You are on page 1of 3

BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM TOÀN MẠCH

Bài 1: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r = 1 Ω; điện trở mạch
ngoài là R = 6 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu R là U = 24 V. Tính cường độ dòng điện qua R và suất điện
động E.
Bài 2. Một nguồn điện có điện trở nội r = 0,1  được mắc với một điện trở 4,8 , khi đó hiệu điện thế ở
hai cực của nguồn là 120 V. Tính cường độ dòng điện I và suất điện động của nguồn điện.
Bài 3. Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65  thì hiệu điện thế ở
hai cực của nguồn là 3,3 V còn khi điện trở của biến trở là 3,5  thì hiệu điện thế ở hai cực của nguồn là
3,5 V. Tìm suất điện động và điện trở trong r của nguồn.
Bài 4. Cho mạch điện như hình vẽ.
- Biết nguồn điện có suất điện động E = 3 V, điện trở trong r. E ;r
- R là một điện trở.
- Biết hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là 2,4 V và cường độ dòng A B
điện qua mạch là 2 A. Tính R
a. Điện trở mạch ngoài R.
b. Điện trở trong của nguồn r.
c. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R trong 20 phút.
d. Để cường độ dòng điện qua mạch là 1 A thì R phải bằng bao nhiêu?
Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ. E ;r
- Biết nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r.
R1
- R1 là một điện trở. A B
- Rx là một biến trở có giá trị thay đổi được. R1 Rx

a. khi Rx = 1 Ω thì hiệu điện thế UAB = 5 V và dòng điện qua mạch có giá trị
I = 2 A. Tính:
+ Giá trị R1.
+ Điện trở trong r của nguồn.
b. Với giá trị R1 và r như câu trên. Hỏi Rx phải bằng bao nhiêu để công suất tỏa nhiệt trên Rx bằng 4,5
W.
Bài 6. Biết nguồn điện có suất điện động E = 9 V, điện trở trong r = 2 Ω.
- R là một biến trở.
Rx
- Đèn loại 3 V – 3 W. A B
a. Đèn sáng bình thường. Tính
+ Giá trị biến trở Rx.
+ UAB. E, r
+ Điện năng tiêu thụ của đèn trong một phút.
b. Thay đổi R để công suất hao phí trên nguồn là 1 W. Tính giá trị R khi đó.
c. Thay đổi R để công suất tiêu thụ trên R lớn nhất Tính giá trị R khi đó.
Bài 7. Một nguồn điện có suất điện động 12 V và điện trở trong 2 . Nối điện trở R vào hai cực của nguồn
điện thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên điện trở R bằng 16 W. Tính giá trị của điện trở R và hiệu
suất của nguồn.
Bài 8. Mạch điện kín gồm một nguồn điện có E = 12 V, điện trở trong r = 4 Ω và một biến trở.
a. Khi R = 8 Ω, tính công suất của nguồn.
b. Khi R thay đổi, ta thấy có hai giá trị của R có cùng công suất là 5,76 W. Tìm hai giá trị đó.
Bài 9. Cho mạch điện như hình vẽ: E = 6 V, r = 1 , R1 = 20 , R2 = 30 , R3 =
5 . Tính:
a. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế 2 đầu mạch ngoài.
b. Nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong 2 phút.
c. Công suất và hiệu suất nguồn.
Câu 10. Một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r được mắc với mạch ngoài là 1 biến trở R
tạo thành mạch kín. Khi R = R1= 3 Ω thì công suất mạch ngoài là 12 W, khi R= R2 = 8 Ω thì công suất
mạch ngoài là 8 W. Tính E và r của nguồn điện.
Câu 11. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 1,5V; điện trở trong r = 1Ω. Mạch
ngoài là hai điện trở R1 và R2. Nếu R1 và R2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện mạch chính là 0,15A, nếu
điện trở R1 song song với R2 thì cường độ dòng điện mạch chính là 0,5A. Tìm R1 và R2.
Câu 12. Trong giờ thực hành một học sinh mắc một mạch điện như hình vẽ. Biết các
- +
dụng cụ đo lý tưởng, thay đổi biến trở R
V
Khi R = R1, vôn kế chỉ 5 V, ampe kế chỉ 1 A K
A
Khi R = R2, vôn kế chỉ 4 V, ampe kế chỉ 2 A R Ro
a. Tìm suất điện động e và điện trở trong r của nguồn
 R1 + R2 
b. Khi R =   thì ampe kế chỉ bao nhiêu?
 2 

c. Khi K mở vôn kế chỉ bao nhiêu? Tại sao?


Bài 13. Một nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong 2 , mắc với mạch ngoài là một biến trở R
để tạo thành một mạch kín.
a. Tính R để công suất tiêu thụ của mạch ngoài là 4 W.
b. Với giá trị nào của R thì công suất tiêu thụ của mạch ngoài đạt giá trị cực đại. Tính giá trị cực đại đó.
Câu 14. Cho mạch điện như hình vẽ: có n nguồn giống nhau và mắc nối tiếp với nhau, n nguồn
mỗi nguồn có  = 4V; r = 1  ; R1 = R2 = 1,5  .Cường độ dòng điện qua mỗi nguồn
là 2A. Tính:
a. Số nguồn n mắc nối tiếp. R1 R2
b. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn điện.
Bài 15. Cho mạch điện như hình vẽ, cho biết: E1 = 6 V; r1 = 2 Ω; E2 = 3V, r2 = 1Ω; R1 = 2 Ω; R2 = 3 Ω; R3
= 6 Ω. Tính: R2
a. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. R1 M
A B
b. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
R3
c. Tính công suất hao phí trên bộ nguồn. O
Bài 16. Cho mạch điện như hình vẽ, cho biết: E1,r1 E2,r2
E1 = E2 = 6 V, r1 = r2 = 2 ; R1 = 3,4 ; R2 = 2 ; R3 = 8 . Tính: R2
R1
a. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. A M B
b. I trong mạch chính và UAB E1,r1
R3
c. Công của nguồn điện sau 5 phút.
E2,r2

Bài 17. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E = 6 V; r = 0,1 ; Rđ = 11 ;
R = 0,9 . Tính hiệu điện thế định mức và công suất định mức của bóng đèn,
biết đèn sáng bình thường.

Đ
Bài 18: Cho mạch điện như hình vẽ.Nguồn điện có suất điện động là 20v, điện
R
trở trong là 2 Ω., đèn là loại (10V-10W) . Tính giá trị của điện trở R để đèn A B
sáng bình thường. ĐS: 2,5Ω

Bài 19. Một nguồn điện có suất điện động e = 18 V, điện trở trong r = 6  dùng để thắp sáng các bóng đèn
loại 6 V - 3 W.
a. Có thể mắc tối đa mấy bóng đèn để các đèn đều sáng bình thường và phải mắc chúng như thế nào?
b. Nếu chỉ có 6 bóng đèn thì phải mắc chúng thế nào để các bóng đèn sáng bình thường. Trong các cách
mắc đó cách mắc nào lợi hơn.
Bài 20. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E = 48 V; r = 0; R1 = 2 ; R2
= 8 ; R3 = 6 ; R4 = 16 . Điện trở của các dây nối không đáng kể. Tính
hiệu điện thế giữa hai điểm M và N. Muốn đo UMN phải mắc cực dương của
vôn kế với điểm nào?

You might also like