You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KẾT CẤU CỦA Ý


THỨC VÀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI.

LỚP DT07 – HK 193

Giảng viên hướng dẫn: TS. An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Võ Hoàng Phước 1914781
Ngô Quang Đạt 1913042
Lê Đức Khoan 1913832
Nguyễn Thúy Nga 1914262
Trần Anh Tuấn 1912370
Hoàng Duy Thành 1915129
LỜI MỞ ĐẦU

i
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................I
MỤC LỤC....................................................................................................................... II
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................III
1. CHƯƠNG 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KẾT CẤU CỦA Ý THỨC...................1
1.1. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC..........................................................................................1
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm...................................................................1
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình.....................................................1
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.................................................3
1.2. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC............................................................................................7
1.2.1. Quan niệm của các trường phái về bản chất của ý thức..................................7
1.2.2. Đặc điểm về bản chất của ý thức.....................................................................9
1.3. KẾT CẤU CỦA Ý THỨC.............................................................................................14
1.3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức...........................................................................14
1.3.2. Các cấp độ của ý thức....................................................................................16
1.3.3. Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”..............................................................................18
2. CHƯƠNG 2: TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ĐỜI SỐNG SINH VIÊN..........................................22
2.1. NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TIỄN ĐƯỢC TẠO RA TỪ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý
THỨC............................................................................................................................22
2.1.1. Shareapy:.......................................................................................................22
2.1.2. BusMap..........................................................................................................24
2.1.3. Sự hình thành và phát triển của thời khóa biểu:............................................26
2.1.4. Gel rửa tay khô:.............................................................................................26
2.1.5. Cải tiến máy sửa thành máy trợ thở:..............................................................27
2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC............................................28
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................30

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sự thay đổi cấu trúc tinh thể nước.......................................................................2
Hình 2.1 Giao diện của Shareapy.....................................................................................23
Hình 2.2 Tính năng chia sẻ trạng thái của Shareapy........................................................23
Hình 2.3 Giao diện của BusMap......................................................................................25

iii
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

1. CHƯƠNG 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KẾT CẤU


CỦA Ý THỨC

1.1. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Khi lí giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho rằng, ý thức là
nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại,
biến đổi toàn bộ thế giới vật chất.

1.1.1.1. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

- Đại biểu: Platôn, G. Hêghen.

- Tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng định thế giới "ý niệm", hay "ý niệm tuyệt
đối" là bản thể sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực. Ý thức của con người chỉ là sự "hồi
tưởng" của "ý niệm", hay "ý thức" lại "ý niệm tuyệt đối".

1.1.1.2. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

- Đại biểu: G. Béccơli, E. Makhơ.

- Tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, "tiên thiên", sản
sinh ra thế giới vật chất. Ý thức của con người là do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác
theo quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái
vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài.

1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

Đồng nhất vật chất và ý thức. Theo đó, trường phái này quan niệm ý thức do vật chất
sinh ra và là một dạng vật chất đặc biệt. Một số tiết gia quan niệm vật chất là dạng
thuộc tính phổ biến của mọi vật chất, mà hình thức cao nhất là ý thức của con người và
ranh giới phân biệt là khả năng biểu hiện bằng ngôn ngữ. Hay, có quan niệm cho rằng
ý thức như “một dạng sản phẩm mà bộ óc tiết ra”. Bởi sự sai lầm, hạn chế trong quan

1
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

niệm nên giai cấp thống trị đã lợi dụng lấy đó làm cơ sở lý luận để nô dịch tinh thần
quần chúng.

Ví dụ:

- Theo nhà vật lý Bohm nghiên cứu, ông đã đưa ra quan điểm: “Ý thức là một dạng
thức tinh vi hơn của vật chất và sự phân chia vũ trụ thành hữu cơ và vô cơ là vô
nghĩa”. Đồng thời ông còn quan niệm “Tất cả mọi thứ đều có sự sống. Điều gọi là cái
chết mới trừu tượng”1.

- Tiến sĩ Masaru Emoto đã tiến hành thí nghiệm với nước để chứng minh vật chất cũng
có ý thức. Bằng cách cho nước nghe những thể loại nhạc khác nhau hay quan sát tinh
thể nước máy được lấy ở Kobe 3 ngày sau trận động đất Hashin – Awaji đã cho thấy
nước có khả năng phản ánh ý thức của con người.[ CITATION Tri17 \l 1033 ]

Hình 1.1 Sự thay đổi cấu trúc tinh thể nước


Nguồn: Masaru Emoto
→ Hiện nay, chúng ta có thể thấy những quan niệm này còn sai lầm, nhưng nó lại là
điều đúng đắn trong thời đại của họ. Dù quan điểm này đã có sự tiến bộ trong việc cố
gắng thoát ra khỏi tư tưởng duy tâm và đã lấy thế giới hiện thực để lý giải. Nhưng do
1
David Bohm (2017), Cái toàn thể và trật tự ẩn, Nxb Tri thức.
2
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

sự phát triển trong thời kỳ này chưa thật sự phát triển, nên còn những hạn chế trong
nhận thức dẫn đến sự sai lầm trong quan niệm về ý thức.

1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1.3.1. Nguồn gốc tự nhiên

Ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải của tất cả vật chất, nó là một dạng
vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người và là chức năng của bộ óc người. Ý
thức và bộ não thì không thể tách rời.

Khi tách rời hoặc đồng nhất ý thức với bộ óc thì nó sẽ dẫn đến quan điểm duy tâm
hoặc duy vật bình thường. Thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người từ đó tạo
ra khả năng hình thành ý thức của con người về thế giới khách quan.

Như vậy theo nguồn gốc tự nhiên thì ý thức nó là một chức năng của bộ não, và là sự
phản ánh của con người về thế giới quan.

Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, nó là năng lực giữ lại, tái hiện
của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác trong quá trình
tác động qua lại. Các kết cấu vật chất càng phát triển thì năng lực phản ánh của nó
càng cao, phản ánh thì phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động và nó luôn
mang nội dung thông tin của vật tác động.

Phản ánh ý thức là sáng tạo vì nó do nhu cầu thực tiễn quy định.qua phản ánh nó hình
thành nên các hình ảnh tinh thần và các hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng hiện
thực khách quan.

Ví dụ: Khi ta bẻ cây viết chì thì cây viết nó sẽ phản ánh lại là nó bị gãy, nó mang nội
dung thông tin là cây viết đã bị gãy.

Giới tự nhiên vô sinh có có 2 cấp độ là phản ánh vật lý và phản ánh hóa học.

Phản ánh vật lý, hoá học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Thể
hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hoá khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các
dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định
hướng lựa chọn của vật nhận tác động.

3
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

Ví dụ: Phản ứng vật lý - hóa học thể hiện qua việc thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý –
hoá qua quá trình kết hợp, phân giải các chất.

Với kết cấu phức tạp hơn vì vậy trình độ phản ánh của giới hữu sinh phức tạp hơn và
có một trình độ khác và được chia làm 4 cấp độ: sự kích thích, sự phản xạ, tâm lý và ý
thức.
Sự kích thích là trình độ phản ứng sinh học trong cơ thể có tính định hướng, giúp cho
cơ thể thích nghi được với được với môi trường bên ngoài của thực vật. Sự kich thích
này là sự kích thích đơn giản nhất trong giới hữu sinh giúp thực vật tồn tại và phát
triển.

Ví dụ: Ta thấy ở cây xương rồng thì khi chúng thì bị mất nước thì chúng sẽ phản ánh
lại với môi trường bằng cách tiêu biến nhưng cái lá thành những cái gai giúp hạn chế
mất nước.

Sự phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng
như bên trong cơ thể của nó. Sự phản xạ được chia thành 2 loại là phản xạ không điều
kiện và phản xạ có điều kiện xuất hiện ở động vật có tổ chức thần kinh, góp phần cho
động vật có hệ thần kinh thích nghi với môi trường bên ngoài.

Ví dụ: Khi tay của chúng ta chạm phải 1 vật nóng thì nó sẽ tự động rụt lại đó là phản
xạ không điều kiện. Còn sự phản xạ có điều kiện là từ những kinh nghiệm ta học được
như khi đi học thì khi ta nghe tiếng trống trường nó ta biết là đã đến lúc giải lao.

Tâm lý động vật là trình độ phản ánh cao nhất của các loài động vật bao gồm cả hai
phản xạ là có điều kiện và không điều kiện, nhưng nó chỉ là trình độ phản ứng mang
tính bản năng chứ không phải là ý thức. xuất phát từ nhu cầu tự nhiên và do cơ thể chi
phối, theo Ph.Ăngghen thì tuy một số động vật đã có trí khôn nhưng đó chỉ là “cái tiền
sử” gợi ý cho ta biết về “bộ óc có tư duy của con người” đã ra đời như thế nào.

Ý thức là hình thức phản ánh năng động,sáng tạo chỉ có ở con người. Đây là sự phản
ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới,
phát hiện ý nghĩa của thông tin và là hình thức phản ánh cao nhất của giới vật chất.

Nhờ bộ não thì ý thức có thể phản ánh thế giới hiện thực.

4
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

Ví dụ: Khi ta phân tích dữ liệu tình hình kinh tế xã hội thì những dữ liệu đó sẽ được
não xử lý thông tin và phản ánh lại thông tin mà ta cần phân tích.

1.1.3.2. Nguồn gốc xã hội

Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực phản ánh, chỉ là
nguồn gốc sâu xa của ý thức. Hoạt động thực tiễn của con người, bao gồm lao động và
ngôn ngữ, mới là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng ý thức không những có nguồn gốc tự nhiên mà
còn có cả nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã hội.

a) Lao động:

Lao động là một quá trình hoạt động thực tiễn của con người giúp con người sinh tồn
và một phần đem lại sự phát triển ngày càng đi lên cho xã hội loài người; là quá trình
tác động vào giới tự nhiên để mang lại sự phù hợp cho nhu cầu của con người. Vì mục
đích tồn tại, con người thỏa mãn nhu cầu về dinh dưỡng và điều kiện nhiệt độ phù hợp,
từ đó săn bắt hái lượm và may mặc thô sơ dần hình thành; tuy nhiên nhu cầu con
người ngày càng gia tăng, việc hái lượm săn bắt bằng những dụng cụ thô sơ đã không
còn thỏa mãn nhu cầu và kéo theo đó là sự ra đời của các loại dụng cụ mới hơn, tốt
hơn, bền hơn và hiệu quả hơn. Trong quá trình hình thành nên những loại dụng cụ ấy,
đôi bàn tay của con người đã dần trở nên khéo léo và tỉ mỉ hơn và cùng với đôi bàn tay
ấy là sự phát triển của não bộ con người, ý thức bắt đầu được phát triển. Như vậy sự ra
đời của ý thức chủ yếu được hình thành trong quá trình tác động đến tự nhiên nhằm
thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua quá trình lao động.

Trong thời kỳ đồ đá, khi con người chỉ biết khoác lên mình những bộ da thú dày hay
chui vào hang để tránh cái rét, sự khám phá ra lửa là một khám phá vô cùng vĩ đại.
Bằng việc sử dụng những viên đá lửa, con người trong thời kỳ đồ đá đã bắt đầu một kỉ
nguyên mới, không chỉ với khả năng giúp con người tránh rét mà còn có thể làm chín
thức ăn, kết thúc chuỗi ngày ăn những miếng thịt sống săn được từ trong rừng. Đó
chính là sự hoạt động cải tạo thế giới khách qua mà con người thời bấy giờ có được và
cũng là tiền đề cho sự hình thành ý thức ngay từ khi con người chưa hoàn toàn tiến hóa
được như ngày nay.

5
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

b) Ngôn ngữ:

Lao động ngày từ đầu vốn đã mang tính xã hội và làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao
đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội. Từ đó, ngôn ngữ dần được hình
thành. Theo Ph.Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ
thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là
cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”2.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chát mang nội dung ý thức. Cùng với lao động, ngôn
ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành nên ý thức. Ngôn ngữ bao gồm chữ viết và
tiếng nói, là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con
người đã giao tiếp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa những thành viên sinh sống
trong cùng một xã hội. Chính vì sự trao đổi này mà tri thức đã được lưu giữ, truyền lại
từ đời này sang đời khác; các thế hệ sau được kế thừa những hiểu biết, khám phá và
những kinh nghiệm được tích lũy theo từng thời kỳ trong lịch sử sự phát triển của loài
người.

Con người chúng ta có thể thấy được rằng nếu như hệ thống ngôn ngữ không được
hình thành, sự khám phá ra lửa sẽ không được truyền lại đến đời sau. Điều đó sẽ dẫn
đến sự trì trệ trong quá trình phát triển của con người khi mỗi thế hệ được sinh ra đều
phải chờ đợi sự khám phá tình cờ này để có thể phần nào đó thỏa mãn được nhu cầu
sinh tồn. Nhờ ngôn ngữ mà các tri thức được bảo tồn và kế thừa, và đi cùng sự kế thừa
chính là phát triển, vận dụng các tri thức ấy để tiếp tục phát triển hình thành nên nền
khoa học hiện đại như ngày nay.[ CITATION Ngu17 \l 1033 ][CITATION Wik19 \l
1033 ]

Như vậy, động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự hình thành ý thức chính là lao động và
ngôn ngữ, điều đó đã được Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Trước hết là lao động; sau lao động và
đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến
bộ óc con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người”3.

2
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 465.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 646.
6
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

1.2. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

1.2.1. Quan niệm của các trường phái về bản chất của ý thức

1.2.1.1. Chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm do không hiểu được nguồn gốc ra đời của ý thức nên học đã có
những quan niệm sai lầm về bản chất của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm đã cường điệu vai
trò của ý thức một cách thái quá, trừu tượng tới mức thoát ly khỏi đời sống hiện thực.

Với chủ nghĩa duy tâm khách quan họ đã tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng định
thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực.
Ý thức của con người chỉ là sự “hồi tưởng” của “ý niệm”, hay là “tự ý thức” lại “ý
niệm tuyệt đối”, còn Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại tuyệt đối hóa vai trò của cảm
giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, “tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý thức
của con người là do cảm giác sinh ra.

Với những quan niệm như vậy Chủ nghĩa duy tâm đã biến ý thức trở thành một thực
thể tồn tại độc lập, tách rời và biệt lập với thế giới bên ngoài. Coi ý thức là thực tại duy
nhất và là nguồn gốc sinh ra thế giới vật chất.

1.2.1.2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã tầm thường hóa vai trò
của ý thức. Họ đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức là một dạng vật chất đặc biệt
và do vật chất sinh ra. Chẳng hạn, từ thời cổ đại, Đêmôcrít quan niệm ý thức là là do
những nguyên tử đặc biệt. Một số nhà duy vật khác thuộc phái “Vật hoạt luận” lại
quan niệm ý thức là thuốc tính phổ biến của của mọi dạng vật chất – từ giới vô sinh
đến hữu sinh, mà cao nhất là con người. Có chăng sự khác nhau giữa các loài chỉ là ở
cấp độ thể hiện ra bề ngoài ngôn ngữ hay không mà thôi. Nhà triết học Pháp Điđơrô:”
Cảm giác là đặc tính chung của vật chất hay là sản phẩm của tính tổ chức của vật
chất”. Từ quan niêm hạn chế của những nhà triết học thuộc trường phái duy vật siêu
hình. Dẫn đến họ chỉ coi ý thức là sự phản ánh đơn giản, thụ động của giới vật chất,
tách rời thực tiễn xã hội rất phong phú và sinh động.

7
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

Ta có thể thấy với những quan niệm còn sai lầm, hạn chế của Chủ nghĩa duy tâm và
Chủ nghĩa suy vật siêu hình cùng với đó là sự phát triển của khoa học ở thời kỳ này
còn nhiều hạn chế đã dẫn đến những nhận định sai về bản chất của ý thức, từ đó đã
không cho phép con người hiểu được bản chất của ý thức, cũng như biện chứng của
quá trình phản ánh ý thức.

1.2.1.3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Các nhà chủ nghĩa duy vật biến chứng dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự
nhiên, nhất là sinh lý học – thần kinh hiện đại đã chỉ ra rằng, ý thức là thuộc tính của
vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà là thuộc tính của một dạng vật
chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Cùng với đó là sự nghiên cứu về quá
trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành của loài người, quá trình này cũng chính là sự
phát triển năng lực phản ánh của thế giới vật chất từ thấp đến cao và cao nhất là trình
độ phản ánh – ý thức. Với bước đầu nhận định đúng đắn về nguồn gốc của ý thức:
Khẳng định ý thức là sự phản ánh, là hình ảnh tình thần về sự vật, hiện tượng khách
quan, ý thức thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất, mà chỉ là hình ảnh phi
cảm tính của sự vật, hiện tượng cảm tính được phản ánh. Kết hợp với việc nắm vững
lý thuyết phản ánh đã giúp các nhà triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng giải
thích một cách khoa học về bản chất của ý thức. Những nhà chủ nghĩa duy vật biện
chứng cho rằng vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực,
mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng.

Do vậy muốn hiểu rõ được bản chất của ý thức cần đặt nó trong mối quan hệ qua lại
với vật chất, mà chủ yếu là đời sống hiện thực có tính thực tiễn của con người. Và nổi
bật với hai bản chất rõ nét nhất là:
+ Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo
hiện thực khách quan của bộ óc người.
+ Hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan và trên
cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử.

8
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

1.2.2. Đặc điểm về bản chất của ý thức

1.2.2.1. Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích
cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người

Dựa trên cơ sở lý luận của quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng: về bản chất, ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo, tích cực.

 Ý thức là hình ảnh chủ quan trong thế giới khách quan.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật: Vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất, còn ý
thức là cái có sau, là tính thứ hai. Đối với con người, vật chất và ý thức đều là hiện
thực, đều tồn tại trong thế giới này.

Giữa vật chất và ý thức đối lập nhau về bản chất: vật chất là hiện thực khách quan, còn
ý thức là hiện thực chủ quan. Ở vật chất, hiện thực luôn tồn tại khách quan, độc lập với
suy nghĩ, quan niệm của con người. Còn ở ý thức, hiện thực là những tư tưởng, suy
nghĩ được quy định, tồn tại trong mỗi người.

Vật chất là cái được phản ánh, là cái được ý thức sao chép, quy chụp lại và cải biến
trong bộ não người. Còn ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh thế giới khách quan, là
“hình ảnh” của sự vật trong óc người sau khi đã được cải biến. Như Lenin đã từng nói:
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác"4. Chẳng hạn, một con mèo đang sinh sống là vật chất.
Tuy nhiên, sau khi được óc người ghi nhận lại thì nó đã trở thành ý thức, là “hình ảnh”
chủ quan của mỗi người.

Như vậy, cùng một sự vật, hiện tượng lại có sự khác biệt, xét bên ngoài thì là vật chất,
nhưng xét bên trong thì lại là tinh thần, cái ý thức, được chuyển giao thông qua hoạt
động thực tiễn, thông qua phản ánh. Mặt khác, xem ý thức là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định về cả nội dung và hình thức biểu
diễn nhưng nó không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách nguyên si, mà đã được cải
biến thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người.
4
V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, tr. 151.
9
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

Theo C.Mác: “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con
người và được cải biến đi trong đó” 5. Mỗi người có những sự khác nhau, về điều kiện,
hoàn cảnh xuất thân, nhu cầu, tâm lý, phẩm chất, năng lực, nguyện vọng, sở thích, tri
thức, trình độ, kinh nghiệm,… Chính vì vậy, mỗi người có những lăng kính khác nhau,
mà qua đó, ý thức, tư tưởng của mỗi người về thế giới, về sự vật hiện tượng là khác
nhau, được khái quát hóa, trừu tượng hóa, dẫn đến kết quả phản ánh rất khác nhau.

Trong ý thức của chủ thể, sự phù hợp giữa tri thức và khách thể chỉ là tương đối, biểu
tượng về thế giới khách quan có thể đúng đắn hoặc sai lầm, cho dù phản ánh chính xác
đến đâu thì cũng chỉ là sự phản ánh gần đúng, có xu hướng tiến dần đến khách thể.

Vật chất tồn tại một cách khách quan, tồn tại ở bên ngoài, độc lập với ý thức của con
người. Ở ý thức thì lấy cái khách quan làm tiền đề và bị cái khách quan quy định, nó
không có tính vật chất. Do đó, không thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh,
tức vật chất với cái phản ánh, tức ý thức. Bởi thế, nếu xem ý thức là hiện tượng vật
chất thì sẽ dẫn đến lẫn lộn giữa cái được phản ánh và cái phản ánh, làm mất đi ý nghĩa
của sự đối lập. Từ đó làm mất đi sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm.

Ý thức chỉ là bản sao, là “hình ảnh” về thế giới khách quan, nó tồn tại phi cảm tính,
trái ngược với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh thì luôn tồn tại cảm tính. Từ đó,
khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng, phê phán chủ nghĩa duy tâm và duy vật
siêu hình trong quan niệm về bản chất của ý thức.

 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng
động, sáng tạo, chủ động, tích cực.

Các sự vật hiện tượng được ý thức phản ánh, sao chép lại ở trong bộ óc người. Tuy
nhiên, sự sao chép của ý thức không phải sao chép một cách đơn giản, thụ động, máy
móc thế giới vật chất ở bên ngoài, mà đã được cải biến sáng tạo, tích cực.

5
C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 35.
10
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

Tính sáng tạo của ý thức thể hiện vô cùng phong phú, đa dạng, đó là định hướng, tiếp
nhận, chọn lọc, xử lý, lưu giữ thông tin, trên cở sở thông tin đã có để tạo ra những
thông tin mới, phát hiện ra những ý nghĩa của thông tin mới được tiếp nhận.

Sự sáng tạo trong ý thức còn thể hiện ở việc tưởng tượng ra các thông tin không có
trong thực tế, ví dụ thần thánh, ma, quỷ… Hoặc có thể dự báo, tiên đoán tương lai, thể
hiện sự phản ánh vượt trước của ý thức so với vật chất. Hoặc tạo ra ý tưởng, những giả
thuyết trong đời sống tinh thần của mình, chẳng hạn như bản thiết kế nhà, công nghiệp
phim… Ở 1 số người còn xuất hiện khả năng đặc biệt như tiên tri, ngoại cảm… nói lên
tính phức tạp, phong phú của đời sống ý thức. Từ đó, đòi hỏi các nhà khoa học, các
ngành khoa học hiện nay cũng như tương lai phải đi sâu, nghiên cứu, làm sáng tỏ nó
trên cơ sở khoa học, tránh việc khoa học chưa giải quyết rõ vấn đề này, những người
mê tín dị đoan lợi dụng nó để tuyên truyền cho quan niệm duy tâm tôn giáo.

Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở
thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu
cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua
hoạt động lao động. Bên cạnh đó, ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu
nhiên, đơn lẻ, thụ động thế giới khách quan, mà là kết quả của quá trình phản ánh có
định hướng, có mục đích rõ rệt.

Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, càng ngày càng
phản ánh sâu sắc, từng bước xâm nhập vào các tầng bản chất, quy luật, điều kiện đem
lại hiệu quả hoạt động thực tiễn. Qua những hoạt động đó, con người dần tạo ra “thiên
nhiên thứ hai” cho riêng mình. Như vậy, có thể thấy, sáng tạo là đặc trưng bản chất
nhất của ý thức.

Sự phản ánh ý thức là quá trình năng động sáng tạo, là quá trình thống nhất của ba
mặt: Thứ nhất là trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Quá trình này
mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết. Thứ hai là mô
hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. đây là quá trình "sáng
tạo lại" hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý
tưởng tinh thần phi vật chất. Thứ ba là chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách
quan, tức quá trình hiện thực

11
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến

các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong
giai

đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động
vào

hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.

Tính sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật của sự phản ánh
mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sáng tạo và phản ánh là hai mặt
thuộc bản chất ý thức. Ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người
tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm, ý thức là sự phản ánh 1 cách năng động,
sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan. Chúng ta thấy rằng, các quan niệm về duy tâm tôn giáo về cơ bản là phản
ánh một cách sai lệch bản chất của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức của con
người không phải là sự phản ánh thế giới khách quan. Thế giới khách quan là do ý
thức sinh ra, ý thức là cái vốn tồn tại từ trước. Với chủ nghĩa duy vật tầm thường ở thế
kỷ XIX thì lại không thấy được ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất. Do không thấy
bản chất đó của ý thức nên họ đã đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là
một dạng vật chất. Họ khẳng định rằng óc con người của chúng ta tiết ra tư tưởng, tiết
ra ý thức cũng như là gan tiết ra mật.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bác bỏ những quan niệm sai lầm đó, thống nhất với
các tài liệu của khoa học tự nhiên cung cấp, cho rằng, tuy ý thức gắn liền với quá trình
sinh lý, diễn ra trong óc nhưng không quy về các quy trình đó. Ý thức tư tưởng không
phải là 1 vật, ta không thể nhìn, chụp được nó, cũng không phải là đối tượng, hiện
tượng của thế giới khách quan, mà chỉ là hình ảnh của chúng, nhưng đó không phải là
hình ảnh vật lý mà là hình ảnh chủ quan. Những hình ảnh này không phải là sự sao
chép một cách giản đơn về hiện thức, không phải là một bức ảnh chết về nó mà là hiện
thực đã được cải biến một cách tương ứng ở trong đầu óc của chính con người.

12
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

Không thấy được bản chất cũng như nét đặc thù đó của ý thức, coi ý thức là 1 thứ vật
chất tồn tại độc lập, xóa nhòa ranh giới giữa các phản ánh và cái bị phản ánh, là sai
lầm dẫn đến lẫn lộn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

1.2.2.2. Hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách
quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý
thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh
học, mà chủ yếu còn của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều
kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động của mình, ý thức
sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của bản thân và thực tiễn xã hội. Ở các thời đại
khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh “ý thức” về cùng một sự vật,
hiện tượng có sự khác nhau tùy theo các điều kiện vật chất và tinh thần mà chủ thể
nhận thức phụ thuộc.Ý thức không phải là cái không thể nhận thức như chủ nghĩa duy
tâm quan niệm nhưng nó cũng không phải tầm thường như người duy vật tầm thường
gán cho nó. Thực chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc
biệt là bộ óc người; nói cách khác chỉ có con người mới có ý thức. Loài người xuất
hiện là kết quả của lịch sử vận động phát triển lâu dài của thế giới vật chất. Cấu trúc
hoàn thiện của bộ óc người là nền tảng vật chất để ý thức hoạt động, cùng với hoạt
động thực tiễn và đời sống xã hội phong phú tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý thức
hình thành và phát triển không ngừng. Ta có thể thấy ý thức chỉ được nảy sinh trong
lao động, hoạt động cải tạo thế giới của con người. Nếu không có bộ óc con người và
không có các hoạt động thực tiễn xã hội thì không thể có ý thức.

Cuối cùng ý thức mang trong bản thân mình một thuộc tính đặc trưng nhất đó là sáng
tạo. Ý thức của mỗi cá nhân mang trong lòng nó ý thức xã hội, bản tính xã hội của ý
thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh trong sáng tạo. Sức sáng tạo của ý thức
trong tinh thần và sức sáng tạo của con người trong thực tiễn khác nhau về bản chất
nhưng chỉ là biểu hiện khác nhau của năng lực sáng tạo, khẳng định sức mạnh của con
người trong nhận thức và cải tạo thế giới. Như Karl Marx và Friedrich Engels đã nói:

13
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

“Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn như vậy đến chừng nào con
người còn tồn tại”6.

1.3. KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

1.3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức

Các lớp cấu trúc của ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí,…

Trong đó tất cả các nhân tố trên, tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất. Muốn cải tạo
được sự vật trước hết phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó. Do đó, nội dung và
phương thức tồn tại cơ bản bản của ý thức phải là tri thức. Ý thức mà không bao hàm
tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không
giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn.

Thật vậy, để có được chiếc máy giặt của chúng ta ngày hôm nay, các nhà nghiên cứu
phải tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nguyên lý, cơ chế hoạt động của chiếc máy
giặt thời cổ xưa và dần dần cải tiến chúng với những định luật vật lý, những kiến thức
khoa học mới mẻ. Từ đó biến chiếc máy giặt "sử dụng các thùng chứa hoặc bồn chứa
có rãnh, mái chèo để giúp chà xát quần áo. Người sử dụng máy giặt sẽ dùng một cây
gậy để ấn hoặc xoay quần áo dọc theo các mặt có kết cấu của chậu hoặc thùng chứa,
khuấy trộn quần áo để loại bỏ bụi bẩn và bùn đất" thành chiếc máy giặt có thể hoạt
động bằng điện, tất cả mọi thứ đều trở nên tự động sau vài nút bấm, không cần dùng
sức người. Nếu không có tri thức, không có hiểu biết gì về máy giặt, chắc hẳn chúng ta
sẽ không biết phải làm gì với nó, phải cải tiến nó như thế nào.[ CITATION Wik20 \l
1033 ]

Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải
nghiệm hay thông qua giáo dục. Có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên,
xã hội, con người; và có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức cảm tính và tri thức lý
tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa
học…Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xung quanh là yêu cầu thường
xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới. Tuy nhiên, chúng ta không thể
đồng nhất ý thức với sự hiểu biết, tri thức về sự vật vì "ý thức là sự phản ánh thế giới
6
C.Mác và Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập I, tr. 290.
14
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo". [ CITATION
Wik201 \l 1033 ]

Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ảnh tồn tại, nó phản ánh mối quan hệ
giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình cảm tham
gia và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người. Để có
thể tìm hiểu, nghiên cứu, sáng tạo hay đơn giản chỉ là quan sát một sự vật, con người
hiện tượng, chúng ta cần phải có một tình cảm nhất định với nó. Vẫn lấy ví dụ với
chiếc máy giặt, các nhà phát minh quan sát những người mẹ, người vợ giặt đồ vẫn phải
dùng sức lao động để vận hành chiếc máy giặt trống quay hay chính họ cũng đã từng
sử dụng chúng, họ đã thấy được sự tốn thời gian và công sức khi có những người phải
giặt đồ cho cả một gia đình. Với sự thấu hiểu và tình cảm đặc biệt dành cho người thân
cũng như mong muốn được cải tiến chiếc máy giặt cũ thành một chiếc máy giặt hiện
đại với nhiều chức năng hơn, các nhà phát minh đã dần cải tiến chiếc máy giặt trống
quay để chúng có thể tự hoạt động sau khi cắm điện và vài nút bấm chọn những chế độ
khác nhau như: giặt, vặt, xả thơm, sấy khô,…Bây giờ chúng ta cũng có thể điều chỉnh
được lượng nước cũng như thời gian giặt, vô cùng tiện lợi.

Niềm tin có thể hiểu là cách bạn cảm nhận và tin tưởng vào một điều gì đó. Sự hòa
quyện giữa tri thức và tình cảm và trải nghiệm thực tiễn đã tạo nên tính bền vững của
niềm tin thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Bạn là người
đam mê, thích nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ, kết hợp đam mê đó với vốn kiến
thức mà bạn có, bạn tự tin rằng mình có thể tạo ra được một sản phẩm có thể làm thay
đổi thế giới. Con người với những tri thức hiện có, những tình cảm đặc biệt cùng
những trải nghiệm thực tiễn luôn có niềm tin rằng mình có thể có những thiết bị, sản
phẩm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và tiện nghi hơn.

Ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con
người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt mục đích đề ra. Hiện nay, cả
thế giới đang phải chống chọi với dịch COVID-19, một dịch bệnh vô cùng nguy hiểm
với tốc độ lây lan rất nhanh, việc tìm ra vắc-xin cho loại bệnh này không hề dễ dàng.
Tuy nhiên với ý chí kiên cường và mong muốn đưa thế giới trở lại ổn định, các nhà
khoa học đã làm việc ngày đêm để tạo ra vắc-xin phòng bệnh. Sau rất nhiều những nỗ

15
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

lực: "Ông Vladimir Putin đầu giờ chiều 11-8 tự hào thông báo Nga đã đăng ký loại
vắc-xin đầu tiên trên thế giới chống lại virus SARS- CoV-2, gây ra đại dịch Covid-
19". Tổng thống Putin công bố duyệt vắc-xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới.
[ CITATION Gia20 \l 1033 ]

Qua những dẫn chứng cụ thể, ta có thể thấy nhận rõ vị trí, vai trò của các nhân tố cấu
thành ý thức và mối quan hệ giữa các yếu tố đó, đòi hỏi mỗi chủ thể phải luôn tích cực
học tập, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong nhận
thức và cải tạo thế giới.

1.3.2. Các cấp độ của ý thức

Chiều sâu của ý thức được chia làm 3 cấp độ: tự ý thức, tiềm thức, vô thức.

Tự ý thức: là sự nhận thức của bản thân về thế giới và các mối quan hệ xung quanh.
Có thể xem đây là công cụ để nhận biết sự trưởng thành trong ý thức, khi hình thành
thế giới quan, con người cũng đồng thời tự biết phân biệt bản thân, chủ động tách bản
thân ra khỏi thế giới xung quanh để xem xét, tìm hiểu về nó. Khi đó con người có thể
tự đánh giá khả năng và sự hiểu biết của mình từ đó nắm bắt được điểm mạnh yếu của
bản thân, tự điều chỉnh được hành vi của bản thân để phù hợp với tiêu chuẩn cộng
đồng. Từ đó, sự tự ý thức của 1 cá thể phát triển thành các cấp độ: ý thức tập thể, ý
thức cộng đồng. Chủ nghĩa duy tâm coi tự ý thức là cái sẵn có trong mỗi cá nhân, là sự
tự định hướng về bản thân, tách rởi khỏi xã hội, trở thành cái tôi thuần túy. Điều đó,
thực chất dùng để biện hệ cho sự vị kỷ của các thế lực phản động.

Thông qua các hoạt động giao tiếp, học hỏi con người dần hình thành ý thức cá nhân,
qua đó nhận biết được cái đúng, sai từ đó thể hiện được khả năng điều khiển hành vi
của bản thân. Bởi những hoạt động của con người có thể cải tạo thế giới quan, cũng có
thể phá hủy nó.

Ví dụ: Trong tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn ra căng thẳng, sự tự ý thức đeo khẩu
trang khi đi tới nơi công cộng của mỗi người đã dẫn đến sự tự ý thức bảo vệ bản thân
của cả một cộng đồng.

Tiềm thức: là 1 hoạt động tâm lý nhưng không bị kiểm soát bởi ý thức. Vốn dĩ, đây là
những tri thức con người học tập và tìm hiểu nhưng gần như trở thành bản năng ăn sâu
16
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

vào trong ý thức của chủ thể nên có thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý mà không
cần chủ thể trực tiếp kiểm soát. Dạng ý thức này có lợi trong hoạt động của chủ thể do
trong có những công việc lặp lại nhiều lần, cơ thể có thể tự động vận hành mà vẫn giữ
được sự chính xác. Tiềm thức lưu trữ kinh nghiệm và ký ức của mỗi cá thể, nó ghi
nhận thông tin mà ta “chọn” để ghi nhớ.

Tuy vậy, chúng ta cũng có thể kiểm soát được tiềm thức nếu biết được cách “vận hành
của nó”. Bởi như nhiều người thường quan niệm: “ Nắm được sức mạnh của tiềm thức
thì con người sẽ đạt được những thành công mục đích đã đề ra”.

Ví dụ:

- Để bỏ được 1 thói quen là rất khó, nhưng nếu ta luôn cho tiềm thức nhận thấy rằng
thói quen đó ảnh hưởng xấu tới bản thân thì bỏ được nó lại dễ hơn nhiều.

- Sự khác biệt lớn nhất giữa người thành công và kẻ thất bại là cách họ định hình về
bản thân trong tiềm thức.

Vô thức: là 1 hiện tượng tâm lý, không bị điều khiển bởi lí trí, nhưng khác với tiềm
thức, vô thức chỉ không bị kiểm soát bởi ý thức trong 1 lúc nào đó. Con người là 1
thực thể có lí trí nhưng có những hành vi xảy ra 1 cách không kiểm soát. Vô thức nằm
ở tầng sâu của ý thức, nó góp phần giúp cân bằng lại việc hoạt động quá độ của thần
kinh, giúp con người giải tỏa những cảm xúc nội tâm. Việc nghiên cứu về vô thức giúp
con người có thể làm chủ đời sống nội tâm. Đây là một hoạt động có vai trò rất lớn
trong đời sống con người. Nhờ vô thức mà các chuẩn mực con người được đặt ra một
cách tự nhiên không khiên cưỡng. Nhưng không nên tuyệt đối hóa, thân bí hóa vô
thức, nó là vô thức trong xã hội có ý thức, không thể tự cô lập với thế giới bên ngoài,
không thể quyết định hành vi của con người.

Vô thức là hành động diễn ra mà khi đó ý thức con người hoạt động mờ nhạt, đơn
giản là để thỏa mãn nhu cầu 1 cách bất chợt. Hành động vô thức đơn giản nhằm giải
tỏa ham muốn thầm kín của bản thân. Việc bộc lộ bản thân qua sự vô thức là vô cùng
quan trọng trong đời sống con người.

Ví dụ:

17
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

- Qua sự vô thức để lộ cảm xúc qua cử chỉ hay hành động có thể giúp con người nhận
thức được phần nào suy nghĩ của người đối diện.

- Khi mua sắm, chúng ta thường có xu hướng mua nhiều hơn dự tính ban đầu.

Mỗi cấp độ của ý thức là một mắt xích quan trọng trong việc hình thành và phát triển
thế giới quan của con người và đều có liên quan đến những cái còn lại, từ sự tự ý thức
con người dần biết cách tự kiểm soát hành vi của bản thân, biết cách học hỏi từ thế
giới xung quanh, biến cái có ích thành của mình. Qua những tri thức đó, có những cái
“mưa dần thấm lâu”, trở thành bản năng của con người (tiềm thức) và sự vô thức là
“công cụ” để con người có thể sử dụng những kiến thức đó mà không cần đến sự trực
tiếp kiểm soát của chủ thể. Nhưng có những quan điểm đã thần bí hóa sự vô thức của
con người. Chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về vô thức, nó không phải là 1 hiện
tượng tồn tại khách quan, không tồn tại cô lập với ý thức mà chỉ là 1 mắt xích trong ý
thức của con người. ý thức là cái nắm chủ đạo, quyết định

1.3.3. Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”

Những năm gần đây khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động
cơ bắp, mà còn có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Chẳng hạn
máy tính điện tử, "người máy thông minh", "trí tuệ nhân tạo". Song, điều đó không có
nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người. Ý thức và máy tính điện tử là hai quá
trình khác nhau về bản chất. “Người máy thông minh" thực ra chỉ là một quá trình vật
lý. Hệ thống thao tác của nó đã được con người lập trình phỏng theo một số thao tác
của tu duy con người. Máy móc chỉ là những kết cấu kỹ thuật do con người sáng tạo
ra. Còn con người là một thực thể xã hội năng động được hình thành trong tiến trình
lịch sử tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên và thực tiễn xã hội. Máy không thể sáng tạo
lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó. Năng lực đó chỉ có con người có ý
thức mới thực hiện được và qua đó lập trình cho máy móc thực hiện. Sự phản ánh sáng
tạo, tái tạo lại hiện thực chỉ có ở ý thức của con người với tính cách là một thực thể xã
hội, hoạt động cải tạo thế giới khách quan.

18
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

Ví dụ: Người máy SoPhia là một ví dụ điển hình khi ta nói đến Trí Tuệ Nhân Tạo.
Mục đích chế tạo Sophia là phát minh ra một robot có ý thức, có sự sáng tạo và có khả
năng như bất kỳ con người nào để giúp con người trong các vấn đề cuộc sống thường
ngày như để phục vụ chăm sóc sức khỏe, điều trị, giáo dục và các ứng dụng dịch vụ
khách hàng. Nhưng thực chất những khả năng đó qua quá trình đào tạo đã có sẵn trong
bộ nhớ và chỉ là một hệ thống chatbot (Trả lời tin nhắn tự động). Sophia không thể tái
hiện lại một sự vật hiện tượng khác khi chưa qua huấn luyện, và cũng không có khả
năng sáng tạo ra những cái mới.

Trí tuệ nhân tạo là sự nghiên cứu và thiết kế của những tác nhân thông minh
(Intelligent Agent). Những tác nhân thông minh này có khả năng phân tích môi trường
và tạo ra hành động nhằm tối ưu hóa thành công. Nghiên cứu AI sẽ sử dụng các công
cụ và cần hiểu biết từ nhiều lĩnh vực gồm khoa học máy tính, tâm lý học, triết học,
khoa học thần kinh, khoa học nhận thức, ngôn ngữ học, nghiên cứu hoạt động, kinh tế,
lý thuyết điều khiển (control theory), xác suất, tối ưu hóa và logic. Nghiên cứu AI
cũng bao gồm các tác vụ như điều khiển hệ thống, lên lịch trình, khai thác dữ liệu,
nhận dạng giọng nói, logistic, nhận diện khuôn mặt và nhiều thứ khác nữa.

Còn với trí tuệ con người. Trí tuệ con người được định nghĩa là trí tuệ được tạo thành
từ kinh nghiệm trong quá khứ, thích nghi với các tình huống mới, xử lý các ý tưởng
trừu tượng và có khả năng thay đổi môi trường nhờ kiến thức đã học được. Trí tuệ con
người có thể tạo ra nhiều loại thông tin. Nó có thể cung cấp thông tin quan sát trong
lúc đi du lịch hoặc tại sự kiện khác từ những du khách, người tị nạn, tù binh,… trí tuệ
con người cũng có thể cung cấp dữ liệu về một lĩnh vực khác. Cuối cùng, trí tuệ con
người có thể cung cấp thông tin về mối quan hệ và các mạng lưới mà con người quan
tâm.

Qua đó ta có thể nhận ra rằng. Trí tuệ nhân tạo cần phải học rất nhiều thông tin. Nếu
không được đào tạo trước thì trí tuệ nhân tạo sẽ không cho được thông tin về một sự
vật, hiện tượng và nó không thể học hỏi được từ những sự vật, hiện tượng đó. Còn đối
với trí tuệ con người, nó có khả năng tạo ra thông tin ở một lĩnh vực khác và có thể
học hỏi được từ trong thực tiễn xã hội. Suy cho cùng Trí Tuệ Con Người xoay quanh
việc thích nghi với môi trường bằng sự kết hợp với một số quá trình nhận thức. Lĩnh

19
Chương 1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

vực Trí Tuệ Nhân Tạo tập trung vào việc thiết kế các máy móc có thể bắt chước hành
vi của con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu AI có thể tiến xa đến mức thực hiện
AI yếu, chứ không phải là AI mạnh. Ở thời điểm hiện tại, khả năng đơn thuần là bắt
chước con người được coi là Trí Tuệ Nhân Tạo. Trong tương lai Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ
rất phổ biến làm cho cuộc sống chúng ta thuận tiện hơn. Nhưng ý thức con người lại
mang bản chất xã hội. Do vậy, dù máy móc hiện đại đến đâu chăng nữa cũng không
thể hoàn thiện được như bộ óc con người và sẽ chẳng bao giờ có thể thay thế toàn bộ
con người.

20
2. CHƯƠNG 2: TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở
ĐỜI SỐNG SINH VIÊN.

2.1. NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TIỄN ĐƯỢC TẠO RA TỪ TÍNH SÁNG TẠO
CỦA Ý THỨC

2.1.1. Shareapy:

Hiện nay, giới trẻ ngày càng bị stress, đến từ áp lực gia đình, áp lực học tập, đến từ nơi
làm việc, đến từ xã hội. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, tại Việt Nam có khoảng
15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, tuy nhiên lại có rất
nhiều bệnh nhân không đến bệnh viện thăm khám, trị liệu.[ CITATION Tuấ19 \l
1033 ]
Tiếp nhận được thông tin này, và nhận thấy rất nhiều ứng dụng, chương trình ra đời
hiện chỉ phục vụ mục đích giải trí hoặc nhu cầu vật chất, Võ Ngọc Khánh Linh –
trưởng nhóm, đã lên ý tưởng về một ứng dụng có thể giúp giải tỏa tâm lý, áp lực, nơi
mà mọi người có thể tìm được sự lắng nghe. Đây cũng trở thành ý tưởng chủ đạo cho
sự ra đời của Shareapy.
Shareapy giống như một cộng đồng trực tuyến thu nhỏ, một mạng xã hội. Tại đây, các
thành viên có thể chia sẻ, truyền tải các trạng thái cảm xúc một cách riêng tư mà không
phải lo lắng, e ngại hay xấu hổ. Những thành viên chia sẻ cùng một vấn đề trên tinh
thần lắng nghe và chia sẻ, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp,
khu vực, vị trí địa lý, tình trạng tài chính… Người xem chỉ có thể đồng cảm, lắng nghe
bạn, có thể bày tỏ cảm xúc chứ không thể bình luận, phán xét. Ngoài ra, tại đây còn
chia sẻ những bài viết về lối sống lành mạnh, những vấn đề được quan tâm như rối
loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ… Hay những thử thách như uống nước 2 lít mỗi ngày,
chạy bộ liên tục 30 ngày… được các thành viên hưởng ứng và cùng nhau tham gia.
Mỗi lần hoàn thành một thử thách, một tính năng gì đó trong Shareapy, mỗi thành viên
sẽ được điểm thưởng dưới dạng phần thưởng tinh thần, góp phần khuyến khích, động
viên cá nhân. Đặc biệt, ứng dụng này còn có các lớp tư vấn tâm lý trực tuyến, một điều
vô cùng ý nghĩa, thiết thực khi mà chi phí để gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý ngoài
thực tế lại quá cao.

22
Chương 2. Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Hình 2.2 Giao diện của Shareapy

Hình 2.3 Tính năng chia sẻ trạng thái của Shareapy


Nguồn: Khánh Linh
Shareapy đã xuất sắc chiến thắng giải Solution Challenge 2020 do cộng đồng Google
Developer Student Clubs tổ chức. Đây là một cuộc thi mang tầm vóc quốc tế, với sự
tham gia của hơn 800 trường đại học của hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới. Đây cũng
là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tham dự và chiến thắng cuộc thi này.
[ CITATION LêT20 \l 1033 ]
Sự thành công vượt mong đợi từ Shareapy, một phần là do ứng dụng này được kế thừa
và phát triển từ Barley, ứng dụng hỗ trợ tâm lý sử dụng nền tảng giao tiếp bằng giọng
nói, công trình đã giúp nhóm đạt giải III trong cuộc thi Bách Khoa Innovation 2019.

23
Chương 2. Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Với hạt nhân là ý tưởng mong muốn giúp đỡ, hỗ trợ những người gặp vấn đề tâm lý,
Shareapy đã thể hiện đầy đủ tính sáng tạo của ý thức trong đời sống sinh viên, đặc biệt
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Từ việc nhận thức được những vấn đề cấp bách
của xã hội, chọn lọc được những thông tin cần thiết cho đến việc xử lý, phát hiện ra ý
nghĩa của những thông tin này, lưu trữ cũng như phát triển nó. Cuối cùng Shareapy ra
đời, đại diện cho lối sống sáng tạo với ý tưởng lớn lao của sinh viên. Như Khánh Linh
đã nói: “Trong báo cáo cuộc thi em cũng có muốn là nó không chỉ giúp cho cộng đồng
người Việt, mà còn giúp cho cộng đồng những người trên thế giới, ra Đông Nam Á, ra
Châu á. Tại vì em biết Châu Á stress rất là nhiều như Nhật Bản, Hàn Quốc này kia, em
muốn mở rộng nó ra cộng đồng”.[ CITATION LêN20 \l 1033 ]

2.1.2. BusMap

Theo một báo cáo của Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng trực thuộc Sở Giao
thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2013 trên toàn thành phố đã có
411,2 triệu lượt. Ta có thể thấy nhu cầu đi lại của mọi người bằng phương tiện công
cộng trong những năm gần đây là rất lớn. Với những sinh viên lần đầu tiên xuống
TPHCM chắc hẳn ai cũng đã từng đi xe Bus và trong họ xuất hiện những câu hỏi: Đi
chuyến số bao nhiêu? Bến ở địa điểm nào?... Chính từ việc nhận thấy khó khăn của
mọi người và cũng của chính bản thân mình một nhóm sinh viên CNTT thuộc ĐH
Khoa học tự nhiên đã đưa ra một ứng dụng mang tên BusMap giúp chúng ta có thể tìm
được chuyến xe Bus như mong muốn. BusMap được phát triển và cho ra đời vào năm
2013, trưởng nhóm là Lê Yên Thanh (sinh năm 1994, sinh viên năm 4, khoa Công
nghệ thông tin, ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM) thiết kế, xuất phát từ chính nhu cầu cá
nhân làm sao có thể đi lại nhanh nhất và tiện lợi nhất bằng xe buýt.
Theo Lê Yên Thanh kể lại: “Ngay từ năm 1, mình đã trăn trở về việc làm thế nào để đi
xe buýt từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đến Hồ Con Rùa một cách nhanh
nhất. Bạn bè mình và rất nhiều người đi xe buýt cũng có câu hỏi tương tự. Từ nhu cầu
đó, mình và một người bạn đã lên ý tưởng cho một sản phẩm hỗ trợ người dùng xe
buýt. Hè năm nhất (2013) tụi mình hoàn thiện nó. Đến năm 2015 thì sản phẩm được
đưa ra cộng đồng với sự hỗ trợ của Sở Giao thông vận tải TP.HCM. Đến nay, nhờ ứng
dụng này mà nhiều người thay đổi thói quen giao thông, thấy được sự thuận tiện của
xe buýt nên đi phương tiện này nhiều hơn”.
Từ ứng dụng trên ta nhận thấy ý thức luôn gắn liền với lao động mà ở đây chính là quá
trình học tập tiếp xúc với thực tế của sinh viên. Ban đầu chính là quá trình trao đổi
thông tin giữa những sinh viên và nhu cầu đi lại bằng phương tiện công cộng. Nó giúp
sinh viên chọn lọc được những thông tin cần thiết và phù hợp với mục đích của mình.
Sau đó ý thức sẽ “sáng tạo lại” hiện thực và nảy sinh ra ý tưởng để giải quyết vấn đề.
Nhưng ý tưởng lúc nằm dưới dạng tinh thần phi vật chất. Và cuối cùng chính quá trình
biến những tư suy, ý tưởng đó thành hiện thực khách quan ở đây chính là phần mềm
BusMap. Để thực hiện như vậy ý thức đã tìm cách áp dụng những kiến thức đã được
phản ánh trong quá trình học tập kết hợp với ý tưởng để tạo ra một sự phản ánh mới
phi vật chất và chưa có ở thực tại khách quan. Từ đó ý thức sẽ thúc đẩy sinh viên sử
dụng những cái có sẵn, những công cụ phù hợp để thực hiện mục đích của mình. Hiện
thực đã cho thấy: Không có phản ánh thì không có sáng tạo. Nếu như ý thức không
phản ánh được những hiện thực này thì sẽ không có những sự sáng tạo để giải quyết

24
Chương 2. Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học

chúng. Sự phản ánh nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng vào ý thức chính là yếu tố
cốt lõi của sự sáng tạo. Tính sáng tạo ở đây đã thể hiện nổi bật qua quá trình tiếp nhận,
chọn lọc, xử lý, lưu trữ và tạo ra được thông tin mới dựa trên thông tin cũ. Đầu tiên là
quá trình tiếp thu thông tin về nhu cầu thực tại của việc di chuyển bằng phương tiện
công cộng, tiếp thu kiến thức từ quá trình học tập trên giảng đường, những thông tin về
sự phát triển của công nghê hiện đại, những cái có sẵn từ ở hiện thực khách quan như
Google Map và cùng với đó là dữ liệu về những chuyến xe Bus của Trung tâm Quản lý
Giao thông công cộng. Ý thức cũng đã tự chọn lọc được những thông tin liên quan,
những tri thức cần thiết cho việc sáng tạo ra một ý thức mới phi vật chất là ý tưởng về
ứng dụng BusMap. Sự sáng tạo cũng xuất phát từ quá trình ý thức con người trong
việc cải biến thế giới ngày một tốt hơn. Mục đích của ứng dụng ra đời nhằm phục vụ
cho việc sử dụng phương tiên công cộng một cách có hiệu quả thuận tiến nhất. Ứng
dụng ra đời chịu sự chi phối của nhiều ý thức của nhiều con người. Mỗi con người lại
sáng tạo ra một ý thức riêng và họ phải biết tiếp thu ý tưởng của nhau và đi đến một ý
tưởng thiết thực và tối ưu nhất. Để từ đó làm tiền đề áp dụng vào thực tại khách quan.

Hình 2.4 Giao diện của BusMap


Nguồn: Google
Suy cho cùng ý thức của mỗi con người hay cụ thể ở đây là sinh viên luôn có bản chất
sáng tạo. Luôn nảy sinh ra những cái mới trong quá trình phản ánh thực tại khách

25
Chương 2. Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học

quan. Luôn tiến đến những cái mới mẻ, hiện đại hơn, thuận tiện hơn. Nên từ đó vai trò
của sự sáng tạo của ý thức càng được nâng cao. Đặc biệt sinh viên đóng vai trò rất
quan trọng trong việc xây dựng vào bảo vệ đất nước. Chúng ta cần nuôi dưỡng và phát
huy hết tính sáng tạo của ý thức để tạo ra những thực tại khách quan phục vụ cho con
người. Tạo ra một giới tự nhiên mới giới tự nhiên “thứ hai” mang đậm bàn tay con
người hơn

2.1.3. Sự hình thành và phát triển của thời khóa biểu:

Ý thức có một phần nguồn gốc xã hội đến từ việc hình thành ngôn ngữ. Khi ngôn ngữ
được con người sáng tạo và sử dụng, loài người đã bắt đầu mở sang trang mới, bắt đầu
trao đổi kinh nghiệm lao động giữa người với người, bắt đầu phát triển trong việc sản
xuất và dần hình thành sự trao đổi hàng hóa. Đến những thời kỳ đổi mới tiếp theo, sự
trao đổi thông tin này đã bắt đầu lớn mạnh hơn, hình thành nên một nền giáo dục
không ngừng phát triển đến bây giờ. Nhu cầu về kiến thức bắt đầu nảy sinh ngày một
nhiều và việc sắp xếp thời gian cho việc học ấy là tiền đề cho việc sáng tạo ra một hệ
thống sắp xếp mới được gọi là thời khóa biểu. Thời khóa biểu chính là một hình thức
sắp xếp thời gian cho các môn học, các tiết học và vô cùng hiệu quả cho đến ngày nay.
Thuở sơ khai, bản thân thời khóa biểu vốn chỉ là những dòng chữ trên bảng thông báo
của nhà trường và được các học viên chép lại trên những trang vở để nắm bắt và sử
dụng, nhưng đến khi bản thân con người đã bắt đầu bận rộn hơn với cuôc sống thường
ngày, thời gian hạn hẹp yêu cầu có sự linh hoạt từ phía các học viên. Khi kỉ nguyên số
mở ra, thời khóa biểu đã được đưa lên mạng Internet và đã trở nên vô cùng hữu ích vì
sự tiện lợi khi không còn phải lên trường mỗi khi có sự thay đổi thời khóa biểu mà lúc
bấy giờ chỉ với vài lần nhấp chuột và mạng Internet, các học viên đã có thể kiểm tra
thời khóa biểu ngày hôm sau của mình dù có thay đổi hay không. Sau đó, khi mạng
Internet không còn giới hạn ở những chiếc máy tính cắm dây mạng và phải cố định ở
nhà, hình thành hệ thống mạng không dây 2G 3G 4G và sắp tới 5G sẽ được sử dụng
rộng rãi, việc kiểm tra thời khóa biểu đã dễ dàng hơn vì bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào,
miễn là có 3G hoặc 4G là học viên đã có thể kiểm tra thời khóa biểu. Điển hình tại Đại
Học Bách Khoa Tp.HCM (HCMUT), mọi sinh viên của trường đều có riêng cho mình
một tài khoản Mybk và có thể đăng nhập và kiểm tra mọi lúc mọi nơi nếu đáp ứng
được kết nối Internet. Tuy nhiên việc đăng nhập đi đăng nhập lại để xem sự thay đổi
của thời khóa biểu đã khiến cho nhiều sinh viên chán nản, nhận thức được điều này,
chính sinh viên của trường đã tạo ra app BK Student và một nhóm khác đã tạo ra
BKSchedule để có thể thuận tiện trong việc kiểm tra thời khóa biểu. Như vậy dù ngôn
ngữ được hình thành từ rất sớm nhưng việc trao đổi thông tin luôn gặp khó khăn bởi
những nhu cầu mới ngày càng nhiều và việc đáp ứng những nhu cầu ấy đã trở thành
nguồn sáng tạo cho trí óc của con người. Và đó chính là sự sáng tạo trong ý thức của
con người, chính những nhu cầu được sinh ra hằng ngày đã nảy sinh những ý tưởng và
thực hiện những ý tưởng đó đã góp phần phát triển bộ não của con người, giúp con
người ngày càng phát triển về nhận thức, thấu hiểu thế giới xung quanh.

26
Chương 2. Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học

2.1.4. Gel rửa tay khô:

2.1.4.1. Khái quát sơ bộ:

Gel rửa tay khô là một loại dung dịch sát khuẩn không cần rửa lại bằng nước. Nó có
tác dụng sát khuẩn cực nhanh và có thể diệt gần như hoàn toàn vi khuẩn.

2.1.4.2. Nhu cầu thực tiễn:

Hiện nay cả thế giới đang phải trải qua đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong hoàn cảnh
đó thì thực tiễn đã tác động đến ý thức đòi hỏi trường Đại Học Bách Khoa – Đại học
Quốc gia TP.HCM phải sáng tạo ra một loại gel rửa tay nhằm đáp ứng nhu cầu phòng
chống đại dịch Virus NCOV gây ra.

2.1.4.3. Quá trình thực hiện:

Gel rửa tay của trường Đại Học Bách Khoa thì được sử dụng nội bộ trong trường ở
cổng của trường, ở dưới các tòa nhà... Khi sử dụng ta chỉ cần lấy một ít gel có sẵn cho
vào lòng bàn tay xoa đều tất cả lên tay trong khoảng 30s.

2.1.4.4. Những mặt tích cực của Gel rửa tay khô:

Gel rửa tay khô do cán bộ và sinh viên của trường Đại Học Bách Khoa pha chế thành
công đã giúp cho giảng viên và các bạn sinh viên rửa tay nhanh, sạch, có thể dùng lưu
động và ngay tại chỗ, ít tốn thời gian của giảng viên và sinh viên.

2.1.4.5. Những mặt hạn chế của Gel rửa tay khô:

Thay thế được cho hình thức rửa tay sát trùng bằng nước tuy sạch nhưng nó sẽ mất rất
nhiều thời gian dẫn đến làm trì trề hàng loạt cho các bạn sinh viên. Việc rửa tay bằng
nước cũng đòi hỏi ngay tại vị trí đó phải có nước để thực hiện công việc sát khuẩn.

2.1.5. Cải tiến máy sửa thành máy trợ thở:

Trong thời gian vừa qua, cả thế giới đã đón nhận những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
của dịch bệnh Covid-19. Nền kinh tế bị trì trệ, các quốc gia phải ban hành tình trạng
khẩn cấp, tồi tệ hơn là có đến hàng trăm ngàn người đã tử vong. Một trong những khó
khăn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cứu chữa những bệnh nhân là tình trạng
thiếu máy thở. Trước thông tin này, BME HCMUT - một nhóm các bạn sinh viên khoa
Khoa học ứng dụng thuộc trường Đại học Bách Khoa ĐHQG Tp.HCM đã tiến hành
nghiên cứu và cải tiến máy trở thợ từ máy hút sữa nhằm mục đích cung cấp được máy
trợ thở có giá thành thấp, đáp ứng được sự thiếu hụt hiện tại. Bằng việc, tìm hiểu tổng
quan các máy thở đã và đang sử dụng trên thế giới, chọn lọc ra những mô hình phù
hợp với mục đích đề ra. Qua việc ghi nhận những rủi ro có thể xảy ra đồng thời tiến
hành thử nghiệm và cải tiến, nhóm đang tích cực hoàn thiện để đưa ra thành quả tốt
nhất đến với những bệnh nhân.

27
Chương 2. Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Hình 2.5Máy trợ thở


Nguồn: BME HCMUT

2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC

28
Chương 2. Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học

KẾT LUẬN

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Minh, G. (2020, 08 11). Tổng thống Putin công bố duyệt vắc-xin Covid-19 đầu tiên
trên thế giới. Truy cập từ https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tong-thong-putin-cong-
bo-duyet-vac-xin-covid-19-dau-tien-tren-the-gioi-20200811165313392.htm
Minh, T. (2019, 04 04). Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan
tới stress. Truy cập từ https://t5g.org.vn/viet-nam-co-khoang-15-dan-so-mac-cac-roi-
loan-lien-quan-toi-stress
Nam, L. (2020, 07 06). Gặp nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên thắng giải công nghệ
của Google. Truy cập từ https://thanhnien.vn/gioi-tre/gap-nhom-sinh-vien-viet-nam-
dau-tien-thang-giai-cong-nghe-cua-google-1247839.html
Nguồn Gốc Của Ý Thức. (2017, 08 10). Truy cập từ
https://prezi.com/tx_thtpumfq7/nguon-goc-cua-y-thuc/
Tín, L. (2020, 07 02). Ứng dụng hỗ trợ tâm lý của sinh viên Việt Nam lọt top 10
Solution Challenge thế giới. Truy cập từ https://tgs.vn/iot/ung-dung-ho-tro-tam-ly-cua-
sinh-vien-viet-nam-lot-top-10-solution-challenge-the-gioi/
Tri Thức VN. (2017, 09 22). Nghiên cứu của tiến sĩ Masaru Emoto: Nước cũng là sinh
mệnh. Truy cập từ https://tapchitrithuc.com/nghien-cuu-cua-tien-si-masaru-emoto-
nuoc-cung-la-sinh-menh?
fbclid=IwAR254UWjY7k58MKTN9wzXbidcxH8E1mgSRwLzsTSPCuZ-
O3r8K8YfxwnJXQ
Wikipedia. (2019, 12 12). Ý thức (triết học Marx-Lenin). Truy cập từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9D_th%E1%BB%A9c_(tri%E1%BA%BFt_h
%E1%BB%8Dc_Marx-Lenin)
Wikipedia. (2020, 07 21). Máy giặt. Truy cập từ https://vi.wikipedia.org/wiki/M
%C3%A1y_gi%E1%BA%B7t
Wikipedia. (2020, 08 16). Tri thức. Truy cập từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri_th
%E1%BB%A9c

30

You might also like