You are on page 1of 8

Họ và tên: Bùi Thị Lan

MSSV: 46.01.301.051
Lớp: K46C
ĐỀ KHẢO SÁT
1. Trình bày hiểu biết của bạn về sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam? Từ khi ra đời đến nay Đảng đã có bao nhiêu lần đổi tên? Đó là những
lần đổi tên nào? (3 điểm)
* Sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong hoàn cảnh Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đường lối giải
phóng dân tộc, với nhiệt huyết cứu nước, với thiên tài trí tuệ, nhãn quan chính trị
sắc bén và được kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, ngày 05-6-
1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc.
Nguyễn Tất Thành sang Pháp, Mỹ, Anh và nhiều nước thuộc địa của đế quốc,
thực dân. Trải qua nhiều nghề lao động khác nhau, Người đã rút ra một kết luận
quan trọng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo độc ác, ở đâu người lao động
cũng bị bóc lột dã man.
Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng
tiến bộ ở Pháp lúc đó. Tháng 6-1919, các nước thắng trận họp Hội nghị Hoà bình ở
Vécxây (Pháp), Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước ở
Pháp gửi tới hội nghị bản yêu sách tám điểm. Những yêu sách của Người không
được Hội nghị đáp ứng. Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ: “Chủ nghĩa
Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo
L'Humanite (Nhân đạo), số ra ngày 16 và 17-7-1920. Những luận điểm cách mạng
của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giải đáp những vấn đề cơ bản và chỉ
dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc mà sau gần mười
năm tìm kiếm (1911 - 1920) Nguyễn Ái Quốc mới bắt gặp.
Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp (tháng 12 - 1920), Nguyễn Ái
Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản do
Lênin thành lập). Đây cũng là sự kiện Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những
sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt
Nam, đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị
của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản.
Từ đây, Người tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu nước,
đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị
các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức, cán bộ cho sự ra đời chính đảng tiên
phong ở Việt Nam.
Về tư tưởng: Người tích cực tố cáo, lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực
dân đối với Nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh Nhân dân bị áp bức
đấu tranh giải phóng.
Về chính trị: thông qua những tác phẩm lý luận tiêu biểu, Nguyễn Ái Quốc
khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức “chỉ có giải phóng giai
cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể
là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”. Mặt khác, cách
mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng chính quốc, góp phần
thúc đẩy cách mạng chính quốc. Cách mạng muốn giành được thắng lợi thì “trước
hết phải có Đảng cách mệnh”.
Về tổ chức: tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành
lập tại Quảng Châu (Trung Quốc), từ đó đã có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu
nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, nâng cao ý thức giác ngộ và
lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Tháng 3-1929, tại số nhà 5D, phố
Hàm Long, Hà Nội, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. Tiếp đó, các tổ
chức cộng sản liên tiếp được thành lập:
- Đông Dương Cộng sản Đảng tại Bắc Kỳ (tháng 6-1929)
- An Nam Cộng sản Đảng tại Nam Kỳ (tháng 11-1929)
- Đông Dương Cộng sản liên đoàn tại Trung Kỳ (tháng 01-1930).
Sự ra đời của các tổ chức cộng sản phản ánh sự phát triển nhảy vọt của phong
trào cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động
biệt lập trong một quốc gia là nguy cơ dẫn đến chia rẽ trong phong trào cách mạng.
Yêu cầu bức thiết lúc đó là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng
sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và Nhân
dân Việt Nam.
Với sự nhạy bén về chính trị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ ngày 06-01 đến ngày 07-02-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản
họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chỉ trì của Lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt của
Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng. Trong đó,
nội dung của Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt thể hiện rõ đường lối của
cách mạng Việt Nam, với chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phản ánh sự kết hợp giữa đấu tranh giai
cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; đồng thời, là
sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó là một mốc lớn, bước
ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về
đường lối cứu nước. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường
lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ
sức lãnh đạo cách mạng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
* Từ khi ra đời đến nay Đảng đã có 3 lần đổi tên:
- Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại
Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành
Đảng Cộng sản Đông Dương
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II: Diễn ra từ ngày 11-19/2/1951 tại xã
Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam
(Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên này).
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV: Diễn ra từ ngày 14-20/12/1976 tại Hà
Nội. ĐH đổi tên Đảng Lao Động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Trình bày sơ nét về giá trị của Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Liên
hệ của bản thân, nêu trách nhiệm của sinh viên được nhắc đến qua bản di chúc
này? (2 điểm)
* Giá trị của Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Văn kiện lịch sử có giá trị lý luận sâu sắc
Di chúc là sự tổng kết lý luận về chiến tranh cách mạng chính nghĩa của một
dân tộc dù nhỏ, nhưng nhất định sẽ giành thắng lợi trước thế lực xâm lược to lớn,
bạo tàn và phi nghĩa.
Di chúc là công trình lý luận về xây dựng đảng cầm quyền.
Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội - xã hội chủ nghĩa và phác thảo lý
luận đổi mới ở Việt Nam. Nội dung Di chúc là sự kết tinh tư tưởng của Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin
vào thực tiễn Việt Nam; về mối quan hệ giữa công bằng và tiến bộ xã hội; về mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá trong xây dựng xã hội mới;
về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại; về động lực lợi ích và
chăm lo chu đáo tới cuộc sống con người; về tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc, là
chủ thể của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
Di chúc như một bản kế hoạch, một chương trình hành động của toàn Đảng,
toàn dân về công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về
quản lý xã hội như: Đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội; sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh mới; khôi phục và mở rộng
các ngành kinh tế; phát triển công tác vệ sinh, y tế; chính sách miễn thuế nông
nghiệp cho nông dân; chính sách xã hội, công bằng xã hội...
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chứa đựng những vấn đề cốt yếu về
xây dựng văn hoá mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
Di chúc còn phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất
nước.
- Văn kiện lịch sử có giá trị thực tiễn lớn lao
Di chúc là sự kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn, những điều hạnh phúc
và nỗi day dứt lớn, những mong muốn và kỳ vọng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trước những vấn đề lớn của Đảng, của dân tộc và của nhân loại.
Vì thế, nửa thế kỷ đã qua từ khi được công bố cho đến nay, Di chúc của
Người đã, đang và vẫn sẽ mãi mãi là văn kiện lịch sử đặc biệt, một “quốc bảo” và
“pháp bảo”, có giá trị hiện thực to lớn soi đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam
phát triển.
* Liên hệ của bản thân, nêu trách nhiệm của sinh viên được nhắc đến qua
bản di chúc
- Liên hệ bản thân
Hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân bản thân.
Nâng cao, bồi dưỡng các kiến thức về Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
nghĩa Mác - Lê-nin…
Chấp hành tốt kỷ luật, nội quy tại nhà trường.
Có lối sống, văn hóa lành mạnh…
Phát huy tình thần tích cực tham gia các hoạt động về Đoàn – Hôị tại nhà
trường, địa phương…
- Trách nhiệm sinh viên
Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với
nội dung và phương pháp thích hợp làm cơ sở cho phát triển tư duy biện chứng,
bản lĩnh chính trị, nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ vững niềm tin của thanh niên
vào mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Khắc phục tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, phai nhạt mục tiêu, lý
tưởng cách mạng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Kiên trì xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có đạo đức cách mạng, có ý
thức chấp hành kỷ luật, có văn hóa, lối sống lành mạnh...
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật, ngoại ngữ cho
bản thân... Xây dựng một thế hệ có ý thức tự giác tiếp thu những kiến thức về kinh
tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - xã hội, có khả năng làm chủ khoa học, công
nghệ, kỹ thuật hiện đại, có đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.
Thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng chi bộ, đảng bộ, kiên quyết đấu
tranh với những biểu hiện “nói một đằng, làm một nẻo” hoặc nói không đi đôi với
làm.
3. Theo bạn, trong công cụ đổi mới và từng bước hiện đại ngày nay, vấn đề
chính trị nào đáng được lưu tâm nhất? (4 điểm)
Theo tôi, trong công cụ đổi mới và từng bước hiện đại ngày nay, vấn đề chính
trị về việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ là đáng được lưu tâm nhất.
Nhà triết học Lê nin có quan điểm cho rằng: “Không ai có thể tiêu diệt được
chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân”. Chiến thắng những kẻ thù hữu hình là
điều khó nhưng đánh bại kẻ thù tại tâm còn là một thử thách. Trước sự nghiệp đổi
mới của đất nước ta có những thuận lợi và thách thức thì một trong những nguy cơ
lớn nhất hiện nay của Đảng đó chính là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Ngày nay, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có xu hướng diễn
biến phức tạp trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội, v.v... làm cản
trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm
trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa
sự tồn vong của chế độ ta. Vì vậy, trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ tư (khoá XI) đã thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện cụ thể về “tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng ta hiện nay là: “Một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả
một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... phai
nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh
lợi, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc”. Tình
trạng này “làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa
chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Vì vậy, Đảng và nhà nước ta cần phải “kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy
lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với
Đảng”. Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, như Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng nói, chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn
lường, có thể dẫn tới tiếp tay hay kết cấu với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại
lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
“Tự diễn biến” ở phạm vi tổ chức là có những thay đổi ở tầm quản lý vĩ mô
về đường lối, chủ trương, pháp luật, làm thay đổi bản chất chính trị, thậm chí làm
suy yếu và tan rã tổ chức đó. “Tự diễn biến” đối với cá nhân là sự thay đổi về nhận
thức chính trị- xã hội, thay đổi về quan điểm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên nhận
thức chính trị và hành động xa rời, thậm chí đi ngược lại chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm tư tưởng của Đảng. “Tự diễn biến” của cá nhân có
thể dẫn đến sự thay đổi của tập thể, tổ chức. “Tự diễn biến” của tổ chức chi phối,
áp đặt, điều khiển đối với cá nhân trong tổ chức đó. “Tự diễn biến” do nhiều
nguyên nhân khác nhau, ở đây chủ yếu nói đến nguyên nhân chủ quan của cán bộ,
đảng viên, như: lập trường, tư tưởng không vững vàng, thiếu bản lĩnh chính trị,
hoang mang, dao động trước tác động của các yếu tố bên ngoài; thiếu tu dưỡng, rèn
luyện bản thân thường xuyên; không chủ động học tập, nghiên cứu sâu sắc chủ
nghĩa Mác-Lênin, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… “Tự
chuyển hóa” là hậu quả tất yếu của quá trình “tự diễn biến”, nếu không được phát
hiện và ngăn chặn kịp thời. Đó là thời điểm đã có sự thay đổi về bản chất.
Biểu hiện chuyển hóa chính trị ở Việt Nam xuất hiện từ hai hướng: Một mặt,
đó là âm mưu và hoạt động tác động chuyển hóa chính trị của các thế lực thù địch.
Mặt khác, đó là sự “tự chuyển hóa” chính trị của nội bộ ta. Hai hướng này có mối
quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Yếu tố bên ngoài thúc đẩy, tạo điều kiện
cho yếu tố bên trong; yếu tố bên trong tạo sự chú ý và điều kiện thuận lợi cho yếu
tố bên ngoài. Trong đó, “tự chuyển hóa” bên trong sẽ quyết định sự thay đổi về
chính trị nên hết sức nguy hiểm. Do vậy, phương châm, nguyên tắc bảo đảm an
ninh nội bộ, phòng, chống chuyển hóa chính trị phải chủ động phòng ngừa, giữ
vững bên trong là trước tiên.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là sự suy thoái từ bên trong; là
quá trình tự biến đổi về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
theo chiều hướng tiêu cực, làm mất dần các chuẩn mực của người cộng sản, dẫn
đến xa rời những nguyên tắc, quan điểm Mácxít; suy giảm nghiêm trọng niềm tin
vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đến khi những yếu tố cách mạng, tích
cực bị phai nhạt, triệt tiêu, tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa tăng dần, thắng thế, lúc
đó sẽ dẫn đến sự “tự chuyển hoá” cán bộ, đảng viên từ người tốt trở thành phần tử
chống đối Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” sẽ gây ra tình trạng mất đoàn
kết trong nội bộ các cơ quan, tổ chức; một bộ phận trong đội ngũ trí thức, luật sư,
báo chí, văn nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng muốn thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Nếu
không được ngăn chặn kịp thời, triệt để sẽ dẫn đến tổ chức bị suy thoái, tự tan rã.
Khi “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” diễn ra ở tầm vĩ mô sẽ dẫn đến sự chuyển hoá
từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
Vì vậy, trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay, một trong số
nhiều giải pháp quan trọng, nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang
tầm với nhiệm vụ, cần phải việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và nhà nước ta.
4. Lí do bạn muốn tham gia Nhóm Trung Kiên khoa Sinh học là gì? (1
điểm)
Tôi muốn tham gia Nhóm Trung Kiên khoa Sinh học vì cấc lí do sau:
- Thứ nhất, hiểu rõ nhiều hơn về tình hình chính trị trong và ngoài nước;
- Thứ hai, nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bồi dưỡng
được đạo đức cách mạng;
- Thứ ba, nâng cao tinh thần yêu nước và niềm tin với Đảng;
- Thứ tư, cống hiến sức mình cho lý tưởng, mục đích của Đảng;
- Thứ năm, nâng cao niềm tin và nghị lực cống hiến hết sức mình cho sự
phát triển chung của đất nước.

You might also like