You are on page 1of 7

Thuyết minh kỹ thuật hệ phối trộn đường HFSC-TH-MILK

NTE AUTOMATION.
JSC
TÀI LIỆU THUYẾT MINH
KỸ THUẬT
HỆ PHỐI TRỘN ĐƯỜNG HFSC-TH-MILK

Phan Thanh
NTE Automation
13/11/2021

1
Thuyết minh kỹ thuật hệ phối trộn đường HFSC-TH-MILK

TÀI LIỆU THUYẾT MINH KỸ THUẬT HỆ PHỐI TRỘN ĐƯỜNG


HFSC - TH-MILK

1. Bản quyền sử dụng phần mềm và bản hướng dẫn sử dụng này thuộc về công ty CP
Thương Mại và Giải Pháp Tự Động NTE.

2. Cấm mọi hình thức sao chép tài liệu này trên bất cứ hình thức nào nếu không được sự
đồng ý của các tác giả.

3. Mọi thắc mắc về sử dụng phần mềm xin liên hệ công ty CP Thương Mại và Giải Pháp
Tự Động NTE:
Website www.nte.vn

Ông Phan Thanh: 0912544484 Email: kythuat02.nte@gmail.com

Nhóm tác giả.

Phan Thanh.

2
THUYẾT MINH KỸ THUẬT
HỆ PHỐI TRỘN ĐƯỜNG HFSC-TH-MILK
1. Tổng quát
- Hệ thống gồm có : Tủ điều khiển trung tâm, tủ điều khiển hiện trường và hệ thống
máy tính điều khiển.
- Chương trình điều khiển được viết trên phần mềm Tia Portal V16 của hãng Siemens
tích hợp khả năng giám sát thống qua hệ thống SCADA . Với khả năng sử dụng bộ
thư viện hiện đại, đa dạng và nhiều tính năng. Việc vận hành các chương trình CIP,
phối trộn được thực hiện một cách hoàn toàn tự động theo các bước, tiết kiệm thời
gian và nhân lực. Giao diện điều khiển được thiết kế quen thuộc đối với việc vận hành
trong nhà máy sữa, nước giải khát, vì thế người vận hành dễ dàng thực hiện thao tác
như các hệ thống khác. Các đối tượng trong hệ thống được trình bày trực quan trên
màn hình SCADA, giống với sơ đồ P&ID, các thông số cài đặt rõ ràng, việc thay đổi
thuận lợi. Các cảnh báo cũng như các biểu đồ hoạt động của các đối tượng được thể
hiện đầy đủ. Việc đảm bảo an toàn quá trình vận hành được lưu ý đến bằng cách chỉ
cấp quyền điều khiển cho người vận hành bằng một tài khoản riêng biệt, chỉ khi có tài
khoản mới có thể thay đổi thông số vận hành. Có khả năng giao tiếp với chương trình
của hệ thống cũ, đảm bảo việc vận hành mới và cũ được thực hiện liên tục, không bị
gián đoạn.
- Tủ điều khiển trung tâm cũng như tủ điều khiển hiện trường được chế tạo từ chất liệu
Inox 304 phù hợp với môi trường công nghiệp, có khả năng chống ăn mòn tốt khi tiếp
xúc với các loại hóa chất.
- Thiết bị đóng cắt, điều khiển, bảo vệ, thiết bị đo báo được lựa chọn từ các hãng thiết
bị điện hàng đầu như Siemens, Schneider, E&H, ….
- Hệ thống van khí nén được lựa chọn của hãng Festo. Với kiểu dáng hiện đại, khả
năng đóng mở van rất nhanh, đáp ứng khả năng vận hành tự động của chương trình
điều khiển.
- Nguồn cấp bảo vệ và điều khiển được duy trì ổn định thông qua bộ ổn áp. Việc sử
dụng bộ lưu nguồn UPS nhằm khi có sự cố mất điện, việc giám sát trên máy tính và
SCADA vẫn được diễn ra, đảm bảo việc khả năng mất nguồn đột ngột.
2. Thông số kỹ thuật của các thiết bị điều khiển
2.1. Tủ điều khiển trung tâm
Tủ điều khiển trung tâm được đặt tại phòng điều khiển trung tâm có chức năng điều
khiển, giám sát toàn bộ hệ thống phối trộn đường thông qua bộ điều khiển PLC S7 1500.
Thông qua bộ điều khiển cũng như các module mở rộng, việc điều khiển các đối tượng
trong hệ thống được thực hiện một cách tự động và trơn tru.
Ở chế độ vận hành tự động, đối với bơm trực tiếp sẽ được điều khiển bằng cách nhận tín
hiệu ON/OFF từ bộ điều khiển. Đối với bơm có sử dụng biến tần, việc thay đổi tốc độ
trong quá trình hoạt động bằng cách bộ điều khiển nhận tín hiệu từ các cảm biến đo lường
như tín hiệu báo rỗng, tín hiệu báo áp suất và so sánh với các giá trị đặt, từ đó sẽ xuất ra tín
hiệu analog để điều chỉnh thay đổi tốc độ động cơ cho phù hợp với từng thời điểm. Ở chế
độ vận hành bằng tay, tốc độ bơm có thể được điều chỉnh trực tiếp trên bề mặt biến tần.
Các tín hiệu đo lường như áp suất, nhiệt độ được phản hồi liên tục để giám sát cũng như
thay đổi thông số điều khiển.
Các thiết bị trong tủ được đảm bảo an toàn thông qua các thiết bị đóng cắt, bảo vệ. Bên
ngoài mặt tủ có đồng hồ đo điện năng cho phép người vận hành quan sát và theo dõi
nguồn cấp vào tủ. Hệ thống đèn tủ cũng như quạt làm mát đảm bảo tủ hoạt động liên tục
trong môi trường công nghiệp.

CÁC THIẾT BỊ CHÍNH:


a. Aptomat tổng bảo vệ
- Hãng sản xuất: Schneider
- Điện áp định mức: 3P 380VAC
- Dòng định mức: 80A
- Dòng ngắn mạch: 30kA
b. Aptomat bảo vệ bơm tích hợp relay nhiệt
- Hãng sản xuất: Schneider
- Điện áp định mức: 3P 380VAC
- Dòng định mức: (tùy thuộc vào thiết bị)
- Dòng ngắn mạch : 15kA
c. Aptomat điều khiển
- Hãng sản xuất: Schneider
- Điện áp định mức: 1P 220VAC
- Dòng định mức: 10A
- Dòng ngắn mạch : 6kA
d. Biến tần điều khiển động cơ
- Hãng sản xuất: Schneider
- Công suất định mức: (tùy thuộc công suất động cơ )
- Điện áp đầu vào: 380VAC
- Điện áp đầu ra: 380VAC
- Hiển thị: LCD
e. Bộ điều khiển PLC S7 1500
- Hãng sản xuất: Siemens
- Ngõ ra điều khiển: Relay output, analog output
- Nguồn cấp: 24VDC
f. Mô đun mở rộng
- Hãng sản xuất: Siemens
- Ngõ ra điều khiển: Relay output, analog output
- Nguồn cấp: 24VDC
g. Bộ nguồn điều khiển
- Hãng sản xuất: Phoenix contact
- Công suất: 120W
- Điện áp đầu vào: 220VAC
- Điện áp đầu ra: 24VDC
h. Bộ ổn áp Lioa
- Công suất: 5kvA
- Điện áp đầu vào: 220VAC
- Điện áp đầu ra: 220VAC
i. Bộ tích điện UPS
- Công suất: 3kvA
2.2. Tủ điều khiển hiện trường
Tủ điều khiển hiện trường được đặt tại vị trí gần 2 bồn phối trộn đường, thuận tiện cho
việc quan sát cũng như thay đổi trạng thái các thiết bị hiện trường. Các tín hiệu trạng thái
như van, các tín hiệu đo nhiệt độ, áp suất được phản hồi về bộ điều khiển trung tâm thông
qua module truyền thông, được thể hiện trên màn hình máy tính điều khiển SCADA. Việc
thay đổi trạng thái cũng tương tự, các tín hiệu ON/OFF cũng như tín hiệu analog được gửi
từ bộ điều khiển trung tâm đến các module ở tủ hiện trường để thay đổi giá trị các đối
tượng.
Hệ thống van khí nén được bố trí trên 2 đế van, có khả năng mở rộng số lượng van lớn.
Được thiết kế chắc chắn cũng như kiểu dáng hiện đại, chuyên nghiệp, độ bền cao. Ở chế
độ tự động, việc bật tắt van được thực hiện hoàn toàn tự động. Ngoài ra, người vận hành
có thể thay đổi trạng thái van bằng cách sử dụng bằng tay để bật tắt van trên thân van. Bộ
lọc khí đầu vào giúp loại bỏ bụi và thay đổi cũng như duy trì áp suất khí nén để thay đổi
trạng thái van.
Tại hiện trường, người vận hành có thể dễ dàng quan sát trạng thái van thông qua các
proximity gắn trên thân van, đảm bảo việc thực hiện chính xác thay đổi trạng thái của van.

CÁC THIẾT BỊ CHÍNH:


a. Aptomat bảo vệ
- Hãng sản xuất: Schneider
- Điện áp định mức: 2P 220VAC
- Dòng định mức: 10A
- Dòng ngắn mạch: 6kA
b. Mô đun truyền thông
- Hãng sản xuất: Siemens
- Nguồn cấp: 24VDC
c. Mô đun mở rộng
- Hãng sản xuất: Siemens
- Ngõ ra điều khiển: Relay output, analog input
- Nguồn cấp: 24VDC
d. Cảm biến áp suất
- Hãng sản xuất: E&H
- Điện áp điều khiển: 24VDC
- Dải đo: 0-10 bar
- Tín hiệu: 4-20mA
e. Cảm biến nhiệt độ
- Hãng sản xuất: E&H
- Điện áp điều khiển: 24VDC
- Dải đo: -200 - 600oC
- Tín hiệu: 4-20mA
f. Cảm biến báo mức
- Hãng sản xuất: E&H
- Điện áp điều khiển: 24VDC
- Báo mức : PNP
g. Bộ van khí nén
- Hãng sản xuất: Festo
- Điện áp điều khiển: 24VDC
- Loại van: 3/2
h. Bộ lọc khí nén
- Hãng sản xuất: Festo
i. Proximity
- Hãng sản xuất: Sick

You might also like