You are on page 1of 11

CHUYÊN ĐỀ ĐIỂM FEUERBACH

Trần Quân +++

Đường tròn Euler (đường tròn 9 điểm) của tam giác 4ABC tiếp xúc trong với đường tròn nội tiếp và tiếp xúc
ngoài với các đường tròn bàng tiếp. Các tiếp điểm của đường tròn 9 điểm và đường tròn nội tiếp, đường tròn bàng
tiếp được gọi là điểm Feuerbach. Tài liệu này sẽ trình bày một số tính chất của điểm Feuerbach.

1 Các tính chất của điểm Feuerbach


Tính chất 1. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. M là trung
điểm của BC. D0 là điểm đối xứng của D qua AI. Chứng minh M D0 đi qua điểm Feuerbach của tam giác
4ABC.

Fe
B0

O
I
N9
C0
D0

B A0 D A1 M C

Gọi O, N9 , Fe lần lượt là tâm ngoại tiếp, tâm đường tròn 9 điểm và điểm Feuerbach của tam giác 4ABC. Gọi
AA0 , BB 0 , CC 0 là các đường cao của tam giác 4ABC.

Do M B 0 = M C 0 suy ra M N9 ⊥B 0 C 0 , suy ra M N9 k AO.

Gọi A1 = AI ∩ BC. Do D, D0 đối xứng với nhau qua AI suy ra A1 D0 là tiếp tuyến của (I), suy ra tứ giác
IDA1 D0 nội tiếp.

Ta có ∠DID0 = 2∠DIA1 = 2∠A0 AA1 = ∠A0 AO từ đó có ID0 k AO.

Như vậy ta có N9 M k ID0 . Theo định lý Feuerbach ta có (N9 ) và (I) tiếp xúc với nhau tại Fe suy ra Fe , D0 , M
thẳng hàng.

Tính chất 2. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. M là trung điểm
của BC. AA0 , Fe lần lượt là đường cao, điểm Feuerbach của tam giác 4ABC. Chứng minh Fe D là phân
giác góc ∠A0 Fe M .

1
A

Fe

I
N9

B A0 D M C
T

Gọi (N9 ) là đường tròn 9 điểm của tam giác 4ABC. Fe D cắt lại (N9 ) tại T . Theo định lý Feuerbach ta có (N9 )
và (I) tiếp xúc với nhau tại Fe . Do đó Fe là tâm vị tự của (N9 ) và (I) suy ra N9 T k ID, suy ra N9 T ⊥A0 M .
>
Vậy T là điểm chính giữa cung nhỏ A’M của (N9 ), suy ra Fe D là phân giác góc ∠A0 Fe M .

∠B − ∠C
Hệ quả 1. Ký hiệu α = ∠IAO = ∠IAA0 = | | . Khi đó kết hợp với tính chất 1 ta có: ∠M Fe D =
2
∠DFe A0 = α.

Tính chất 3. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. M là trung điểm của
BC. O, Fe lần lượt là tâm ngoại tiếp, điểm Feuerbach của tam giác 4ABC. Chứng minh 4AIO ∼ 4Fe DM .

Fe

O
I
N9

D0

B A0 D M C
T

Gọi D0 đối xứng với D qua AI, theo tính chất 1 ta có M, D0 , Fe thẳng hàng. Gọi AA0 là đường cao của tam
giác 4ABC. Fe D cắt lại (N9 ) tại T . Theo tính chất 2 ta có tam giác 4T A0 M cân tại T .

AI cắt lại (O) tại P . Ký hiệu α = ∠IAA0 , theo hệ quả 1 ta có ∠T A0 M = ∠DFe M = α = ∠OAP .

IA DA0
Từ đó có 4AOP ∼ 4A0 T M . Kết hợp với = suy ra 4AIO ∼ 4A0 DT ∼ 4Fe DM .
IP DM
Hệ quả 2. 4AIO ∼ 4A0 DT ∼ 4Fe DM ∼ 4DD0 M và 4P IO ∼ 4M DT ∼ 4Fe DA0

Tính chất 4. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi J là trung điểm

2
đoạn AI, gọi DR là đường kính của (I). Chứng minh JR đi qua điểm Feuerbach của tam giác 4ABC.

J
S
P R N

I
N9

Fe

B A0 D M C
T

Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Gọi (N9 ) là đường tròn 9 điểm của tam giác 4ABC. Fe D
cắt lại (N9 ) tại T , gọi T D là đường kính của (N9 ).

Fe là tâm vị tự biến (I) thành (N9 ) nên N9 T k ID, suy ra N9 T ⊥N P . Vậy S, R, Fe thẳng hàng và S là điểm
>
chính giữa cung nhỏ NP của (N9 ).

Phép vị tự tâm A tỷ số 2 biến tam giác 4AP N thành tam giác 4ABC, biến J thành I. Vậy J là tâm nội tiếp
>
của tam giác 4AP N . Theo định lý Protassov ta có JFe đi qua S là điểm chính giữa cung nhỏ NP của (N9 ).

Như vậy 4 điểm J, S, R, Fe thẳng hàng, tính chất được chứng minh.

Hệ quả 3. M I cắt đường cao AA0 tại X, ta có X, J, Fe thẳng hàng.

Chứng minh Hệ quả 3. Ta có kết quả M I k AR suy ra ARIX là hình bình hành, suy ra X, J, R thằng hàng.
Do đó X, J, Fe thẳng hàng.

Hệ quả 4. JFe ⊥DFe . Kết hợp với hệ quả 3 ta có XFe ⊥DFe và (A0 DX) đi qua Fe .

Định lý Protassov. Cho tam giác 4ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp. Đường tròn (O) là đường tròn bất
kì đi qua B, C. Một đường tròn (K) tiếp xúc với AB, AC và tiếp xúc trong với (O) tại T . Khi đó T I là phân
giác góc ∠BT C.

Tính chất 5. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. D0 là điểm đối
xứng của D qua AI. A1 = AI ∩ BC. J là trung điểm của AI. Gọi AA0 , Fe lần lượt là đường cao và điểm
Feuerbach của tam giác 4ABC. Chứng minh 5 điểm A0 , A1 , D0 , J, Fe đồng viên.

3
A

J R Fe

I
N9

D0

B A0 D A1 M C
T

Gọi M là trung điểm của BC. Theo tính chất 1 ta có M, D0 , Fe thẳng hàng.

Ký hiệu α = ∠IAA0 , theo hệ quả 1, ta có ∠M A1 D0 = ∠DID0 = 2α = ∠M Fe A0 suy ra A0 , A1 , D0 , Fe đồng viên.

Gọi (N9 ) là đường tròn 9 điểm của tam giác 4ABC. Fe D cắt lại (N9 ) tại T . Do Fe là tâm vị tự của (I) và
(N9 ) suy rs T M k DD0 .

Gọi DR là đường kính của (I). Theo tính chất 4 ta có J, R, Fe thẳng hàng. Do RD0 ⊥DD0 suy ra RD0 k AI.

Ta có ∠Fe JA1 = ∠Fe RD0 = ∠Fe DD0 = ∠Fe T M = ∠Fe A0 M = ∠Fe A0 A1 suy ra J, A0 , A1 , Fe đồng viên. Như
vậy 5 điểm A0 , A1 , D0 , J, Fe đồng viên, tính chất được chứng minh.

Tính chất 6. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi M là trung
điểm BC. Gọi AA0 , Fe lần lượt là đường cao và điểm Feuerbach của tam giác 4ABC. Gọi X = M I ∩ AA0 ,
gọi D1 là điểm đối xứng với D qua M I. Chứng minh (M XD1 ) đi qua Fe .

Tính chất này sử dụng hai bổ đề nhỏ sau:

Bổ đề 1. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi M là trung điểm của
BC. M I cắt đường cao AA0 của tam giác 4ABC tại X. Chứng minh AX = ID.

Bổ đề 2. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi D1 là điểm đối xứng
với D qua M I, R đối xứng với D qua I. Chứng minh A, R, D1 thẳng hàng.

I
N9 Fe

D1
B A0 D M C

Gọi DR là đường kính của (I). Theo tính chất 4 và hệ quả 3 ta có X, R, Fe thẳng hàng.

4
Ký hiệu α = ∠IAA0 , theo hệ quả 1 ta có ∠M Fe D = α.

Ta có kết quả A, R, D1 thẳng hàng và AD1 k XI, kết hợp với AX = IR = ID1 suy ra AXID1 là hình thang
cân. Vậy ∠ID1 X = ∠IAX = α.

Như vậy ∠M Fe X = α + 900 và ∠M D1 X = ∠ID1 X + ∠M D1 I = α + 900 suy ra (M XD1 ) đi qua Fe .

Tính chất 7. Cho tam giác 4ABC có tâm nội tiếp I. Chứng minh các đường tròn 9 điểm của các tam
giác 4IBC, 4ICA, 4IAB đi qua điểm Feuerbach của tam giác 4ABC.

Bổ đề 3. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB tại
D, E, F . BI cắt EF tại K. Chứng minh CK⊥BK và K nằm trên đường trung bình song song với AB của tam
giác 4ABC.

N
K E

F Fe
I

B D M C

Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F . Gọi M, N lần lượt là trung điểm của
BC, CA. Gọi K = BI ∩ EF . Ta có kết quả M, K, N thẳng hàng và BK⊥CK.

Như vậy (KDM ) là đường tròn 9 điểm của tam giác 4IBC, ta chứng minh (KDM ) đi qua điểm Feuerbach
Fe .

Không mất tính tổng quát, giả sử ∠B ≥ ∠C. Do 5 điểm I, D, C, E, K cùng nằm trên đường tròn đường kính
∠B ∠C
IC suy ra ∠M KD = ∠M BK − ∠DKB = − = ∠M Fe D. Vậy (KDM ) đi qua điểm Feuerbach Fe .
2 2

Tính chất 8. Cho tam giác 4ABC có I, H lần lượt là tâm nội tiếp và trực tâm. Chứng minh đường tròn
9 điểm của tam giác 4AIH đi qua điểm Feuerbach của tam giác 4ABC.

5
A

J
L R

Fe
I
N9
K
H

B A0 D M C

Gọi AA0 , Fe lần lượt là đường cao và điểm Feuerbach của tam giác 4ABC. Gọi M, J, L lần lượt là trung điểm
của BC, AI, AH. (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi K = AI ∩ LM , ta chứng minh HK⊥AI.

Ký hiệu α = ∠IAA0 , theo tính chất 1 ta có ∠M Fe D = α.

Ta có 2α = ∠M Fe A0 = ∠M LA0 = ∠LAK + ∠LKA suy ra ∠LKA = α = ∠LAK. Vậy tam giác 4AHK vuông
tại K hay HK⊥AI.

Do ∠JFe D = 900 = ∠LFe M suy ra ∠JFe L = ∠M Fe D = α = ∠JKL. Vậy (JKL) đi qua Fe . (JKL) chính là
đường tròn 9 điểm của tam giác 4AIH.

Tính chất 9. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi O, Fe là tâm
đường tròn ngoại tiếp và điểm Feuerbach. Giả sử OI cắt BC tại T . Chứng minh T Fe ⊥AFe .

Fe

O
I

T B A0 D M C

Gọi M là trung điểm của BC, A0 là chân đường cao từ đỉnh A. Gọi Q = AI ∩ DFe .

Theo tính chất 3 ta có 4AIO ∼ 4Fe DM suy ra ∠Fe DM = ∠AIO = ∠T IQ suy ra IT DQ là tứ giác nội tiếp.
Suy ra ∠T QA = ∠T DI = 900 . Vậy tứ giác AQA0 T nội tiếp.

Theo tính chất 2 và hệ quả 1 ta có ∠A0 Fe Q = α = ∠A0 AQ suy ra AA0 QFe nội tiếp. Vậy 5 điểm A, A0 , Fe , T, Q
cùng nằm trên đường tròn đường kính AT từ đó có T Fe ⊥AFe .

Tính chất 10. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với BC, CA, AB tại
D, E, F . Gọi N, P lần lượt là trung điểm CA, AB, gọi Fe là điểm Feuerbach. Chứng minh DFe , EF, N P
đồng quy.

6
A

P N X

Cb E
Bc
F
I
Fe

B D M C

Gọi M là trung điểm của BC. BI, CI lần lượt cắt EF tại Cb , Bc .

Ta có kết quả quen thuộc ∠BBc C = ∠BCb C = 90◦ ; M, Cb , N thẳng hàng và M, Bc , P thẳng hàng.

Cb , Bc là chân đường cao của tam giác 4IBC, theo tính chất 7 ta có Cb , Bc , D, M, Fe cùng nằm trên đường
tròn 9 điểm của tam giác 4IBC.

NP cắt EF tại X. Tứ giác toàn phần N P Bc Cb M X có đường tròn ngoại tiếp tam giác 4M N P và tam giác
4M Bc Cb cắt nhau tại điểm Fe nên Fe là điểm Miquel của tứ giác này. Suy ra Fe nằm trên đường tròn ngoại
tiếp tam giác 4XN Cb .

Ta có ∠M N X = ∠DM N = ∠DM Cb = ∠DFe Cb , suy ra D, Fe , X thẳng hàng.

Tính chất 11. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với BC, CA, AB tại
D, E, F . Gọi M là trung điểm BC, gọi Fe là điểm Feuerbach. Gọi BB1 , CC1 là các đường phân giác của
tam giác 4ABC. Chứng minh M Fe , EF, B1 C1 đồng quy.

P N
B1 Z
C1 Cb E
Bc
F B0
I

C0 Fe

B D M C

Gọi B 0 , C 0 lần lượt là chân đường cao từ B, C của tam giác 4ABC.

AB1 EB1 AB1 EB 0 AB1 IB AB1 AB AB


Nhận thấy 0
: 0
= 0
. = 0
. = 0
. = .
AB EB AB EB1 AB IB1 AB AB1 AB 0
AC1 F B1 AC AB
Tương tự có 0
: 0
= 0
= .
AC FB AC AB 0
AB1 EB1 AC1 F B1
Vậy 0
: 0
= : , suy ra B 0 C 0 , EF, B1 C1 đồng qui, gọi Z là điểm đồng qui.
AB EB AC 0 F B 0

7
BI, CI lần lượt cắt EF tại Cb , Bc , ta có Cb , Bc nằm trên đường tròn đường kính BC. Theo tính chất 7 ta có
Cb , Bc , D, M, Fe cùng nằm trên đường tròn 9 điểm của tam giác 4IBC.

Áp dụng định lý tâm đẳng phương cho 3 đường tròn (BC), đường tròn Euler của tam giác 4ABC và đường
tròn Euler của tam giác 4IBC, ta có M Fe , B 0 C 0 , Bc Cb đồng qui. Vậy 4 đường thẳng M Fe , B 0 C 0 , EF, B1 C1
đồng qui tại Z.

Tính chất 12. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với BC, CA, AB tại
D, E, F . Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 4ABC. Chứng minh điểm Feuerbach của tam giác
4ABC là điểm anti-Steiner của OI đối với tam giác 4DEF .

b) Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh điểm Feuerbach là điểm anti-
Steiner của OI đối với tam giác 4M N P .

Định lý Collings. Cho tam giác 4ABC có trực tâm H và một đường thẳng ` đi qua H. Khi đó ảnh của ` qua
phép đối xứng đối với các cạnh BC, CA và AB đồng quy tại một điểm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác
4ABC.

Điểm đồng quy có tên là điểm anti-Steiner.

Bổ đề 4. Cho tam giác 4ABC có (I) là đường tròn nội tiếp. (I) tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E, F . Gọi O
là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 4ABC. Chứng minh trực tâm tam giác 4DEF nằm trên OI.

L
O
E

F
I
K Fe

B A0 D M C

Gọi K là trực tâm tam giác 4DEF , theo bổ đề 4 ta có K nằm trên OI. Gọi M là trung điểm BC, A0 là chân
đường cao từ đỉnh A lên BC.

M I cắt AA0 tại X. Theo bổ đề 1, ta có AX k= ID nên AIDX là hình bình hành. Suy ra DX k AI, suy ra
DX⊥EF . Do đó DX đi qua K. Gọi L là giao khác D của DK với (I).

Theo tính chất 3, tam giác 4AIO và tam giác Fe DM đồng dạng, suy ra ∠AIO = ∠Fe DM .

Do ∠Fe LD = ∠Fe DM = ∠AIO = ∠OKL, kết hợp với K, L đối xứng với nhau qua EF suy ra Fe L và OK đối
xứng với nhau qua EF .

Như vậy đối xứng của đường thẳng OI qua EF đi qua Fe , tương tự ta có đối xứng của OI qua F D và DE đều
đi qua Fe . Vậy Fe là điểm Anti-Steiner của đường thẳng OI đối với tam giác 4DEF .

Tính chất 13. Tính chất 13. Cho tam giác 4ABC có BE, CF là hai đường cao. Gọi Ia , Oa lần lượt là
tâm nội tiếp, tâm ngoại tiếp của tam giác 4AEF . Chứng minh Oa Ia đi qua điểm Feuerbach của tam giác
4ABC.

8
A

Oa
O
Ia
E

F Fe
H
B D X M C

Gọi AD là đường cao của tam giác 4ABC, gọi O, I lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của tam
giác 4ABC.

Ta có 4AEF ∪ Oa ∪ Ia ∼ 4ABC ∪ O ∪ I, suy ra ∠AOa Ia = ∠AOI.

Gọi Fe là điểm Feuerbach của tam giác 4ABC, X là tiếp điểm của (I) với BC, M là trung điểm của BC.

Theo tính chất 3 ta có 4AOI ∼ 4Fe M X, suy ra ∠AOa Ia = ∠AOI = ∠Fe M X.

Do Oa , Fe , D, M cùng nằm trên đường tròn Euler của tam giác 4ABC suy ra ∠AOa Fe = ∠Fe M D = ∠Fe M X =
∠AOa Ia . Vậy Oa Ia đi qua Fe .

Tính chất 14. Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với BC, CA, AB tại
D, E, F . Gọi H, Fe lần lượt là trực tâm và điểm Feuerbach. Chứng minh JFe , EF, IH đồng quy.

X J Fe K
E
N
L
F O

I
H
P
Q
B D M C

A0
U

Gọi K = EF ∩ HI, X = M I ∩ AH. Theo tính chất 4 ta có X, J, Fe thẳng hàng nên ta chỉ cần chứng minh
X, J, K thẳng hàng.

Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác 4ABC. A0 đối xứng với A qua O, ta có H, M, A0 thẳng hàng và M
là trung điểm của HA0 .
> >
Gọi U, V lần lượt là điểm chính giữa cung BC và cung BAC. Gọi P là giao của HM và AI. AH, AI lần lượt
cắt EF tại L và N .

9
MP MP MU NI
Do AU k A0 V và (AEF ) + I + N ∼ (V BC) + U + M suy ra = = = (1).
MH M A0 MV NA
Gọi Q = V A ∩ BC. Ta có (AF E) + I + L ∼ (V BC) + U + Q suy ra ∠AIL = ∠V U Q = ∠V A0 M suy ra
LI k A0 M ≡ HM .

KI N I LA
Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác 4AHI với cát tuyến LN K: = . (2).
KH N A LH
XA M P IA
Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác 4AHP với cát tuyến XIM : = . .
XH M H IP
XA M P LA
Do IL k HM suy ra = . (3).
XH M H LH
KI XA
Từ (1), (2) và (3) suy ra = , theo định lý Menelaus đảo cho tam giác 4AHI ta có KX đi qua trung
KH XH
điểm J của AI.

Tính chất 15. Cho tam giác 4ABC có I, Fe lần lượt là tâm nội tiếp và điểm Feuerbach. Gọi Ha là trực
tâm tam giác 4IBC. Giả sử AHa cắt BC tại K. Chứng minh KFe tiếp xúc với (I).

Bổ đề 5. Cho tam giác 4ABC có I là tâm nội tiếp. N, P lần lượt là trung điểm của CA, AB. Ha là trực tâm
tam giác 4IBC. Chứng minh Ha là cực của N P đối với đường tròn (I).

Ha
P N X

F
I
Fe

B D K C

(I) lần lượt tiếp xúc với BC, CA và AB tại D, E và F . Gọi N, P là trung điểm của CA, AB.

Theo tính chất 10 ta có DFe , N P, EF đồng quy tại một điểm, gọi điểm đó là X.

Định nghĩa lại điểm K: K trên BC sao cho KFe là tiếp tuyến của (I), ta chứng minh A, Ha , K thẳng hàng.
Xét cực và đối cực đối với đường tròn (I). Ta có DFe là đường đối cực của điểm K, suy ra K nằm trên đường
đối cực của điểm X. EF là đường đối cực của điểm A, suy ra A nằm trên đường đối cực của điểm X. Vậy AK
là đường đối cực của điểm X.

Theo bổ đề 5, Ha là cực của N P suy ra Ha nằm trên đường đối cực của X. Vậy H nằm trên AT .

Tính chất 16.

2 Bài tập áp dụng

Bài 1. Cho tam giác 4ABC với đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E, F . Đường
thẳng qua A song song với BC cắt DE, DF lần lượt tại Y, Z. Chứng minh đường thẳng Euler của tam giác
4DY Z đi qua điểm Feuerbach của tam giác 4ABC.

10
Bài 2. Cho tam giác 4ABC có X, Y, Z lần lượt là trung điểm BC, CA, AB và Fe là điểm Feuerbach. Chứng
minh rằng trong 3 đoạn Fe X, Fe Y, Fe Z có một đoạn có độ dài bằng tổng hai đoạn còn lại.

Bài 3. Cho tam giác 4ABC có I, O lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp và Fe là điểm Feuerbach.
Gọi N, P lần lượt là trung điểm của CA, AB. Gọi G là điểm đối xứng Fe qua N P . Chứng minh G nằm trên
OI.

Bài 4 (AoPS). Cho tam giác 4ABC có (I), O lần lượt là đường tròn nội tiếp và tâm đường tròn ngoại tiếp.
(I) tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E, F . D0 , E 0 , F 0 lần lượt là các điểm đối xứng của D, E, F qua OI. Chứng
minh rằng AD0 , BE 0 , CF 0 đồng qui tại Z là điểm liên hợp đẳng giác của điểm Feuerbach của tam giác 4ABC.

Bài 5 (AoPS). Cho tam giác 4ABC với O, (I) là tâm đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp. Gọi X
là tâm vị tự ngoài của (I) và (BOC). Fe là điểm Feuerbach của tam giác 4ABC. Chứng minh AX và AF e
đẳng giác đối với góc ∠A.

Bài 6 (IMO Shortlist 2000 G8). AA0 , BB 0 , CC 0 là các đường cao của tam giác nhọn 4ABC. Đường tròn
nội tiếp tam giác tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F . `a là đường thẳng đối xứng với B 0 C 0 qua EF .
Định nghĩa tương tự `b , `c . Các đường thẳng `a , `b , `c tạo thành một tam giác, chứng minh đỉnh của tam giác
này nằm trên đường tròn nội tiếp của tam giác 4ABC.

Bài 7 (9 đường thẳng đồng qui – Quân.T). Cho tam giác 4ABC có (I) là đường tròn nội tiếp, M là
trung điểm của BC, Fe là điểm Feuerbach của tam giác 4ABC. (I) tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E, F .

- BB 0 , CC 0 là hai đường cao.

- BB1 , CC1 là hai đường phân giác.

- C2 , C đối xứng với nhau qua BI, B2 , B đối xứng với nhau qua CI.

- D0 , D đối xứng với nhau qua AI, E 0 , E đối xứng với nhau qua BI, F 0 , F đối xứng với nhau qua CI.

- DD0 , EE 0 , F F 0 cắt nhau tại X, Y, Z.

- (Ib ), (Ic ) là hai đường tròn bàng tiếp góc ∠B, ∠C. (Ib ), (Ic ) tiếp xúc với CA, AB tại Eb , Fc .

Chứng minh 9 đường thẳng M D0 Fe , B 0 C 0 , EF, B1 C1 , B2 C2 , Eb Fc , E 0 F 0 , BY, CZ đồng quy.

Bài 8 (AoPS). Cho tam giác 4ABC có đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB
tại D, E, F . Giả sử DE cắt AB tại P và DF cắt AC tại Q. Fe là điểm Feuerbach của tam giác 4ABC. Chứng
minh Fe , D, P, Q cùng nằm trên một đường tròn.

Bài 9 (AoPS). Cho tam giác 4ABC có (I) là đường tròn nội tiếp, M là trung điểm của BC. Đường tròn
Euler của tam giác 4IBC cắt trung trực của đoạn BC tại G 6= M . Gọi J là trung điểm của AI. Chứng minh
JG đi qua điểm Feuerbach của tam giác 4ABC.

Bài 10 (AoPS). Cho tam giác 4ABC đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi H, Fe lần lượt là
trực tâm và điểm Feuerbach. D0 là tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp góc ∠A với BD. Gọi L là tâm đường
tròn ngoại tiếp tam giác 4Fe D0 D. Chứng minh HL⊥AI.

3 Bài tập đề nghị

4 Tài liệu tham khảo

11

You might also like