You are on page 1of 7

Họ và tên: Bùi Thị Lan

MSSV: 46.01.301.051
Lớp: POLI200522
KIỂM TRA MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1. Tại sao Nguyễn Ái Quốc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là
con đường cách mạng vô sản? (5điểm)
Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng
dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu "Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (Để trình bày tại
Đại hội II Quốc tế Cộng sản)" của Lênin và nhiều tài liệu liên quan đến Quốc tế
Cộng sản vào tháng 7-1920.
Từ bản Luận cương Hồ Chí Minh đã khẳng định muốn cứu nước phải giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Theo
lời kể lại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Nhân dân ngày 22/4/1960 về thời
khắc Người đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin vào giữa tháng 7/1920: “Luận cương của Lênin
làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến
phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước
quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo
Lênin, tin vào Quốc tế thứ ba” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, tr.562). Luận cương
gồm 3 nội dung:
+ Thứ nhất, Lênin sau khi phân tích so sánh tất cả cuộc cách mạng xã hội
chính trị trên thế giới đi đến một khẳng định cách mạng thuộc địa (cách mạng giải
phóng dân tộc) muốn thắng lợi thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản, cách
mạng vô sản là cách mạng duy nhất, triệt để nhất nó xóa bỏ cơ sở của mọi sự áp
bức bốc lột, bất công đó chính là chế độ tư hữu. Vì vậy, Lênin sau khi đánh giá, so
sánh tất cả các cuộc cách mạng xã hội chính trị trên thế giới mới đi đến một khẳng
định đi theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng vô sản là một cuộc cách
mạng xã hội chính trị do giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm xóa bỏ chế độ chủ nghĩa tư
bản, chế độ người bốc lộc người, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội loài người tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
+ Thứ hai, Lênin viết cách mạng thuộc địa muốn thắng lợi thì phải đoàn kết
gắn bó chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc (các nước đi xâm lược, các
nước tư bản thuộc dân).
+ Thứ ba, cách mạng thuộc địa muốn thắng lợi thì việc tiến hành bằng
phương pháp bạo lực cách mạng. Theo Lênin bạo lực cách mạng là sức mạnh cách
mạng tổng hợp của quần chúng nhân dân trong đó bao gồm 2 lực lượng là lực
lượng chính trị và lực lượng quân sự và 2 hình thức đấu tranh là hình thức đấu
tranh chính trị và hình thức đấu tranh vũ trang.
Từ 3 nội dung Lênin viết đã đáp ứng niềm mong mỏi của Nguyễn Ái Quốc
lúc bấy giờ và cũng đáp ứng được những yêu cầu của cuộc cách mạng Việt Nam
bấy giờ đặt ra. Cho nên, sau khi đọc được Nguyễn Ái Quốc mới khẳng định chọn
con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
Câu 2. Phân tích sự bổ sung và phát triển của Hồ Chí Minh khi xác định đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội Việt Nam trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin? (5 diểm)
Là xã hội có bản chất khác hẳn các xã hội khác đã tồn tại trong lịch sử, xã
hội xã hội chủ nghĩa có nhiều đặc trưng; song, nếu tiếp cận từ những lĩnh vực lớn
của xã hội, xã hội xã hội chủ nghĩa có một số đặc trưng cơ bản mà Hồ Chí Minh đã
bổ sung và phát triển trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin như sau:
Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ.
Theo Lênin, chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị dân chủ, xã hội vì con
người và do con người; nhân dân mà nòng cốt là nhân dân lao động là chủ thể của
xã hội thực hiện quyền làm chủ.
Hồ Chí Minh đã mở rộng là chế độ dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa
được thể hiện trước hết là xã hội do nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên nền tảng liên minh công - nông. Trong xã hội xã
hội chủ nghĩa, địa vị cao nhất là nhân dân. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
Mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây
dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân.
Những tư tưởng cơ bản về đặc trưng chính trị trong xã hội xã hội chủ nghĩa
nêu trên không chỉ cho thấy tính nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh mà còn cho
thấy Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc về sức mạnh, địa vị và vai trò của nhân
dân; về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội khi Đảng lãnh đạo dựa vào nhân dân, huy
động được nhân lực, tài lực, trí lực của nhân dân để đem lại lợi ích cho nhân dân.
Dân chủ và dân làm chủ là vấn đề cốt lõi của cách mạng. Theo Hồ Chí
Minh, trong một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân; bao nhiêu quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân. Người đã làm sáng tỏ quan hệ giữa dân với Đảng, Chính phủ
và cán bộ, đảng viên. Nhân dân có quyền kiểm soát đại biểu của mình, còn những
người trong bộ máy cách mạng đều được phân công làm đày tớ cho dân. “Nếu
Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. “Đảng không phải làm
quan, sai khiến quần chúng mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm cho ra
trò, nếu không quần chúng sẽ đá đít”.
Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định về đặc trưng của xã hội xã hội
chủ nghĩa do nhân dân ta xây dựng là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”. Giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh là những giá trị xã hội tốt
đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của
chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đây là đặc trưng phổ quát, có tính bản chất của xã hội xã
hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ xã
hội chủ nghĩa so với các chế độ xã hội trước đó. Và chính nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa cũng thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ”. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là
bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó vừa là mục tiêu, lại vừa là động
lực của sự phát triển đất nước. Để có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ,
chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
để bảo đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân;
cán bộ, công chức phải là “công bộc” của nhân dân, hoàn thành tốt chức trách,
nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế để
nhân dân thực hiện quyền làm chủ.
Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu.
Theo V.I. Lênin, bản chất của chủ nghĩa xã hội trước hết phải làm cho mọi
người dân sung sướng, ấm no, tức phải đặt yếu tố kinh tế lên hàng đầu. Cách diễn
đạt của Hồ Chí Minh cho thấy rõ điều này: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì
phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế?
Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước”. “Nói
một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao
động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm được ấm no và
sống một đời hạnh phúc”.
Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ
nghĩa tư bản nên xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền kinh tế phát triển cao hơn nền
kinh tế của chủ nghĩa tư bản, đấy là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tiến bộ.
Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện: Công cụ lao
động, phương tiện lao động trong quá trình sản xuất “đã phát triển dần đến máy
móc, sức điện, sức nguyên tử”. Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa
được Hồ Chí Minh diễn đạt là: Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của
chung; là tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân. Đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về chế
độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, các dân tộc trong nước cần phải đoàn kết, bình đẳng với nhau.
“Đoàn kết” là sức mạnh - đó là một chân lý. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -
Lênin, vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã kêu gọi: Những
người lao động ở tất cả các nước trên thế giới đoàn kết lại (C. Mác); còn trong cách
mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Đồng thời đây cũng là một giá
trị đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. “Bình đẳng” và “đoàn kết” chính là nền
tảng của sự “tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Đoàn kết toàn dân, tôn trọng
và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc đã làm nên thành công của cách mạng Việt Nam.
Và giờ đây, tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc của giá trị xã
hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: Xã hội xã hội chủ nghĩa
có trình độ phát triển cao về văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý
trong các quan hệ xã hội.
Theo Lênin, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực
phát triển của xã hội. Văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh con
người, biến còn người thành con người chân, thiện, mỹ.
Dựa vào cơ sở trên, Hồ chí Minh đã bổ sung thêm văn hóa, đạo đức thể hiện
ở tất cả các lĩnh vực của đời sống song trước hết là ở các quan hệ xã hội. Sự phát
triển cao về văn hóa và đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện: xã hội không
còn hiện tượng người bóc lột người; con người được tôn trọng, được bảo đảm đối
xử công bằng, bình đẳng và các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới “chú ý xem xét những
lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn”; “chỉ ở trong chế độ
xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của
mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”.
Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn
kết, ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc làm cho mọi người và vì mọi
người; không còn phân biệt chủng tộc, không còn gì có thể ngăn cản những người
lao động hiểu nhau và thương yêu nhau.
Chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã
hội. Đấy là xã hội đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân; mọi
cộng đồng người đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
Hồ Chí Minh bàn nhiều đến mối quan hệ giữa người với người và công bằng, bình
đẳng. Công bằng và bình đẳng không hoàn toàn có sự phân biệt rạch ròi, mà thể
hiện sự ngang bằng về bổn phận và quyền lợi, cống hiến và hưởng thụ. Người chỉ
rõ “chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,
không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà
nước giúp đỡ chăm nom”. Khi bàn về công bằng, Hồ Chí Minh chỉ rõ lòng tin của
nhân dân là điều đáng quan tâm nhất: “- Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; -
Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.
Khía cạnh “văn minh” trong đặc trưng văn hóa cũng hàm chứa một tư duy
sâu sắc. Theo Hồ Chí Minh, trong chế độ chính trị một đảng cầm quyền duy nhất
lãnh đạo, muốn xã hội văn minh thì Đảng phải văn minh. Từ văn minh của Đảng
lan tỏa ra toàn xã hội. Chính sức mạnh văn minh của Đảng, của dân tộc, mỗi con
người và toàn xã hội với hạt nhân là lòng dạ trong sáng, không sa vào chủ nghĩa cá
nhân sẽ làm nên thắng lợi của cách mạng.
Những phân tích nêu trên chứng minh, làm rõ khẳng định của Đảng: “Trong
khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là
lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước
thuộc địa và phụ thuộc.
Bên cạnh đó, sự phát triển quốc gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có được
khi đẩy mạnh “quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Quan hệ
hữu nghị và hợp tác chính là thể hiện bản chất hòa hảo, thiện chí và tạo điều kiện
cho các quốc gia hội nhập, tiếp thu những thành quả phát triển của mỗi bên, tích
lũy kinh nghiệm và rút ngắn quá trình phát triển của mỗi nước. Điều có ý nghĩa lớn
lao hơn là ở chỗ, “hữu nghị”, “hợp tác”, “phát triển” chính là bản chất, là khát vọng
hòa đồng theo bản chất trí tuệ và tình cảm nhân văn cao cả có tính nhân loại của
con người, của loài người; điều thể hiện bản chất cao đẹp nhất của xã hội xã hội
chủ nghĩa. Qua đó chúng ta thấy quan điểm, đường lối, chính sách xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam trước sau đều phù hợp với bản chất xã hội xã hội chủ
nghĩa nêu trên. Đây là một đặc trưng nổi bật của nội dung và mục tiêu xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và chính nó là yếu tố, điều kiện để Việt Nam phát
triển nhanh chóng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được đặc
trưng nêu trên, Đảng ta vạch ra đường lối đối ngoại: độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh, văn minh.
Thứ tư, về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội là công
trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh của
người lao động luôn diễn ra ngày càng quyết liệt nhằm thủ tiêu chế độ người bóc
lột người. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa – chế độ của nhân dân, do nhân dân làm
chủ, lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của chế độ xã hội nên chính nhân dân
là chủ thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa
xã hội. Trong sự nghiệp xây dựng này, Hồ Chí Minh khẳng định “Cần có sự lãnh
đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý
phục vụ nhân dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa
cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”.
Từ đó, hình thành Nhà nước pháp quyền – xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và xã hội bằng
pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân với nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức và quản lý xã hội bằng
hệ thống pháp luật đó và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự
phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là đòi hỏi khách quan để thực hiện mục tiêu xã hội chủ
nghĩa hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân không thể nào khác là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản -
đảng mang bản chất, lý tưởng, nội dung xã hội chủ nghĩa, là đảng thực hiện mục
tiêu và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

You might also like