You are on page 1of 3

Câu 1: Truy thu thuế là gì?

Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ
hành vi vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao?

- Truy thu thuế là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối
tượng nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
- Không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm
pháp luật:

Vì : Truy thu thuế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải
do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế. Về bản chất, truy thu
thuế là một quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa nộp đủ thuế thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ của mình chứ không phải là một quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể do khách quan, chủ
quan, cố ý hoặc vô tình vi phạm. Nếu xác định được việc chậm nộp thuế là do
hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính thâm chí là trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi
phạm. 

Câu 2: Hoàn thuế là gì? Hoàn thuế có phải là trường hợp được miễn, giảm thuế
không? Tại sao?

- Hoàn thuế được định nghĩa là việc Nhà nước trả lại cho cá nhân, đơn vị kinh
doanh sô tiền bị thu vượt quá, thu sai của các đối tượng trên sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế.

 Việc hoàn thuế được áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau:

+ Đối tượng nộp thuế tạm thời nhưng sau khi quyết toán lại phát hiện ra mức thuế
thực không nhiều như vậy.

+ Quá trình quyết toán thuế giá trị gia tăng theo định kỳ quy định nhưng số thuế
đầu vào của doanh nghiệp lớn hơn so với số thuế đầu ra.

+ Việc áp dụng thuế bị sai quy định về đối tượng nộp thuế, miễn giảm thuế và mức
thuế suất.

Hoàn thuế không phải là trường hợp được miễn, giảm thuế

Vì các trường hợp miễn, giảm thuế bao gồm:

_ Thu nhập được miễn thuế

+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con
đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ
với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị,
em ruột với nhau.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất
ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

+ Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

+ Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ
đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha
vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu
ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

+ Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm
muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc
chỉ qua sơ chế thông thường.

+ Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước
giao để sản xuất.

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

+ Thu nhập từ kiều hối.

+ Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương
làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

+ Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự
nguyện chi trả hàng tháng.

+ Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

+ Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;

+ Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ
khuyến học của tổ chức đó.

+ Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường
tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy
định của pháp luật.
+ Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không
nhằm mục đích lợi nhuận.

+ Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo
dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.

+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho
các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

+ Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc
trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai
thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

_ Giảm thuế

+ Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo
ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt
hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Câu 3: Xác định cơ quan có thẩm quyền thu thuế ở Việt Nam hiện nay?

Cơ quan có thẩm quyền thu thuế ở Việt Nam hiện nay là Tổng cục thuế Việt Nam
thông qua các cơ quan là :

+ các cục thuế

+ chi cục thuế

+ phòng thuế

Tổng cục Hải quan Việt Nam thông qua các cơ quan của nó là:

+ cục hải quan

+ chi cục hải quan và các cán bộ chuyên môn được ủy quyền khác ở khắp các địa
phương trong cả nước.

Đối với các phí và lệ phí, các cơ quan thu thuộc các bộ, ngành, chính quyền địa
phương có liên quan được ủy quyền thu.

You might also like