You are on page 1of 6

Công nhân việt nam

Giai cấp công nhân theo tư tưởng của chủ nghĩa Mac và Ăng ghen có một vai
trò then chốt, cực kì quan trọng trong việc xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, chế
độ bóc lột, giải phóng nhân dân lao động nói riêng và toàn thể nhân loại nói
chung khỏi khỏi những chế độ cổ hũ , độc ác , lạc hậu , nghèo nàn này và mở ra
, hướng theo một xã hôi Chủ Nghĩa tốt đẹp hơn. Và trong tiến trình lịch sử ở
Việt Nam, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng Việt
Nam, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Với
những hướng đi , những quan điểm hợp lí và sự đồng thuận về cách mạng theo
hướng vô sản , …

Giai cấp công nhân ở Việt Nam được ra đời vào những năm 30 thế kỷ XX
trong thời kì Pháp thuộc. Trước thời gian này , đất nước ta vẫn là một nước
thuộc chế độ phong kiến : chỉ có 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và
nông dân bị thuộc dân Pháp đô hộ. Đến khi Pháp quyết định khai thác thuộc
địa, mở rộng quy mô với những nhà máy, những ngành mới như : Nhà máy
rượu bia, nhà máy điện, nhà máy vải sợi ,đồn điền cao su, cà phê ,ngành đường
sắt, hầm mỏ,… và đã bắt những người nông dân , thợ thủ công vào làm. Đa số
công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Trong số 27.505 công
nhân, đồn điền, thợ mỏ ở 15 tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1929 thì có tới 24.658 người
là nông dân. Những người nông dân , thợ thủ công này bị bắt phải từ bỏ đất đai
để vào làm việc cho các doanh nghiệp mới. Sự kiện này đã tạo ra những người
công nhân đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi Pháp thua cuộc trong chiến tranh thế
giới lần thứ nhất , họ đã quyết định tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2
để đền bù tổn thất. Họ đã tăng cường đầu tư vào những ngành như : Dệt may ,
chế biến , khai khoáng… và việc này đã làm cho số lượng công nhân ngày
càng to lớn, đông đảo hơn . Cụ thể, ở các thành phố, đã có nhiều nhà máy với
số lượng nhân công lên đến 1.000 như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy
Dệt Nam Định. Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các
doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, bao gồm thợ mỏ, công
nhân các ngành công thương nghiệp, công nhân các đồn điền trồng cây công
nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ
may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng... Và dần dần như thế đã
hình thành ra một giai cấp mới ở Việt Nam , giai cấp Công Nhân.

Dưới sự áp bức, bóc lột vô cùng năng nề, hà khắc của nước Pháp đối với
nước ta, sớm tiếp thu được truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc
ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh
với tư bản Pháp. Giai cấp công nhân Việt Nam đã bắt đầu tập trung đoàn kết
lại, tổ chức tập hợp với nhau với mục tiêu đấu tranh đòi lại quyền lợi, hình
thành các Hội Tương tế, Hội Ái hữu trong các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng
những quyền lợi đòi cũng như sự đấu tranh vẫn còn nhỏ lẻ và trước mắt, với
các hình thức như: bỏ việc về quê, đình công, đòi tăng lương ,… Những sự
kiện tiêu biểu về những cuộc đấu tranh đầu tiên có thể kể đến như :  cuộc
đấu tranh của công nhân đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, công nhân mỏ thiếc
- kẽm Cao Bằng, gạch Yên Thế, dệt sợi Nam Định, Công hội Ba Son ở Sài
Gòn của đồng chí Tôn Đức Thắng , …

Trong khoảng thời gian lực lượng xã hội mới - công nhân đang trở nên phổ
biến ở Việt Nam , chủ nghĩa Mac Lê Nin đang được những người cộng sản ở
Việt Nam nghiên cứu, truyền bá. Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá
vào Việt Nam, số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn
là bãi công đã có thêm tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo. Từ đó dần dần
phong trào công nhân Việt Nam đã sớm kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác -
Lênin , lấy tư tưởng đó làm nền tảng , vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể
ở một nước thuộc địa, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các thanh niên cách mạng
Việt Nam truyền bá. Năm 1927 có 7 cuộc bãi công thì năm 1929 có đến 24
cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000
người. Từ những yếu tố trên cộng theo phong trào yêu nước, các cuộc đấu
tranh đòi quyền bình đẳng cho giai cấp Công nhân ngày một nhiều hơn , được
tổ chức có chiến lược, đồng thời , ít nhỏ lẻ hơn. Từ điều này đã dẫn đến sự ra
đời của các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam , Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt
Nam.

Sau khi những tổ chức được thành lập , những phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân đã được đẩy mạnh , tiến triển nhanh hơn, có tác động , ảnh
hưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều. Điển hình là phong trào bãi công của công nhân
Ba Son Mục đích của hội là: Đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu
tranh chống đế quốc tư bản. Công hội đỏ đã trở thành linh hồn của phong trào
bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925 của tổ chức Công Hội Đỏ do
đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập . Cuộc bãi công này ủng hộ sự đấu tranh của
những người công nhân ở Thượng Hải, Trung Quốc. Cho nên đây là cuộc đấu
tranh đầu tiên của công nhân ta mang tính chính trị quốc tế. Ngoài ra còn có
Liên đoàn các công nhân lái tàu trên các bến Viễn Đông ( Hải viên công hội).
Tôn chỉ của hội là : ” Mưu lợi ích và giúp đỡ anh em lao động Hải viên, đòi
những điều kiện cần thiết cho anh em lao động Hải viên, đoàn kết toàn thể anh
chị em lao động”. Công hội này đã thu hút rất nhiều thủy thủ đặc biệt là các
thuỷ thủ Việt Nam làm trên những con tàu chạy từ Pháp qua các nước khác như
Việt Nam, Trung Quốc ,… Hải viên công hội đã cùng với Sài Gòn - Chợ Lớn
đã góp phần rất nhiều trong việc gắn bó mật thiết với công nhân lao động nhằm
tổ chức ra các Hội tương tế, ái hữu bí mật , rút ngắn giai đoạn đấu tranh “tự
phát” của phong trào công nhân Việt Nam.

Để đạt được những thành tựu từ xác định hướng đi đúng đắn cho đất nước , cho
đến xác định tầm quan trọng của giai cấp Công nhân và khai phá, thúc đẩy sự
tự giác , giác ngộ , có ảnh hưởng to lớn đến nhân dân tập thể nói chung và giai
cấp công nhân nói riêng , đã là sự cống hiến hết mình của nhiều nhân vật yêu
nước , quên thân mình vì lợi ích to lớn hơn. Những nhân vật có thể kể tiêu biểu
như : Phan Bội Châu , Tôn Đức Thắng ,… nhưng người có sức ảnh hưởng tiền
đề , là cái gốc cho mọi hướng đi , sự phát triển sau này của đất nước ta thì phải
nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã đặt nền móng, cơ sở lý luận cho sự ra
đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam , và những
quyết định của bác đã ảnh hưởng rất nhiều tới con đường mà giai cấp công
nhân đang đấu tranh . Chủ tịch Nguyễn ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam thanh
niên cách mạng ở Quảng Châu - Trung Quốc , dạy các hội viên về những tiêu
chí : “ Tổ chức công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm
tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công
nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là
để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới “. Từ đó những hội viên mới về nước
và hoạt động, phát triển những hội quần chúng như hội hiếu hỉ, tương tế, chơi
họ,… thành tổ chức công hội.
Reference :
https://congdoanthuathienhue.org.vn/printpage-tin-tuc/lien-doan-lao-
dong-tinh/de-cuong-tuyen-truyen-ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-cong-
doan-viet-nam.htm
https://bthcm.thuathienhue.gov.vn/thu-vien-so/sach-chuyen-de/tid/bac-
ho-voi-giai-cap-cong-nhan-va-cong-doan-viet-nam/newsid/56fe47fd-
8c9e-4ec8-a6df-fba2160098b6/cid/beb1c22b-b806-409f-bd13-
6a5378aa4cce
https://dbnd.quangngai.gov.vn/i6452-xay-dung-giai-cap-cong-nhan-
hien-dai,-lon-manh.aspx
http://ldld.caobang.gov.vn/about/Tom-tat-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-
trien-cua-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-Cong-doan-Viet-Nam-phan-
1.html

You might also like