You are on page 1of 2

Không phải là tôi muốn chết. Chỉ là tôi không quan tâm nếu điều đó có xảy ra hay không.

Đối với tôi, sự sống và cái chết đều vô nghĩa cả, đều là những điều bình thường, là hai mặt của một đồng
xu mà tôi sẽ vui vẻ lướt qua trên con phố.

Tôi được sinh ra trong gia đình theo Giáo hội Luther.

Bố mẹ và cả gia đình tôi đều là những con chiên có niềm tin tôn giáo mãnh liệt. Niềm tin ấy là trung tâm
của mọi thứ chúng tôi làm. Tất cả những lễ nghi, tất cả những luật lệ, niềm tin. Từ đầu đến đuôi đều là
xuất phát từ niềm tin tôn giáo.

Khi tôi còn nhỏ, học thuyết Kháng Cách chỉ là một thế giới quan khác.

Nó luôn đúng và chân thực như cái cách mà trước khi bạn sang đường bạn cần phải nhìn đường vậy.

Là một đứa trẻ nhỏ, gia đình là cái lăng kính chân thực duy nhất để bạn nhìn ra vũ trụ kia.

Bạn còn được mọi người trông mong gì hơn ngoài việc tin tưởng vào những cá nhân đã dạy bạn cách
nói, cách hành xử, cách buộc dây giày, và đủ thứ khác nữa.

Khi tôi lớn hơn một chút, tôi bắt đầu hoài nghi mọi thứ, như hầu hết những thanh niên trong độ tuổi
mới lớn khác.

Những đứa bạn của tôi rất ít đứa có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ như thế. Chí ít nếu có thì những điều
chúng tin vào trái ngược và mâu thuẫn hoàn toàn với những điều tôi tin.

Tất cả mọi thứ ngày càng lạ lẫm, ngày một khó hiểu khi những ngày tháng tuổi thơ bên gia đình của tôi
đối đầu trực diện với sự thực bất đồng của thế giới.

Rất khó để một người có thể phủ nhận những lý tưởng đạo đức của Kháng Cách Giáo và Thiên Chúa
Giáo: sự mẫu mực về đạo hạnh, sự bác ái hỷ xả, sự vị tha, và tính kỷ luật.

Nhưng cho dù ở cái tuổi này, tất cả điều ấy đối với tôi đều là những quy luật thông thường và khi tôi lớn
hơn nữa những lý tưởng này dường như còn không cần ta phải tin vào. Thứ duy nhất mà ta nên thực sự
đặt hy vọng vào chính là tương lai trừu tượng mà không chứa đựng không ít những ngã rẽ - chính là
những phát nguyện của Chúa, là thế giới bên kia, và là mục đích của tất cả mọi thứ.

Khoảng thời gian tôi tầm 17, 18 tuổi, tôi nhận ra rằng hết thảy mọi điều trên, những điều mà cần niềm
tin, đều là vô nghĩa.

Soren Kierkegaard đã từng viết: “Niềm tin đơn giản là việc những điều tôi tìm kiếm không hiện hữu ở
thời điểm này và vì lý do đó, tôi tin vào nó.”

Nhưng tôi không còn tin vào bất cứ gì nữa. Tôi không tin rằng việc tin vào thứ gì đó mơ hồ là khả thi trừ
khi người có niềm tin ấy quá tuyệt vọng hoặc không có cho bản thân những mục đích thực dụng.

Tôi không tin vào kinh kệ hay là Chúa.

Tôi không tin rằng cuộc sống là có mục đích. Tôi không nghĩ rằng sẽ có thế giới bên kia.

Tôi không còn niềm tin vào bất cứ gì nữa.


Quãng thời gian tiếp nối, tôi như mất hết lý trí và khá hành động liều lĩnh.

Tôi chỉ muốn làm sao mà bản thân mình có thể quên đi cái suy nghĩ về sự vô nghĩa của việc tồn tại như
một thực thể sống.

Trong suốt hành trình rơi xuống tôi nhận ra có lẽ khoảnh khắc mà bạn biết rằng những thời khắc cuối
đời của mình cũng sắp hết khá là thú vị, và việc tôi nhận ra nó trong một cú rơi tự do ắt hẳn là một trong
những cảm giác thơ mộng nhất mà não bộ con người từng biết đến.

Ban đầu khi dù chính bị hỏng, tôi đã hơi hoảng. Nhưng dù phụ hỏng thì cảm giác ấy lại giống như khi bạn
ngã xuống từ một sườn núi khi không có thiết bị bảo hộ. Tôi tha thiết mong muốn cái dù bật ra.

Sau khi tôi bình tĩnh lại một chút, tôi kéo tay nắm và gỡ dù chính ra. Ngay lập tức cơ thể tôi xoay vòng
tròn mất kiểm soát. May thay, tôi đã ổn định lại tư thế và sau đó kéo tay nắm để bật dù phụ.

Chẳng có gì xảy đến hết.

Tôi kéo một lần nữa.

Vẫn chẳng có gì cả.

Tôi không rõ mình đã thử kéo nó biết bao nhiêu lần nhưng tất cả cũng chỉ là tốn sức một cách tuyệt vọng
vậy.

Chẳng có gì để bắt lấy tôi cả.

Cảm giác khi này khó mà có thể nói thành lời được. Não bộ của ta không thể phân tích những gì đang
xảy ra và nó tự mình rơi vào tình thế hoảng loạn tột độ.

Tôi không nhầm thì mình chỉ còn cách mặt đất khoảng 40 đến 50 giây rơi tự do mà thôi.

Tôi biết rằng nghe nó có vẻ tầm phào nhưng khoảng thời gian 40 hay 50 giây ấy như thế kéo dài đến
thành từng giờ vậy.

You might also like