You are on page 1of 2

BÀI THỰC HÀNH SỐ 5

1.1. MỘT SỐ CHÚ Ý


Bài tập trong bài thực hành này ứng với các phần lý thuyết ngôn ngữ C về cấu trúc
mảng 1 chiều, mảng 2 chiểu

Khi làm bài tập về mảng chú ý là trong C chỉ số mảng bắt đầu từ 0. Ví dụ: nếu khai
báo int a[3] thì mảng gồm 3 phần từ a[0], a[1] và a[2].

Sử dụng vòng lặp để duyệt mảng

1.2. CÁC BÀI THỰC HÀNH

Bài 5.1 Nhập mảng số nguyên từ bàn phím. Tính trung bình cộng các số âm, tổng các
số dương và đưa kết quả ra màn hình.
Input:
- Dòng đầu tiên cho biết số phần tử mảng 𝑛 (𝑛 < 100).
- Dòng thứ 2 chứa giá trị của n phần tử mảng, các phần tử cách nhau một dấu cách.
Output: Một dòng gồm 2 giá trị cách nhau 1 dấu cách:
- Giá trị trung bình cộng các số âm hoặc là 0 nếu mảng không có số âm.
- Tổng các số dương hoặc là 0 nếu mảng không có số dương.

Bài 5.2 Nhập vào N số thực, kiểm tra xem dãy số có tăng dần hoặc giảm dần
không?

Bài 5.3 Nhập N số nguyên dương từ bàn phím. Lập trình chuyển các số lẻ lên đầu
dãy, các số chẵn về cuối dãy.
Ví dụ: 1 3 2 7 4 6 5 => 1 3 7 5 2 4 6

Bài 5.4 Nhập mảng 𝑛 số nguyên bất kỳ từ bàn phím.


- In mảng ra màn hình (mỗi phần tử cách nhau 1 tab).
- Tìm giá trị lớn nhất/ nhỏ nhất trên đường chéo chính của ma trận
- Xóa tất cả các phần tử trùng với x (x nhập từ bàn phím)

Bài 5.5 Cho mảng a gồm N phần tử đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Lập
trình nhập và chèn số X vào mảng sao cho mảng vẫn giữ nguyên thứ tự.

Bài 5.6 Nhập vào 2 mảng nguyên A và B có cùng kích thước mxn.
- Thực hiện trừ 2 ma trận: C = A-B.
- In các mảng A, B, C ra màn hình dưới dạng bảng.
Bài 5.7 Nhập vào 1 mảng nguyên A có kích thước mxn.
- In mảng ra màn hình dưới dạng bảng
- In ra địa chỉ của các phần tử trong mảng
- Liệt kê các phần tử là số nguyên tố của mảng ra màn hình
- Tính và in tổng các số nguyên tố của mảng

You might also like