You are on page 1of 4

ĐỒNG CHÍ

I/ PHẦN 1: SỰ LÝ GIẢI VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÌNH ĐỒNG CHÍ

- Nói về quê hương là nói về nguồn gốc xuất thân của mỗi người

+ Nước mặn đồng chua: là vùng đất ven biển bị nhiễm mặn khó làm ăn

+ Đất cày lên sỏi đá: là vùng đất đồi núi trung du nhiều đá sỏi, đất đai bị ong hóa, khó canh
tác

 Những người lính đều được sinh ra và lớn lên từ những miền quê nghèo. Trước khi trở
thành những người lính, họ là những ng nông dân ; trước khi cầm sung chiến đấu, họ đã
quen tay cuốc tay cày

- Như vậy, 2 câu thơ đầu đã khắc họa cơ sở hình thành nên tình đc : đó chính là sự tương đồng
trong hc xuất thân. Những ng lính đều có chung giai cấp là nông dân; hoàn cảnh sống của họ
giống nhau vì cùng chung cái nghèo. Đó chính là cơ sở hình thành nên sự đồng cảm, thấu
hiểu, hiểu nhau như hiểu chính mình giữa những người lính

- Đặc sắc NT:

+ Không chỉ giới thiệu về qh của chính mình mà còn gth về qh của đồng đội. Như vậy, ngay
từ buổi đầu gặp gỡ, họ đã hỏi nhau về qh, từ đó tạo nên sự gần gũi giữa những người lính vì
sự tương đồng trong cảnh ngộ xuất thân, giúp tình cảm giữa họ nảy sinh

+ Kết cấu sóng đôi cũng góp phần tạo nên sự tương đồng. Câu thơ t1 nói về anh, câu thơ t2
nói về tôi gợi lên sự song hành giữa những người lính như đứng trong cùng 1 hàng ngũ

- Từ “đôi người” bằng nghĩa vs “hai người” nhưng nếu từ “hai” chỉ số lượng thì từ “đôi” gợi
sự gắn bó k thể tách rời, ng này k thể sống thiếu ng kia như đã trở thành 1 phần của nhau, tuy
2 mà là 1.

+ Hàn Mặc Tử “ Người đi một nửa hồn tôi mất / Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”

+ Nguyễn Khuyến trong bài “ Bạn đến chơi nhà” : “ Bạn đến chơi đây ta vs ta”

 Tình cảm giữa những ng lính cũng được tạo nên từ sự gắn bó, hòa hợp như thế

- Quá trình gắn bó :

+ Ban đầu họ chỉ là những người xa lạ k quen bt nhau, mỗi ng sống ở 1 phương trời khác
nhau. Tuy nhiên, họ cùng mang trong mình lòng yêu nước, có khát vọng ra đi bảo vệ tổ quốc.
Bởi vậy k hẹn mà gặp, từ xa lạ họ đã trở thành quen thân

+ Quen : là trạng thái của lần đầu gặp gỡ khi bt đến sự tồn tại của nhau. Đó là sự xóa đi
khoảng cách của k gian, địa lý các phương trời để tìm đến nhau

+ Từ trạng thái mới quen, họ đã kề vai sát cánh bên nhau. Nếu như từ “ bên” gợi sự song hành
cùng nhau mọi lúc mọi nơi thì từ “ sát” lại mang 1 mức độ cao hơn, đó chính là sự kết nối, bổ
trợ cho nhau để tạo thành 1 sức mạnh chung, 1 sức mạnh mà quân thù k thể nào phá hủy được
+ “Súng” là biểu tượng cho cuộc chiến đấu, thực thi nvu : Những ng lính cùng nhau chiến đấu
be tổ quốc

+ “ Đầu” là biểu tượng cho ý chí, ước mơ và khát vọng. Họ có 1 ý chí mạnh mẽ, ước mơ cao
đẹp và khát vọng hào bình

 Như vậy, tự phương trời xa lạ k quen bt nhau nhưng cùng 1 nhịp đập trái tim, cùng tham
gia chiến đấu, giữa họ đã nảy sinh 1 thứ tình cảm cao đẹp : Tình đồng chí . Tình cảm ấy
không chỉ là sự tương đồng trong cảnh ngộ xuất thân mà còn là sự gắn bó trọn vẹn cả về
lý trí, lý tưởng lẫn mục đích cao đẹp: chiến đấu để bảo vệ độc lập cho tổ quốc thân yêu.

- Đặc sắc NT:

+ Câu thơ chia làm 2 vế đối xứng với nhau gợi nên sự song hành, gắn bó cùng nhau giữa
những ng lính

+ Điệp từ từng đôi một “súng – súng” ; “ đầu- đầu” cũng gợi nên sự kết nối, bổ trợ cho nhau
giữa những người lính, tạo thành 1 tập thể chung, hướng tới mục tiêu chung, không ai phải cô
đơn, không ai nghĩ tới mục đích riêng tư

- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao
cũng như niềm vui, nỗi buồn.

+ Trong từ Hán Việt “ tri” là biết, “kỉ” là mình ; tri kỉ là hiểu mình, biết mình, có nghĩa là hiểu
đồng đội như hiểu chính bản thân mình. Đó là sự hòa hợp tâm hồn đến mức tuyệt đối mà
người xưa gọi là tri âm. Tình tri kỉ được tạo nên từ rất nhiều cái chung. Tuy trong bài thơ, CH
chỉ duy nhất sử dụng 1 từ “chung” nhưng nó lại bao hàm nhiều ý nghĩa: chung cảnh ngộ,
chung lý tưởng, chung khát vọng….

+ Đêm là thời khắc con người được nghỉ ngơi. Nhưng trong những đêm đông Việt Bắc, gió
rét tái tê, những người lính k áo chăn phải đối mặt vs cái gió lạnh đầu mùa, đời sống vật chất
còn thô sơ, chỉ có tấm chăn sui mỏng manh chống lại cái giá rét. Thế nhưng hơi ấm tình
thương vẫn lan tỏa khiến cho mùa đông không còn lạnh. Có lẽ chính vì những đêm không ngủ
được như thế mà những ng lính kể cho nhau nghe những câu chuyện về gđ, khiến họ gắn kết
vs nhau hơn

+ Việt Bắc- Tố Hữu : “Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

 Chính sự đồng cam cộng khổ chính là muối mặn của tình người. Gian khổ kết nối con ng
lại vs nhau, chính vì thế mà tình đồng chí thiêng liêng, cao cả mà vô cùng bền chặt
 Như vậy rõ ràng , tình đồng chí trở nên bền chặt trong sự chia sẻ vs nhau mọi KK , thiếu
thốn cũng như niềm vui, nỗi buồn. Chăn đắp lại, tâm tư mở ra, vì thế mà từ phương trời xa
lạ họ đã trở thành tri âm tri kỉ của nhau, anh hiểu tôi, tôi hiểu anh trong việc thực hiện nvu
và cả trong nỗi nhớ nhà

- Trên cơ sở ấy, đoạn thơ kết thúc bằng 1 câu thơ đặc biệt, như 1 nốt nhấn trong bản hòa ca
về cđ người lình “ Đồng chí”
+ Đây là câu đặc biệt nếu xét về cấu tạo, gợi vẻ thiêng liêng kì diệu của 1 thứ tình cảm đặc
biệt. Đó là sự kết tinh của tình bạn, tình người, tình quân ngũ . Nó có thể thay cho tình tri kỉ
nhưng tình tri kỉ k thể thay cho tình đồng chí bởi lẽ những người đồng chí , họ k chỉ hiểu
nhau mà còn hiểu rộng hơn là CM, là cđ quân ngũ

+ Câu thơ được coi là câu bộc lộ cảm xúc nếu xét về mục đích phát ngôn : niềm xúc động,
kiêu hãnh tự hào

+ Thanh trắc, âm mở vang có tác dụng tỏa lan tựa nốt nhất trong bản nhạc khiến cho đoạn thơ
như 1 nốt nhấn trong bài ca về hành trình quân ngũ

+ Cấu trúc chính luận chặt chẽ cho 1 bài thơ trữ tình – thật lạ. Có nhà phê bình nhận xét câu
thơ thứ 7 này tạo vẻ duyên dánh như riết cả cái thân bài thơ trở thành 1 cái lưng ong, nửa trên
là quy nạp ( như thế này là tình đồng chí); nửa dưới là diễn dịch ( tình đc còn ntn nữa). Hình
thức bài thơ mang vẻ đẹp cuẩ 1 bó mạ, mềm mại uyển chuyển mà vẫn vô cùng cứng cáp, khỏe
khoắn

+ Câu thơ còn như 1 tấm bản lề khép lại đoạn 1- chặng đường khởi đầu của tình đồng chí để
mở ra đoạn 2 vs những KK thử thách mới

II/PHẦN 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ VÀ SỨC MẠNH CỦA TÌNH ĐỒNG CHÍ

- Vẻ đẹp của những người lính được khắc họa ở 2 câu thơ đầu khổ 2:

“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”

 Đó là vẻ đẹp của lòng yêu nước, của ý chí và quyết tâm ra đi cứu nước

- Nhắc đến “Ruộng nương, nhà cửa” là nhắc tới hp riêng tư, cuộc sống cá nhân của mỗi
người. Những ng lính có cảnh nhà neo gieo, ở nhà chỉ có người mẹ già, đàn con thơ và nguời
vợ trẻ; những đứa con rất cần bàn tay yêu thương, chăm sóc và sự có mặt của ng cha trong gđ
làm trụ cột. Những ng lính phải giằng xé giữa 1 bên là bổn phận vs gđ, 1 bên là trách nhiệm
vs tổ quốc; giằng xé để lựa chọn 1 cs gđ êm ấm hay sự dấn thân vào gian khổ để cứu nước,
đem lại hòa bình cho dân tộc. Họ có 1 sự đấu tranh gay gắt về tinh thần nhưng vẫn quyết tâm
ra đi, đó là 1 sự lựa chọn cao cả. Để có thể ra đi, những ng lính phải để lại ruộng nương cho
bạn thân cày. Khi thiếu vắng các anh, căn nhà trống vắng, hiu quạnh; ng mẹ già mòn mỏi chờ
đợi ngóng trông; ng vợ hiền vất vả ngược xuôi. Trong những ngày gió bão sấm chớp, căn nhà
trống vắng, chông chênh, lung lay. Những ng lính không tránh khỏi sự lo lắng nhưng vẫn dằn
lòng xuống để quyết tâm ra đi. Từ “mặc kệ” gợi 1 tư thế ra đi chủ động, dứt khoát, mạnh mẽ
và đầy quyết đoán. Bề ngoài họ cỏ vẻ dửng dưng lạnh lung nhưng thực chất tận sâu thẳm
trong trái tim họ trĩu nặng nỗi suy tư. Vẻ đẹp của tư thế ra đi ấy khiến ta liên tưởng tới tráng sĩ
thời xưa “ Ra đi k vương thê nhi”, mặt khác, nó còn mang vẻ đẹp của thanh niên thời đại như
anh vệ quốc quân trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi “ Người ra đi đầu k ngoảnh lại”

+ Như vậy, biểu hiện của tình đồng chí trước hết là sự thấu hiểu về nhau: hoàn cảnh nỗi niềm
của anh nhưng lại do tôi kể bằng tình yêu thương, sự cảm thông, trân trọng. Qua lời kể còn
thấy được sự ngưỡng mộ, tự hào, sự cảm phục dành cho người đồng đội của mình. Cứ ngỡ
rằng trong lòng trĩu nặng nỗi lo lắng, suy tư về bổn phận vs gđ thì ng lính k thể ra đi vậy mà “
Người đi, ừ nhỉ, người đi thực “. Vì vậy, tự hào và đáng nể trọng biết bao ý chí của những ng
lính.

- Những người lính còn là những con người giàu tình cảm. Bề ngoài của họ trông có vẻ khô
khan lạnh lùng nhưng thực chất tận sâu thẳm bên trong tâm hồn họ có 1 trái tim yêu thương
vô cùng mãnh liệt : “ Giếng nước gốc đa nhớ ng ra lính”

+ Khi ra đi chiến đấu, những người lính nhớ da diết về hình bóng quê nhà. Nỗi nhớ là tc đc
nảy sinh khi xa cách, nỗi nhớ bắc 1 nhịp cầu kết nối giữa người ở tiền tuyến vs ng ở hậu
phương. Nếu những ng lính ra đi từ HN thương nhớ về mảnh đất Thăng Long “ Từ thuở cầm
gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long “ thì những ng lính ra đi từ làng quê
nhớ da diết về bóng hình “ giếng nước, gốc đa”

+ “Giếng nước, gốc đa” vốn là hình ảnh hoán dụ biểu tượng cho làng quê VN, đc phản ánh
nhiều trong vhdg, nay đc nhà thơ đưa vào bài thơ khiến cho qh của những ng lính trở nên gần
gũi, thân thuộc bt bao

+ Vừa thoát khỏi kiếp nô lệ, những ng lính bước vào cuộc kc vs bao bỡ ngỡ “ Súng bắn chưa
quen quân sự mươi bài”. Làng quê vốn là cả cđ của ng nông dân. Số phận của họ đã quen nép
dưới lũy tre xanh. Nay ra lính, những ng chiến sĩ vẫn chưa thể quên được nỗi nhớ nhà, nơi có
ng vợ hiền mòn chân bên cối gạo sớm khuya, sao quên được ruộng đồng, vườn tược ; mẹ già;
con thơ…. Nhưng họ mặc kệ, đâu phải họ làm ngơ, không qtam. Nghe như có tiếng tặc lưỡi
nặng lòng tiếc nuối sau 2 chữ “mặc kệ” nhưng đằng sau ấy là ý chí và quyết tâm ra đi vì nghĩa
lớn, vì tiếng gọi của non sông.

+ NT nhân hóa đc sd khiến cho qh như có 1 linh hồn dõi theo bước chân của ng đi xa, luôn
mong các anh sớm có ngày trở về. Khi ra chiến trận, quê hương chính là điểm tựa, là nỗi nhớ,
là niềm vẫy gọi thúc giục các anh hăng say chiến đấu giết giặc lập công. Cũng vì những ng ở
tiền tuyến mà ng ở hậu phương chắc tay cày bừa, thi đua tăng gia sx thật nhiều lúa gạo cho bộ
đội ta ăn no đánh khỏe. Cũng vì giếng nước, gốc đa, mái đình, bờ tre mà những người lính
vượt lên trên những khó khăn gian khổ của cuộc đời người lính, càng nhớ nhà họ càng đánh
khỏe để có thể mau chóng trở về thăm cây đa, bến nc, sân đình,,,

 Nỗi nhớ 2 chiều ngày càng da diết

You might also like