiệp, doanh nghiệp có khả năng phân phối sản phẩm đến
từng ngõ ngách Việt Nam và một số quốc gia khác. Doanh nghiệp đảm bảo tiến độ sản
xuất và chất lượng sản phẩm, có thể nhận đặt hàng với số lượng lớn.

Mặc dù trên thị trường hiện nay tồn tại khái nhiều sản phẩm thay thế mang tính cạnh
tranh cao, tuy nhiên, giá thành giữa kính chống giọt bắn loại cơ bản và các loại kính
khác có sự chênh lệch khá lớn, thời gian và cách thức sản xuất loại kính chống giọt
bắn cơ bản cũng ngắn và đơn giản hơn rất nhiều. Điều này tạo nên một số lợi thế cạnh
tranh đáng kể cho doanh nghiệp.

Các lợi thế với thuế, phí vận chuyển, bảo hộ, hậu mãi: Doanh nghiệp sẽ hợp tác với
bên vận chuyển thứ 3, đàm phán mức vận chuyển hợp lý nhất, bên cạnh đó sẽ hỗ trợ
50% phí vận chuyển với đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn luôn và sẽ đảm
bảo chất lượng trên từng sản phẩm, hỗ trợ nhiệt tình khi có bất cứ vấn đề gì không
may xảy ra.

2.1.6.1. Phân tích áp lực cạnh tranh - mô hình Porter’s Five Force

Để có thể hiểu rõ hơn về khả năng cũng như năng lực cạnh tranh về sản phẩm kính
bảo hộ chống giọt bắn của công ty, chúng tôi sẽ dựa vào mô hình Porter’s Five Force
để đi vào phân tích sâu hơn, cũng như là đưa ra một bối cảnh rõ ràng hơn.

Lực lượng cạnh tranh Giải thích

Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh với Face Shield là các công ty sản xuất
trong ngành chuyên sản xuất các đồ dùng, dụng cụ y tế nói chung và
kính bảo hộ nói riêng có giá rẻ, đáp ứng được yêu cầu về
giá cả của người tiêu dùng.

Trong phạm vi nước Việt Nam, có nhiều cơ sở sản xuất

15
kính bảo hộ chống giọt bắn uy tín được tin dùng và có tính
cạnh tranh cao như:

- Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity.


- Công ty TNHH TM Hoàng Lê.
- Công ty CPĐT Tuấn Tú.

Ngoài những công ty sản xuất lớn và uy tín trên thị


trường, Face Shield có thể sẽ còn đối mặt với các xưởng,
cửa hàng gia công nhỏ lẻ khác nữa. Số lượng cửa hàng tự
gia công sản xuất kính bảo hộ chống giọt bắn hiện nay
cũng đang khá nhiều trên thị trường vì tính thuộc tính của
sản phẩm này là đơn giản, dễ làm. Do vậy đây cũng được
xem là một bất lợi của Face Shield khi bắt đầu gia nhập
thị trường sản xuất kính bảo hộ này.

Khả năng thương Khi nhận thấy nhu cầu thị trường tiềm năng và ngày càng
lượng của nhà cung phát triển, nhà cung ứng thường có thể gây áp lực cho các
ứng cơ sở sản xuất kinh doanh kính bảo hộ chống giọt bắn mới
thành lập thông qua việc: tăng giá nguyên vật liệu, giảm
chất lượng nguyên vật liệu cung cấp, giao hàng không
đúng thời gian và địa điểm quy định,… Những điều này sẽ
gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành và chất lượng của
kính bảo hộ Face Shield và trực tiếp tác động đến khả
năng của cơ sở này trên thị trường.

Một số nguyên nhân khác có thể khiến các nhà cung cấp
có khả năng gây áp lực lên cơ sở sản xuấ làt khi: Có ít nhà
cung cấp nhưng có nhiều người mua; Các nhà cung cấp
lớn rất dễ thực thi “chiến lược hội nhập về phía trước”,
đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập; Không có
(ít) nguyên liệu thay thế; Các nhà cung cấp nắm giữ nguồn
lực khan hiếm; Chi phí chuyển đổi nguyên liệu rất cao; Sự
16
tồn tại của các nhà cung cấp thay thế…

Đối thủ cạnh tranh tiềm


ẩn

Quyền lực của khách Khách hàng có quyền tự do lựa chọn các loại kính bảo hộ
hàng chống giọt bắn đến từ nhiều công ty và nhà sản xuất khác
nhau. Thực tế trên thị trường cũng đang có nhiều loại kính
bảo hộ chống giọt bắn đến từ các thương hiệu sản xuất có
uy tín.

Đối với các khách hàng là cá nhân thì thường có nhu cầu
mua với số lượng ít nên họ thường quan tâm tới tiêu chí
giá thành rẻ nhiều hơn là quan tâm đến đơn vị sản xuất
kính bảo hộ.

Tuy nhiên đối với khách hàng là tổ chức hoặc các nhà bán
lẻ lớn, họ sẽ sử dụng quyền lực này một cách triệt để, thể
hiện qua những hành động cụ thể như: mặc cả, thông tin
người ta sẽ nhận lại được, tính đặc trưng của hàng hoá,
mức độ tập trung của khách hàng trong ngành, động cơ
của khách hàng, so sánh giá giữa các sản phẩm.

Nguy cơ sản phẩm thay Với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm kính giọt bắn ngày
thế càng cao từ thị trường trong và ngoài nước thì nguy cơ đối
mặt với các sản phẩm thay thế là không cao. Bởi hiện nay
đồ dùng y tế bảo hộ phòng ngừa Covid-19 giá thành rẻ, sử
dụng thuận tiện, thoải mái chỉ có thể là kính bảo hộ chống
giọt bắn.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường cũng đang có dòng
bảo hộ khác có chức năng tương tự nhưng giá thành cao
hơn là “mặt nạ chống giọt bắn”. Trong tương lai, nếu giá

17
thành của dòng sản phẩm này thấp xuống thì có nguy cơ
cao đây sẽ là dòng sản phẩm thay thế cho kính bảo hộ
chống giọt bắn của Face Shield.

2.1.6.2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp


STT Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

1 Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật

2 Thiết bị y tế Tâm Lan

3 Xưởng may gia công DOSI

4 Nhà máy sản xuất kính Careplus

2.2. Nghiên cứu công nghệ sản xuất kính chống giọt bắn và kỹ thuật của dự án:

2.2.1. Mô tả đặc tính sản phẩm

Đặc trưng của kính chống giọt bắn Face Shield:

 Được làm từ nhựa PET chất lượng tốt, an toàn, không độc hại, không tạo ra hạt
vi nhựa gây ảnh hưởng đến môi trường và con người.
 Bảo vệ toàn bộ khuôn mặt theo tiết diện cong (ôm trọn vùng mặt và cổ), ngăn
chặn giọt bắn và bụi một cách hiệu quả.
 Trong suốt, trường nhìn rộng, rõ ràng.
 Được thiết kế với băng đô đàn hồi cho nhiều kích cỡ đầu khác nhau, mềm mại,
nhẹ nhàng, thoải mái, dễ thao tác đeo tháo.
 Phù hợp cho mọi giới tính.
 Có thể tái sử dụng bằng cách vệ sinh sau khi sử dụng bằng bằng cồn y tế.

Thông số kỹ thuật

 Số lượng: Đóng gói lẻ 1 chiếc, 10 chiếc, hoặc số lượng lớn.


 Dùng cho cả nam và nữ

18
 Kích thước: 325 x 215 x40mm
 Trọng lượng: 26g/1 sản phẩm
 Không gây độc, tạo hạt nhựa khi sử dụng
 Độ cong mềm mại, có miếng xốp bảo vệ, an toàn, thoải mái.

Công dụng, cách sử dụng

Giúp che chắn bảo vệ cho người sử dụng khỏi các giọt bắn, bụi bẩn – các tác nhân làm
lây truyền bệnh dịch. Đảm bảo an toàn trong quá trình giao tiếp, làm việc, ra đường,
các hoạt động kinh doanh mua bán, …

Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần tháo lắp các nút trên khung, điều chỉnh sao cho vừa số
đo vòng đầu, sau khi sử dụng thì tiến hành xịt cồn khử khuẩn, nên thay mới khi có các
dấu hiệu trầy xước, bám bẩn không lau sạch được, và sau 4-6 ngày sử dụng.

2.2.2. Lập quy trình sản xuất cho dự án

Quản lý tiến hành phân Kiểm tra nguyên vật liệu (Tấm
công kiểm tra các nhựa, dây thun, xốp, keo,
nguyên liệu đầu vào và logo, tem,... loại bỏ các
thiết bị máy móc sản nguyên liệu không đạt yêu
xuất cầu.

Tiến hành sản


xuất:
+Cắt dây thun
+Phết keo vào
miếng xốp rồi dán
vào tấm nhựa
+Dán logo, tem,
giá.

Kiểm tra thành


phẩm
Tổng kết lô hàng, xuất
xưởng và lưu kho Đóng gói

19
2.2.3. Lựa chọn công nghệ sản xuất và kỹ thuật sản xuất
Đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của dự án: Là sản phẩm y tế, do đó yêu cầu
cao về mức độ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, doanh nghiệp sẽ chú trọng trong
khâu lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, bao gồm phần nhựa, keo dán, miếng xốp, dây
đeo, logo, tem nhãn. Yêu cầu kỹ thuật với sản phẩm kính chống giọt bắn cao, phải
đảm bảo đường keo chắc chắn, tấm chắn nhựa không bị trầy xước hay có vết dơ,
miếng mút phải có độ đàn hồi và được cố định chắc chắn, thun phải đảm bảo độ dài.
Tuy yêu cầu cao tính cẩn thận và thẩm mỹ, nhưng các bước để làm ra sản phẩm khá
đơn giản, máy móc và thiết bị trong xưởng không yêu cầu trình độ nhân công cao.
Công suất: 5000-8000 sản phẩm/ngày. Sản phẩm có tính cạnh tranh khá cao, sử dụng
hiệu quả các lợi thế so sánh của Việt Nam, không sử dụng nguyên liệu ngoại nhập, các
thiết bị máy móc đơn giản (Máy dán keo, máy dập nút, máy ép nhựa, dây chuyền, máy
in ấn logo, tem, nhãn giá), giá thành rẻ (một số máy mua mới và một số mua lại từ các
công xưởng khác), dễ sử dụng và thao tác.
Nhựa PET là loại nhựa thường được sử dụng làm nên vành kính của Face Shield.
Nhựa PET là loại nhựa rất an toàn, trong suốt, được dùng làm vật đựng nước, thức ăn
các loại thức ăn… an toàn với môi trường và không gây hại cho người sử dụng. Nhựa
PET có độ bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng
sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao, chống nước cao, khả năng chống thấm khí O 2
và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác. Khi gia nhiệt đến 200ºC hoặc làm lạnh ở – 90ºC,
cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn
không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100ºC. Các nguyên liệu khác cũng được chú trọng
lựa chọn, chỉ chọn các nguyên liệu có độ bền cao, khả năng tái chế tốt. Sau quá trình
sản xuất, nhà máy sẽ tiến hành thu gom rác thải đúng quy định, hạn chế tối đa việc ô
nhiễm môi trường xung quanh.

2.2.4 Lựa chọn hệ thống máy móc, thiết bị


2.2.4.1. Công nghệ mới Uvex với lớp Anti-Fog
Ưu điểm công nghệ mới của UVEX với lớp Anti Fog chống đọng sương tuyệt đối, lớp
phủ thấu kính tồn tại vĩnh viễn ngay cả khi chúng ta vệ sinh kính nhiều lần, tạo sự
thuận tiện, thoải mái cho người dùng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ mới của
Uvex sẽ giúp cho sản phẩm của Face Shield có tuổi thọ lâu hơn, đảm bảo tầm nhìn của

20
khách hàng luôn rõ ràng, không bị hạn chế trong bất cứ điều kiện môi trường nào.
Chính vì vậy, chúng tôi sẽ ứng dụng công nghệ mới này trên toàn bộ các dòng sản
phẩm kính bảo hộ của công ty.

2.2.5. Giải pháp xây dựng công trình dự án


Nhà máy được đặt tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương,
Việt Nam. Dự kiến xây dựng vào ngày 10 tháng 6 năm 2022 và hoàn thành trong 8
tháng. Nhà máy dự kiến sẽ đưa vào hoạt động chính thức vào quý 1 năm 2023.
Đây là một dự án đất nền có nhiều tiềm năng và rất thích hợp để đặt một nhà máy. Đối
với nhà máy, chúng ta cần đảm bảo các tiêu chí để có thể xây dựng và hoạt động sau
đây:
Đảm bào khu vực này là nơi thích hợp về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội để có thể xây
dựng nhà máy, bên cạnh đó cũng quan tâm đến vấn đề cách thức xây dựng như: vật
liệu xây dựng, thời gian xây dựng đạt theo yêu cầu.
Tuân thủ các vấn đề về luật pháp, giấy phép xây dựng, quy trình, thời gian thi công
nhà máy. (quy chuẩn xây dựng, thiết kế, thi công)
Khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng như vốn, nguyên vật liệu xây
dựng, máy móc xây dựng, nhân lực xây dựng
Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp cần quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý
rác thải.
Phân tích các giải pháp
Tình hình về điều kiện tự nhiên
Tình hình về địa hình xây dựng như diện tích, độ bằng phẳng, nhu cầu san lấp, di
chuyển dân cư, các công trình hiện có cần bảo vệ trông coi hằng đêm cho công trình
Đối với khu vực bình dương thì vấn đề thời tiết không quá khắc nghiệt. Đây là điều
kiện thuận lợi để có thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp
Tình hình địa chất công trình, nhất là khả năng chịu lực của nền đất, các khó khăn và
thuận lợi cho giải pháp nền móng.
Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng văn hóa – xã hội và ảnh
hưởng của chúng đến các giải pháp xây dựng.

21
Tình hình về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và nhân công tại chỗ, khả năng hợp
tác với lực lượng xây dựng tại chỗ.
Các nguyên tắc lập tổng mặt bằng xây dựng
- Phù hợp một cách tốt nhất với dây chuyền công nghệ đã lựa chọn cả về mặt kỹ thuật,
kinh tế, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với các yêu cầu của kỹ thuật xây dựng đối với quy hoạch tổng mặt bằng
như : khoảng cách các công trình, độ dốc thoát nước, sự phù hợp với yêu cầu của giải
pháp nền móng, đảm bảo độ bền chắc của công trình…
- Bố trí các công trình đáp ứng được các yêu cầu về an toàn (chống cháy, chống nổ),
các yêu cầu về bảo vệ môi trường (nhất là hướng gió và lượng thải các chất độc hại),
các yêu cầu về bảo vệ các công trình hiện có (nhất là trường hợp xây chen nhà cao
tầng)…
- Sử dụng hợp lý đất đai, tiết kiệm đất, bảo đảm nhu cầu phát triển tương lai.
- Ngoài ra cần 2 tiêu chuẩn sau :
Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công xây dựng
Bảo đảm chi phí ít nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhất
Nội dung của quy hoạch tổng mặt bằng công trình và nhu cầu xây dựng
- Quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất chính
- Quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất phụ, (trường hợp này xảy ra khi nhà
máy có quy định sản xuất phụ. Ví dụ xưởng đúc cấu kiện bê tông cốt thép nằm trong
nhà máy xi măng, phân xưởng sản xuất trên cơ sở tận dụng các phế phẩm…)
- Quy hoạch các hạng mục công trình phụ trợ : trong phần này bao gồm các hạng mục
bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, các nhà để xe vận tải, kho bãi, các công trình có liên
quan đến cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra…
- Quy hoạch các công trình giao thông vận tải nội bộ nhà máy.
- Quy hoạch các công trình về đường điện, đường cấp nước và thoát nước.
- Quy hoạch về công trình liên lạc và thông tin.
- Quy hoạch về các công trình bảo vệ môi trường, cây xanh.
- Quy hoạch về các công trình văn phòng làm việc của cơ quan quản lý, các công trình
văn phòng làm việc của cơ quan quản lý, các công trình phục vụ đời sống vật chất và
văn hóa cho công nhân.

22
- Các hạng mục công trình về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ.

2.2.6. Đánh giá tác động môi trường của dự án


Hiện tại khu vực dự án, các nhà máy, xí nghiệp hiện hữu đang hoạt động với quy mô
vừa và nhỏ, tính chất ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hệ thống giao
thông đã xuống cấp nghiêm trọng và việc xây dựng tùy tiện về cốt nền của các dự án
đã tạo cho địa hình của cụm công nghiệp mấp mô, không đồng đều nên rất khó khăn
cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch. Đây cũng là các nguyên nhân chính
tác động xấu đến chất lượng các thành phần môi trường tại khu vực dự án:
a. Môi trường không khí
Trong khu vực dự án phát sinh nhiều bụi, khói thải (CO, NOx, SO2, HC), tiếng ồn của
các phương tiện vận tải ảnh hưởng đến môi trường không khí. Tuy nhiên, mức độ tác
động này không lớn do khu vực dự án tập trung chủ yếu là các nhà xưởng sản xuất.
Tại các xưởng sản xuất có thể phát sinh tiếng ồn, khí thải (khu vực lò hơi, lò sấy...),
nhưng trong khu vực này đa số các ngành nghề ít phát sinh ô nhiễm, công nhân làm
việc trong các nhà máy được trang bị bảo hộ lao động.
Vì vậy, môi trường không khí trong khu vực dự án cũng có những dấu hiệu bị ô
nhiễm.
b. Môi trường nước
Tại khu vực dự án, hệ thống thoát nước mưa và nước thải chưa hoàn chỉnh. Nước thải
tại các nhà xưởng và khu nhà ở công nhân được xử lý tự thấm qua bể tự hoại rồi thoát
tự nhiên ra suối.
Do vậy, cần phải có biện pháp quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ
thống xử lý nước thải chung của khu vực trước khi thải ra ngoài môi trường đảm bảo
các quy chuẩn của nguồn tiếp nhận theo quy định.
c. Chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu tại khu vực là rác thải sinh hoạt của khu vực
văn phòng các nhà máy, khu nhà ở công nhân và rác thải của quá trình sản xuất tại các
nhà xưởng. Trên một số tuyến đường, rác thải được xã bừa bãi gây mất cảnh quan và
không đảm bảo vệ sinh môi trường. Do vậy, khu vực dự án cần phải có biện pháp thu
gom và xử lý theo quy định.
d. Môi trường đất

23
Khu vực quy hoạch có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc địa hình không đồng đều,
hướng dốc địa hình ra nhiều hướng khác nhau gây ra tình trạng ngập trũng cục bộ.
Tích tụ ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất tại các khu vực đổ rác bừa bãi.
Trong thời gian tới, nếu khu vực dự án không được điều chỉnh quy hoạch, thêm vào
đó, mức độ phát thải (đặc biệt là rác thải và nước thải) ngày càng tăng của các hoạt
động công nghiệp, sinh hoạt của con người thì môi trường đất sẽ bị ô nhiễm và suy
thoái nghiêm trọng.

2.3. Phân tích hiệu quả tài chính dự án


2.3.1. Dự trù chi phí tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư.

Năm 0

Chi phí nghiên cứu dự án 50

Chi phí quản lý ban đầu 100

Quan hệ dàn xếp cung ứng 200

Tiếp thị 50

Chi phí máy móc thiết bị 50

Chi phí phương tiện vận tải 50

Tổng vốn cố định 500

Tồn quỹ tiền mặt 100

Khoản phải thu 200

Khoản phải trả 150

Tồn kho 60

Tổng vốn lưu động 210

24
2.3.2. Dự trù chi phí sản xuất và doanh thu hàng năm

· Dự trù chi phí sản xuất hàng năm

Khoản mục Năm

Năm 1 Năm 2 Năm 3

Chi phí nguyên vật liệu 32 35 40

Chi phí nhân công trực tiếp 50 50 50

Chi phí cơ sở vật chất 20 10 5

Chi phí quản lý 100 70 60

Chi phí bán hàng 50 55 60

· Dự trù doanh thu hàng năm

Khoản mục Giai đoạn sản xuất

Năm 1 Năm 2 Năm 3

Sản lượng 2000 2500 3000

Gía bán 17000 17000 17000

Doanh thu 34 42,5 51

25
2.3.3 Lập bảng dự trù cân đối kế toán hàng năm của dự án

Cân đối kế 1 2 3 4
toán

Tài sản ngắn 449,493 443,922 543,581 701,638


hạn

Tổng tài sản 617,043 617,395 713,984 897,606

Nợ phải trả 366,719 377,592 476,120 650,381

Nợ ngắn hạn 366,620 377,218 466,570 628,418

2.3.4 Bảng kế hoạch ngân lưu của dự án

Khoản mục Năm

Nă Nă
Năm 1 m2 m3

Khấu hao 5 6 7

Khoản thu 50 55 60

Khoản chi 400 450 500

Tiền mặt giữ để thực hiện các


giao dịch 300 400 400

Gía trị thanh lý tài sản 16000 160 160

26
00 00

Chi phí chìm 100 100 100

Chi phí lịch sử 30 30 35

Ngân lưu tài trợ 200 200 250

Lãi vay 10 15 16

2.3.5 Phân tích độ an toàn về tài chính


- IRR: 53% cho ra NPV: 4328 >0 -> dự án đáng giá tài chính

- B/C: 4,92% >1 dự án có hiệu quả về mặt tài chính.

Sản Giá bán thay đổi


lượng 4328 17 19 20
tiêu thụ
1000 1000 1000 1000

1500 1500 1500 1500

2000 2000 2000 2000

2500 2500 2500 2500

3000 3000 3000 3000

Cho giá bán và khối lượng sản phẩm thay đổi, cụ thể: Nếu giá bán là 17000/sp và sản
lượng tiêu thụ thay đổi thì NPV vấn >0, cho thấy giá có thay đổi thì dự án vẫn có hiệu
quả.

2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội.

Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống
những chi phí và lợi ích kinh tế của dự án. Phân tích kinh tế xã hội của dự án nhằm
xác định những đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế
và phúc lợi xã hội. Những lợi ích xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối

27
với việc thực hiện những mục tiêu chung của nền kinh tế và của xã hội. Chi phí mà xã
hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư thực hiện bao gồm toàn bộ các tài
nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì
sử dụng vào các việc khác trong tương lai không xa.

Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm:

Giá trị gia tăng là tiêu chuẩn cơ bản biểu thị cho toàn bộ các ảnh hưởng của dựán đối
với nền kinh tế. Dưới dạng tổng quát nhất, giá trị gia tăng là mức chênh lệch giữa giá
trịđầu ra và giá trịđầu vào mua từ các đơn vị khác (mua ngoài). Việc đánh giá dự án
đầu tư dựa vài giá trị gia tăng thuần. Giá trị gia tăng thuần do dự án tạo ra bằng giá
trịđầu ra trừ giá trị vật chất thường xuyên và các dịch vụbên ngoài, trừ tổng chi phí
đầu tư.

NVA = O – (MI+I) =285086– (1700 + 1872) = 281514

Vậy NVA > 0 cho thấy rằng dự án là khả thi.

Giá trị gia tăng gián tiếp:Một dự án đầu tư có thể dẫn đến việc xây dựng những dự án
đầu tư mới khác, hiện đại hoá hoặc mở rộng các đơn vị sản xuất đang hoạt động. Cũng
như hỗ trợ cho khai thác công suất ở những cơ sở khác. Giá trị gia tăng nhận được
những dựán này được gọi là giá trị gia tăng gián tiếp. Việc xác định giá trị gia tăng
gián tiếp chỉ đặt ra khi mối quan hệ nhân quả giữdự án đang xem xét và những dự án
liên quan là rõ ràng và nhất quán.

Tăng sử dụng lao động có được trong nghề nhờ vào dự án

- Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình trạng thất nghiệp tăng cao và trở nên
tồi tệ. Bởi lẽ đại đa số ngành đều bị đóng băng bởi sự giảm thiểu ra ngoài, tiếp xúc
của xã hội. Từ dự án sản xuất kính chắn giọt bắn, là sản phẩm cần thiết cho toàn
dân ở hiện tại, do đó việc sản xuất sẽ đòi hỏi nhân lực lớn điều này giảm thiểu
phần nào tình trạng thất nghiệp và đưa kinh tế xã hội ở trạng thái ổn định hơn.

Hỗ trợ ngành y tế

28
- Chính trong tình trạng lây nhiễm nghiêm trọng này, ngành y tế trở nên quá
tải, thiếu nhân lực, phụ kiện bảo vệ cho các y bác sĩ,.. Chính vì thế, dự án một phần
tạo ra số lượng sản phẩm lớn nhằm giảm thiểu lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho các
y bác sĩ. Hơn nữa, việc này tăng năng suất công việc và đát nước đến gần hơn với
phục hồi kinh tế- xã hội.

2.4.2 Phân tích hiệu quả môi trường

Tăng ô nhiễm môi trường do nguyên vật liệu nhựa

- Sản phẩm kính chống giọt bắn đoi hỏi nguyên vật liệu đa phần là nhựa.
Chính vì điều này dẫn đến việc gia tăng rác thải nhựa, gây ô nhiễm môi trường.

Gỉam thiểu các bệnh về hô hấp

- Ngoài giảm thiểu tình trạng lây nhiễm, kính chống giọt bắn không chỉ phù
hợp khi có virus mà còn giúp người dùng tránh những bụi bẩn, khói bụi dễ dàng bị
hít vào mũi là nguyên nhân lớn gây nên nhiều bệnh về hô hấp.

Chương 3: Quản trị các hoạt động dự án


3.1. Cơ cấu tổ chức
3.1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức dự án
3.1.1.1. Mô hình ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án thông thường được hiểu là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của
chủ đầu tư/ chủ công trình, được hình thành để quản lý một phần hoặc toàn bộ quá
trình chuẩn bị, thực hiện và khai thác dự án. Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều
vào lực lượng cán bộ và cơ cấu tổ chức áp dụng trong Ban quản lý dự án. Việc đưa ra
một mô hình ban quản lý dự án hợp lý là việc thiết yếu để thực hiện dự án một cách
trơn tru và thành công. Nhóm dự án lập kế hoạch với mô hình ban quản lý dự án thuộc
loại cơ cấu tập trung như sau:

29
Hình 3.1. Mô hình cơ cấu ban điều hành

3.1.1.2. Quá trình lựa chọn nhân lực


Quá Trình Lựa Chọn Nhân Lực Trải Qua 6 Bước:
Bước 1: Đăng tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng (4 tuần):
Soạn một thông báo tuyển dụng chi tiết về các yêu cầu của công ty, những quyền lợi
ứng viên được hưởng và đăng lên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Bước 2: Sàng lọc hồ sơ ứng viên (1 tuần) + Tìm kiếm những hồ sơ ứng viên có trình
độ, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu. +Xem Chi Tiet Từng Hồ Sơ Ứng
Viên +Lưu Lại Hồ Sơ Ứng Viên Quan Tâm Để Sử Dụng Sau
+ Liên lạc trực tiếp với các ứng viên để đặt lịch hẹn làm bài test: qua email hoặc gọi
điện trực tiếp.
Bước 3: Mời những ứng viên đã vượt qua được vòng xét tuyển hồ sơ tiến hành làm
các bài test trắc nghiệm. Làm bài Test các kiến thức cơ bản. Để kiểm tra kiến thức
chuyên môn cũng như kiến thức xã hội chung của từng ứng viên và để xác định, đánh
giá sơ bộ về các kỹ năng mềm mềm của ứng viên.
Bước 4: Phỏng Vấn sơ bộ (lần 1): Mục tiêu là làm rõ những thông tin còn vướng mắc
trong hồ sơ ứng viên, đánh giá sơ bộ xem ứng viên có phù hợp công việc hay không.
Bước 5: Phỏng Vấn sâu (lần 2): Nội dung của buổi phỏng vấn sâu thường xoáy mạnh
vào năng lực ứng viên, xem xét trình độ chuyên môn, nhận diện tính cách, động cơ
của ứng viên xem có thích hợp cho công việc không.
Bước 6: Thử việc (1 tháng)
Bước 7: Kết thúc thử việc.
Các ứng viên được lựa chọn sẽ có 1 tháng thực tập để làm quen với công việc và cũng
là thời gian các ứng viên được giám sát chặt chẽ xem có phù hợp với vị trí của mình
hay không. Nếu không có thể sẽ xem xét để chuyển sang bộ phận khác hay nếu có thái
độ không nghiêm túc trong công việc thì sẽ được cho thôi việc.Yêu cầu cụ thể với
từng vị trí tuyển dụng:
Với bộ phận sản xuất: Đối với nhân viên kỹ thuật có cần bằng cấp lĩnh vực liên quan,
có kỹ thuật kinh nghiệm trong các công việc sản xuất các dụng cụ y tế. Ngoài ra, cần

30
có trách nhiệm giám sát, quản lý quy trình sản xuất. Báo cáo và chịu trách nhiệm với
cấp trên về những vấn đề liên quan đến kế hoạch sản xuất.
Với bộ phận văn phòng: Bao gồm các phòng ban, quản lý thị trường, Marketing. Yêu
cầu có kinh nghiệm, có trách nhiệm trong công việc. Có trách nhiệm phân tích nhu
cầu tiêu thụ của khách hàng, tìm cách tiếp cận với khách hàng mục tiêu, tìm kiếm
kênh phân phối, chuỗi cung ứng phù hợp.
Về bộ phận tư vấn và giám sát, có trách nhiệm với công việc. Giám sát quy trình sản
xuất, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.

3.1.2 Mô hình vận hành dự án


3.1.2.1. Phân công công việc cho Ban điều hành dự án

STT Tên công việc Chú thích

Tổ chức thẩm định và duyệt dự


1 Có văn bản giấy tờ kèm theo
án

Họp toàn bộ các phòng và lên Ngay sau khi nhận văn bản kế hoạch
2
kế hoạch dự án

Họp truyền đạt ý tưởng và mục Lưu ý bám sát mục đích đưa sản
3
đích phẩm ra thị trường

Phân công công việc cụ thể cho Các trưởng phòng sẽ chịu trách
4 từng phòng từ đó ấn định thời nhiệm phân công công việc cho các
gian bắt đầu và kết thúc thành viên trong phòng mình

Nhận ý kiến phản hồi từ các Phối hợp cùng các trưởng phòng để
5
trưởngphòng giải quyết công việc

Theo dõi kiểm tra, điều hành Phối hợp chặt chẽ với phòng kiểm
6
thái độlàm việc của các phòng tra-giám sát và các trưởng phòng

7 Kết thúc dự án

31
8 Họp tổng kết rút kinh nghiệm

Bảng 1: Phân chia công việc Ban điều hành

3.1.2.2. Phân công công việc cho bộ phận văn phòng


Phòng hành chính:
Bảng 2: Phân chia công việc phòng hành chính

STT Tên công việc Chú thích

Có công văn
1 Tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban điều hành.
kèm theo.

Ghi lại mọi văn bản trong các cuộc họp, lưu trữ
2
mọi hồ sơ cần thiết của dự án Bám sát yêu cầu từ
phía Ban điều hành
3 Chấm công, quản lý nhân sự hàng ngày

Lên kế hoạch họp bàn giữa các phòng và với


4
chủ đầu tư

Thông tin cho các phòng ban khi có yêu cầu từ


5
ban điều hành hoặc phòng thông tin

Phụ trách thu nhận, liên lạc, đào tạo nhân viên
6
và lưu trữ hồ sơ nhân viên

Phòng tài chính:


Bảng 3: Phân chia công việc phòng tài chính

STT Tên công việc Chú thích

Tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban


1 Có công văn đi kèm.
điều hành dự án.

32
2 Phân tích thông tin. Khách quan, trung thực

3 Tổng hợp thông tin.


Phải đảm bảo chính xác và đầy đủ. Báo
cáo phải văn bản hóa.
4 Báo cáo cho Ban điều hành.

Được sự thống nhất bằng văn bản của


5 Lập kế hoạch chi phí.
các ban liên quan.

Phân bổ chi phí cho từng giai


6 Theo văn bản đã thống nhất.
đoạn.

7 Lập báo cáo định kỳ. Vào cuối mỗi tháng.

Lập báo cáo thanh quyết


8 Vào cuối mỗi quý.
toán.
Thanh quyết toán số tiền còn
Báo cáo trực tiếp cho chủ đầu tư, gồm
9 lại khi kết thúc dự
các hóa đơn chứng từ liên quan
án

3.1.2.3. Phân công công việc cho phòng Tư vấn - giám sát
Bảng 4: Phân chia công việc phòng tư vấn giám sát

Tên công việc Chú thích


STT

Tiếp nhận nhiệm vụ từ


1 Văn bản hoá thông tin.
Giám đốc dự án.

Lên kế hoạch kiểm tra


2 Nắm rõ ý tưởng và mục đích của dự án.
giám sát .

33
Họp ban và phân công
Có căn cứ vào trình độ chuyên môn và phẩm
3 nhiệm vụ cho từng
chất đạo đức.
nhân viên.

Thu thập thông Đa phương, khách quan phối hợp chặt chẽ với
4
tin. phòng thông tin.

Vạch kế hoạch giám sát Trình cho giám đốc dự án trước khi tiến hành
5
cụ thể. giám sát.

Tiến hành giám sát và Liên tục báo cáo cho giám đốc dự án quản lý và
6 báo cáo lên ban điều giám sát định kỳ, Báo cáo trực tiếp vằng văn bản
hành hóa.

Tiếp nhận câu hỏi, yêu


7 cầu từ Ban điều hành Phối hợp với các phòng ban
và đưa ra phương án

Kiểm tra chất lượng


Kiểm tra quá trình trồng sản phẩm, đảm bảo đưa
8 toàn bộ quy trình sản
ra thị trường sản phẩm chất lượng
phẩm

Tư vấn nghiên cứu đưa Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất
9
ra các giải pháp mới sản phẩm.

3.1.2.4. Phân công công việc Ban sản xuất


Bảng 5: Phân chia công việc ban sản xuất

STT Tên công việc Chú thích

Kiểm tra nguồn nguyên Đảm bảo vật liệu giao đúng yêu cầu, đáp ứng
1
vật liệu chất lượng đề ra
2 Khử trùng môi trường làm Khử trùng môi trường làm việc và các nguyên
34
vật liệu để duy trì môi trường làm việc sạch
việc sẽ trong suốt thời gian tiếp xúc được xác định
bởi hướng dẫn từ Phòng tư vấn – giám sát.

Phối hợp với Phòng tư vấn – giám sát để cắt


3 Xử lý các nguyên vật liệu
các nguyên vật liệu

Các nhân viên được các chuyên viên kỹ thuật


hướng dẫn cách kiểm tra:
Kích thước: Đo các kích thước chính như
trong bản vẽ chế tạo.
4 Kiểm tra các bộ phận Đường gờ: Đảm bảo đường gờ trên cả hai mặt
của chi tiết là nhỏ nhất (nhỏ hơn 0,1mm).
Độ bền: Đảm bảo dây đeo bằng silicon không
bị đứt và các khe của dây đeo trán không bị to
ra.

Lắp ráp tấm che mặt và kiểm tra sự thoải mái


5 Lắp ráp các vật liệu
hoặc bất kỳ vấn đề nào về đồ đạc.

Đảm bảo sản phẩm đạt được những tiêu chí


Kiểm nghiệm các sản
6 chất lượng, loại bỏ những sản phẩm không đạt
phẩm
yêu cầu.
Đóng gói đúng quy cách, xem xét khăn giấy
7 Đóng gói hoặc màng bảo vệ để tránh trầy xước trong
quá trình vận chuyển.
Cung ứng sản phẩm ra thị Sản phẩm đạt chất lượng được cung ứng ra thị
8
trường trường qua các hệ thống phân phối.

35
3.2. Quản trị thời gian, tiến độ
3.2.1. Quản trị thời gian
3.2.1.1. Xác định thời gian
Xác định các công việc trong giai đoạn khởi đầu, thực hiện và kết thúc
Bảng 6: Bảng phân chia công việc

Kế hoạch thời
STT CÔNG VIỆC
gian

Khởi đầu 1 Khảo sát cơ sở mặt bằng sản xuất Tháng 10/2021

Thuê các đơn vị thiết kế xây dựng các bộ


2 phận: bộ phận lắp ráp, phòng ban và thiết Tháng 10/2021
kế sản phẩm, hệ thống kỹ thuật điện
Tổ chức tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên
3 Tháng 10/2021
vật liệu

Thực hiện
4 Trình bản thiết kế và bản dự trù kinh phí Tháng 10/2021

5 Tiến hành nhận xét và phê duyệt Tháng 10/2021

6 Tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất Tháng 11/2021

Hoàn thiện và nghiệm thu bản giao công


Kết thúc 7 Tháng 11/2022
trình

3.2.1.2. Sắp xếp công việc


Bảng 7: Bảng sắp xếp công việc

36
STT Công việc Công việc
Giai đoạn STT TÊN CHI TIẾT CÔNG VIỆC
Chi tiết trước sau

Tiếp nhận cơ sở mặt bằng sản


Bắt đầu A A B
xuất

Lập bản thiết kế xây dựng


phân xưởng
B B A C
Thẩm định và phê duyệt bản
thiết kế xây dựng

Lập bản thiết kế chi tiết, dự


C C B D
toán và chi phí
Thực
hiện Tổ chức tìm kiếm nguồn
D D C E
nguyên vật liệu

Trình bản thiết kế, chi phí và


E E D F
tiến hàng xây dựng

Tiến hành nhận xét và phê


F F E G
duyệt

Kết thúc G G F H Hoàn thiện xây dựng

Hoàn thiện, nghiệm thu và bàn


H H G I
giao.

I I H Kết thúc dự án

Giai đoạn khởi đầu: sau khi tiếp nhận mặt bằng cơ sở sản xuất của dự án, ban quản lý
dự án mới có thể tiến hành công tác khảo sát cơ sở, xem xét có phù hợp với nhu cầu
dự án về diện tích, hệ thống,…
Giai đoạn thực hiện: Dựa trên kết quả của quá trình khảo sát cơ sở sản xuất, ban quản
lý dự án lựa chọn đơn vị thiết kế phù hợp để lập bản thiết kế xây dựng trên mặt bằng

37
đã tiếp nhận. Sau khi đơn vị thiết kế hoàn thành xong bản thiết kế xây dựng, bản thiết
kế xây dựng được thẩm định và phê duyệt. Sau khi đã lập dự toán chi phí rõ ràng, ban
quản lý dự án tổ chức tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu, lắp đặt các máy móc, hệ thống
kĩ thuật vào cơ sở sản xuất. Sau khi lắp đặt và xây dựng xong các bộ phận trong phân
xưởng sẽ đến bước thực nghiệm vận hành thử và nếu có lỗi phát sinh thì sẽ được kiểm
tra và sửa chữa.
Giai đoạn kết thúc: Hoàn thành các hạng mục trong công trình, ban quản lý dự án sẽ
báo cáo kết quả cho ban điều hành. Ban điều hành em xét báo cáo, nhận xét và phê
duyệt. Sau đó, đơn vị thiết kế và ban quản lý dự án mới có thể sửa chữa và hoàn thiện
công trình. Cuối cùng, phân xưởng sau khi xây dựng sẽ tiến hành đi vào hoạt động và
vận hành

A D E F G H

I
Hình 3.2: Sơ đồ Pert xây dựng
dự án

3.2.2. Quản trị tiến độ


Mục đích của quản trị tiến độ là đánh giá khối lượng công việc đã hoàn thành theo
tiến độ dự án đã đề ra hay chưa, để từ đó có biên pháp đẩy nhanh tiến độ.

38
Ở đây, tiến độ của dự án là thời gian của quy trình sản xuất ra sản phẩm kính bảo hộ.
Sau đây là sơ đồ GANTT tiến độ sản xuất của dự án:

Hình 3.3: Sơ đồ Gantt tiến độ sản xuất sản phẩm

Tổng thời gian hoàn thành một sản phẩm là 95 phút.

Công việc A làm ngay từ đầu, tiếp theo là công việc B chỉ khởi hành khi A xong.
Công việc C, D, E chỉ có thể làm khi B xong. Công việc F khởi đầu khi tất cả công
việc trước đó đã xong.
Công việc A,B có quan hệ trực tiếp với C,D,E nhưng gián tiếp với F.

3.3. Quản trị rủi ro dự án


Bảng 8: Bảng phân tích quản trị rủi ro

Xác suất xảy Nguyên nhân rủi Biện pháp khắc


Vấn đề rủi ro Tác hại rủi ro
ra ro phục

39
Đảm bảo tuân thủ
Tăng chi phí
chính xác quy trình
Khâu kiểm tra khắc phục sai
Rủi ro về sản xuất ngay từ ban
không xem xét, sót. Có thể làm
chất lượng Xác suất xảy đầu và xuyên suốt
đánh giá và loại mất uy tín, ảnh
sản phẩm ra thấp. quá trình. Khâu thử
bỏ các sản phẩm hưởng đến chất
ngiệm, kiểm tra sản
kém chất lượng lượng sử dụng
phẩm chặt chẽ và kĩ
với khách hàng
lưỡng hơn.

Nhân viên chủ Gây nguy hiểm


Nâng cao nhận thức
Rủi ro tai Xác suất xảy quan trong công về vấn đề an toàn
của nhân viên. Trang
nạn lao động ra thấp. tác bảo hộ. Thiếu sức khỏe cho
bị đồ bảo hộ
vật dụng bảo hộ. nhân viên

Do sự biến động
Cần có nhiều nguồn
về giá các sản
Thiếu hụt nguồn vốn dự phòng.
phẩm cùng loại
Xác suất khá vốn vận hành sản Thường xuyên theo
trên thị trường,
Rủi ro tài cao, phụ thuộc xuất. Có thể làm dõi kiểm soát tình
biến động về giá
chính phần lớn vào tăng chi phí sản hình tài chính Có kế
nhân công, biến
thị trường. xuất và giá thành hoạch ứng phó với
động về điện và
sản phẩm. những biến đổi của
nước (mặc dù
thị trường.
không đáng kể).

40
Quy mô hoạt động
Làm ảnh hưởng
hiện tại của dự án Định hướng xây
đến kế hoạch
mới còn hạn chế, dựng chiến lược
tăng thị phần của
Xác suất xảy khó chiếm lĩnh thị marketing phù hợp
Rủi ro hoạt doanh nghiệp,
ra không quá trường lớn. Ngoài với sản phẩm, tìm
động dẫn đến doanh số
cao. ra còn phải đề được những khách
của doanh
phòng sự xâm hàng quan tâm về
nghiệp thay đổi
nhập của đối thủ các mặt hàng y tế
theo.
tiềm ẩn.

Sức ép cạnh tranh


Xác suất rất
từ các doanh
cao do thị Giảm thiểu rủi ro do
nghiệp sản xuất đã
trường các sản Tạo nhiều khó chiến lược của đối
gia nhập thị
phẩm y tế như khăn trong bước thủ cạnh tranh hiện
trường từ sớm và
kính chống đầu tìm kiếm có. Tạo ra các rào
Rủi ro cạnh có uy tín nhất
giọt bắn ra đời khách hàng và cản gia nhập ngành
tranh định. Đồng thời,
khá nhiều chiến lược tăng nhằm tăng thêm khó
còn có sức ép từ
trong thời đại doanh thu của khăn cho các đối thủ
các doanh nghiệp
Covid, có rất sản phẩm. tiềm ẩn có ý định
sản xuất nước
nhiều đối thủ tham gia thị trường.
ngoài ở những thị
cạnh tranh.
trường xuất khẩu.

41
Quy mô sản xuất Tìm kiếm và quản lý
nhỏ dẫn đến việc nguồn phân phối đầu
Tai nạn không
Xác suất xảy điều chỉnh lượng ra, lập kế hoạch dự
Rủi ro phân mong muốn, làm
ra không quá phân phối còn gặp phòng vận chuyển
phối tổn thất, hư hại
cao. vài thiếu sót nhất khác nếu trong
sản phẩm
là trong giai đoạn trường hợp có sự cố
đầu của dự án. xảy ra.

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo.


http://quantri.vn/dict/details/14340-giai-phap-xay-dung-cong-trinh-cua-du-an
http://minhphuongcorp.com/moi-truong-193/bao-cao-giam-sat-moi-truong/danh-gia-
tac-dong-moi-truong-va-cac-bien-phap-phong-chong.html

https://dungcuykhoakimminh.com/san-pham-52/3866/Kinh-chan-giot-ban-Face-
Shield?
fbclid=IwAR1K_OwiCPLR3A0dtfHRPznjV8EnA2O8UE25PJTgU6ucilzZTo_wT3ZI
HpY

https://lamdong.gov.vn/sites/doanhnghiep/tintuc/SitePages/Cho-Da-Lat-Cac-tieu-
thuong-phai-deo-kinh-chong-giot-ban-khi-ban-hang.aspx?
fbclid=IwAR1XsxsAXzSpRE9daQyZ6aIkVLk3w2W3vPnhq4laQbDTV0QEeis1Wi2
PnTY

https://pvtrans.com/web/content/document/download?filename=COVID-
19%20Nhung%20tac%20dong%2C%20he%20luy%2C%20giai
42
%20phap.pdf&fbclid=IwAR1H1dVFUiVgRFtKCr2PY2vYy65HOiV3oeuGrqfFwiYB
T2-KujFhADbo1M8

https://xuongmaydosi.com/xuong-san-xuat-face-shield-nhua-pet-1-so-luong-lon-tai-
tphcm/?
fbclid=IwAR2qSwYlMZ6dE5AO1VYjAo4IOAB3apVhpbL3GrjSs3cr6TTgHkv5S_y
76TM

https://hmlaw.com.vn/thu-tuc-cong-bo-tieu-chuan-ap-dung-kinh-chan-giot-ban/
https://www.giayphepvesinhantoanthucpham.com/kiem-dinh-va-cong-bo-tieu-chuan-
mat-kinh-bao-ho-phong-dich/
https://baotintuc.vn/the-gioi/covid19-toi-6h-sang-1810-ca-tu-vong-moi-o-nga-sat-
moc-1000-anh-dung-dau-ve-ca-mac-moi-20211017211403026.htm

Phần phụ lục.

43

You might also like