You are on page 1of 6

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.

HY

BÀI 15
ID: 64305, 67323
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA


(Nguyễn Minh Châu)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- SGK tr.69.
- Vị trí: Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của
văn học ta hiện nay (Nguyên Ngọc).
- Đặc điểm sáng tác:
+ Trước 1975: với ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn, ông đã thành công xuất sắc với
những tác phẩm viết về chiến tranh và người lính như Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972)...
+ Sau 1975, đất nước ta bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế. Xã hội biến đổi đặt văn học
trước những khó khăn và thách thức mới. Vốn giàu tâm huyết với văn chương, Nguyễn Minh Châu sớm ý
thức yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học và ông luôn trăn trở tìm tòi, đổi mới.
 Vẫn tiếp tục viết về chiến tranh, với các tác phẩm tiêu biểu như Miền cháy (1977), Lửa từ những
ngôi nhà (1977), Mảnh đất tình yêu (1987)...
 Đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tiêu biểu là các tác phẩm: Bến quê
(1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989), Phiên chợ Giát (1989)...
2. Văn bản
- Vị trí: Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ
XX.
- Bối cảnh xã hội ra đời tác phẩm: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc. Đất nước thống
nhất trong nền độc lập, hòa bình. Cuộc sống với "muôn mặt đời thường" đã trở lại sau chiến tranh. Nhiều
vấn đề của đời sống văn hóa, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh của chiến tranh chưa được chú ý, nay
được đặt ra. Nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới, nhiều yếu tố mới nảy
sinh nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới… Như một yếu tố khách quan, văn học cũng phải
đổi mới do những tác động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
 Tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu
sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
- Thể loại: truyện ngắn
- Tóm tắt
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (từ đầu đến chiếc thuyền lưới vó đã biến mất): Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

+ Đoạn 2 (từ Đây là lần thứ hai… đến chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá): Cuộc trò
chuyện giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà hàng chài ở toàn án huyện.
+ Đoạn 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong "bộ lịch năm ấy".
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Tình huống nhận thức/ Hai phát hiện của Phùng
- Ngôi kể thứ nhất tạo nên độ tin cậy, trung thực cho câu chuyện được kể; người kể chuyện là một
người lính giải ngũ, giờ là một nghệ sĩ nhiếp ảnh (trong Bức tranh, người kể chuyện là họa sĩ)  chủ đề
của truyện hẳn liên quan đến nghệ thuật.
- Việc lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn giúp tác giả xây dựng tình huống truyện một cách tự nhiên, khéo
léo (tình huống nhận thức gắn liền với hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng)...
2.1. Phát hiện thứ nhất
- Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một cảnh đắt trời cho trên
mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần. Nó đẹp như
một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ:
+ Một con thuyền ngư phủ đang từ từ hướng vào bờ. Mũi thuyền chạm vào bầu sương mù trắng như
sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
+ Vài bóng người ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum.
+ Tất cả khung cảnh được Phùng nhìn qua những cái mắt lưới của tấm lưới nằm giữa hai gọng vó như
cánh một con dơi.
 Vẻ đẹp của bức tranh: hài hòa (thiên nhiên - con người, bóng tối - ánh sáng, màu sắc - đường nét -
chuyển động, tĩnh - động), giản dị, bình yên.
- Cảm nhận của Phùng trước bức ảnh nghệ thuật của tạo hóa:
+ Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bối rối và trong
trái tim như có cái gì bóp thắt vào - niềm xúc động mãnh liệt, cảm xúc thẩm mĩ trong tâm hồn người nghệ
sĩ.
+ Nhận ra chân lí: Bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
Bản thân cái đẹp chính là đạo đức. (Nguyễn Văn chương không phải là cách đem đến cho
Minh Châu) người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực
mà chúng ta có thể vừa tố cáo, thay đổi thế giới giả
dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong
sạch và phong phú hơn. (Thạch Lam)
Tác động kì diệu, thanh lọc,

gột rửa tâm hồn con người

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái mà Cái đẹp cứu vớt nhân loại. (Đô-xtôi-ép-xki)
dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn
ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!" (Nguyễn
Tuân)

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

 Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về tác động của nghệ thuật của cái đẹp cũng tương đồng với
quan niệm của nhiều nhà văn khác: Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.
 Phát hiện thứ nhất - phát hiện về cái đẹp trong cuộc đời: Con thuyền ngư phủ trong buổi sớm mờ
sương trên biển.
2.2. Phát hiện thứ hai
- Từ chính chiếc ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu;
một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ là một phương thức để giải tỏa những uất ức,
đau khổ; đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát…
 Cảnh tượng đầy rẫy trong thực tế cuộc sống hiện nay, gợi đến vấn đề bạo lực trong gia đình.
- Chứng kiến cảnh đó, anh kinh ngạc đến sững sờ, không tin vào những gì đang nhìn thấy trước mắt
trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn.
Sở dĩ anh có thái độ như vậy vì lúc trước anh từng có cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn
do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo
đức vậy mà cảnh anh vừa bắt gặp trên mặt biển lại chẳng phải là đạo đức, là chân lí của sự toàn thiện. Đó
là cảnh tượng thật xấu, thật ác.
 Phát hiện thứ hai: Cuộc đời không chỉ có cái đẹp, cái thiện mà còn có cái xấu, cái ác; cuộc đời
không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí.
- Khoảng cách của Phùng với con thuyền ngư phủ trong hai phát hiện:
+ Phát hiện thứ nhất: khoảng cách xa, lại bị gián cách bởi lớp sương mù trắng như sữa.
+ Phát hiện thứ hai: khoảng cách gần sát.
* Thông điệp nghệ thuật của nhà văn:
+ Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp - xấu, thiện - ác… Nghệ thuật
không chỉ phản ánh cái đẹp mà còn phải vạch trần cái xấu, cái ác. Nghệ thuật không thể vị nghệ thuật mà
phải vị nhân sinh.
+ Nhà văn có dụng ý khi để cảnh tượng trời cho hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoài hòng che giấu
cái bản chất thực của đời sống ở bên trong.  Nghệ sĩ chỉ có thể thấy được cái xấu, cái ác khi đến gần hơn
với cuộc đời.
2. Cuộc trò chuyện giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà hàng chài
- Người đàn bà đã xuất hiện ở tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu - người có ý định khuyên
người đàn bà bỏ người chồng vũ phu.
- Vị thế xã hội của các nhân vật:
+ Phùng, Đẩu là những trí thức (nghệ sĩ, chánh án đại diện cho nghệ thuật và pháp luật), có vị thế xã
hội cao hơn. Cả hai đều nhận thấy trách nhiệm của mình là phải đem lại lẽ công bằng cho người đàn bà.
+ Người đàn bà hàng chài là người lao động nghèo, có vị thế xã hội thấp hơn.
 Chi phối đến cử chỉ, lời nói (cách xưng hô của các nhân vật), đặc biệt là lời thoại của người đàn bà.
Ban đầu, người đàn bà sợ sệt, lúng túng, xưng hô con - quý tòa. Sở dĩ người đàn bà xưng hô như vậy vì bà
ta biết mình ở vị thế xã hội thấp.
- Hình tượng người đàn bà trong câu chuyện:

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

+ Khái quát:
 Ngoại hình (xấu xí: mặt rỗ, thân hình cao lớn thô kệch, áo rách vá, nửa thân dưới ướt sũng, gương
mặt lúc nào cũng mệt mỏi)  cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn.
 Đông con, nghèo khó.
 Nạn nhân của thói bạo lực trong gia đình (ba ngày một trận nặng, năm ngày một trận nhẹ).
+ Trong cuộc trò chuyện:
 Người đàn bà thay đổi cách xưng hô: từ con - quý tòa (vị thế xã hội) sang chị - các chú (quan hệ tuổi
tác), cuối cùng là tôi - các chú (quan hệ công việc). Bà ta ít học nhưng không phải thiếu hiểu biết.
Cách xưng hô con - quý tòa nhằm mục đích van xin, khẩn cầu.
Cách xưng hô chị - các chú thân mật, nhằm mục đích lôi kéo sự đồng cảm của Phùng và Đẩu.  Sắc
sảo.
 Người đàn bà ta đã kể câu chuyện cuộc đời mình, qua đó gián tiếp đưa ra các lí do vì sao bà nhất
định không chịu bỏ chồng:
Thứ nhất, với bà ta, gã chồng trước kia là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao
giờ đánh đập bà ta. Sở dĩ lão ta trở nên độc dữ vì cuộc sống nghèo đói, lam lũ khiến lão ta tha hóa. Người
đàn bà lí giải hành động đánh vợ của gã chồng là do lão ta không uống được rượu để giải tỏa những uất ức
trong lòng, đánh vợ là cách duy nhất để lão thấy mình bớt khổ.  Cái nhìn vị tha, bao dung.
Thứ hai, bà ta không đổ hết trách nhiệm lên chồng, mà cũng tự nhận lỗi về mình (đẻ nhiều).  Tự
trọng.
Thứ ba, lão chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của những người đàn bà hàng chài như bà,
nhất là những khi biển động, phong ba.  Luôn nghĩ cho gia đình.
Thứ tư, bà ta cần lão chồng vì bà còn phải nuôi những đứa con, bà ta đâu có thể chỉ sống cho riêng
mình mà còn phải sống vì chúng nữa.  Thương con vô hạn.
Thứ năm, trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui vẻ…  Biết chắt chiu
những giọt hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc đời.
 Tất cả những lí lẽ này được phát ngôn bởi người trong cuộc, nhìn từ nhiều phía, nhiều chiều nên
nó sắc sảo và thể hiện sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà từng trải.
Cuộc đời người đàn bà này không hề đơn giản. Trong hoàn cảnh này, cách hành xử của bà ta dường
như là không thể khác. Có lẽ, giải pháp "bỏ chồng" mà Đẩu đang áp dụng cho trường hợp người đàn bà
này là không ổn.
 Trong cuộc trò chuyện, người đàn bà còn bộc lộ sâu sắc lòng thương con: Vui nhất là khi nhìn đàn
con được ăn no; khi các con lớn, bà ta xin chồng được đánh trên bờ...
 Người đàn bà hàng chài không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi một cách ngờ
nghệch mà thực ra bà là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời; rất mực yêu thương con; nhân hậu, vị tha...
- những vẻ đẹp khuất lấp.
- Cái nhìn của Phùng và Đẩu với người đàn bà và gã chồng trước và trong cuộc trò chuyện:
+ Phùng:

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

 Khi đứng sau tấm rèm, nghe người đàn bà xưng con - quý tòa và xin quý tòa đừng bắt bà ta bỏ chồng
Phùng cảm thấy gian phòng ngủ lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt
quá.  Cảm giác khó chịu, ngộp thở, không chịu đựng được trước câu nói của người đàn bà. Có lẽ Phùng
đang nghĩ người đàn bà này quá ngu dốt chăng?
 Khi người đàn bà xưng chị - các chú, Phùng thấy khó nghe vì trong Phùng vẫn còn khoảng cách về
vị thế xã hội đầy kẻ cả (Dầu mặt hãy còn trẻ, Đẩu cũng là một chánh án huyện. Còn tôi, một người đáng lẽ
mụ phải biết ơn...).
 Trong cuộc trò chuyện, câu hỏi của Phùng (Lão ta hồi trước bảy nhăm có đi lính ngụy không?) cho
thấy cái nhìn định kiến của Phùng (một người lính) với gã chồng (Phùng nghĩ gã tàn ác vì trước gã là lính
ngụy). Đây cũng là lí do Phùng khó chịu khi người đàn bà van xin không bỏ chồng.
+ Đẩu:
 Ban đầu thân mật gọi người đàn bà là chị, sau đó thay đổi cách xưng hô, gọi là bà.
 Chi tiết Đẩu ngồi sau chiếc bàn lớn, xếp đầy những chồng hồ sơ giấy má suốt cuộc trò chuyện cho
thấy Đẩu luôn ở vị thế của một chánh án khi nói chuyện với người đàn bà.
 Câu hỏi: Vậy sao không lên bờ mà ở  Đẩu không hiểu gì về cuộc sống của những người làm nghề
thuyền chài.
+ Cả Phùng và Đẩu đều nghĩ gã chồng của người đàn bà thật vũ phu, độc ác, cả nước không có một
người chồng nào như hắn.
 Phùng và Đẩu vẫn giữ khoảng cách rất xa với người đàn bà. Khoảng cách này khiến cả hai khó có
được cái nhìn thấu hiểu, cảm thông đối với bà ta.
- Sự thay đổi của Phùng và Đẩu sau cuộc trò chuyện:
+ Đẩu: sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà, đã phải rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên
những chồng hồ sơ, giấy má, một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng
biển.
+ Phùng: chia sẻ với người đàn bà về thằng Phác (thằng Phác trước gần gũi Phùng, sau tránh mặt
Phùng vì Phùng đã biết câu chuyện về gia đình nó...).
 Chánh án Đẩu: Có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống
nhân dân. Lòng tốt là đáng quí nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào đời sống. Cả
lòng tốt và luật pháp đều phải đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng với mọi đối tượng.
Nghệ sĩ Phùng: Bản thân Phùng đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người.
* Thông điệp của nhà văn:
- Cuộc sống vốn muôn hình vạn trạng. Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời và con người một cách dễ
dãi, xuôi chiều. Cần phải nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó và trong quan
hệ với nhiều yếu tố khác nữa thì mới có thể tiệm cận được bản chất cốt lõi.
- Nghệ thuật phải
3. Tấm ảnh được chọn trong "bộ lịch năm ấy"
- Mỗi khi ngắm nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ Phùng cảm thấy lạ lùng vì thấy hiện lên
cái màu hồng hồng của ánh sương mai, và nếu nhìn lâu hơn thì bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy
đang bước ra khỏi tấm ảnh [...] hòa lẫn trong đám đông. Cái màu hồng hồng của ánh sương mai là biểu

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

tượng cho nghệ thuật; còn hình ảnh người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh đã gợi lên những lam lũ,
khốn khó của đời thường - đó chính là cuộc đời.
- Nghệ thuật phải vì cuộc đời và con người, đó là điều mà Nguyễn Minh Châu đã khẳng định.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả đã chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức
thuyết phục.
- Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật (ngôn ngữ đối thoại
của nhân vật).
2. Nội dung
- Thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính
phải luôn gắn với cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện,
sâu sắc.
- Liên hệ: Rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó;
vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách con trẻ...

Giáo viên Vũ Dung


Nguồn: Moon.vn

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

You might also like