You are on page 1of 3

BÀI LUYỆN TẬP

GIẢI BÀI TOÁN HNO3 BẰNG


PP ION – ELECTRON

Câu 1. Cho 28,8 gam bột Cu vào 200 ml hỗn hợp axit HNO3 1,0M và H2SO4 0,5M thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử
duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 3,36 lít. D. 2,24 lít.
Câu 2. Cho 0,3 mol Cu vào 500 ml dung dịch chứa KNO3 0,5M và H2SO4 0,5M thấy thoát ra V lít khí NO ở (đktc). Giá trị
của V là:
A. 11,2 B. 5,6 C. 2,8 D. 4,48
Câu 3. Cho 0,96 gam Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,08M và H2SO4 0,2M sinh ra V (lit) một chất khí có
tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch X. V có giá trị là:
A. 0,1792 lit B. 0,3584 lit C. 0,448 lit D. 0,336 lit
Câu 4. Thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa 0,04 mol HNO3 để được 0,5 lít dung dịch có pH = 0,55. Cho Cu dư vào
0,5 lít dung dịch trên, thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) thu được là:
A. 0,784 lít B. 1,008 lít C. 1,568 lít D. 0,896 lít
+
Câu 5. Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất của
HNO3 là khí NO. Số gam muối khan thu được là
A. 5,64. B. 7,9. C. 8,4. D. 8,84.
Câu 6. Cho 500ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,2M và HCl 1M. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch thì chỉ thu được một
sản phẩm khử duy nhất là NO. Khối lượng Cu có thể hòa tan tối đa vào dung dịch là
A. 3,2 gam. B. 6,4 gam. C. 2,4 gam. D. 9,6 gam.
Câu 7. Để hòa tan hết hỗn hợp gồm 9,6 gam Cu và 12 gam CuO cần tối thiểu V ml dung dịch hỗn hợp HCl 2,5M và NaNO3
0,25M (biết NO là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 120. B. 680. C. 400. D. 280.
Câu 8. Cho 3,84 gam bột Cu và 100 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, để hòa tan hết lượng chất rắn còn
lại người ta thêm tiếp V ml dung dịch HCl 2M vào cốc (sản phẩm khử duy nhất là NO). Giá trị của V là
A. 60 B. 160 C. 30 D. 15
Câu 9. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch HNO3 1M, thu được V1 lít khí NO duy nhất (đktc).
– Thí nghiệm 2: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch HNO3 1M + H2SO4 0,5M, thu được V2 lít khí NO duy nhất
(đktc).
Mối liên hệ giữa hai thể tích V1 và V2 là
A. V1 < V2. B. V1 = V2. C. V1 > V2. D. V1 = 2V2.
Câu 10. So sánh khối lượng Cu tham gia phản ứng trong hai trường hợp sau:
– Hòa tan m1 gam Cu cần vừa đủ 200 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1,2M và H2SO4 0,3M.
– Hòa tan m2 gam Cu cần vừa đủ 200 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1,2M và H2SO4 0,8M.
Biết rằng cả hai trường hợp sản phẩm khử đều là khí NO duy nhất. Tỉ lệ m1: m2 có giá trị là.
A. m1: m2 = 9: 8 B. m1: m2 = 8: 9 C. m1: m2 = 1: 1 D. m1: m2 = 10: 9
Câu 11. Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau:
– Cho 16,2 gam Ag vào 200 ml dung dịch HNO3 0,6M thu được V1 lít NO (đktc).
– Cho 16,2 gam Ag vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 0,6M và H2SO4 0,1M, thu được V2 lít NO (đktc). Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 loãng phân li hoàn toàn thành 2H+ và SO42–.
Thể tích V1, V2 lần lượt là:
A. V1 = V2 = 0,672. B. V1 = 0,672; V2 = 0,896. C. V1 = 0,672; V2 = 1,120. D. V1 = V2 = 1,120.
Câu 12. Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M
và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol
NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z.
Giá trị của z là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 3,0 gam kim loại vào dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, sau phản ứng thu được dung dịch X
và có 1,344 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) gồm NO2 và một khí Z. Khối lượng hỗn hợp Y là 2,94 gam. Nếu lấy một ít dung dịch
X cho tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 thì không tạo ra kết tủa. Vậy số gam muối khan có trong dung dịch X là:
A. 7,03 gam B. 7,65 gam C. 7,34 gam D. 7,96 gam
Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm
NO và NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y1. Cô cạn Y1
được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Tỷ khối của khí Y so với He là
A. 8. B. 9,5. C. 9. D. 10.
Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu vào dung dịch 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít hỗn hợp khí NO2; NO
(đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung
dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 25,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V gần nhất với
A. 1,8 B. 2,7 C. 3,6 D. 5,4
Câu 16. Hoà tan hoàn toàn 2,56 gam Cu vào 25,20 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+).
Thêm 210 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc đem cô cạn hỗn hợp thu được chất rắn Y. Nung Y
đến khối lượng không đổi được 17,40 gam chất rắn Z. Nồng độ % của Cu(NO3)2 trong dung dịch X có giá trị gần nhất với
A. 27,5 B. 28,0 C. 28,5 D. 29,0
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+).
Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn
Z. Nung Z tới khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là
A. 27,09%. B. 29,89%. C. 28,66%. D. 30,08%.
Câu 18. Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam Ag vào 42 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4). Cho
5,6 gam Fe tan hoàn toàn trong dung dịch X, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y (sản phẩm khử trong quá trình này
là khí NO duy nhất). Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi trong không khí, thấy khối lượng Z giảm
13,1 gam. Nồng độ % của AgNO3 trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32,5%. B. 33,5%. C. 34,5%. D. 35,5%.
Câu 19. Cho 7,2 gam Mg phản ứng hoàn toàn với 150 gam dung dịch HNO3 37,8% thu được dung dịch X và thoát ra các khí
NO, N2, N2O. Biết rằng nếu thêm 900ml dung dịch NaOH 1M vào X (không thấy khí thoát ra), loại bỏ kết tủa thu được rồi
cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 57,75 gam chất rắn. Nồng độ % của HNO3 trong dung
dịch X gần nhất với
A. 6,10%. B. 6,15%. C. 6,20%. D. 6,25%.
Câu 20. Cho 6,048 gam Mg phản ứng hết với 189 gam dung dịch HNO3 40% thu được dung dịch X (không chứa muối
amoni) và hỗn hợp khí là oxit của nitơ. Thêm 392 gam dung dịch KOH 20% vào dung dịch X, rồi cô cạn và nung sản phẩm
đến khối lượng không đổi thu được 118,06 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ % của Mg(NO3)2 trong dung dịch X là
A. 19,7% B. 17,2% C. 20,2% D. 19,1%

You might also like