You are on page 1of 9

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục kinh
tế trong hoàn cảnh?
A. Thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
B. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.
C. Chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh.
D. Đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Câu 2. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công?
A. Tàu ngầm. B. Tàu vũ trụ.
C. Bom nguyên tử. D. Vệ tinh nhân tạo.
Câu 3. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu thành lập Hội đồng tương trợ
kinh tế (SEV) vào năm 1949 nhằm mục tiêu?
A. Chống lại sự bao vây của Mĩ và các nước phương Tây.
B. Viện trợ, giúp đỡ các nước Đông Âu khắc phục hậu quả chiến tranh.
C. Phòng thủ về kinh tế, chính trị, quân sự, đối đầu với Mĩ và Tây Âu.
D. Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Tổ chức Hiệp ước Vacsava là tổ chức liên minh của các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Quân sự. C. Giáo dục. D. Văn hóa.
Câu 5. Trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực
Mĩ La-tinh được gọi là?
A. “Hòn đảo tự do”. B. “Lục địa bùng cháy”.
C. “Lục địa mới trỗi dậy”. D. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.
Câu 6. Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) là?
A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.
B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây.
C. Việt Nam, Lào Campuachia, Malaixia, Thái Lan.
D. Mianma, Đông Timo, Philippin, Bunây, Campuchia.
Câu 7. Trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi
được gọi là
A. “Hòn đảo tự do”. B.“Lục địa bùng cháy”.
C. “Lục địa mới trỗi dậy”. D. “Hòn đảo anh hùng”.
Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ
ra sớm nhất ở khu vực nào?
A. Tây Phi. B. Bắc Phi. C. Đông Phi. D. Nam Phi.
Câu 9. Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau chiến tranh
thế giới thứ hai là
A. Chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Chế độ độc tài thân Mĩ. D. Chủ nghĩa phát xít.
Câu 10. “Lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh sau
chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Mê-hi-cô. B. Cu-ba. C. Cô-lôm-bi-a. D. Ac-hen-ti-na.
Câu 11. Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của sự kiện cách mạng Trung Quốc
thành công (năm 1949) là?
A. Nối liền hệ thống xã hội chủ nghĩa từ châu Âu sang châu Á.
B. Đưa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào thời kì phát triển mới.
C. Chấm dứt hơn một thế kỉ Trung Quốc bị chế độ thực dân cai trị.
D. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 12. Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế
giới và thực tế khách quan.
B. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
C. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội.
Câu 13. Công cuộc cải tổ của M. Goóc-ba-chốp bắt đầu từ năm nào?
A. 1985 B. 1986 C. 1987 D. 1988
Câu 14. Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đã mắc phải
một số thiếu sót và sai lầm là:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Tập thể hóa nông nghiệp.
C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.
D. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong khi
hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình khác biệt.
Câu 15. Hãy cho biết mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì?:
A. Giữ gìn hòa bình ,an ninh các nước thành viên,củng cố sự hợp tác chính trị,quân sự,
giúp đỡ giữa các nước XHCN
B. Đẩy mạnh hợp tác ,giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN
C. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì
hòa bình và ổn định khu vực.
D. Liên minh với nhau để mở rộng thế lực.
Câu 16. Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập năm 1945 là?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Xin-ga-po. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 17. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử
gì?
A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới,
B. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc, màu da trên thế giới.
C. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.
D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Câu 18. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da
đen ở Nam Phi là ai?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa A-pác-thai. D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 19. Nét nổi bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 là?
A. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.
B. Các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
C. Phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập.
D. Các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).
Câu 20. Quốc gia trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức ASEAN là?
A. Bru-nây.             B. Việt Nam.               C. Lào.                  D. Cam-pu-chia.
Câu 21. Bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh" vì
A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
B. Nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.
C. Tất cả các nước châu Á giành được độc lập.
D. Có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Câu 22. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở ĐNÁ không trở thành thuộc
địa của thực dân phương Tây?
A. Việt Nam.          B. In-đô-nê-xi-a.        C. Xin-ga-po.           D. Thái Lan.
Câu 23. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì?
A. Bóc lột tàn bạo người da đen
B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.
C. Tước quyền tự do của người da đen.
D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
Câu 24. Cụm từ nào dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La-
tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A “Lục địa mới trỗi dậy”.          B “Lục địa bùng cháy”.
C. “Sân sau của Mĩ”.                      D. “Chàng khổng lồ thức dậy sau giấc ngủ dài”.
Câu 25. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các
nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
D. Cùng chung mục tiêu xác lập một trật tự thế giới mới.
Câu 26. Một trong những hệ quả của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu năm 1991 là?
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin chấm dứt vai trò lịch sử.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa chỉ còn ở châu Á và Mĩ La-tinh.
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không còn nữa.
D. Dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Câu 27. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba?
A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất CuBa (1956).
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953).
C. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958).
D. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959).
Câu 28. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở Châu Phi với Mĩ
la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, khu vực Mĩ La-tinh đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới
B. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩ La-tinh là đấu
tranh chính trị.
D. Lãnh đạo cách mạng ở Châu Phi là giai cấp vô sản, ở Mĩ La-tinh là giai cấp tư sản
dân tộc.
Câu 29. Biến đổi quan trọng nhất của các quốc gia Đông Nam Á sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là?
A. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
C. Đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước.
D. Từ thân phận thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập.
Câu 30. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc có đặc điểm gì?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
Câu 31: Điều kiện khách quan nào dưới đây thuận lợi cho các dân tộc ở Đông Nam Á
nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
C. Liên Xô tham gia tiêu diệt phát xít Nhật.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Câu32: Ba nước tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á ngay sau khi phát xít Nhật
đầu hàng Đồng minh là
A. In- đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. B.In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Lào.
C.Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Lào.
D.In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
Câu 33: Trong những sự kiện dưới đây, sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt
động của tổ chức ASEAN?
A. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1991.
B. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.
C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.
D. Tính đến năm 1999 đã có 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức.
Câu 34: Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay?
A. Lần lượt gia nhập tổ chức ASEAN. B.Đều giành được độc lập.
C. Trở thành các nước công nghiệp mới. D.Tham gia vào tổ chức Liên hiệp
quốc.
Câu 35: Trong những yếu tố dưới đây, yếu tố nào được xem là thuận lợi của Việt Nam
khi tham gia vào tổ chức ASEAN?
A. Có nhiều cơ hội áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại của thế
giới.
B. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.
C. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu
vực.
D. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.
Câu 36: Khi tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào
dưới đây?
A. Mất quyền tự chủ về kinh tế.
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch.
C. Mất bản sắc dân tộc, do sự hoà tan về văn hoá.
D. Khó xây dựng nền kinh tế công nghệ cao do không đủ tài nguyên.
Câu 37: Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế
nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX?
A. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.
B. Mĩ đẩy mạnh thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh lạnh.
C. Xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên thế giới.
D. Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau Chiến tranh lạnh.
Câu 38: Những nguyên nhân cơ bản nào dưới đây giúp ba nước In-đô-nê-xi-a, Việt
Nam và Lào giành độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới
thứ hai?
A. Điều kiện khách quan thuận lợi và biết chớp thời cơ.
B. Điều kiện khách quan thuận lợi và nhân dân nhiệt tình cách mạng.
C. Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.
Câu 39: Lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu-ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là
A. Hô-xê-mác-ti. B.A-gien-đê.
B. C.Chê Ghê-va-na. D.Phi-đen Cát-xtơ-rô.
Câu 40: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Lục địa
bùng cháy” vì
A. núi lửa thường xuyên hoạt động
B. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ.
C. phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức.
D. lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động giành lại chủ quyền dân tộc.
Câu 41. Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập trong thời gian nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra.
B. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX.
D. Những năm 50 của thế kỉ XX.
Câu 42. Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc được bắt đầu năm
A. 1977 B. 1978 C.1979 D.1980
Câu 43. Tháng 9-1954, Mĩ cùng với Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á
(SEATO) nhằm mục đích
A. thúc đẩy sự hợp tác giữa Mĩ, Anh, Pháp với các nước Đông Nam Á về lĩnh vực
quân sự.
B. bảo vệ hòa bình cho khu vực Đông Nam Á.
C. xây dựng căn cứ quân sự của Mĩ, Anh, Pháp ở khu vực Đông Nam Á.
D. Ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong
khu vực Đông Nam Á.
Câu 44. Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành “con rồng” kinh tế tại Châu Á là
A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Xin-ga-po. D. Ma-lai-xi-a
Câu 45. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (1953) của nhân dân Cu-ba đã
A. mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba.
B. lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta.
C. tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biển Hi-rôn.
D. thiết lập một tổ chức cách mạng lấy tên là "Phong trào 26- 7".
TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Năm học: 2021-2022
Môn: Lịch sử 9
Tiết theo KHDH tiết 9

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C D B A A C B C B
Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A A A D A D C C C B
Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A D D B D C B A D B
(Mỗi đáp án đúng từ câu 01 đến câu 20 được: 0,3 điểm)
(Mỗi đáp án đúng từ câu 21 đến câu 30 được: 0,4 điểm)

Ngày ký duyệt:…...10/2021
GIÁO VIÊN RA ĐỀ HIỆU TRƯỞNG
HÀ THỊ HIÊN NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

You might also like