You are on page 1of 2

# Exported by Aegisub 3.2.

2
Dòng Anh Em Giảng Thuyết\NTỉnh dòng miền Tây Hoa Kỳ
Thế nào là tính phổ quát trong âm nhạc?
Đã bao giờ bạn tham dự thánh lễ bằng một ngôn ngữ khác và cảm thấy hơi lạc lõng
với âm nhạc trong lễ không?
Lớn lên ở San Francisco, tôi đã trải nghiệm rất nhiều sự đa dạng phong phú trong
phụng vụ,
với người Công Giáo từ châu Mỹ Latin, Trung Quốc,\N Phi-líp-pin, Ni-giê-ri-a,
nhiều vùng từ châu Âu, và còn nữa.
Câu hỏi tôi tự đặt ra là:
Có một loại thánh nhạc nào có thể hợp nhất mọi sự đa dạng này mà vẫn giữ được
tính thánh thiện, sự điềm đạm và tôn kính cần có trong âm nhạc phụng vụ không?
Trong tự sắc về Thánh nhạc, Tra de sollecitudini, Thánh Giáo hoàng Piô X đã nói
đến sự căng thẳng giữa "đa dạng" và "thống nhất".
Trong ba đặc tính thánh nhạc cần có, ngoài tính thánh thiện và vẻ đẹp của hình
thức (tính nghệ thuật), còn có tính phổ quát.
Vậy tính phổ quát này là gì?
Qua từ "phổ quát", Thánh Giáo hoàng Piô X muốn nói là: Thánh nhạc phải được tất cả
mọi nơi công nhận là có tính thánh thiện và nghệ thuật, để bất cứ người của quốc
gia nào khi nghe cũng phải có một cảm tưởng tốt.
Có thể sẽ có người hỏi rằng:
"Liệu có thể có loại nhạc nào mà mọi người trên thế giới đều phải công nhận là
"thánh thiện" không?"
Có lẽ tôi có thể minh họa được bằng một câu chuyện của bản thân.
Vào một sáng Chúa Nhật khi còn là thiếu niên, tôi đến khu người Nga ở San
Francisco và dừng lại ở Thánh đường Đức Mẹ Đồng Trinh của Giáo hội Công Giáo Đông
Phương.
Bị hấp dẫn bởi các biểu tượng nghệ thuật Byzantine, tôi vẫn thường lui tới Thánh
đường này mỗi khi đến khu đó.
Nhưng lần này thì khác. Tôi tình cờ đi vào trong lúc cử hành Phụng vụ thánh ngày
Chúa Nhật diễn ra.
Chủ tế đang đối đáp với ca đoàn, và ca đoàn đáp lại bằng: "gospodi pomilui" - "Xin
Chúa thương xót chúng con".
Đó là một trải nghiệm ngoạn mục.
Âm nhạc bao trùm trong buổi cử hành phụng vụ đã nâng tâm hồn tôi lên với sự cầu
nguyện.
Thú vị hơn nữa: cho dù đó là một thứ tiếng khác cùng những âm điệu không quen
thuộc, tôi vẫn tự biết mình đang ở trong một nơi linh thiêng.
Điều này khiến tôi cũng đi các nhà thờ Đông Phương khác trong khu vực vịnh, bao
gồm phụng vụ bằng tiếng Ả Rập và Hy Lạp.
Điều tôi chú ý là: dù người ta có hát bằng những kiểu nhạc và ngôn ngữ khác nhau,
nhưng tất cả đều mang tính thánh thiện tôn kính,
đã giúp cho một cậu thiếu niên tầm thường hướng lên sự thiêng liêng của phụng vụ.
Từ đó tôi đã ngộ ra: những trải nghiệm của mình lúc đó, chính là điều Thánh Piô X
muốn nói, về "tính phổ quát" của thánh nhạc.
Dù lúc đó hãy còn là một thiếu niên, nhưng tôi đã sớm nhận ra là Giáo hội Công
Giáo Rôma cũng có những hình thức thánh nhạc tinh tuyền của riêng mình.
Đặc biệt nhất là "Bình ca Grêgôriô" và "đa âm điệu thánh".
Cũng như của bên Giáo hội Đông Phương, thứ âm nhạc này vượt lên trên giới hạn về
văn hóa bằng tính thánh thiện, sự điềm đạm và tôn kính tương ứng với thực tại
phụng vụ.
Tính phổ quát này cũng hiện diện ở âm nhạc của nhiều nơi trên thế giới, ở các
vùng mới được truyền giáo gần đây.
Ví dụ: âm nhạc thánh đường của châu Mỹ Latin thế kỷ XVI đã tự phát triển thành một
thể loại độc lập, và thường được hát bằng ngôn ngữ bản địa.
Những tác phẩm của Juan de Lienas, Antonio de Salazar, và Manuel de Zumaya minh
họa cho điều này.
Cũng trong khoảng thời gian này, công cuộc giới thiệu hình thức tụng ca (chant)
của các nhà truyền giáo dòng Tên đến Việt Nam và Trung Quốc...
đã dẫn đến sự hình thành của một thể loại tụng hoàn toàn mới, bằng cách tận dụng
các dấu giọng đã quen thuộc với người bản xứ.
Và cả thể loại này, dù thường đọc và hát bằng tiếng bản địa, nhưng là bắt nguồn
từ các giai điệu Bình ca Grêgôriô.
Các ví dụ này (những sáng tác khá gần đây trên khắp thế giới) vẫn giữ được đặc
tính thiêng liêng và phổ quát, kể cả đối với người nước ngoài.
Chúng không hề mang vẻ lạc lõng hay phản cảm, mà mang vẻ tôn kính, điềm đạm, và
thánh thiện,
đến mức tất cả các tác phẩm này có thể mang đi bất kỳ đâu trên thế giới mà không
bị kỳ cục hay bất kính.
Chúng ta học được gì từ điều này?
Chúng ta học được rằng: khi lựa chọn âm nhạc cho phụng vụ, ta luôn phải tự hỏi
liệu phong cách âm nhạc này có được mọi người ở khắp nơi thừa nhận là mang tính
thánh thiện và nghệ thuật không?
Có phải phụng vụ của chúng ta chỉ đơn thuần là hưởng ứng một xu hướng âm nhạc
đang thịnh hành?
Có phải âm nhạc phụng vụ của chúng ta chỉ có thể phục vụ cho một thành phần xã hội
mà thôi,
như chỉ một lứa tuổi, chỉ một giai cấp kinh tế-xã hội, chỉ một cộng dồng dân tộc,
mà không màng đến tính phổ quát - một thứ không thể thiếu trong việc thờ phượng
của Kitô Giáo?
Một lần nữa, chúng ta cần nhắc lại:
Cũng chính vì lý do này mà Giáo hội luôn đề cao Bình ca Grêgôriô.
Vào năm 2003, ĐGH Gioan Phaolô II đã nhắc lại các nguyên tắc mà ĐGH Piô X đã đề ra
để xác định tính thánh thiện của âm nhạc và tính phù hợp đối với phụng vụ.
Ngài viết: "Một bài ca viết cho thánh đường, càng giống Bình ca trong cách chuyển
hành, thì càng thánh thiện; và càng ra khỏi khuôn mẫu tối cao này, thì càng không
xứng với đền thờ."
Tại sao lại nhấn mạnh Bình ca như vậy?
Vì Bình ca có thể vượt lên trên hoàn cảnh xã hội và văn hóa của mọi người, là mẫu
mực của tính phổ quát vì Bình ca rất thánh thiện.
Chỉ khi thực hành tính phổ quát trong thánh nhạc thì chúng ta mới, theo lời ĐGH,
"cảm nhận được sự hiệp nhất tuyệt vời của Giáo hội, với niềm an ủi tinh thần lớn
lao."
Anh chị em, xin hãy tiếp tục học tập nghiên cứu.
Tôi là Elias Guadalupe Ford, tu sĩ dòng Đa Minh thuộc tỉnh dòng miền Tây Hoa Kỳ.

You might also like