You are on page 1of 18

SỬ DỤNG CHO THÍ NGHIỆM THEO HÌNH THỨC MÔ PHỎNG

Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa TPHCM

BÀI THÍ NGHIỆM 2


THIẾT KẾ, LẬP TRÌNH MẠCH ĐIỀU KHIỂN PLC
SỬ DỤNG PHẦN MỀM AUTOMATION STUDIO

1. MỤC ĐÍCH
Trong bài thí nghiệm này sinh viên sẽ tìm hiểu cách dùng phần mềm Automation Studio để
thiết kế, lập trình và mô phỏng một số mạch điều khiển sử dụng PLC. Trong các thư viện hỗ trợ lập
trình Ladder có thư viện theo chuẩn IEC và thư viện theo tiêu chuẩn lập trình PLC của các hãng
Allen-Bradley, Siemens và LS Electric. Trong bài này sẽ dùng thư viện Ladder cơ bản theo chuẩn
IEC. Sinh viên có thể tự tìm hiểu thêm các thư viện khác.

Hình 1: Các thư viện hỗ trợ lập trình PLC bằng Ladder trong Automation Studio
Mục tiêu sau khi hoàn thành bài thí nghiệm này:
 Nắm được các kiến thức cơ bản về lập trình Ladder cho PLC.
 Thiết kế được các mạch điều khiển theo yêu cầu.
 Sử dụng phần mềm Automation Studio để thiết kế, lập trình và mô phỏng mạch.

Cập nhật cuối: 01/11/2021 Trang 1/18


Bộ môn Điều khiển Tự động – Khoa Điện-Điện tử - ĐH Bách Khoa
TPHCM
2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: Một số khái niệm cơ bản trong lập trình PLC
2.1. Rung
Rung (thanh ngang) là khu vực để đặt các tiếp điểm, khối lệnh, cuộn coil trong lập trình
PLC. Theo quy ước thông thường, thanh bên trái tương ứng với điện áp mức cao và thanh bên phải
ứng với mức thấp (0V). Cuộn coil được coi là “có điện” khi các tiếp điểm nối từ cuộn coil lên mức
cao được đóng lại. Độ dài của Rung cũng như chiều rộng mỗi câu lệnh logic không có giới hạn.

Hình 2: Khối Rung trong Automation Studio

2.2. Tiếp điểm


Tiếp điểm thường dùng để kết nối logic với các thành phần chấp hành như cuộn coil, khối
lệnh. Mỗi tiếp điểm ứng với một biến logic (biến BOOL) và có thể tương ứng với ngõ vào, ngõ ra
hoặc các biến tạm. Có 2 loại tiếp điểm thông dụng là tiếp điểm thường hở và tiếp điểm thường
đóng. Tiếp điểm thường hở sẽ đóng lại khi biến tương ứng có giá trị bằng 1 và ngược lại, sẽ mở ra
khi biến có giá trị bằng 0. Tiếp điểm thường đóng thì ngược lại. Trong lập trình PLC có một số loại
tiếp điểm khác như tiếp điểm nhận diện cạnh lên, tiếp điểm nhận diện cạnh xuống,...

Hình 3: Tiếp điểm thường hở (trái) và thường đóng (phải)

Hình 4: Tiếp điểm nhận diện cạnh lên (trái) và cạnh xuống (phải)

Cập nhật cuối: 01/11/2021 Trang 2/18


2.3. Cuộn coil
Cuộn coil biểu diễn cho ngõ ra của một câu lệnh. Thông thường thì biến tương ứng với cuộn
coil này là biến ngõ ra hoặc biến tạm.

Hình 5: Cuộn coil

Ngoài ra còn có một số dạng cuộn coil khác như cuộn coil có nhớ. Đối với thư viện IEC,
cuộn coil có nhớ bao gồm 2 cuộn thành phần. Một cuộn khi có mức 1 thì sẽ đẩy ngõ ra tương
ứng lên mức cao (chức năng Set) và cuộn còn lại khi có mức 1 sẽ đẩy ngõ ra tương ứng xuống
mức thấp (chức năng Reset).

Hình 6: Cuộn coil có nhớ

Ngoài ra sinh viên có thể tìm hiểu thêm các thư viện chức năng riêng trong phần Ladder
(IEC Standard).

Hình 7: Một số thư viện chức năng khác


2.4. PLC Input và Output:
Các khối này có thể lấy trong thư viện “Electrical Control (IEC Standard) → PLC Cards”
dùng để kết nối các ngõ vào (nút nhấn, cảm biến,…), ngõ ra (đèn báo, cuộn coi relay,…) với một
PLC ảo.

Hình 8: PLC Input card (trái) và Output card (phải)


3. THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỆN SỬ DỤNG PHẦN MỀM
AUTOMATION STUDIO
Phần mềm Automation Studio của hãng Famic Technologies không chỉ giúp người dùng
thiết kế các mạch điện mà còn có thể mô phỏng hoạt động của các mạch đó. Ngoài ra còn hỗ trợ các
thư viện để mô phỏng và phân tích các hệ thống thủy lực, khí nén và hỗ trợ điều khiển một số quá
trình đơn giản bằng PLC. Khi mở phần mềm, màn hình chính được mở ra có dạng như hình phía
dưới.

Hình 9: Giao diện chính của phần mềm Automation Studio


Trong bài này, sinh viên sẽ thực hiện lại các mạch điều khiển đã thực hiện ở bài thí nghiệm
1, tuy nhiên việc sử dụng PLC sẽ giúp cho việc xây dựng các mạch điều khiển được thuận lợi hơn.
Ngoài ra sinh viên sẽ tìm hiểu thêm một số ứng dụng khác như điều khiển hệ thống đèn giao thông,
mạch điếm sản phẩm,...

3.1. Thí nghiệm 1: Mạch khởi động và dừng động cơ


Tương tự bài thí nghiệm 1, sinh viên tìm các khối trong thư viện “Electrical Control” để
thiết kế mạch điều khiển sử dụng PLC như hình. Lưu ý các nút nhấn START và STOP đều là
thường hở.
Hình 10: Mạch điều khiển

Hình 11: Mạch động lực

Khi nút nhấn chưa được nhấn thì ngõ vào sẽ bằng với chân COM. Vì vậy theo thiết kế như
trên hình, khi chưa nhấn nút thì điện áp chân Input ở mức 0V, khi được bấm nút thì điện áp chân
Input ở mức 24V.

Hình 12: Mô tả điện áp chân Input khi chưa nhấn nút (trái) và khi đã nhấn nút (phải)
Ngõ ra OUT0 sử dụng để kích contactor khởi động động cơ, ngoài ra thêm 1 đèn báo để
người vận hành biết trạng thái động cơ. Một đèn khác được nối với ngõ ra OUT2 để báo trạng thái
động cơ đang ngừng hoạt động.

Đối với mạch động lực, sử dụng khối “Normally Open Contact” để làm tiếp điểm cho
contactor K1, liên kết biến K1 với contactor trong phần :Component Properties:. Bấm chuột phải
vào “K1” và chọn :Create a link: để hoàn tất liên kết.

Hình 13: Liên kết giữa biến của tiếp điểm thường hở với cuộn coil của relay trong mạch điều khiển.

Phần dưới đây hướng dẫn cách tạo các khối lập trình cho PLC. Đầu tiên tạo một Rung mới
để chứa chương trình. Biến OUT0 sẽ được bật khi người dùng bấm nút START, sẽ được tắt khi
người dùng bấm nút STOP, ngoài ra nút nhấn không tự giữ được nên ta cần một tiếp điểm để tự giữ
trạng thái của OUT0. Như vậy ta có lệnh đầu tiên có dạng như sau:

Hình 14: Lệnh điều khiển ngõ ra OUT0 (chưa liên kết biến)
Tiếp theo ta sẽ liên kết các khối (tiếp điểm, cuộn coil) với các biến tương ứng của PLC Input
card và PLC Output card. Để liên kết giữa tiếp điểm trong mạch PLC với ngõ vào PLC, ta chọn
“Component Properties” của tiếp điểm và liên kết với biến tương ứng. Chọn chuột phải vào biến
cần liên kết, bấm Create a link để hoàn tất.
Hình 15: Liên kết biến của tiếp điểm với ngõ vào IN0
Làm tương tự với các khối còn lại. Ta có câu lệnh hoàn chỉnh như sau:

Hình 16: Lệnh điều khiển ngõ ra OUT0 sau khi đã liên kết biến

Ngõ ra OUT1 sẽ được bật khi OUT0 bị tắt, vì vậy có thể sử dụng lệnh Ladder như sau để
điều khiển ngõ ra OUT1.

Hình 17: Lệnh điều khiển ngõ ra OUT1


Như vậy ta đã hoàn tất chương trình cho ví dụ này. Có thể bấm “Normal Simulation” để mô
phỏng kiểm tra chức năng của mạch.

Hình 18: Khi chưa bấm nút START hoặc khi đã dừng, K1 ngắt, đèn L1 tắt, đèn L2 sáng
Hình 19: Khi bấm nút START, ngõ ra OUT1 tích cực, K1 đóng và động cơ quay, đèn báo L1 sáng.

3.2. Thí nghiệm 2: Mạch khởi động và dùng động cơ sử dụng Set/Reset
Sửa lại câu lệnh điều khiển ngõ ra OUT0 như hình dưới. Sinh viên chạy thử mạch để kiểm
chứng chức năng.
Câu hỏi: Tìm hiểu và so sánh việc lập trình bằng cuộn coil thông thường với lập trình Set/Reset (ưu
điểm và nhược điểm).

Hình 20: Lệnh điều khiển ngõ ra OUT0 theo phương pháp Set/Reset
3.3. Thí nghiệm 3: Mạch khởi động có trễ sử dụng timer
Timer được sử dụng để tạo trễ trong lập trình. Khối TON (Timer ON Delay) có 2 ngõ vào và
2 ngõ ra. Trong đó ngõ vào EN để cho phép timer chạy, ngõ ra ENO tương ứng để kết nối nối tiếp
các mạch với nhau (ENO = EN). Ngõ vào IN để giữ cho timer được đếm, nếu trong quá trình đếm
mà ngõ vào IN xuống 0 thì sẽ reset lại việc đếm. Sau khoảng thời gian đếm bằng với giá trị ở ô PT
(có thể là hằng số hoặc biến số) thì ngõ ra Q sẽ bằng 1. Có thể gán giá trị ET của khối Timer với
biến tạm để sử dụng cho mục đích khác.

Hình 21: Khối “Timer ON Delay”

Sử dụng timer này, ta có thể tạo trễ cho mạch điều khiển. Ví dụ sau khi bấm nút 10 giây thì
động cơ mới bắt đầu chạy. Giữ nguyên mạch ở phần 3.2, đầu tiên khi bấm nút START ta sẽ không
kích thẳng ngõ ra OUT0 nữa mà sẽ dùng một biến tạm để lập trình. Nếu biến tạm chưa có trong
chương trình, có thể tạo mới bằng cách bấm nút “Add a simulation variable (...)” như hình dưới.

Hình 22: Thêm một biến tạm trong chương trình


Đặt tên biến và chọn kiểu dữ liệu phù hợp. Trên hình ta chọn kiểu BOOL cho logic. Sau đó
liên kết ngõ ra của memory coil với biến logic vừa tạo.

Hình 23: Đặt tên và chọn kiểu dữ liệu của biến mới tạo

Hình 24: Kết quả sau khi liên kết memory coil với biến tạm đã tạo

Tiếp tục lập trình phần còn lại. Khi TEMP1 tích cực, Timer sẽ bắt đầu đếm, khi Timer đếm
hết 10 giây thì ngõ ra Q (hay là biến L13_1 trên hình) sẽ tích cực, từ đó ngõ ra OUT0 lên mức 1 và
ngõ ra OUT1 xuống mức 0.

Hình 25: Chương trình mạch khởi động có trễ với độ trễ là 10 giây
Ngoài ra, để kiểm tra các biến và thay đổi giá trị của biến, chọn “Document Properties”, kéo
xuống phần “Information”, các biến người dùng tự tạo sẽ ở trong phần “User-Defined” như trên
hình. Người dùng có thể thay đổi giá trị của các biến.

Hình 26: Kiểm tra các biến người dùng đã tạo trong phần “Document Properties”
Có thể mô phỏng để kiểm chứng chức năng của mạch:

Hình 27: Mạch khởi động có trễ khi chưa bấm START hoặc khi đã bấm nút STOP để dừng lại
Hình 28: Khi bấm nút START, Timer bắt đầu đếm, có thể xem thời gian đếm ở biến ET của Timer
Hình 29: Timer đếm xong, ngõ ra OUT0 tích cực, K1 đóng và L1 sáng, động cơ bắt đầu chạy.
3.4. Thí nghiệm 4: Lập trình lại đèn báo cho mạch khởi động có trễ.
Chỉnh lại phần Output như hình vẽ. Thực hiện mạch khởi động có trễ nhưng theo yêu cầu
sau.

 Khi chưa bấm khởi động hoặc sau khi bấm ngừng, đèn L2 sáng, đèn L1 tắt.

 Khi đã bấm khởi động và động cơ chưa chạy, đèn L2 tắt, đèn L1 sáng nhấp nháy (1 giây
sáng, 1 giây tắt)

 Khi động cơ đã chạy, đèn L1 sáng.

Gợi ý: sử dụng các khối tính toán và khối so sánh để thực hiện yêu cầu nhấp nháy đèn.

Hình 30: Mạch ngõ ra đã chỉnh sửa cho yêu cầu của TN4
Sinh viên tìm hiểu và thực hiện các yêu cầu sau:

3.5. Thí nghiệm 5: Lập trình mạch đảo chiều động cơ (tương tự yêu cầu phần 3.5 Bài
thí nghiệm 1)
Lập trình mạch đảo chiều động cơ theo yêu cầu sau:

 Khi động cơ đang dừng, nếu bấm một nút khởi động bất kì (thuận hay ngược) thì động
cơ sẽ bắt đầu quay theo chiều tương ứng.

 Khi động cơ đang chạy, người dùng bấm nút STOP để dừng động cơ lại. Trong vòng 10
giây từ khi bấm STOP, chặn không cho người dùng khởi động lại theo chiều bất kì.

 Khi động cơ đang chạy, nếu người dùng bấm chiều ngược lại, ngừng cấp nguồn trong 10
giây để động cơ ngừng hẳn, sau đó mới chạy theo chiều ngược. Trong 10 giây đang
ngừng đó, nếu bấm nút STOP thì động cơ sẽ dừng hẳn, hủy bỏ lệnh đảo chiều.

 Thêm các đèn báo tương ứng với các trạng thái: quay thuận, quay ngược, đang dừng.

3.6. Thí nghiệm 6: Hệ thống đèn giao thông


Sử dụng timer, lập trình mạch đèn giao thông cho ngã tư với thời gian đèn xanh ở mỗi trụ là
30 giây, đèn vàng là 3 giây.

3.7. Thí nghiệm 7: Hệ thống đếm sản phẩm:


Lập trình hệ thống với 4 ngõ vào (trong đó 2 ngõ vào là nút nhấn START, STOP, 2 ngõ vào
giả lập tín hiệu cảm biến) và 3 ngõ ra (ứng với 3 động cơ) hoạt động theo yêu cầu sau:

 Bấm START: khởi động động cơ 1 để kéo băng chuyền 1, khi có cạnh lên của cảm biến
1 thì ngừng băng chuyền 1, khởi động động cơ 2 để kéo băng chuyền 2 băng chuyền 2.

 Mỗi cạnh lên của cảm biến 2: cộng biến đếm thêm 1 đơn vị. Khi đủ 6 sản phẩm cho mỗi
hộp, ngừng băng chuyển 2, khởi động băng chuyền 3 trong 10s thì ngừng.

 Bấm STOP: ngừng toàn bộ hệ thống, reset lại bộ đếm sản phẩm
Lưu ý: Sinh viên tự tìm hiểu thêm khối Counter Up.

You might also like