You are on page 1of 18

SỬ DỤNG CHO THÍ NGHIỆM THEO HÌNH THỨC MÔ PHỎNG

Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

BÀI THÍ NGHIỆM 4


XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
VAN SOLENOID

1. GIỚI THIỆU
Trong “Bài thí nghiệm 3: Tìm hiểu thiết bị và hệ thống điều khiển bằng khí nén”, sinh
viên đã làm quen với các yếu tố cơ bản trong việc điều khiển các thiết bị khí nén như van, xi lanh,...
Tuy nhiên với những hệ thống lớn, yêu cầu phức tạp, việc xây dựng hệ thống các van sẽ khó khăn
rất nhiều. Với sự phát triển của các thiết bị lập trình được (ví dụ như PLC), ta có thể kết hợp để điều
khiển van điện từ (van solenoid) thực thi các thao tác phức tạp.
Trong bài này, sinh viên sẽ xây dựng các mạch điều khiển điện cho van solenoid. Các mạch
này bao gồm cả mạch relay – contactor và mạch điều khiển bằng PLC. Thực hiện mô phỏng trong
Automation Studio để kiểm chứng và cải thiện hệ thống.
Mục tiêu sau khi hoàn thành bài thí nghiệm này:
 Sinh viên nắm được các kiến thức về các thiết bị khí nén như van solenoid, xi lanh khí nén,...
 Xây dựng các hệ thống điều khiển điện cho van solenoid.
 Sử dụng Automation Studio để mô phỏng, cải thiện hệ thống.

2. CHUẨN BỊ TRƯỚC THÍ NGHIỆM:


Sinh viên cần đọc lại các bài thí nghiệm 1, 2, 3 để hiểu rõ về các thiết bị cũng như
các mạch điện cơ bản. Bài thí nghiệm này sẽ giới thiệu thêm về van solenoid, cũng như giới
hạn các loại van sử dụng trong phần mô phỏng.
2.1. Van điện từ (van solenoid)
2.1.1. Van solenoid
Van điện từ (van solenoid) một trong những loại van điện phổ biến trên thị trường. Dùng để
kiểm soát dòng chảy chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lí chặn đóng mở do lực tác động của cuộn
dây điện từ.

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 1/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 1: Hình ảnh thực tế của một loại van solenoid

2.1.2. Cấu tạo van solenoid


Van Solenoid là thiết bị hoạt động điện cơ. Van có khá nhiều loại, vì vậy tùy theo yêu cầu
kỹ thuật của mỗi van như: tính chất và nhiệt độ của chất lỏng, khí… mà van sẽ có cấu tạo khác
nhau.

Hình 2: Cấu tạo của một loại van solenoid

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 2/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Chú thích trong hình trên:

1. Thân van: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa…


2. Môi chất: khí ( khí nén, gas, vv) hay chất lỏng (nước, dầu)

3. Ống rỗng (lưu chất chưa qua)


4. Vỏ ngoài cuộn hít (để bảo vệ cuộn điện)

5. Cuộn từ (Cuộn dây từ)


6. Dây điện được nối kết với nguồn điện bên ngoài

7. Trục van làm kín (bình thường lò xo ở số 8 sẽ tác động ép kín, làm cho van ở
trạng thái đóng)

8. Lò xo
9. Khe hở để lưu chất đi qua

2.1.3. Nguyên lý hoạt động


Về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của van Solenoid hoạt động theo 1 nguyên lý chung như
sau:

 Có 1 cuộn dây điện, trong đó có 1 lõi săt và 1 lò xo nén vào lõi sắt, trong khi đó, lõi sắt
lại tỳ lên đầu 1 giăng bằng cao su. Bình thường nếu không có điện thì lò xo ép vào lõi
sắt, van sẽ ở trạng thái đóng.

 Khi cấp điện cho cuộn dây, cuộn dây sinh từ trường sẽ tác động làm hút lõi sắt ra. Từ
trường này có lực đủ mạnh để thắng được lò xo, lúc này van mở ra.

 Hầu hết các loại van Solenoid thường đóng (van từ điện phổ biến nhất) được hoạt động
dựa vào nguyên lí này. Nguyên lí hoạt động của các van từ điện thường mở cũng hoạt
động trên nguyên lí tương tự như thế.

2.2. Những loại van sử dụng trong mô phỏng


Trong bài này, sinh viên chỉ sử dụng các van có cuộn solenoid cho hệ thống. Các phương
thức chuyển trạng thái cho phép sử dụng là solenoid, lò xo phục hồi hoặc kết hợp cả 2 (Hình 3). Các
van có ít nhất 1 cách chuyển trạng thái khác đều không được sử dụng (Hình 4). Không có giới hạn
về số lượng ngõ vào, ngõ ra (3, 4, 5 đều được) và không có giới hạn về số trạng thái (2 hay 3 đều
được).

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 3/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 3: Ví dụ các loại van được sử dụng trong bài thí nghiệm

Hình 4:Ví dụ các loại van không được sử dụng trong bài thí nghiệm

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 4/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

3. THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG KHÍ NÉN SỬ DỤNG PHẦN MỀM
AUTOMATION STUDIO
Phần mềm Automation Studio của hãng Famic Technologies không chỉ giúp người dùng
thiết kế các mạch điện mà còn có thể mô phỏng hoạt động của các mạch đó. Ngoài ra còn hỗ trợ các
thư viện để mô phỏng và phân tích các hệ thống thủy lực, khí nén và hỗ trợ điều khiển một số quá
trình đơn giản bằng PLC. Khi mở phần mềm, màn hình chính được mở ra có dạng như hình phía
dưới.

Hình 5: Giao diện chính của phần mềm Automation Studio


Trong bài này, sinh viên sử dụng thư viện Pneumatic để xây dựng hệ thống khí nén, sử
dụng thư viện Electrical Control (IEC Standard) để thiết kế mạch điều khiển, mạch phần cứng
PLC và thư viện Ladder (IEC Standard) để lập trình cho PLC.

3.1. Xây dựng mạch điện điều khiển xi lanh 2 ngõ vào
3.1.1. Cách tạo một van điều hướng bất kì
Khi mô phỏng hệ thống, việc tìm các van điều hướng cần thiết trong các thư viện thường rất
khó khăn. Trong hộp thoại “Component Properties” của các van này cho phép người dùng tùy chỉnh
van theo mục đích sử dụng thay vì người dùng phải thử - sai bằng cách kéo từng khối một trong thư
viện. Đầu tiên người dùng có thể kéo một van điều hướng bất kì trong thư viện, sau đó chọn
“Component Properties”, chọn hộp thoại “Technical Specifications”.

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 5/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 6: Hộp thoại Technical Specification


Trong hộp thoại này, có thể thấy một số cài đặt cơ bản như sau:

- Valve Type: loại van. Đối với van điều hướng trong bài luôn chọn “ON/OFF”.
- Number of Ports: Tổng số ngõ vào, ngõ ra, chỉ nên chọn 3, 4 hoặc 5.

- Number of Positions: Tổng số trạng thái, chỉ nên chọn 2 hoặc 3.


- Initital Position: Vị trí mặc định của van. Đối với van 2 trạng thái, có thể chọn vị trí mặc
định tùy ý. Đối với van 3 trạng thái, luôn phải chọn vị trí 2 (ở giữa) là vị trí mặc định

Hình 7: Cài đặt van 4/3, vị trí mặc định luôn chọn là 2 đối với van 3 trạng thái
Ở phần Symbol and Display Infomation, người dùng có thể chọn kí hiệu cho các ô trạng
thái, cũng như chọn phương thức chuyển trạng thái phù hợp với nhu cầu.

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 6/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 8: Cài đặt các trạng thái của van, đồng thời chọn phương thức chuyển trạng thái là sử dụng
cuộn solenoid, có lò xo phục hồi

Sinh viên có thể sử dụng cách này để tạo mới các van theo nhu cầu, không phụ thuộc vào
các kí hiệu có sẵn trong thư viện.

3.1.2. Sử dụng 2 nút nhấn kết hợp van 3 trạng thái


Xây dựng hệ điều khiển xi lanh 2 ngõ vào như sau. Có thể sử dụng van tiết lưu để giảm tốc
độ di chuyển của pit tông.

Hình 9: Hệ thống dùng 2 nút nhấn để điều khiển 1 xi lanh 2 ngõ vào (phương án 1)
Sinh viên mô phỏng hệ thống, cho biết chức năng của các nút EXT và RET. Nêu nhược
điểm của hệ thống.

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 7/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

3.1.3. Sử dụng 2 nút nhấn kết hợp van 2 trạng thái


Xây dựng hệ điều khiển xi lanh 2 ngõ vào như sau. Có thể sử dụng van tiết lưu để giảm tốc
độ di chuyển của pit tông.

Hình 10: Hệ thống dùng 2 nút nhấn để điều khiển 1 xi lanh 2 ngõ vào (phương án 2)
Sinh viên mô phỏng hệ thống, cho biết chức năng của các nút EXT và RET. Nêu nhược
điểm của hệ thống. So sánh điểm khác nhau giữa 2 phương án.

3.1.4. Điều khiển xi lanh có cảm biến giới hạn hành trình
Thêm các công tắc hành trình S1 và S2, trong đó S1 giới hạn điểm đầu của hành trình, S2
giới hạn điểm cuối của hành trình (Hình 11). Các công tắc này có thể trùng hoặc không trùng với
điểm đầu và điểm cuối mà pit tông có thể đến được. Nên sử dụng thêm van tiết lưu để giảm tốc độ
chạy của pit tông. Hệ thống hoạt động như sau:

- Khi bấm nút EXT, pit tông di chuyển ra đến khi gặp công tắc S2 thì ngừng.
- Khi bấm nút RET, pit tông di chuyển vào đến khi gặp công tắc S1 thì ngừng.

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 8/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 11: Hệ thống dùng 2 nút nhấn để điều khiển 1 xi lanh 2 ngõ vào (phương án 2)
Sinh viên mô phỏng hệ thống, giải thích nguyên lý vận hành của mạch điện trên. Cho biết hệ
có hoạt động được như đã nêu hay không. Chỉ ra các nhược điểm của hệ thống và tìm phương
án khắc phục các nhược điểm đó.

3.1.5. Tổng hợp


Tương tự yêu cầu phần 3.2.5 của Bài thí nghiệm 3, sinh viên hãy xây dựng hệ thống điều
khiển 1 xi lanh 2 ngõ vào, nếu bấm một trong 3 nút EXT1, EXT2 hoặc EXT3 thì pit tông di chuyển
ra đến khi gặp công tắc hành trình. Sau khi pit tông dừng lại mới cho phép bấm nút RET để pit tông
di chuyển vào.

Hình 12: Hệ thống điều khiển có 3 nút nhấn ra và 1 nút nhấn vào

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 9/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

3.2. Xây dựng mạch điện điều khiển xi lanh 1 ngõ vào
3.2.1. Yêu cầu: Từ các hệ thống đã có ở phần 3.1, sửa lại hệ thống để điều khiển được xi
lanh 1 ngõ vào cho các bài từ 3.1.2 đến 3.1.5
3.2.2. Điều khiển kết hợp 2 xi lanh:
Tương tự yêu cầu phần 3.2.6 của Bài thí nghiệm 3, sinh viên hãy xây dựng hệ thống điều
khiển 2 xi lanh A (có 2 ngõ vào) và B (1 ngõ vào, có lò xo hồi phục), hệ thống có 2 nút nhấn là
EXT và RET thực hiện chức năng sau:
- Trạng thái ban đầu: 2 pit tông đều ở đầu hành trình. Khi bấm nút EXT, pit tông A (của xi
lanh A) bắt đầu di chuyển. Đến khi pit tông A đến hết hành trình, pit tông B bắt đầu di
chuyển đến hết hành trình.

- Khi cả 2 pit tông đang ở cuối hành trình, nếu người dùng bấm nút RET thì pit tông B thu lại
trước. Đến khi pit tông B đi hết hành trình thu về, pit tông A bắt đầu thu về.

- Trước khi pit tông A thu về hết hành trình, vô hiệu hóa nút EXT. Trước khi pit tông B di
chuyển ra hết hành trình, vô hiệu hóa nút RET.

Hình 13: Hệ thống điều khiển kết hợp 2 xi lanh

Có thể mô tả cách làm việc của hệ thống bằng giản đồ sau:

Hình 14: Giản đồ làm việc của hệ thống điều khiển 2 xi lanh
Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 10/18
Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

3.3. Điều khiển hệ thống sử dụng PLC


Lưu ý: Do giới hạn mô phỏng, sinh viên chỉ cần đặt công tắc hành trình ở điểm đầu và điểm cuối xi
lanh, không cần phải thử trong trường hợp đặt ở giữa.

Hình 15: Công tắc hành trình đặt ở đầu và cuối hành trình của pit tông

3.3.1. Ví dụ:
Trong phần này, ta sẽ thiết kế một hệ thống đơn giản dùng PLC để điều khiển van solenoid. Hệ
thống gồm 2 nút EXT và RET chạy theo yêu cầu như sau:
- Khi bấm nút EXT, pit tông chạy đến cuối hành trình.

- Khi pit tông vừa đến cuối hành trình, đợi 10 giây sau đó pit tông trở về lại vị trí ban đầu.
- Trong thời gian chờ 10 giây, có thể kích hoạt cho pit tông thu về bằng nút RET.

Đầu tiên, ta xây dựng hệ thống khí nén và sơ đồ nối dây cho PLC như sau:

Hình 16: Sơ đồ khí nén và sơ đồ PLC

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 11/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Van solenoid sử dụng trong bài là van 4/3. Trong đó 2 cuộn dây được kích hoạt bằng PLC
với ngõ ra là OUT0 và OUT1. Ngõ vào IN0 và IN1 được nối với nút nhấn và ngõ vào IN2, IN3
được kết nối với các cảm biến tiệm cận.

Tiếp theo ta xây dựng chương trình PLC. Khi bấm nút EXT thì ngõ ra OUT0 sẽ được kích.
Đến khi pit tông chạm cảm biến tiệm cận S2 thì dừng lại nên ta có network sau:

Hình 17: Network điều khiển ngõ ra OUT0


Khi pit tông chạy đến cảm biến S2 thì dừng lại, đồng thời bắt đầu đếm 10 giây, vì vậy ta sẽ
sử dụng timer để đếm.

Hình 18: Network timer đếm thời gian khi pit tông vừa đến vị trí cuối
Để kích hoạt OUT1, có 2 cách để thực hiện: đợi timer đếm xong hoặc bấm nút RET. Vì vậy
ta có network điều khiển ngõ ra OUT1 như sau:

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 12/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 19: Network điều khiển ngõ ra OUT0


Mô phỏng để kiểm chứng vận hành của hệ thống:

Hình 20: Khi vừa bắt đầu mô phỏng, hệ thống ở trạng thái ban đầu, không có solenoid bên nào được
kích
Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 13/18
Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 21: Khi bấm nút EXT, pit tông di chuyển đến khi chạm cảm biến tiệm cận S2

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 14/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 22: Timer cũng bắt đầu đếm, đến khi đủ 10 giây, ngõ ra OUT1 được kích, pit tông thu về đến
khi chạm cảm biến tiệm cận S1

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 15/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Hình 23: Ngoài ra có thể sử dụng nút RET để đưa pit tông về sớm hơn (chú ý thời gian Timer đang
đếm chưa đủ 10s)

Yêu cầu: Sinh viên tự xây dựng lại hệ thống và chạy thử trong nhiều trường hợp khác nhau. Tìm
một số điểm hạn chế của chương trình PLC và khắc phục.

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 16/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

3.3.2. Điều khiển hệ thống khí nén chạy theo chu trình cho trước

Hình 24: Hệ thống 3 xi lanh

Cho hệ thống 3 xi lanh (A, B, C đều 2 ngõ vào) như Hình 24. Xây dựng hệ thống và lập trình
chương trình PLC để thực hiện tuần tự các thao tác dưới đây (thao tác sau được thực hiện khi thao
tác trước hoàn tất, cảm biến tiệm cận được kích):
- Ban đầu, pit tông của A đang ở cuối hành trình, pit tông của B, C ở đầu hành trình.
- Khi bấm nút START, pit tông A rút về. Các thao tác tiếp sau đây được thực hiện tuần tự:
- Pit tông B di chuyển.

- Pit tông B thu về.


- Pit tông B và C cùng di chuyển.
- Pit tông C thu về.

- Pit tông B thu về, đồng thời pit tông A di chuyển.


- Kết thúc chu trình, đợi đến khi người dùng bấm nút START trở lại.

Có thể biểu diễn quá trình trên bằng giản đồ sau:

Hình 25: Giản đồ minh họa quá trình vận hành của hệ thống 1

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 17/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

Tương tự phần trên, sinh viên xây dựng hệ thống, lập trình PLC cho các hệ thống có giản đồ sau:

Hình 26: Giản đồ minh họa quá trình vận hành của hệ thống 2 (Hệ thống máy khoan khí nén)

Hình 27: Giản đồ minh họa quá trình vận hành của hệ thống 3

Cập nhật cuối: 15/11/2021 Trang 18/18

You might also like