You are on page 1of 31

CHƯƠNG 4

GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN


GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN
¡ Dòng thời gian

¡ Vấn đề về lãi suất

¡ Khoản tiền đơn

¡ Chuỗi tiền tệ
GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN
(TIME VALUE OF MONEY - TVM)

TẠI SAO CẦN PHẢI QUAN TÂM TMV?


¡ Tất cả các quyết định tài chính đều liên quan đến tình huống một người sẽ thanh
toán vào một thời điểm và nhận tiền sau đó. Tiền được thanh toán hoặc nhận vào
hai thời điểm khác nhau è phân tích TMV.
DÒNG THỜI GIAN
(TIME LINES)

¡ Một dòng tiền phát sinh ở hiện tại sẽ được thể hiện tại thời điểm zero
¡ Dòng tiền ra (dòng tiền thanh toán) được thể hiện bằng dấu âm; dòng tiền vào (dòng tiền nhận được)
được thể hiện bằng dấu dương
¡ Các dòng tiền phát sinh sẽ được thể hiện trên dòng thời gian
¡ Cuối kỳ này sẽ tương đương với bắt đầu của kỳ khác.
Khi dòng tiền đã được thể hiện trên dòng thời gian, chúng có thể di chuyển:
¡ Đến đầu kỳ đầu tư để tính toán hiện giá
¡ Đến cuối kỳ để tính toán thời giá.
VẤN ĐỀ VỀ LÃI SUẤT

Lãi đơn và Lãi kép


¡ Lãi đơn là lãi chỉ được tính trên vốn gốc một lần trong suốt kỳ giao dịch
Công thức tính: F = P (1+n*r)
¡ Lãi kép là tiền lãi ở các kỳ trước được nhập chung vào vốn gốc để tính lãi tiếp cho kỳ sau
Công thức tính: 𝐹 = 𝑃(1 + 𝑖))
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT
¡ Lãi suất danh nghĩa è khi thời gian ghép lãi không trùng với thời gian phát biểu thì lãi suất áp dụng
gọi là lãi suất danh nghĩa
Ví dụ: lãi 12%/năm ghép lãi theo tháng

¡ Lãi suất thực è khi thời gian ghép lãi trùng với thời gian phát biểu thì lãi suất áp dụng gọi là lãi suất
thực
Ví dụ: lãi 12% tính theo năm

¡ Lãi suất theo kỳ đoạn (Periodic rates): IPER


Lưu ý: khi số lần thanh toán lãi nhiều hơn một lần mỗi năm, lãi suất danh nghĩa cần phải được chuyển đổi
thành lãi suất theo kỳ đoạn, và số năm cũng cần phải chuyển đổi theo số kỳ đoạn.
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Một số cách phát biểu lãi suất:


¡ Lãi suất phát biểu không nói rõ là thực hay danh nghĩa, đồng thời cũng không xác
định rõ kỳ đoạn ghép lãi è lãi suất phát biểu thường là lãi suất thực.
¡ Lãi suất phát biểu không nói rõ là thực hay danh nghĩa, nhưng có xác định rõ kỳ
đoạn ghép lãi è lãi suất phát biểu thường là lãi suất danh nghĩa.
¡ Lãi suất phát biểu đã nói rõ là thực hay danh nghĩa, nếu không xác định rõ kỳ
đoạn ghép lãi thì lấy theo kỳ đoạn phát biểu.
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT
Chuyển từ lãi danh nghĩa kỳ đoạn này sang lãi danh nghĩa kỳ đoạn khác:
𝑟,
𝑟+ =
𝑚
𝑟+ : lãi suất danh nghĩa của kỳ đoạn ngắn
𝑟, : lãi suất danh nghĩa của kỳ đoạn dài
m: số kỳ đoạn ngắn trong kỳ đoạn dài

Ví dụ: lãi suất danh nghĩa 6% năm trả lãi hai lần một năm è 𝑟+ = 6% ÷ 2 = 3%
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT
Chuyển từ lãi thực kỳ đoạn này sang lãi thực kỳ đoạn khác:

¡ Chuyển từ lãi suất thực kỳ đoạn ngắn sang lãi suất thực kỳ đoạn dài:
i, =(1 + i+ )/ - 1
¡ Chuyển từ lãi suất thực kỳ đoạn dài sang lãi suất thực kỳ đoạn ngắn:
i+ = 0 (1 + i, )   − 1

i+ : lãi suất thực kỳ đoạn ngắn


i, : lãi suất thực kỳ đoạn dài
m: số kỳ đoạn ngắn trong kỳ đoạn dài
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Ví dụ 1: ông M mua trả góp một món hàng trả góp trong 2 năm. Người bán lẻ yêu cầu
trả một số tiền vào cuối mỗi tháng với mức lãi suất 0.85% tháng, tuy nhiên ông M đề
nghị trả số tiền vào cuối mỗi quý cũng trong 2 năm.
Tính lãi suất theo quý mà ông M phải trả?

Ví dụ 2: một công trái giáo dục lãi suất 40% 5 năm nhận cả vốn và lãi vào cuối năm thứ
5. Tính lãi thực và danh nghĩa của năm?
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Chuyển từ lãi danh nghĩa sang lãi thực


Nếu so sánh chi phí của các khoản nợ vay khác nhau đều yêu cầu thanh toán tiền lãi nhiều hơn một lần
một năm, hoặc so sánh suất sinh lợi của các khoản đầu tư trả lãi nhiều hơn một lần một năm, việc so sánh
phải được căn cứ trên lãi suất thực.
𝑟 34
𝑖 = 1+ −1
𝑚+
i: lãi suất thực của kỳ đoạn cần tính
r: lãi suất danh nghĩa của kỳ đoạn phát biểu
𝑚+ : số lần ghép lãi trong kỳ đoạn phát biểu
𝑚, : số lần ghép lãi trong kỳ đoạn cần tính
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Ví dụ: Bạn hãy chọn lựa giữa 2 phương án sau:


(1) vay ngân hàng với lãi suất danh nghĩa là 12% năm, trả lãi theo quý
(2) vay tín dụng (credit card) với lãi suất danh nghĩa 12%/năm ,trả lãi theo
tháng
BÀI TẬP

Bài 1: Nếu lãi suất 6% năm ghép lãi theo tháng. Tính lãi thực của
tháng? quý? 6 tháng? năm?

Bài 2: Nếu lãi suất là 1% tháng. Tính lãi thực của quý? 6 tháng? năm?
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

¡ Để tìm giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đối với các kỳ đoạn ghép lãi trong năm, công thức tổng quát
như sau:
G6
𝐼6FG
𝐹𝑉6 = 𝑃𝑉(1 + 𝐼89: );ố  =ỳ  ?@éB  CãE = 𝑃𝑉 1 +
𝑀
Ø IPER: lãi suất kỳ đoạn
Ø INOM: lãi suất danh nghĩa
Ø M: số kỳ ghép lãi trong một năm
Ø N: số năm
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Ví dụ 1: giả sử bạn sở hữu khoản đầu tư $100 trả lãi danh nghĩa 12%
năm, ghép lãi theo quý. Sau 2 năm bạn sẽ thu về bao nhiêu tiền?

Ví dụ 2: bài tập 6.1/ câu 6b


KHOẢN TIỀN ĐƠN

¡ Giá trị tương lai (thời giá) của một khoản tiền đơn: là giá trị của khoản tiền đơn (khoản tiền
duy nhất) sẽ đạt được trong một thời gian với lãi suất cho trước.
¡ Công thức tính giá trị tương lai của một khoản tiền đơn:
𝐹𝑉 = 𝑃𝑉(1 + 𝐼)6
Ø PV: giá trị hiện tại của vốn đầu tư
Ø I: lãi suất
Ø N: số kỳ phân tích
Ø Nhân tố lãi suất (1 + 𝐼)6 thể hiện mức lãi suất trên khoản đầu tư sau N kỳ phân tích.
Nhân tố này được tra ở bảng A (giá trị tương lai của 1 đồng) với lãi suất r và số năm N.
KHOẢN TIỀN ĐƠN

¡ Ví dụ: giả sử bạn đang có $2,000 và dự định mua một tài sản có lãi
4% năm, trả lãi theo năm. Bạn sẽ có bao nhiêu nếu tài sản này đến
hạn thanh toán trong 3 năm tới?
KHOẢN TIỀN ĐƠN

¡ Giá trị hiện tại (hiện giá) của một khoản tiền đơn: là giá trị tính quy đổi về thời điểm hiện tại
của dòng tiền tương lai. Nói cách khác, đây là khoản tiền cần phải được đầu tư trong hôm
nay, với một mức lãi suất cho trước để nhận được một khoản tiền FV nhất định sau N kỳ
phân tích.
¡ Phương pháp tính toán PV của dòng tiền còn được gọi là phương pháp chiết khấu
(discounting). Dòng tiền trong tương lai sẽ được chiết khấu về hiện tại.
1 𝐹𝑉
𝑃𝑉 = 𝐹𝑉  × =
(1 + 𝐼)6 (1 + 𝐼)6
KHOẢN TIỀN ĐƠN

Ví dụ 1: Bạn hãy cho biết


1,000
𝑃𝑉 = = 649.93
(1 + 0.09)N
Có ý nghĩa gì?
KHOẢN TIỀN ĐƠN

Ví dụ 2: giả sử một trái phiếu cam kết sẽ trả cho trái chủ $2,2479.73
trong 3 năm. Nếu lãi suất hiện tại là 4%, như vậy tại thời điểm hiện tại
trái phiếu này đáng giá bao nhiêu?
CHUỖI TIỀN TỆ

Chuỗi tiền tệ là một chuỗi tiền đều phát sinh vào khoảng thời gian bằng nhau trong một giai đoạn nhất định.
Có hai dạng của chuỗi tiền tệ: chuồi tiền tệ đều cuối kỳ (ordinary annuities) và chuỗi tiền tệ đều đầu kỳ (annuities due)
¡ Chuồi tiền tệ đều cuối kỳ là chuỗi tiền tệ phổ biến, đặc trưng bởi dòng tiền xuất hiện vào cuối mỗi kỳ trong giai
đoạn phân tích.
¡ Chuỗi tiền tệ đều đầu kỳ: là chuỗi tiền tệ nhận được hay thanh toán vào đầu mỗi kỳ trong giai đoạn phân tích (vd
lần thanh toán đầu tiên vào ngày hôm nay tại t = 0).
CHUỖI TIỀN TỆ
Giá trị tương lai (thời giá) của một chuỗi tiền tệ đều cuối kỳ:
𝐹𝑉𝐴6 = 𝑃𝑀𝑇(1 + 𝐼)6T+ + 𝑃𝑀𝑇(1 + 𝐼)6T, + ⋯ + 𝑃𝑀𝑇(1 + 𝐼)V

(1 + 𝐼)6 −1
𝐹𝑉𝐴6 = 𝑃𝑀𝑇
𝐼
Ø FVAN: giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều
Ø PMT: dòng tiền = hằng số
Ø N: số năm phân tích
Ø I: lãi suất
VÍ DỤ

¡ Tìm giá trị tương lai (thời giá) của một khoản đầu tư trả $300 mỗi năm trong 5 năm với mức suất sinh lời là 7%
(tiền được trả vào cuối mỗi năm)
CHUỖI TIỀN TỆ

Giá trị tương lai (thời giá) của một chuỗi tiền tệ đều đầu kỳ:
¡ So với chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kỳ, chuỗi tiền tệ đầu kỳ sẽ phát sinh sớm hơn
một kỳ phân tích, do đó, giá trị đầu tư này sẽ được cộng thêm giá trị của một kỳ
phân tích. Như vậy, giá trị FV của dòng tiền phát sinh đầu kỳ sẽ lớn hơn giá trị
FV của dòng tiền phát sinh cuối kỳ.
𝐹𝑉𝐴đầY  =ỳ = 𝐹𝑉𝐴ZYốE  =ỳ (1 + 𝐼)
VÍ DỤ

¡ Tìm giá trị tương lai (thời giá) của một khoản đầu tư trả $300 mỗi năm trong 5 năm với mức suất sinh lời là 7%
(tiền được trả vào đầu mỗi năm)
CHUỖI TIỀN TỆ

¡ Hiện giá của chuỗi tiền tệ đều phát sinh cuối kỳ 𝑷𝑽𝑨𝑵
𝑃𝑀𝑇 𝑃𝑀𝑇 𝑃𝑀𝑇
𝑃𝑉𝐴6 = + + ⋯ +
(1 + 𝐼)+ (1 + 𝐼),   (1 + 𝐼)6
1 1
𝑃𝑉𝐴6 = 𝑃𝑀𝑇 −
𝐼 𝐼(1 + 𝐼)6  
¡ Hiện giá của chuỗi tiền tệ đều phát sinh đầu kỳ 𝑷𝑽𝑨đầ𝒖  𝒌ỳ

So với chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kỳ, chuỗi tiền tệ đầu kỳ sẽ phát sinh sớm hơn một kỳ phân tích, do đó,
giá trị đầu tư sẽ được chiết khấu ít hơn một kỳ phân tích. Như vậy, giá trị PV của dòng tiền phát sinh đầu
kỳ sẽ lớn hơn giá trị PV của dòng tiền phát sinh cuối kỳ.
𝑷𝑽𝑨đầ𝒖  𝒌ỳ =   𝑷𝑽𝑨𝒄𝒖ồ𝒊  𝒌ỳ (𝟏 + 𝑰)
VÍ DỤ

¡ Tìm hiện giá của khoản đầu tư $400 vào cuối mỗi năm trong 10 năm với mức suất sinh lợi là 10%?
CHUỖI TIỀN TỆ KHÔNG ĐỀU
¡ Chuỗi tiền tệ không đều được chia ra làm hai nhóm chính:
¡ Chuỗi tiền tệ bao gồm các dòng tiền đều phát sinh trong kỳ và một khoản tiền phát sinh vào cuối kỳ (năm N).
¡ Chuỗi tiền tệ bao gồm các dòng tiền không đều phát sinh trong kỳ.
¡ Trái phiếu là một ví dụ điển hình của nhóm thứ nhất trong khi cổ phiếu và các khoản đầu tư vốn minh họa cho
nhóm thứ hai.
CHUỖI TIỀN TỆ KHÔNG ĐỀU

¡ Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ không đều
𝑭𝑽 = 𝑪𝑭𝟎 (𝟏 + 𝑰)𝑵 + 𝑪𝑭𝟏 (𝟏 + 𝑰)𝑵T𝟏 + 𝑪𝑭𝟐 (𝟏 + 𝑰)𝑵T𝟐 + ⋯ + 𝑪𝑭𝑵T𝟏 (𝟏 + 𝑰) + 𝑪𝑭𝑵
𝑵

= j 𝑪𝑭𝒕 (𝟏 + 𝑰)𝑵T𝒕
𝒕l𝟎
¡ Hiện giá của một chuỗi tiền tệ không đều
6
𝐶𝐹+ 𝐶𝐹, 𝐶𝐹6 𝐶𝐹n
𝑃𝑉 = + + ⋯+ =j  
(1 + 𝐼)+ (1 + 𝐼), 1+𝐼 6 (1 + 𝐼)n
nl+
VÍ DỤ

¡ Một khoản đầu tư sẽ chi trả lợi tức $100 vào cuối mỗi năm trong vòng 3 năm,
$200 vào cuối năm thứ 4, $300 vào cuối năm thứ 5 và $500 vào cuối năm thứ 6.
Nếu lãi suất 8% năm.
Tính hiện giá (PV) và thời giá (FV) của khoản đầu tư.
BÀI TẬP

¡ Giải bài tập 6.2 và 6.3 sách cô Quang Thu

You might also like