You are on page 1of 3

5.

Công nghệ ứng dụng trong khai thác và quản lý kho hàng Amazon

-Kho hàng của Amazon được tin học hoá cao độ, đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành, từ
lúc những tín hiệu đầu tiên được máy tính gửi đi cho biết những sản phẩm nào được lấy xuống
khỏi giá cho đến trình tự đóng gói, chờ đợi, bốc dỡ lên xe. Quy trình xử lí trong kho hàng của
Amazon được áp dụng theo mô hình chiến lược CFN (Customer Fulfillment Networking), nhờ
đó năng suất kho tăng lên 40%, chi phí vận hành trong 3 năm giảm xuống từ 20% doanh thu còn
chưa đầy 10% doanh thu.

-Mỗi đơn hàng của khách sẽ được nạp vào thiết bị cầm tay của nhân viên kho. Hệ thống sẽ tự
động xác định cho họ khoảng cách gần nhất giữa những món đồ ngẫu nhiên bên trong nhà kho
này. Điều này; giúp nhân viên của Amazon hoàn thành “cua lấy đồ” của mình trong khoảng thời
gian ngắn nhất. Sự chính xác khi lấy hàng: Mọi thứ đều được thực hiện bởi máy móc; yếu tố con
người được giảm tối thiểu. nhân viên chỉ cần làm theo chỉ dẫn của hệ thống. Đi theo quãng
đường ngắn nhất, lấy món hàng và rồi mang đi gửi cho khách. Nó giúp giảm thiểu rủi ro như lấy
sai màu quần áo, sai kích thước hay nhiều vấn đề khác.
- Amazon đã sử dụng phương pháp sắp xếp hàng ngẫu nhiên đã giúp kho hàng có thể tăng sức
chứa nhiều gấp 2-3 lần so với kho hàng truyền thống. Sự ngẫu nhiên còn cho phép việc quản lý
được dễ dàng hơn, khi mà khách hàng có thể sẽ đặt bất cứ thứ gì có trong kho của Amazon. Nhà
kho chứa một lượng hàng hóa khổng lồ của đủ loại mặt hàng, có thể được xuất kho bất cứ lúc
nào nhưng sẽ không có món hàng nào được tích tồn nhiều quá. Họ không thể có một cái nhà kho
đủ lớn để chứa mọi thứ hàng mà cái nào cũng có số lượng lớn.
- Đưa robot vào mạng lưới quản lý kho hàng của Amazon: Amazon tạo nên sự đột phá khi đưa
thêm robot vào mạng lưới ngẫu nhiên tạo sự chuyển biến không ngừng. Amazon có hàng nghìn
con robot hỗ trợ các hoạt động trong kho hàng.  Robot ở đây là những cỗ máy giống như những
chiếc hộp nhỏ, nhấc giá đồ lên và chạy dọc theo một đường riêng. Các giá chứa đồ sẽ được hệ
thống máy tính đảo liên tục để đưa chỗ trống ra phía ngoài. Những con robot từ Kiva System;
khiến hệ thống ngẫu nhiên của Amazon càng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Năm 2016, Ngân
hàng Đức đưa ra thông số cụ thể: Nhân viên làm bằng tay sẽ mất khoảng 60-75 phút; để hoàn
thành vòng xoay nhận đơn. Và giao hàng, hệ thống nhà kho có robot chỉ làm mất có 15 phút.
Những nhà kho có thể chứa được lượng hàng nhiều hơn 50%.
6. Ưu điểm, nhược điểm và triển vọng phát triển của kho hàng Amazon.
 Ưu điểm:
- Việc Amazon tự xây dựng kho hàng riêng cho mình sẽ giúp cho khả năng kiểm soát hàng
hoá tốt hơn, tính linh hoạt nghiệp vụ như nhận hàng, giao hàng,… cao hơn.
- Giúp khả năng kiểm soát hàng hoá tốt, đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và
phân phối hàng. Vì hệ thống kho hàng của Amazon được đầu tư khá nhiều công nghệ nên
tạo ra công suất cũng như hiệu quả công việc cao. Điều này góp phần giảm chi phí sản
xuất và chi phí vận chuyển, và thêm vào đó nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ,
thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu khác trong chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng
được hoạt đông trơn tru. Từ đó có thể đưa ra nhiều chiến lược mới, giúp doanh nghiệp
thu được nhiều lợi nhuận.
- Hệ thống kho hàng hiện đại lưu trữ được đa dạng các loại mặt hàng và sắp xếp chúng một
cách khoa học, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc
biệt tại các thị trường tiêu thụ lớn.
 Nhược điểm:
- Việc đầu tư cho kho hàng là khá tốn kém, thế nên chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, và
chi phí bảo quản lưu kho là khá cao.
- Vì hệ thống kho hàng sử dụng rất nhiều công nghệ hiện đại, mức độ tin học hoá cao nên
cần những nhân công có trình độ nhất định, và phải qua đào tạo để có thể phối hợp nhịp
nhàng với hệ thống.
- Bất cứ hệ thống nào cũng có thể xảy ra lỗi và quan trọng cần có sự phối hợp, xử lý của
bàn tay con người thì hệ thống mới có hết lợi thế của nó.
 Triển vọng phát triển:
- Trên thực tế, một trong những thế mạnh lớn nhất của Amazon là năng lực quản lý hàng
tồn kho và thậm chí Amazon còn được các công ty bán lẻ khác giao toàn bộ hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử của mình cho Amazon, như trường hợp các hãng bán lẻ
như Toy R Us và Target.
- Amazon.com Inc mới đây đã công bố một loạt các tính năng mới cho dịch vụ điện toán
đám mây của Amazon Web Services (AWS), nâng cao thách thức đối với các ông lớn
công nghệ của Thung lũng Silicon trong cuộc đua phát triển trí thông minh nhân tạo. Các
dịch vụ mới sẽ cho phép khách hàng của AWS tự phát triển và "đào tạo" các thuật toán
thông minh nhân tạo riêng của họ, xây dựng các ứng dụng phần mềm có khả năng dịch
ngôn ngữ trực tiếp, phân tích video và quét văn bản cho các xu hướng hoặc cụm từ chính.
Những dịch vụ mới này của Amazon sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho các công ty, ví dụ
như nó có thể nhanh chóng sao chép các cuộc gọi điện thoại của khách hàng và sau đó
phân tích dữ liệu để đoán được tâm trạng của khách hàng.
- Hiện tại công ty của Jeff Bezos đang nhắm mục tiêu đến một trong những doanh nghiệp
hưởng lợi lớn nhất từ đại dịch. Đó là Shopify – công ty 14 năm tuổi kinh doanh nền tảng
giúp các cửa hàng truyền thống thiết lập hoạt động kinh doanh trực tuyến. Đại dịch
COVID-19 gây ra tình trạng đóng cửa hàng loạt cửa hàng, nhiều nhà bán lẻ quy mô nhỏ
đã bắt đầu tạo các cửa hàng trực tuyến bằng công nghệ của Shopify. Đầu năm nay, công
ty của Jeff Bezos đã thành lập một đội đặc nhiệm tối mật chuyên nghiên cứu công ty
Canada và sao chép các bộ phận của họ. Peter Larsen, Giám đốc điều hành lâu năm kiêm
phó chủ tịch công ty, chịu trách nhiệm chính dự án này. Larsen tuyển dụng hàng chục
Giám đốc điều hành và buộc ký thỏa thuận không tiết lộ làm việc gì trong dự án có tên
Project Santos.
- Bezos đặt mục tiêu biến Amazon trở thành điểm đến – nơi người tiêu dùng có thể tìm
thấy mọi thứ họ muốn – và tiếp tục phát triển trên đó. Patrick Winters, cựu giám đốc
Amazon Prime Video, chia sẻ: “Nếu một công ty đang cung cấp thứ gì đó mà Amazon
nghĩ có thể làm tốt hoặc ít tốn kém hơn, thì họ sẽ cố gắng triển khai. Đó là triết lý của
Amazon ngay từ những ngày đầu tiên. Về cơ bản, Amazon muốn trở thành nơi có mọi
sản phẩm mà khách hàng muốn, ngay cả khi đó là thứ chỉ một số ít khách hàng có nhu
cầu”.

You might also like