You are on page 1of 10

BÀI KIỂM TRA SỐ 1

Trần Thị Thu Ngân

MSSV: 2011239528

Lớp: 96
Câu 1: Qua nghiên cứu về vấn đề cơ bản của Triết học, anh/chị rút ra điều gì cho bản thân trong học tập
cũng như trong cuộc sống?

 Trong học tập:

- Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng và hình thành
thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả lý luận mới, những thành
tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, có niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, có cơ sở khoa học chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động.
- Hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi người có điều kiện hiểu rõ mục đích, con
đường, lực lượng, cách thức bước đi của sự nghiệp giải phóng con người, không sa vào tình
trạng mò mẫm, mất phương hướng, chủ quan, duy ý chí. Có cách nhìn xa trông rộng, chủ
động sáng tạo trong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tư tưởng nôn nóng
đốt cháy giai đoạn và các sai lầm khác.
- Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp học sinh trung cấp chuyên nghiệp có
động cơ học tập đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức công dân, ý thức nghề
nghiệp của người lao động tương lai. Để đạt được mục đích đó người học cần chú ý liên hệ
từng nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, từng bước vận dụng vào đời
sống, xây dựng tập thể, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
 Trong cuộc sống:
- Chúng ta đều biết, nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến đổi
mới, hội nhập và phát triển. Toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh từ lúc ra
đi tìm đường cứu nước đến tận cuối đời phản ánh tầm nhìn xa, trông rộng, luôn luôn đổi
mới, hội nhập và phát triển. Xoay quanh trục đổi mới, hội nhập và phát triển, tư duy, tầm
nhìn và cách nhìn của Hồ Chí Minh cho thấy sự hòa quyện giữa dân tộc và nhân loại; lý
luận và thực tiễn, nhận thức và hành động, kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển.
Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới, hội nhập và phát triển.
- Hiện nay, bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó
lường. Đất nước đứng trước nhiều thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức với rất nhiều
vấn đề mới đặt ra. Kiên định đổi mới, hội nhập và phát triển trên nền tảng chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước và chế
độ ta. Mối quan hệ giữa đổi mới, hội nhập và phát triển phản ánh quy luật mang tính biện
chứng, là một trong những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới ở nước ta, phản
ánh mục tiêu, điều kiện, phương thức để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền
vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Thứ nhất, sự tác động lẫn nhau giữa đổi mới, hội nhập và phát triển bắt đầu từ đổi mới,
do tình hình mới, nhiệm vụ mới đặt ra, cả những vấn đề cụ thể, bức xúc, cấp bách trước
mắt lẫn những vấn đề sâu xa, chiến lược lâu dài. Đổi mới là tất yếu của phát triển. Đổi
mới có nội dung toàn diện gắn liền với dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống, có lực đẩy
quan trọng là tư tưởng giải phóng để khai thông, khai thác và phát huy mọi tiềm năng,
mọi nguồn trữ năng, từ vật chất đến tinh thần của xã hội, hướng tới phát triển, phát triển
bền vững và hiện đại hoá đất nước. Đổi mới là nhân tố nổi bật tác động tới hội nhập và
phát triển. Đổi mới không chỉ là tiền đề mà còn là điều kiện và động lực của hội nhập,
của phát triển.
- Trong bối cảnh của tình hình thế giới và đất nước hiện nay và những năm sắp tới, vấn đề
không chỉ đổi mới mà phải đổi mới toàn diện, đồng bộ với khâu đột phá là đổi mới tư
duy. Chúng ta đã đổi mới tư duy từ ba mươi lăm năm trước nhưng phải nhận thức sâu sắc
rằng thế giới, đất nước ngày một phát triển, tư duy phải luôn luôn đổi mới. Hồ Chí Minh
chỉ dẫn rằng “nếu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả”.
Thành công của sự nghiệp đổi mới ba mươi lăm năm qua bắt đầu bằng đổi mới tư duy về
tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bước vào đổi mới, thái
độ của Đảng ta là “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”. Đó là
bản lĩnh, dũng khí của một Đảng chân chính cách mạng vì nước, vì dân. Đó cũng chính là
những viên ngọc trong kho tàng đầy của báu của Hồ Chí Minh khi Người khẳng định:
“Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một chủ trương của ta
hôm nay đúng đắn, hôm sau đã không hợp thời nữa, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm
những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ
không theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi
trước” .
- Cũng như trước đây, vấn đề đặt ra hiện nay không phải chỉ có nhiệt tình, quyết tâm đổi
mới là đủ; có tầm nhìn, tư duy chiến lược, quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân và khát vọng phát triển và ý chí vươn tới một tương lai rạng rỡ là cần thiết.
Nhưng đổi mới phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực
tiễn, từ những bài học tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn và nghiên cứu lý luận, hướng vào
giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế
phát triển của thế giới. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc cần được quán triệt sâu sắc.
- Đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh là tuyệt đối không phiến diện, cực đoan,
chủ quan, duy ý chí, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới và kiên định. Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ “cần phải nắm vững và xử lý tốt mối quan
hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo”. Kiên định là vững vàng, giữ vững ý
định, ý chí, không ngả nghiêng, lung lay, dao động trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Kiên định
không đồng nghĩa với bảo thủ, cứng nhắc, giáo điều. Trong khi kiên định những vấn đề
có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, nền tảng vững chắc của Đảng ta như chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường
lối đổi mới; những nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, thì phải luôn luôn đổi mới
và sáng tạo theo tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng là sáng tạo,
là đổi mới. Không sáng tạo, không đổi mới là lạc hậu, xã hội không thể phát triển. Xã hội,
con người luôn luôn đổi mới. Đổi mới là một cách thức để phát triển, làm cho sự vật ngày
càng tốt hơn, tiến bộ hơn. Phát triển phải gắn liền với đổi mới. Đổi mới phải nắm vững
quy luật, xu hướng phát triển. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, “đổi mới một cách vô
nguyên tắc thì cũng rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, “đổi màu”. Kiên định
mà không đổi mới, sáng tạo thì không thể phát triển. Vì vậy, kiên định phải gắn liền với
sáng tạo, đổi mới; sáng tạo, đổi mới phải trên cơ sở kiên định những vấn đề có tính
nguyên tắc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới.
- Thứ hai, hội nhập - từ hội nhập kinh tế đến hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng - là điều
kiện, là phương thức tất yếu để đổi mới gắn liền với mở cửa, hướng ra bên ngoài, tìm
kiếm các ngoại lực nhằm tăng cường nội lực cho phát triển bền vững ở nước ta. Hội nhập
tác động tới tiến trình đổi mới, đặt ra yêu cầu thúc đẩy đổi mới toàn diện, đồng bộ, thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển.
- Mỗi bước đi của hội nhập quốc tế đều phải chứa đựng tinh thần đổi mới và phát triển.
Tức là hội nhập phải luôn luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết theo
đúng tinh thần “dân tộc trên hết! Tổ quốc trên hết” trong kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phải kiên định độc lập, tự chủ với chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “dựa
vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình
đã”, “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không
xứng đáng được độc lập”; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Muốn đổi mới và phát triển thì phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để thêm bạn
bớt thù; mở rộng, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối
tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của
đất nước; đồng thời nhằm khẳng định trách nhiệm của chúng ta đối với cộng đồng quốc
tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng nhận thức của chúng ta về quan hệ giữa độc lập, tự
chủ và quan hệ quốc tế: không chấp nhận một chủ nghĩa quốc gia cực đoan, thủ cưụ, hẹp
hòi, vị kỷ và không bao giờ có một chủ nghĩa quốc tế không tưởng.
- Thứ ba, phát triển là mục tiêu, định hướng cho đổi mới và hội nhập. Từ mục tiêu và định
hướng của phát triển mà tác động tới đổi mới và hội nhập. Mục tiêu ấy là “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Định hướng ấy là lý tưởng xã hội chủ nghĩa, làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đặc điểm Việt Nam. Gắn tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển với chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới, đồng chí
Phạm Văn Đồng chỉ rõ: “Chủ nghĩa xã hội theo đặc điểm Việt Nam là sự kết thúc thắng
lợi hành trình lịch sử của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã vạch ra từ đầu thế kỷ, là sự thực
hiện trọn vẹn Di chúc của Người, là đỉnh cao của sự nghiệp cách mạng ba cuộc giải
phóng của Việt Nam, từ đó chân trời càng mở rộng cho đà tiến cao xa hơn nữa, trên con
đường phát triển vô hạn của dân tộc, xã hội và con người” .
- Phát triển xét đến cùng gắn với con người với tư cách là chủ thể các quan hệ xã hội, đồng
thời còn có mặt trong các quan hệ sản xuất, gắn liền và tạo ra lực lượng sản xuất và là
một loại lực lượng sản xuất đặc biệt tạo ra phương thức sản xuất. Xét theo phương diện
chính trị - xã hội trong sự phát triển xã hội, một điều quan trọng là tạo ra chất người, có
tư cách làm người mà hạt nhân là nhân tính, đồng thời phải giải phóng mọi tiềm năng
sáng tạo của con người để phát triển con người. Như vậy, một chiều kích của sự phát
triển xã hội là sự phát triển nhân cách theo hướng hoàn chỉnh và hoàn thiện; phát triển
theo giá trị bất hủ của văn hóa loài người, hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái
mỹ, sự lành mạnh về thể chất và tâm hồn. Có thể hiểu “phát triển là trạng thái cho phép
chúng ta thỏa mãn những nhu cầu tốt đẹp của con người. Phát triển, suy cho cùng, chính
là sự phát triển những giá trị của con người chứ không phải là tỉ lệ tăng trưởng kinh tế.
Sự phát triển chân chính là những khả năng, năng lực và những thành tựu do con người
tạo ra”. Vì vậy, phải lấy sự hài lòng và niềm tin của người dân làm thước đo cho sự phát
triển.
- Theo cách tiếp cận của Tổ chức Giáo dục-Khoa học-Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) thì “xét đến cùng, sự thăng hoa của văn hóa là đỉnh cao nhất của sự phát
triển”. Như vậy, sự phát triển xã hội không chỉ là sự kết hợp hài hòa và giải quyết tốt mối
quan hệ giữa sự phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa, mà chính là sự phát triển con người, sự phát triển nhân cách và
sáng tạo của con người. Luận điểm của C.Mác về “sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” và luận điểm của Hồ Chí Minh
“vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”; “ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” hàm chứa trong đó ý nghĩa căn bản là sự
giải phóng con người thoát khỏi mọi sự tha hóa, tạo khả năng nâng cao năng lực, phẩm
giá trong sự phát triển toàn diện con người. Mục đích và ý nghĩa căn bản của sự phát triển
xã hội thể hiện ở sự giải phóng con người không chỉ là nhu cầu và lợi ích con người mà
còn giải quyết sự hài hòa giữa con người và môi trường tự nhiên-sinh thái trong sự thống
nhất các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người. Điều này phản ánh đúng cái tất yếu của lịch
sử và đáp ứng yêu cầu của tiến bộ xã hội.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đem lại cho Đảng ta, dân tộc ta những chỉ dẫn vô cùng quý giá, là
chân lý bền vững của muôn đời. Những chỉ dẫn đó không chỉ là lý luận mà còn là phương
pháp, trước hết là phương pháp luận duy vật biện chứng mang đặc trưng thực hành của
nhà biện chứng thực hành Hồ Chí Minh; là cơ sở giúp chúng ta giải quyết mối quan hệ,
tác động lẫn nhau và sự thống nhất biện chứng giữa đổi mới, hội nhập và phát triển.
- Đại hội XIII của Đảng đang đến gần, sẽ là một mốc son quan trọng trong quá trình phát
triển của Đảng, đất nước ta, dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai, tiếp tục đẩy
mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Đổi mới,
hội nhập và phát triển sẽ làm cho “non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, làm cho dân tộc
Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”, thực hiện
tốt đẹp mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn
đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh
và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” ./.

Câu 2: Lênin đã có những đóng góp gì đối với sự phát triển của Triết học Mác? Là sinh viên, anh/ chị cần
làm gì để bảo vệ và phát triển Triết học Mác-Lênin trong bối cảnh hiện nay?

Những đóng góp của Leenin đối với sự phát triển của Triết học là:

 Cống hiến vĩ đại của V.I. Lênin không chỉ góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở nên hoàn
bị nhất, sâu sắc và triệt để nhất, xứng tầm là “công cụ nhận thức vĩ đại” để cải tạo thế giới mà còn
làm cho mọi loại kẻ thù lớn và nhỏ của chủ nghĩa Mác căm giận đến tột độ, dùng mọi âm mưu,
thủ đoạn để xuyên tạc, bôi nhọ với mục đích hạ bệ chủ nghĩa Mác, thực hiện cáo chung một học
thuyết khoa học và cách mạng. Thực tế đã chứng minh rằng, chúng càng ra sức chống phá, xuyên
tạc, thì chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin càng tỏa sáng với sức hấp dẫn kỳ lạ, tầm ảnh
hưởng xuyên thế kỷ đã và đang được khẳng định. Bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã chinh phục nhiều thế hệ, mãi mãi soi đường, dẫn lối cho giai cấp công nhân toàn
thế giới tiến lên vì đây là học thuyết duy nhất từ trước đến nay chỉ ra mục tiêu, con đường, lực
lượng và phương thức đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc và giải
phóng con người; đưa những người bị áp bức, bóc lột trở hành chủ nhân xây dựng chế độ mới.
Tính ưu việt, vượt trội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là
học thuyết chắc chắn nhất, cách mạng nhất, là chiếc “cẩm nang thần kỳ” cho dân tộc ta thực hiện
khát vọng độc lập dân tộc và chủ nhĩa xã hội.

 Giống như C. Mác và Ph. Ăngghen ở thế kỷ XIX, V.I. Lênin đã xuất hiện trong thế kỷ XX với tư
cách là một nhà bác học vĩ đại nhất trong cách mạng và nhà cách mạng vĩ đại nhất trong khoa
học. Ông không chỉ là người kế tục trung thành học thuyết khoa học, cách mạng của C. Mác và
Ph. Ăngghen mà còn bổ sung, phát triển toàn diện học thuyết Mác, nâng nó lên tầm cao mới,
chuyển lý luận thành thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa; làm cho chủ nghĩa Mác thật sự trở
thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; giúp giai cấp vô sản
toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại trong một mặt trận thống nhất để chống kẻ thù
chung - chủ nghĩa tư bản phản động, bảo vệ quyền sống làm người chính đáng của mình.

 Cống hiến vĩ đại của V.I. Lênin không chỉ góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở nên hoàn
bị nhất, sâu sắc và triệt để nhất, xứng tầm là “công cụ nhận thức vĩ đại” để cải tạo thế giới mà còn
làm cho mọi loại kẻ thù lớn và nhỏ của chủ nghĩa Mác căm giận đến tột độ, dùng mọi âm mưu,
thủ đoạn để xuyên tạc, bôi nhọ với mục đích hạ bệ chủ nghĩa Mác, thực hiện cáo chung một học
thuyết khoa học và cách mạng. Thực tế đã chứng minh rằng, chúng càng ra sức chống phá, xuyên
tạc, thì chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin càng tỏa sáng với sức hấp dẫn kỳ lạ, tầm ảnh
hưởng xuyên thế kỷ đã và đang được khẳng định. Bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã chinh phục nhiều thế hệ, mãi mãi soi đường, dẫn lối cho giai cấp công nhân toàn
thế giới tiến lên vì đây là học thuyết duy nhất từ trước đến nay chỉ ra mục tiêu, con đường, lực
lượng và phương thức đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc và giải
phóng con người; đưa những người bị áp bức, bóc lột trở hành chủ nhân xây dựng chế độ mới.
Tính ưu việt, vượt trội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là
học thuyết chắc chắn nhất, cách mạng nhất, là chiếc “cẩm nang thần kỳ” cho dân tộc ta thực hiện
khát vọng độc lập dân tộc và chủ nhĩa xã hội.

 Cống hiến của V.I. Lênin cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thật là to lớn. Một mặt,
ông đã bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác trước sự xuyên tạc, tấn công đa chiều, trên nhiều
phương diện, dưới nhiều cấp độ, nhiều màu sắc, với đủ kiểu loại âm mưu, thủ đoạn nham hiểm,
xảo quyệt của những người đối lập với chủ nghĩa Mác. Mặt khác, V.I. Lênin đã bổ sung, phát
triển đồng thời, toàn diện ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, làm cho chủ nghĩa Mác có sức
sống mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản chống lại giai cấp
tư sản và các thế lực phản động. Nhờ đó, V.I. Lênin không chỉ kịp thời cung cấp cơ sở lý luận -
thực tiễn cho cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch đang mưu toan hạ bệ chủ nghĩa
Mác mà còn trang bị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động nguồn tri thức mới - vũ khí lý
luận sắc bén để vững tin thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại: xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột người;
xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn.
 V.I. Lênin đã nêu tấm gương mẫu mực về sự trung thành trong bảo vệ, vận dụng sáng tạo và phát
triển toàn diện chủ nghĩa Mác. Người dạy rằng: Chúng ta không hề coi lý luận Mác như một cái
gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm mà trái lại, chúng ta tin tưởng rằng lý luận đó chỉ mới
đặt nền móng cho một bộ môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển về
mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu so với cuộc sống hoặc tự đào thải mình. Vì vậy,
phải bám sát thực tiễn cách mạng, lấy từ nó những kết luận mới nhất, có tác dụng tốt nhất để thúc
đẩy phong trào tiến lên; phải thực hiện tốt vai trò lý luận tiên phong dẫn đường của chủ nghĩa
Mác. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác đã được nối tiếp, phát triển sáng tạo, tự mang trong mình sức
sống mới bằng chủ nghĩa Lênin trên cơ sở sự thống nhất biện chứng giữa lập trường của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; giữa ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác:
Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chính vì vậy, toàn bộ học thuyết và di
sản lý luận của V.I. Lênin hợp thành cùng di sản lý luận của chủ nghĩa Mác như một tất yếu
khách quan, trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng khoa học, cách mạng của giai cấp công
nhân và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

 Nhờ nắm vững linh hồn sống động của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng duy vật, V.I. Lênin đã
vận dụng sáng tạo và giải quyết thành công mối quan hệ giữa tuyệt đối trung thành và phát triển
sáng tạo, giữa bảo vệ, gìn giữ và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa, đưa ra những nhận định, kết luận đúng đắn, chính xác, làm cơ sở phương pháp luận khoa
học để định ra đường lối, chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nhằm
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và giải phóng
nhân loại. Đồng thời, kế thừa, gìn giữ, bảo vệ những cái đúng, cái tiến bộ và lọc bỏ, đào thải
những cái sai, cái lỗi thời trên tinh thần phê phán, vượt bỏ mọi thiên kiến để tiến lên phía trước,
đáp ứng nhanh nhạy, kịp thời, chính xác những đòi hỏi của cuộc sống, yêu cầu nhiệm vụ bức thiết
của thực tiễn cách mạng đang đặt ra. Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là hệ thống tín
điều cứng nhắc hay học thuyết giáo điều, kinh viện mà là kim chỉ nam cho hành động - một học
thuyết sinh động, tràn đầy sức sống, luôn hành động vì lẽ phải, vì chân lý khoa học, vì khát vọng
sống làm người chân chính để thực hiện tiến bộ xã hội.

 Một trong những cống hiến xuất sắc của V.I. Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác là
tìm ra những đặc điểm cơ bản và quy luật vận động của chủ nghĩa đế quốc, giới hạn tồn tại của nó
- điểm “cốt lõi”, nấc thang cuối cùng của chủ nghĩa tư bản để vạch trần ngọn nguồn bí mật của xã
hội tư bản, giúp giai cấp vô sản nhận thức đúng âm mưu, bản chất phản động, sự lừa gạt, tráo trở
của giai cấp tư sản và giới trí thức tư sản theo đuôi nó đang cản trở tiến bộ lịch sử. Phân tích các
mâu thuẫn nội tại trong xã hội tư bản chủ nghĩa đương thời, V.I. Lênin nhận định rằng, chủ nghĩa
đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất, đồng thời là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Nó
hoàn toàn không phải là một hình thái kinh tế - xã hội mới, cao hơn hình thái kinh tế - xã hội tư
bản như những người cơ hội, xét lại tuyên truyền, xuyên tạc nhằm ca ngợi chủ nghĩa đế quốc, phủ
nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác để lừa mị dân. Sự phát triển của các
mâu thuẫn này tất yếu đẩy xã hội tư bản vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động thế giới chống lại các thế lực phản động, cản trở
sự phát triển của lịch sử, kìm hãm sự tiến bộ xã hội sẽ kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ để
xóa bỏ mọi tội ác và bất công do giai cấp tư sản sản sinh ra.
 Trên cơ sở hiện thực sinh động của sự phát triển chủ nghĩa đế quốc, thực tiễn phong trào công
nhân và đời sống kinh tế - xã hội Nga, V.I. Lênin đã phát hiện quy luật phát triển không đều về
kinh tế và chính trị của xã hội tư bản và chỉ ra tính tất yếu khách quan giành thắng lợi của cách
mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo. Người cho rằng, giai cấp vô sản cần phải lợi dụng
triệt để các mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa đế quốc để chiến thắng nó tại nơi tập trung những
mâu thuẫn, ở khâu yếu nhất, mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền vô tận của chủ nghĩa tư bản.
Quan điểm của V.I. Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là việc chỉ ra mục tiêu cách mạng,
đối tượng và chủ thể, lực lượng tham gia cách mạng, nội dung và hình thức của cách mạng,
phương thức và điều kiện bảo đảm thắng lợi của cách mạng có ý nghĩa lý luận - thực tiễn sâu sắc,
mang tính định hướng chính trị, chỉ đạo thực tiễn thiết thực đối với việc vạch ra con đường đi mới
và triển vọng thắng lợi của cách mạng vô sản ở một số nước, thậm chí ở một nước chủ nghĩa tư
bản phát triển tầm trung bình như nước Nga; đồng thời, đề cao vai trò của nhân tố chủ quan, tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của giai cấp vô sản, đặc biệt là vai trò của Đảng Cộng sản trong cuộc
đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

 Hiện nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, Đảng ta đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam chỉ đạo mọi hoạt động của toàn Đảng. Đảng và Nhà nước ta
vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin trong Chính sách kinh tế mới, đề ra nhiều chủ trương,
đường lối đúng đắn trong việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tạo ra các đòn bẩy kinh tế thúc
đẩy kinh tế đất nước phát triển. Cho đến nay, các chủ trương, đường lối lớn có ý nghĩa chiến lược
của Đảng đã được thực hiện đạt kết quả tốt.
 Điều kiện hiện nay, kinh tế nước ta đang gặp khó khăn tạm thời do tác động của suy giảm kinh tế
toàn cầu, Đảng và Nhà nước ta vẫn xác định phát triển kinh tế thị trường định hướng CNXH, thực
hiện cho bằng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây
cũng là mục tiêu xuyên suốt, trung tâm của những giải pháp điều hành nền kinh tế như kiềm chế
lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Nhà
nước ta luôn gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, như thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo,…
 Với bản thân, hiện là một đảng viên mới thì phải cần làm gì để vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, để phấn đấu trở thành một
đảng viên chính thức. Đó là một điều làm cho tôi phải trăn trở.Để thực hiện được điều đó:
Thứ nhất, bản thân cần phải nắm chắc bản chất cách mạng và khoa học, năm chắc những nguyên
lý, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng đúng đắn, sáng
tạo vào thực tiễn nước ta, và cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Một là, cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin. Khi vận dụng một quan
điểm tư tưởng nào đó của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm chắc bối
cảnh ra đời, phạm vi nhiệm vụ mà tư tưởng, nguyên lý đó phải giải quyết. Không thể dựa vào
một câu nói, một luận điểm tư tưởng của C.Mac, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh mà không rõ bối cảnh ra đời của nó như thế nào đã bê nguyên xi vận dụng vào tình
hình thực tiễn, bởi vì có những luận điểm tư tưởng mà các nhà kinh điển đưa ra chỉ mang tính
chất dự báo, hoặc có những luận điểm, tư tưởng do có người đọc không kỹ nên có thể dẫn
đến hiểu nhầm và vận dụng máy móc.
- Hai là, khi vận dụng, phải nắm chắc đặc điểm nước ta, xuất phát đầy đủ từ tình hình thực tiễn
đất nước, xác định rõ những yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn cần giải quyết, đồng thời cân nhắc
kỹ lưỡng bối cảnh quốc tế.
- Ba là, phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đất nước, tham khảo
kinh nghiệm đất nước, từ đó khái quát thành những bài học cho cách mạng nước ta trong từng
giai đoạn, từng thời kỳ.
- Việc vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện thực tiễn
nước ta hiện nay đang là vấn đề mà Đảng và toàn dân chúng ta quan tâm, coi đó là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải đi
liền với bổ sung và phát triển dựa trên những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Phải chăm chú phát
hiện, tổng kết thực tiễn để tìm ra cái mới của lý luận, bổ sung cho khi tàng lý luận Mácxít,
dùng nó như 1 kim chỉ nam dẫn đường, chứ không phải kinh thánh để rơi vào giáo điều.
- Bốn là, muốn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
chúng ta cần phải vững các hệ thống quan điểm tư tưởng của Người, nắm chắc mục tiêu, yêu
cầu từng giai đoạn, gắng chặc với tổng kết thực tiễn để hiểu sâu sắc quá trình vận dụng chủ
nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam, để hình thành hệ thống quan điểm tư tưởng của
Người về cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắng liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết
dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của nhân dân, do dân và
vì dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư, về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, về xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh, cán bộ Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung
thành của nhân dân... Chỉ thông qua quá trình đó chúng ta mới có thể góp phần phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai, bản thân cần phải kiên quyết đấu tranh chống những luận điệu và thủ đoạn đã kích, phủ
nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo vệ nguyên tắc lý luận của nó.
Những nguyên tắc lý luận có giá trị bền vững nằm trong toàn bộ các bộ phận cấu thành của
nó, trước hết thể hiện trong các học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin và những nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu ở trên.
- Để đấu tranh có hiệu quả, bản thân cần phải nắm có hệ thống từng luận điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắng liền với hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cụ thể cần giải
quyết. Đồng thời phải tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
trong điều kiện mới, đưa những tư tưởng , quan điểm đó vào thực tế cuộc sống, đem lại hiệu
quả thiết thực nhằm hiện thực hoá thắng lợi những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội,
hiện thực hoá thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh". Đó là cách tốt nhất để bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Bản thân cần phải kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng cơ hội, xét lại và bảo thủ, giáo điều.
Cả hai loại đó đều rất nguy hiểm, nhất là khi các thế lực thù địch lồng ghép vào chiến lược
"diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.
- Bên cạnh những luận điệu không mới, đã từng tồn tại từ khi chủ nghĩa Mac-Lênin ra đời đến
nay, chúng tập trung khai thác các khía cạnh mới, sự sụp đổ của chế độ XH XHCN ở Liên Xô
và các nước Đông Âu, chủ nghĩa tư bản còn sức phát triển cùng với sự phát triển như vũ bảo
của khoa học công nghệ, xuyên tạc, bôi đen những thành quả của chủ nghĩa xã hội, cho chủ
nghĩa Mác-Lênin là ảo tưởng, đã lỗi thời, không thể vận dụng được trong xã hội hiện nay,
đồng thời đề cao hệ tư tưởng tư sản, xã hội tư sản.
- Mặc khác, chúng còn sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "tôn giáo" để ra sức chống phá ta. Lợi
dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, các thế lực thù địch ở
bên trong đã đội lốt tôn giáo để hoạt động nhằm giành giật quần chúng, xây dựng lực lượng
nhằm chống phá chế độ ta, các thế lực phản động ở ngoài nước đang ra sức lợi dụng danh
nghĩa dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào nội bộ nước ta.
- Trong cuộc đấu tranh vô cùng gay go và quyết liệt này, hơn ai hết, Đảng phải là người đi đầu
kiên quyết đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ cương lĩnh, đường lối, ...Muốn vậy,
trước hết và chủ yếu là người đảng viên, chúng ta phải có lập trường tư tưởng, vững vàng,
không mơ hồ, dao động, phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng cương lĩnh, điều lệ
Đảng và pháp luật của nhà nước, kiên định những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc
của Đảng: "Độc lập dân tộc gắng liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và
dân tộc ta, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho mọi hành động của Đảng, Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, không chấp nhận "đa nguyên, đa Đảng". Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân,
do dân và vì dân, thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản
trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, kết hợp chủ nghĩa chân chính yêu nước và
chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân".
- Sự nghiệp đổi mới theo định hường XH XHCN do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm xây
dựng nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đây là
một cuộc cải biến cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để, đòi hỏi phải phát huy cao độ nhiệt
tình cách mạng, sức mạnh đoàn kết và tài trí sáng tạo của toàn dân tộc, đưa nước ta ra khỏi
tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước thành một quốc gia giàu mạnh, có nền kinh
tế phồn vinh, khoa học kỹ thuật hiện đại, có chế độ chính trị ổn định và vững mạnh, đồng thời
có một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người và lối sống Việt
Nam thể hiện được những đặc trưng của CNXH. Một sự nghiệp vĩ đại như vậy đòi hỏi phải
có sự dẫn dắt của hệ tư tưởng tiên tiến. Đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản
nhất đối với Đảng và nhân dân ta, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng, khoa học và nhân đạo, vận dụng một cách
đúng đắn, thích hợp vào điều kiện thực tiễn nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, kiên quyết đấu tranh chống những luận
điệu và thủ đoạn đả kích, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh từ phía những thế lực thù địch.
- Trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu, học tập để nắm vững, vận dụng sáng tạo và bảo vệ
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
mọi cán bộ, đảng viên và toàn dân ta.
Tóm lại, muốn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong công cuộc đổi mới hiện nay, bản thân cần phải học tập nghiên cứu nghiêm túc, có hệ
thống, tìm hiểu đúng đắn, nắm vững những nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.Vì vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở
chúng ta phải nâng cao tư tưởng về chủ nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường quan điểm,
phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân
tích một cách đúng đắn đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu
được qui luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương
châm, bước đi cụ thể của cách mạng chủ nghĩa xã hội thích hợp với tình hình của đất nước

You might also like