You are on page 1of 6

1.3.

Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa

1.3.1. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa

“Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin
chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa
đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian
lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng
hóa.”1

“C.Mác viết: “Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của
giá trị sử dụng ấy”.”2

Vì vậy, thước đo giá trị của hàng hoá tính bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết

“Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo
trung bình, cường độ cao trung bình.”3

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:

Sự thay đổi lượng giá trị hàng hoá phụ thuộc vào các nhân tố sau:

-Thứ nhất là năng suất lao động:

“Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

1
Wikipedia, Lượng giá trị của hàng hóa, Truy cập từ https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%
BB%A3ng_gi%C3%A1_tr%E1%BB%8B_c%E1%BB%A7a_h%C3%A0ng_h%C3%B3a
2
Nguyễn Thị Huyền, (05/08/2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa, Truy cập
từ https://luathoangphi.vn/cac-nhan-to-anh-huong-den-luong-gia-tri-hang-hoa/
3
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

1
Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thể giảm hao phí
lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao
động.

Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

+ Trình độ khéo léo trung bình của người lao động.

+ Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình
công nghệ.

+ Sự kết hợp xã hội vào quá trình sản xuất.

+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.

+ Các điều kiện tự nhiên.”4

-Thứ hai là cường độ lao động:

“Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất

Trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, việc tăng cường độ lao động cũng có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp
phần thoả mãn lòng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng
của các yếu tố sức khoẻ, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao
động, công tác tổ chức, kỹ thuật lao động,… Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì
người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra
nhiều hàng hoá hơn”5

-Thứ ba là tính chất phức tạp của lao động

Tính chất phức tạp của lao động cũng góp phần ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa. Ta có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

+ “Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.

4
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội

2
+ Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
tình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn
được nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để các nhà quản trị và người lao
động xác định mức thù lao phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá
trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.”6

6
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội

3
2.4. Các kiến nghị phát triển của ngành nước mắm ở Việt Nam

1. Tận dụng chất thải của cá để làm nước mắm

“Một lượng lớn chất thải, thường chiếm tới 50% trọng lượng nguyên liệu cá,
được tạo ra trong quá trình chế biến thủy sản. Những chất thải thủy sản này có thể gây
ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng nếu được xử lý không đúng cách” 7 . “Ngược
lại, những chất thải thủy sản này có thể là nguồn tài nguyên sinh học có giá trị vì
chúng chứa nguồn cung cấp dồi dào các nguyên liệu sinh học có giá trị như protein,
lipid, enzym và chitins”8. Vì nó cũng cung cấp một số chất bổ sung cho nhu cầu
protein của người dân nên việc sử dụng chất thải của cá để sản xuất nước mắm vừa tiết
kiệm vừa có lợi cho môi trường.

2. Ban giám sát cần hoạt động chặt chẽ

Có rất nhiều sản phẩm nước mắm bị làm giả trên thị trường, và chất lượng nước
mắm không được kiểm soát mạnh mẽ. Giám sát các yêu cầu về chất lượng, nhãn mác,
vệ sinh an toàn thực phẩm và kỹ thuật bảo quản một cách chặt chẽ trước khi đưa ra bán
ngoài thị trường.

3. Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp làm nước mắm một phần các chi phí

Một số khó khăn đối với những doanh nghiệp sản xuất nước mắm như nguồn cá
cơm cạn kiệt, giá điện,chi phí nước, dụng cụ và nhân công ngày càng tăng nhưng giá
bán vẫn không đổi. Vì thế, chính phủ cần quan tâm hơn những doanh nghiệp này, và
hỗ trợ cho họ một phần chi phí để chi trả cho các chi phí trên.

4. Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng

Các chính sách cần được ban hành để hỗ trợ phát triển nước mắm, đặc biệt là sản
phẩm nước mắm Phú Quốc. Cần khởi động các chiến lược quốc gia nhằm bảo tồn và
thương mại hóa các sản phẩm này và cải thiện chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa, chính phủ nên tham gia vào việc cải
thiện tổ chức của nhà sản xuất ở một mức độ nào đó để đảm bảo chất lượng hệ thống

7
Shih, I., Chen, L., Yu, T., Chang, W. and Wang, S., (2003). Microbial reclamation of fish processing wastes for
the production of fish sauce. Enzyme and Microbial Technology, 33(2-3), tr.154-162.
8
Wang, S. and Hwang, J., (2001). Microbial reclamation of shellfish wastes for the production of chitinases.
Enzyme and Microbial Technology, 28(4-5), tr.376-382.

4
sản xuất được duy trì. Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là phải cải thiện và
nâng cao vai trò của các hiệp hội, tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương,
cũng như xác định chức năng của các hiệp hội này trong quản lý sản xuất và thương
mại hóa sản phẩm.

Nhằm phát triển hệ thống chuỗi khép kín bao gồm sản xuất, chế biến, đóng gói,
tiêu thụ cống hiến, điều quan trọng là phải có sự hỗ trợ của chính phủ và tất cả các bên
liên quan trong chuỗi hàng hóa, bao gồm các nhà sản xuất nhỏ. Hơn nữa, cần phải có
sự kiểm soát hệ thống vệ sinh và an toàn cho tất cả các sản phẩm. Chính phủ cần nâng
cao nhận thức phát triển nước mắm và lợi ích của nó đối với người sản xuất và tất cả
các bên liên quan trong dây chuyền sản xuất để họ nhận thức được trách nhiệm, quyền
lợi và nhiệm vụ của mình trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm.

5. Cần xây dựng làng nghề làm nước mắm

Nước mắm là sản phẩm mà không phải vùng miền nào cũng có hương vị giống
nhau cả. Do đặc trưng mỗi vùng về địa lý, và độ mặn của nước biển cũng có phần khác
nhau nên mùi vị của nước mắm cũng trở nên khác nhau. Nếu như nhà nước không kịp
thời có chính sách để hỗ trợ, khuyến khích người dân các địa phương sản xuất nước
mắm thì sẽ có không ít nơi sẽ bỏ nghề này.

“Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc, đề xuất: “Chúng tôi cần
được nhà nước hỗ trợ xây dựng làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống và bảo
tàng nước mắm Phú Quốc để thế hệ sau có điều kiện duy trì và phát triển nghề truyền
thống đã có từ hàng trăm năm qua. Chúng tôi khẳng định nước mắm truyền thống của
Phú Quốc chỉ có nguyên liệu là cá cơm và muối. Doanh nghiệp nào muốn gia nhập
Hội Nước mắm Phú Quốc phải tuân thủ quy trình sản xuất này” 9.

9
Người lao động, (02/11/2016), Phát triển nước mắm truyền thống, Truy cập từ: https://nld.com.vn/kinh-te/phat-
trien-nuoc-mam-truyen-thong-20161102223903152.html

5
Tài liệu tham khảo:

Hoang Giang and Nguyen T. Thuy, (2020), Geographical indications and quality
promotion of agricultural products in Vietnam: an analysis of government roles,
Development in Practice, 30(4), tr.513-522.

You might also like