You are on page 1of 12

NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


KHOA BÁO CHÍ-TRUYỀN THÔNG

NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN


MSSV – 20A6050052

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


LỊCH SỬ BÁO CHÍ

ĐỀ 1:
Các đặc điểm của báo chí Anh
Xứ Nam Kỳ - cái nôi đầu tiên của báo chí Việt Nam

TP.HCM 11/2021
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


KHOA BÁO CHÍ-TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


LỊCH SỬ BÁO CHÍ

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


Nguyễn Hồng Dũng NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN

TP.HCM, 11/2021
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ BÁO CHÍ
1. Sơ nét về lịch sử báo chí.........................................................................05
1.1 Nguồn gốc của báo chí.......................................................................05
1.2 Vài nét về báo chí Việt Nam.................................................................05
1.2.1 Ở Miền Nam............................................................................05
1.2.2 Ở Miền Trung..........................................................................05
1.2.3 Ở Miền Bắc..............................................................................05

CHƯƠNG 2:
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ AN
2. Báo chí nước Anh......................................................................................06

2.1 Khái quát về lịch sử...........................................................................06


2.2 Đặc điểm của báo chí Anh.................................................................06

CHƯƠNG 3:
XỨ NAM KỲ - CÁI NÔI ĐẦU TIÊN
CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM
3. Sự xuất hiện của báo chí Việt Nam đầu tiên................................................08

3.1. Điều kiện lịch sử - văn hóa Nam Kỳ.............................................08


3.2. Xứ Nam Kỳ - Cái nôi đầu tiên của báo chí nước ta............................09
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa

Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến công
chúng trong xã hội qua các phương tiện truyền thông, nó gắn liền với sự phát triển và lịch
sử nhân loại. Với loại hình báo chí, từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến
xa hơn. Từ tờ báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và phát triển
cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình phát triển
lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng của công chúng, hệ
thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng lại những điều đó.
Nhận thấy đề tài về báo chí trên thế giới “Các đặc điểm của báo chí Anh”, báo chí
nước ta “Xứ Nam Kỳ là cái nôi đầu tiên của báo chí Việt Nam” có vai trò quan trọng
trong môn học. Việc tìm hiểu và nghiên cứu giúp cung cấp kiến thức cho sinh viên về quá
trình phát triển, quy luật của báo chí Việt Nam và thế giới từ lúc hình thành cho đến ngày
hôm nay. Từ đó, người viết làm quen với các nguồn tin quốc tế phục vụ cho việc tìm kiếm
thông tin thế giới. Đó là lý do sinh viên chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Bài viết khái quát sơ nét về nền báo chí thế giới và báo chí nước ta từ lịch sử
hình thành phát triển cho đến nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, sẽ tập trung vào lịch sử báo chí. Với phạm vi nghiên cứu là
những đặc điểm báo chí Anh, cái nôi của báo chí Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp công cụ cơ bản sau:
+ Phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu: Thông qua các kênh truyền thông đại chúng, tài liệu,
internet.
+ Phương pháp phân tích, đánh giá: Dựa trên các sự, vật hiện tượng nhằm phân tích để đưa
ra các lập luận, cùng với việc tự đưa ý kiến phản biện nhằm rút kết, đánh giá vấn đề.
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận gồm 3
chương như sau:
- Chương 1: Khái quát lịch sử báo chí
- Chương 2: Các đặc điểm của báo chí Anh
- Chương 3: Xứ Nam Kỳ - cái nôi đầu tiên của báo chí Việt Nam
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ BÁO CHÍ
1. Sơ nét về báo chí
1.1. Nguồn gốc của báo chí:
- Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người
trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông.

- Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển loài người; Từ những hình
thức đồn giản nhất, truyền thông liên tục phát triển đến những hình thức hiện đại và phức
tạp.

- Báo chí xuất hiện vì con người có nhu cầu truyền tin và nhận tin nhằm mở rộng không
gian sống bằng cách tạo lập các mối quan hệ và khám phá thế giới.

- Báo chí giúp độc giả nắm bắt những gì liên quan giữa mình và cuộc sống xung quanh,
đánh giá được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho những hành vi và
hoạt động tiếp theo.

1.2. Vài nét về báo chí Việt Nam


* Những tờ báo Việt ngữ đầu tiên:

 Ở Miền Nam:

- Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Việt Nam. Gia Định báo ra số đầu tiên ngày
15-4-1865, mỗi tháng một số, mỗi số 4 trang, khổ 25 x 32cm.

 Ở Miền Bắc:

- Năm 1888, 5 năm sau khi Pháp chiếm được Bắc Kỳ, tờ báo đầu tiên của xứ này ra đời là
tờ Bảo hộ Nam dân. Đây là tờ tuần báo in bằng chữ Hán, Việt đặt trụ sở tại Hải Phòng, do
một người Pháp tên là De Cuers de Cogolin lập ra. Ông này cũng là giám đốc tờ Le
Courrier de Haiphong.

- Đến 1892 , tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo, tờ báo đầu tiên xuất bản ở Hà Nội cũng do
một người Pháp là Francois Henri Schneider lập ra. Tờ báo này là một công cụ ngôn luận
của nhà nước bảo hộ, đối tượng chính của nó là các nhà nho và “chỉ phát hành trong quan
giới”. Đến 1907, tờ báo đổi thành Đại Nam Đăng cổ tùng báo.

 Ở Miền Trung:
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

- Là nơi báo chí ra đời muộn nhất. Ngày 1-4-1919, Toàn quyền Đông Dương A.Sarraut
giao cho L. Marty làm chủ nhiệm tờ Việt Nam thời báo, xuất bản ở Huế. Nhưng có lẽ tờ
báo này không ra mắt được, vì trong Danh mục các ấn phẩm nộp lưu chiểu của Phủ toàn
quyền Đông Dương thống kê 6 tháng một lần, không thấy có tờ báo này.
- Năm 1922, tờ tạp chí Lời thăm các thầy giảng - tờ tạp chí tiếng Việt đầu tiên ở Trung Kỳ
được xuất bản ở Quy Nhơn.

CHƯƠNG 2:
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ ANH
2. Báo chí nước Anh
2.1. Những khái quát về lịch sử
- Từ thế kỷ XV, nghề in đã xuất hiện ở Anh; và cùng với sự phát triển của thương mại, sự
hoàn thiện ngôn ngữ Anh vào thế kỷ XVI là những yếu tố tạo nên sự ra đời của báo chí
Anh. Ấn phẩm đầu tiên được xem là tiền thân của báo chí Anh là những tờ tin viết tay
News vào thế kỷ XVI

- Năm 1621, ông Nicolais Bousne sáng lập tại Anh tờ Corante or Weekly News from Italy,
Germane, Spainal ete.

- Ngày 23/6/1688, ra đời tờ nhật báo báo đầu tiên: Người đưa tin nước Anh (English
Mercury)

- Thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển mạnh của báo chí Anh. Năm 1702, xuất bản tờ báo đầu
tiên là Daily Courant. Trong mười năm đầu của thế kỷ, tại London đã có 18 tờ báo với tổng
số phát hành 35.000 bản/tuần.
- Bước sang thế kỷ XIX, báo chí Anh phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của các
tầng lớp độc giả ở một nước tư bản phát triển nhất.
- Bức sang thế ký XX, vào những năm 20, 30, tại Anh đã hình thành thị trường báo chí. Về
cơ bản thị trường này tồn tại cho đến cuối những năm 50. Tới đầu những năm 60 có nhiều
tập đoàn báo chí lớn. Tình trạng tập trung và độc quyền trong lĩnh vực thông tin đại chúng
vẫn tồn tại cho đến nay.

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ ANH


A) Điểm nổi bật là báo chí Anh có xu hướng phát triển khá ổn định.
Một trong những xu hướng đó là tiếp tục tăng cường tập trung hóa trong lĩnh vực
báo chí. 70% nhật báo và tuần báo chủ nhật do các tập đoàn tư bản nắm. Tới đầu những
năm 60 có 41 tập đoàn báo chí – xuất bản chiếm tới 57% tổng doanh số thương mại của
542 cơ quan báo chí. Những tập đoàn báo chí lớn: Daily Mirror Newspaper của Cecil King,
Adams Press Group của Duncan…
Tập trung hoá báo chí là quá trình hình thành các tập đoàn báo chí nhằm chi phối,
lũng đoạn thị trường truyền thông ở một quốc gia, khu vực hoặc trên thế giới. Về cơ bản,
các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản hình thành trên hai cơ sở, có thể là cạnh tranh, tích
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

tụ tư bản, cá lớn nuốt cá bé hoặc các công ty báo chí truyền thông tự nguyện liên kết lại
bằng hình thức mua bán hay sáp nhập với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ
khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay.
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành tiền đề và động lực cho quá trình tập
trung và độc quyền hoá các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra với nhịp độ nhanh
chóng. Sự bành trướng và ảnh hưởng của các tập đoàn báo chí ở phương Tây cũng như ở
một số nước Tư bản chủ nghĩa ra phạm vi toàn thế giới đã kéo theo sự biến đổi về tính chất
và mức độ của nền báo chí nói chung.
Do có sức tác động to lớn đó mà các tập đoàn báo chí đã trở thành một thế lực toàn
cầu, ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội, một cách tự nhiên vạch ra hướng đi cho nhận thức,
thúc đẩy việc hình thành thái độ, quan điểm chính trị - xã hội. Bằng cách ấy, nó đã tạo ra
các điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho những hành động chính trị, kinh tế cụ thể nào đó.
B) Báo chí Anh chịu sự ảnh hưởng thường xuyên và ngày càng mạnh của các công ty
xuyên quốc gia.
Đây chính là sự hội lưu vốn trong thế giới báo chí của các nước phương Tây. Tập
đoàn xuất bản của Anh – Pesson Longman vào nửa cuối những năm 80 đã mua tờ báo Pháp
Echo, có quan hệ chặt chẽ với công ty xuất bản Hà Lan Elsenvire. Tư bản Anh còn có mặt
trong cả báo chí Châu Phi, Đông Âu.
Việc hình thành các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa là một quá trình
thuần tuý kinh tế, nhằm mục đích kinh tế. Những yếu tố liên quan đến khuynh hướng, tác
động chính trị thực ra cũng nhằm tìm đến lợi nhuận và bị lợi nhuận chi phối. Ngay cả ở một
số quốc gia khá thống nhất về chính trị thì đảng cầm quyền và nhà nước vẫn chủ động tạo
ra các nguồn lực và điều kiện kinh tế - xã hội - kỹ thuật - công nghệ để xây dựng các tập
đoàn báo chí nhằm mục đích tạo ra sức mạnh truyền thông chi phối dư luận xã hội, phục vụ
cho các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Khi trở thành tập đoàn báo chí thì nó có thế lực truyền
thông chính trị, thế lực kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế trong quá
trình tồn tại và phát triển. Nguồn lợi mà các tập đoàn báo chí mang lại cho giới chủ thông
qua hai dạng thức chủ yếu là trực tiếp và gián tiếp. Nguồn trực tiếp thu được qua việc bán
các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ báo chí truyền thông và hoạt động quảng cáo. Nguồn gián
tiếp thu được thông qua việc tạo ra những ảnh hưởng chính trị, làm thay đổi các chính sách
của nhà nước, hình thành những điều kiện đầu tư thuận lợi, những đơn đặt hàng béo bở. Về
sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn hơn mà các nhà tư bản hướng tới, là lý do quan trọng
nhất để dẫn tới sự liên kết giữa báo chí truyền thông với tài chính, dịch vụ để hình thành
những tập đoàn độc quyền khổng lồ. Xu hướng phát triển của chúng là phát triển nhằm đảm
bảo sự bao quát đầy đủ các công đoạn sản xuất một loại hình sản phẩm truyền thông (lập
chương trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối) hoặc liên kết trong nội bộ nhằm tăng
cường ưu thế và sức mạnh cạnh tranh với các tập đoàn báo chí khác. Như với Thomson là
tập đoàn báo chí - xuất bản đa quốc gia lớn nhất có các công ty xuất bản và phát thanh
truyền hình hoạt động tại Canada, Mỹ, Anh và một loạt các nước tại Á, Phi có lợi nhuận
lớn nhất cũng là từ các phương tiện thông tin đại chúng.
C) Một đòn bẩy mạnh mẽ trong việc điều chỉnh sự hoạt động của các phương tiện
truyền thông đại chúng là quảng cáo.
Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 70, chính phủ Anh đã chi
mỗi năm 5,5 triệu bảng cho các đợt quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình.
Ngày nay, cái tên dẫn đầu và thống trị danh sách 10 nhà quảng cáo hàng đầu Vương quốc
Anh năm 2020 không ai khác chính là Chính phủ của nước này. Vượt qua rất nhiều đối thủ
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

là các thương hiệu sừng sỏ khác như Unilever hay Sky Group, Chính phủ Anh đã gây bất
ngờ với nhiều người trong ngành khi xuất sắc đứng đầu trong một năm mà có quá nhiều
khó khăn vì dịch bệnh, với mức chi tiêu cho quảng cáo lên đến gần 164 triệu bảng Anh.
Bảng xếp hạng Nielsen chỉ ra rằng, mức chi tiêu cho quảng cáo của Chính phủ Anh đã tăng
tới 238% so với năm 2019 vì những hoạt động truyền thông với tần suất dày đặc trong thời
kỳ trỗi dậy của đại dịch.
Như để minh chứng cho những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên sự thay đổi của
ngành quảng cáo nước này, một tổ chức y tế lớn của Anh là Public Health England cũng
xuất hiện trong danh sách 10 nhà quảng cáo hàng đầu quốc gia năm 2020, với mức tăng
ngân sách lớn hơn bất kỳ tổ chức nào trên cả nước, đồng thời cũng gấp gần tám lần so với
mức chi tiêu của năm trước.

D) Ở Anh có một mạng lưới báo chí định kỳ phát triển.


Báo chí toàn quốc có tính tổng hợp (như tờ Times và Sunday Times) và báo chuyên
sâu (như tờ Sporting Life) đều phát hành trong cả nước. Báo các tỉnh, thành phố có khoảng
20 tờ báo buổi sáng và đều có báo buổi chiều và tạp chí. Thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển
mạnh của báo chí Anh. Năm 1702, xuất bản tờ báo đầu tiên là Daily Courant, chủ tờ báo là
Elizabeth Mallet. Trong mười năm đầu của thế kỷ, tại London đã có 18 tờ báo với tổng số
phát hành 35.000 bản/tuần. Tình chuyên môn hóa của các báo định kỳ tăng, tính chính trị
của các bài báo cũng rõ nét hơn.

Bước sang thế kỷ XIX, báo chí Anh phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của
các tầng lớp độc giả ở một nước tư bản phát triển nhất. Đây là những con số để so sánh:
Năm 1753, tổng số phát hành của các tờ báo định kỳ 7.411.757 bản. Năm 1820, tổng số
phát hành của các tờ báo định kỳ 29.387.843 bản. Điểm nổi bật của báo chí định kỳ ở Anh
là sự đa dạng về nội dung. Báo đăng những tin tức trong nước và nước ngoài, giới thiệu
chương trình biểu diễn ở các rạp hát, các bài điểm sách…

E) Xu hướng đảng phái của báo chí Anh đã được định hình từ lâu (tuy không phải lúc
nào điều này cũng được công khai thừa nhận).

Ủng hộ Bảo thủ có những tờ: The Times, The Sunday Times, The Daily Telegraph,
News of the World, The Sun, Dayly Mail, Daily Epress. Ủng hộ Công đảng có những tờ:
The Mirror, Tribune, Nguyệt san New Cocialist, và tờ ngôn luận Labour Weekly. Đảng Tự
do có tờ báo Chủ nhật Observer. Cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Anh có tạp chí hàng
tháng Marxison Today, tuần báo Seven Days…

Đầu thế kỷ XVIII đánh dấu một đặc điểm của hoạt động báo chí Anh là sự tham gia
của những nhà văn nổi tiếng như Defoe, Swift, Fielding, Addison… Và nội dung các tờ báo
ít nhiều chịu ảnh hưởng văn phong của họ. Defoe là nhà văn đầu tiên tham gia vào hoạt
động báo chí. Năm 1704, ông sáng lập tờ Riview, ban đầu là tuần báo, sau phát hành một
tuần 3 số. Tờ báo này đứng về phía Nghị viện.

Điển hình như tờ Daily News do nhà văn Dicken sáng lập năm 1846 được xem là tờ
báo tiên phong của phong trào tự do Anh. Nó hoàn toàn ủng hộ quan điểm của đảng Tự Do,
hướng dư luận đến quần chúng. Nó ủng hộ các tiểu bang Bắc Mỹ trong cuộc nội chiến,
trong lúc đó Nghị viện lại ủng hộ các bang miền Nam. Tờ báo còn ủng hộ cho cuộc đấu
tranh cho tự do của nước Ý.
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

Tờ Daily Telegraph (Điện tín hằng ngày) do Willian Berry sáng lập năm 1855 là tờ
báo thuộc tầng lớp trung lưu. Chính sách của tờ báo này là trung thành với khuynh hướng
bảo thủ. Đây là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước Anh, với chất lượng thông tin
hàng đầu. Người ta có thể không đồng tình với những tư tưởng mà nó truyền bá, nhưng
người ta lại ngạc nhiên và thích thú với những bài viết theo những công thức rất Anh của
nó. Nó thường đi trước những tờ báo “Anglo Saxons” khác và có những đề tài xã hội nhỏ
rất ý nghĩa, cho thấy bộ mặt thật của nước Anh.

 Việc đấu tranh giữa hai đảng Tự do và Bảo thủ thường xuyên làm thay đổi các chủ
báo, do sự thay đổi theo khuynh hướng chính trị. Đây cũng là một nét thể hiện tính chất tự
do của báo chí Anh. Quan điểm chính trị thể hiện trên báo chí rất rõ qua tờ Pall Mall
Gazete, ra đời vào năm 1865. Chủ bút đầu tiên là Green Wood. Tờ báo tập hợp được nhiều
cây bút tài năng trong làng báo chí Anh và có khuynh hướng Bảo hoàng. Sau nhiều lần đổi
chủ bút, từ John Morly đến Stead và người kế tục là Cook thì tờ báo không còn đứng về
phía Bảo hoàng nữa mà hướng về đảng Tự do và đấu tranh cho những quan điểm chính trị
của đảng này. Đến năm 1892, tờ Pall Mall được bán cho ông Astor, và nó lại quay sang
ủng hộ Bảo hoàng.

CHƯƠNG 3:
XỨ NAM KỲ: CÁI NÔI ĐẦU TIÊN CỦA BÁO CHÍ
VIỆT NAM
3. Sự xuất hiện báo chí Việt Nam đầu tiên

3.1 Điều kiện lịch sử - văn hóa Nam Kỳ

Tháng 8-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. 6 tháng sau, Pháp nhanh
chóng chiếm cứ thành Gia Định. Năm 1862, triều đình Huế mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
Đến năm 1867 toàn Lục tỉnh Nam Kỳ đã thuộc Pháp. Nam Kỳ là thuộc địa đầu tiên, là xứ
trực trị duy nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đó chính là tiền đề để Lục tỉnh Nam
Kỳ, trong đó thủ phủ Sài Gòn - Gia Định trở thành nơi đầu tiên tiếp nhận văn hóa, văn
minh Tây phương, văn hóa văn minh Pháp.
Trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai (1882-1883), giới thượng
lưu Sài Gòn đã bận đồ Tây, ăn bánh mì sáng với sữa, vào tiệm sách Catinat mua những
báo, sách truyện, thơ văn dịch từ chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp ra chữ quốc ngữ để thưởng
thức.
Từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên được viết theo phong cách tiểu thuyết Pháp là
cuốn Truyện thầy Lazarô phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, bộ phim đầu tiên được
trình chiếu vào 1898 đến những chiếc xích lô đầu tiên... đều xuất hiện ở Nam Kỳ.
3.2. Xứ Nam Kỳ - Cái nôi đầu tiên của báo chí nước ta
 Chế độ báo chí ở Nam Kỳ
Với Hiệp ước Ác măng (1883) và Pa tơ nốt (1884), Nam Kỳ thực sự là xứ thuộc địa,
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

trực trị, một “hạt” của nước Pháp ở Viễn Đông. Như vậy, chế độ báo chí ở Nam Kỳ được
thực thi theo đạo luật ngày 29-7-1881 về tự do báo chí do Quốc hội Pháp quyết định (Loi
du 29 juillet 1881 sur la liberté de la Presse). Đạo luật này ban hành ở Pháp ngày 29-7-1881
và được áp dụng ở Nam Kỳ kể từ ngày 22-9-1881. Theo đó, việc ấn hành sách báo ở Nam
Kỳ được hoàn toàn tự do, dù báo chữ Pháp hay báo chữ Việt. Đạo luật này còn được áp
dụng cho việc phát hành tất cả các loại báo.
- Điều 5: Tất cả các loại báo hoặc ấn phẩm định kỳ sẽ được phát hành không cần sự cho
phép trước và không cần ký quỹ tiền sau khi được công bố đúng theo điều 7.
- Điều 6: Mỗi tờ báo hoặc ấn phẩm định kỳ phải có một người quản lý. Người này phải là
người Pháp, thành niên, có đủ quyền lợi dân sự, không bị mất quyền công dân bởi một
hành vi phạm pháp.
- Điều 7: Trước khi phát hành, các báo hoặc ấn phẩm định kỳ phải được khai báo ở Sở Biện
lý những mục sau:
1 - Tên báo hoặc ấn phẩm định kỳ và loại phát hành.
2 - Tên họ và địa chỉ người quản lý.
3 - Ghi rõ nơi in báo.
Tất cả những thay đổi về những điều bắt buộc trên đều phải được khai báo trước 5
ngày (Sau khi đã thỏa mãn các điều kiện trên thì tờ báo nào cũng được tự do phát hành trên
toàn lãnh thổ thuộc địa. Ngược lại, nếu những điều kiện trên chưa được thỏa mãn, luật pháp
sẽ có một số hình phạt truy tố những ai phạm pháp.)
Theo ông Huỳnh Văn Tòng, lý do chính của việc khai sinh sắc luật trên là do
tờ Phan Yên báo, một tờ báo Việt ngữ đã đăng một số bài có liên quan đến tình hình chính
trị trong nước có ý chốnsg lại sự hiện diện của người Pháp ở Việt Nam. Có thể nói, đây
cũng là lý do người làm báo hướng đến tự do báo chí luôn luôn là mục tiêu đấu tranh của
báo chí Việt Nam nói chung, báo chí Nam Kỳ nói riêng.
 Phương diện thể hiện
Sau cuộc chinh phục bằng quân sự, báo chí được nhà cầm quyền thuộc địa sử dụng
như một công cụ tuyên truyền hữu hiệu nhất trong việc ổn định Nam Kỳ - mảnh đất mà họ
vừa chiếm được. Cũng chính nơi này, những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của báo chí
đã xuất hiện. Các tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở nước ta xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XIX.
Báo Việt Nam xuất hiện rất sớm ở Nam kì vì 2 mục đích: Thứ nhất là người Pháp
muốn sử dụng báo chí như một công cụ tuyên truyền hữu hiệu nhất sau những bước đi quân
sự. Thứ hai là người Pháp cần có báo ngay để làm phương tiện liên lạc giữa chính phủ Pháp
và những người Pháp ở Việt Nam đối với bộ máy hành chính cát cứ địa phương. Người viết
báo bao gồm cả người Pháp và người Việt. Người Pháp viết bằng tiếng Pháp rồi dịch sang
tiếng Việt, nhưng cũng có người Pháp thông thạo tiếng Việt đã viết bằng tiếng Việt. Những
người Việt viết trên các báo hầu hết là công chức của Pháp.
Đặc biệt, Sài Gòn - Nam Kỳ là cái nôi đầu tiên của nền báo chí Việt Nam, từ những
tờ công báo đầu tiên của Pháp đến 1865, tờ Gia Định báo xuất bản - tờ báo tiếng Việt đầu
tiên, rồi những tờ báo tư nhân sớm nhất cũng ở xứ này. Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt
đầu tiên ở Việt Nam. Gia Định báo ra số đầu tiên ngày 15-4-1865, mỗi tháng một số, mỗi
số 4 trang, khổ 25 x 32cm. Lúc này báo do một người Pháp tên là Ernest Potteau chịu trách
nhiệm xuất bản, đến năm 1869 được giao cho Trương Vĩnh Ký làm giám đốc và Huỳnh
Tịnh Của làm chủ bút. 
Ở Nam Kỳ, sau Gia Định báo, năm 1888-1889, có Thông loại khoá trình do Trương
Vĩnh Ký chủ trương. Tiếp đến là Phan Yên báo xuất bản năm 1898 do Diệp Văn Cương lập
ra (Phan Yên là cổ danh của thành Gia Định) tồn tại được khoảng 7-8 số. Đây là tờ báo
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

tiếng Việt tư nhân đầu tiên và cũng là tờ báo tiếng Việt đầu tiên bị cấm ở Nam Kỳ do loạt
bài viết có xu hướng yêu nước rõ rệt.

Về chữ quốc ngữ: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong khi Bắc Kỳ vẫn sử dụng chữ
Hán, chữ Nho trong các khoa thi thì chữ quốc ngữ “văn tự nước nhà” theo cách gọi của các
nhà Duy tân, đã thịnh hành ở Nam Kỳ. Quả là “luồng sóng văn Hán, văn Nôm đã đi từ Bắc
vô Nam. Bây giờ luồng sóng quốc ngữ lại đi ngược từ Nam ra Bắc”.
+ Trước khi thực dân Pháp chiếm Nam kỳ Lục tỉnh (1867) loại chữ này đã hoàn chỉnh về
cơ bản và có khả năng đi vào cuộc sống. Hơn nữa, việc độc tôn chữ Pháp, chữ quốc ngữ
cũng nằm trong âm mưu xâm lăng văn hóa của thực dân Pháp, ở Nam Kỳ, từ 1888, sử dụng
quốc ngữ và Pháp ngữ là bắt buộc.
+ Theo sắc lệnh ngày 30-12-1898 thì: Tất cả những tờ báo in bằng chữ quốc ngữ (Việt
Nam), bằng Hoa ngữ hay bằng bất cứ một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Pháp phải có sự
cho phép trước của quan Toàn quyền sau khi Toàn quyền hội ý với Ban Thường trực
Thượng hội đồng Đông Dương (Section permanente du Conseil supérieur de l’ Indochine).
Với sắc luật này, Toàn quyền Đông Dương có quyền cho phép hay không cho phép, làm
khó dễ hay cấm chỉ các báo chí tiếng Việt làm trái lại sắc luật này, tờ báo phải ra toà tiểu
hình.

Về nội dung:
Các báo tuyên truyền cho chính sách của thực dân Pháp. Về hình thức, các báo trình
bày còn đơn giản, đơn điệu, phần lớn được xếp chữ hết bài này rồi mới đến bài khác. Theo
ông Huỳnh Văn Tòng, lý do chính của việc khai sinh sắc luật trên là do tờ Phan Yên báo,
một tờ báo Việt ngữ đã đăng một số bài có liên quan đến tình hình chính trị trong nước có ý
chống lại sự hiện diện của người Pháp ở Việt Nam.
Xét về phương diện pháp lý, một sắc lệnh có thể hủy bỏ một đạo luật do Quốc hội
ban hành. Có ý kiến cho rằng, đây là hiện tượng “quái thai” trong lịch sử luật pháp tư sản.
Chính vì thế, sau này, tự do báo chí luôn luôn là mục tiêu đấu tranh của báo chí Việt Nam
nói chung, báo chí Nam Kỳ nói riêng.

Về điều kiện kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ:


Những bộ chữ đúc thay thế lối in khắc bộ, máy in mới ra đời thay thế cho máy in thủ
công. in hoạt bản là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tính định kỳ của báo chí. Theo sau
đội quân xâm lược của Đô đốc Pháp Bonard, những phương tiện đầu tiên của kỹ thuật in
hoạt bản được nhập vào Sài Gòn. “Xưởng in này đưa từ Paris sang, gồm máy, chữ, mực,
giấy in và 4 công nhân Pháp”(2). Ấn phẩm tiếng Pháp đầu tiên là Bulletin officiel de
l’Expédition de la Cochinchine năm 1961. Xưởng này cũng in công văn, giấy tờ quản lý,
sách mỏng... phục vụ chính sách xâm lược của chúng. Theo Hoa Bằng, Gia Định báo là “tờ
báo quốc văn in bằng lối hoạt bản đầu tiên ở Nam Kỳ”(3). Như vậy, nhà in đầu tiên thành
lập ở Nam Kỳ vào năm 1861.
Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ từ các phương tiện khác như:
- Người Pháp mở mang một hệ thống giao thông xuyên Việt: đường bộ và đường sắt.
- 1862, đường dây điện thoại đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nối Sài Gòn – Biên Hoà. 1863,
Bưu điện Sài Gòn được thành lập; 1894, đường dây viễn thông Bắc – Nam đã hoàn thành;
1899, hệ thống máy điện thoại được sử dụng toàn dân…
- 1929: cầu hàng không đầu tiên Sài Gòn – Pari được thiết lập, giải thoát tình trạng bế quan
toả cảng cho báo chí.
NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN – 20A6050052

* Đây là những điều kiện cần và đủ cho một nền báo chí ở Việt Nam xuất hiện.

Về người làm báo: Cùng với chính sách giáo dục của Pháp, ở Nam Kỳ, một đội ngũ trí
thức Tây học đã xuất hiện, tiêu biểu là: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu
Chánh... Họ truyền bá văn hóa Pháp và là những nhà báo Việt Nam đầu tiên viết bằng tiếng
Pháp.
Về độc giả: Chữ quốc ngữ dễ học, chỉ cần mấy tháng là đọc được. Hơn nữa chữ này xuất
hiện và hoàn chỉnh ở Nam Kỳ từ khá sớm, nên số người đọc được ngày càng nhiều hơn.

KẾT LUẬN:
Hơn 4 thế kỷ qua, báo chí ngày càng hoàn thiện việc sản xuất, không ngừng mở
rộng số lượng người đọc, nghe, nhìn. Bên cạnh lịch sử phát triển của báo chí thế giới, báo
chí Anh cũng gắn liền với tiến bộ kỹ thuật, nền giáo dục và mức sống được nâng cao. Có
thể thấy, báo chí Anh có xu hướng phát triển khá ổn định, đó là tiếp tục tăng cường tập
trung hóa trong lĩnh vực báo chí. Tuy có nhiều giai đoạn, “tăng trưởng và giảm sút” nhưng
báo chí Anh vẫn giữ được uy tín của mình đối với độc giả. Nhiều tờ báo vẫn duy trình đều
đặn số lượng phát hành trên một triệu bản/ngày, như New Chronicle, Daily Telegraph,
Morning Post,…

Với Việt Nam, thời kỳ đầu tiên của nền báo chí đã chứng tỏ: báo chí luôn tồn tại và
phát triển trong 1 mâu thuẫn giữa xu hướng dân chủ hoá và tình trạng độc quyền chính trị,
tức là mâu thuẫn giữa các sắc lệnh hành chính với nhu cầu thông tin của công chúng, bạn
đọc. Tuy nhiên, do chịu sự quản lý của người Pháp nên về mặt chính trị, báo vẫn bộc lộ
khuynh hướng thân chính quyền, đề cao chính sách cai trị của Pháp, chỉ trích những người
chủ chiến.

TƯ LIỆU THAM KHẢO


(1) Đánh bại Unilever, Chính phủ Anh trở thành nhà quảng cáo lớn nhất nước
Anh năm 2020 – MarketingAI, chuyên trang cập nhật tin tức và kiến thức về lĩnh
vực Truyền thông – Digital Marketing
(2) Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đăng (Chủ biên) -  Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ
Chí Minh (Tập 2: Văn học-báo chí-giáo dục) NXB TPHCM, 1988, tr 631.
(3) Hoa Bằng - Từ lối in mộc bản xưa đến thuật in hoạt bản bây giờ. (Tri Tân, số 49,
1942, tr 4.)
 Henri Litolff: Le régime de la presse en Indochince, 1939, tr 7-8.
 Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đăng (Chủ biên), sđd, tr 480.
 Vài nét về báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
 Theo Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, Đỗ Quang Hưng chủ biên, NXB
ĐHQG, Hà Nội, 2000, tr 40
 Lịch sử báo chí thế giới, Lịch sử báo chí Việt Nam – Giảng viên Nguyễn Hồng
Dũng biên soạn - Trường Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.

You might also like