You are on page 1of 18

Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP.

Sóc Trăng đến năm 2032

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN


SINH HOẠT CHO TP. SÓC TRĂNG TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN
NĂM 2032

3.1. Lựa chọn phương pháp chôn lấp


Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa
hình của từng khu vực để có thể lựa chọn mô hình bãi chôn lấp. Có nhiều loại bãi
chôn lấp như: Bãi chôn lấp khô, Bãi chôn lấp ướt, Bãi chôn lấp hỗn hợp khô - Ướt,
Bãi chôn lấp nổi, Bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở khe núi…
Do địa hình, địa chất của TP. Sóc Trăng là đồng bằng và độ dốc nhỏ. Thành
phố Sóc Trăng nằm trong vùng địa hình trung bình của tỉnh tuy nhiên độ cao trung
bình so với mực nức biển nhỏ và có mực nước ngầm cao. Từ những điều kiện trên
ta thấy việc chọn loại BCL nổi là phù hợp nhất với điều kiện của khu vực. Trên cơ
sở:
- Khối lượng rác đưa đến bãi chôn lấp hàng ngày không quá lớn: 115
Tấn/ngày.
- Biện pháp vận hành bãi chôn lấp đơn giản, dễ kiểm soát.
- Tạo ra sự ổn định vững chắc của bãi.
3.2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp
3.2.1 Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp
Bảng 3.1: Thành phần CTR tại TP. Sóc Trăng
ĐVT: Kg

Số TT Thành phần rác Trọng lượng Tỷ lệ (%)

1 Bọc nilong 10,5 2,96

2 Vải, sợi 14,5 4,08

3 Cao su 5,0 1,41

4 Đất, đá, gạch 42,0 11,84

5 Thủy tinh 0,9 0,25

6 Tóc 0,15 0,04

7 Cây gỗ 3,5 0,98

8 Vỏ hộp giấy 1,4 0,39

SVTH: Trần Tiến Nhi 39


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

9 Sắt, vỏ đồ hộp 0,6 0,17

10 Hộp xốp 0,3 0,08

11 Rác hữu cơ (rau, cây cỏ, 276 77,8


vỏ dừa, lá cây mục…)

Tổng cộng 100

Nguồn: Trung tâm Quan trắc TN-MT Sóc Trăng, tháng 11/2009

Lựa chọn bãi chôn lấp:


- Bãi chôn lấp được lựa chọn ở Thành phố Sóc Trăng theo phương pháp “nổi”.
Chất thải được chất đống lên trên, và phía dưới có đê bao.
- Lượng chất thải rắn phát sinh nhỏ hơn 65,000 Tấn/năm. Nên bãi chôn lấp có
quy mô “vừa ”.
- Hiệu suất sử dụng đất tại khu vực chôn lấp là 75%, còn lại là 25% diện tích
đất phục vụ cho giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải và trạm điều hành,
đất trồng cây xanh.
- Hiệu suất thu gom đạt 85% ở nội thành và 75% ở ngoại thành.
Dân số dự đoán trong các năm từ 2013 trở về sau được tính toán theo mô hình
Euler cải tiến.
N*i+1 = Ni + r.Ni.t
Trong đó:
Ni – số dân ban đầu (người)
N*i+1 – số dân sau một năm (người)
r – tốc độ tăng trưởng (%)
t – thời gian (năm)
Dân số năm 2010 là 129.228 người, tốc độ gia tăng dân số là 1,17% từ năm 2010
đến năm 2019 và 1,1% từ năm 2020 đến năm 2032 (nguồn: Trung tâm quan trắc
TNMT-TP. Sóc Trăng). Suy ra dân số năm 2013 là :
N*i+1 = 129.228 + 0,0117*129.228*3 = 133.817 (người)
Mức phát thải là 0,9 Kg/người.ngày đến năm 2019 và bằng 1Kg/người.ngày đến
năm 2020. Suy ra khối lượng rác phát sinh trong ngày của toàn thành phố là:
Mngày = số dân * mức phát thải = 133764*0,9 = 120.390 (Kg) = 120,44 (Tấn)
Khối lượng rác phát sinh trong một năm là (năm 2013):
Mnăm = Mngày*365 = 120,39*365 = 43.958,9 (Tấn)

SVTH: Trần Tiến Nhi 40


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Tỷ trọng rác là 0,5 Kg/m3 (nguồn: Công ty TNHH một thành viên-Công ty Công
trình đô thị Sóc Trăng).
Thể tích rác trong một năm là:
V = Mnăm/tỷ trọng rác = 43.958,9*/0,5 = 87.917,0 (m3).
Kết quả tính toán được nêu trong bảng ở phụ lục 1.
Vậy ta có tổng khối lượng rác đem chôn lấp trong 20 năm (M tính) là 1.054.901,4
(Tấn). Và tổng thể tích rác cần đem chôn lấp (Vtính) là 2.109.802,8 (m3).
Tuy nhiên, từ năm 2014 do lượng chất hữu cơ (chiếm 77,8% trọng lượng rác)
được đem đi ủ phân cơmpost nên lượng chất còn lại chủ yếu là chất vô cơ khó phân
hủy nên tỷ trọng sẽ giảm đi, chọn tỷ trọng rác là 0,35 Kg/m 3. Và lượng rác mỗi ngày
phát sinh chỉ đem chôn lấp 22,2%, nên ta có thể tích rác đem chôn lấp là:

Hơn nữa, lượng chất hữu cơ đem đi ủ phân compost cũng cần tính đến những
phần bị hỏng và được đưa đến BCL. Ta có khối lượng ủ bằng (77,8/100)*(M tính –
Mnăm 2013) = 786.513,3 (Tấn).
Do đây là lượng chất hữu cơ có chứa nhiều nước nên tỷ trọng sẽ lớn hơn rác hỗn
hợp, chọn tỷ trọng rác là 0,6 kg/m3. Suy ra thể tích rác đem ủ là: Vủ = 786.513,3/0,6
= 1.310.855,4 (m3).
Thể tích phân sau ủ giảm 50% (Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn –
Cục Trồng Trọt, 2010) trước ủ.
Suy ra Vphân = 1.310.855,4*(100% – 50%) = 655.427,7 (m3).
Theo Lê Hoàng Việt (2005), ẩm độ chất hữu cơ trong thành phần rác thải đô thị
bằng 50 – 80% (chọn ẩm độ thích hợp cho quá trình ủ là 60%).
Vậy thể tích nước trong rác ủ là: Vnước= Vủ*60% = 1.310.855,4*60% = 786.513,3
(m3).
Ẩm độ phân compost ủ chính sau sàng và đóng bao được chọn 25%
V nước phân = Vphân*25% = 655.427,7 *25% = 163.856,9 (m3).
Lượng nước phân mất đi là :
V nước mất = Vnước – V nước phân = 786.513,3 – 163.856,9 = 622.656,4 (m3).

SVTH: Trần Tiến Nhi 41


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Kết thúc giai đoạn ủ chính, phân compost sẽ được tiến hành sàng, phần dưới là
phân compost. Phần trên sàn là phần phân hỏng phải đem đi chôn lấp.
V2 = Vủ - Vphân – V nước mất = 1.310.855,4 - 655.427,7 - 622.656,4 = 32.771,3 (m3).
Vậy tổng thể tích rác đem chôn lấp là:
V = V1 + V2 = 729.144,2 + 32.771,3 = 761.915,5 (m3).
Khi chôn lấp, rác được đầm nén lại với tỷ trọng bằng 0,52 – 0,8 Tấn/m 3 (nguồn:
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD), từ đó suy ra hệ số đầm
nén khoảng 0,625 – 0,961. Chọn hệ số đầm nén k = 0,7 Tấn/m3.
Thể tích rác nén là Vnén = V*0,7 = 761.915,5*0,7 = 533.340,9 m3.
Chia BCL thành 6 ô chôn lấp lớn, mỗi ô hoạt động hơn 3 năm (vì lượng rác đem
chôn chủ yếu là chất khó phân hủy nên có thể kéo dài thời gian hơn quy định) . Vậy
thể tích rác chôn ở mỗi ô là:
Vô = Vnén/6 = 88.890,15 m3.
Một đơn nguyên (lớp rác nén) không quá 2 – 2,2m, nén 3 lần và mỗi lần nén
không quá 0,6m, chọn 0,6m. Sau mỗi lớp rác nén có lớp phủ trung gian. Vậy mỗi
lớp rác nén dày 1,8m.
Trong ô chôn lấp bao gồm các lớp sau:
Nền đất sét chống thấm: 0,6m
Lớp chống thấm HDPE: 1,5mm
Lớp vải địa chất 1: 1mm
Lớp cát: 0,2m
Lớp sỏi + đường ống: 0,2m
Lớp vải địa chất 2: 1mm
Lớp đất bảo vệ: 0,3m
Lớp rác thứ 1: 1,8m
Lớp đất phủ trung gian: 0,2m
Lớp rác thứ 2: 1,8m
….. …..
Lớp rác thứ n: 1,8m
Lớp đất phủ bề mặt: 0,6m
Lớp chống thấm HDPE: 1,5mm
Lớp vải địa chất: 1mm
Lớp cát thoát nước: 0,2m
Lớp đất trồng cỏ: 0,3m
Chọn số lớp rác nén là 10 lớp. Suy ra chiều cao rác nén là 10*1,8 = 18m.

SVTH: Trần Tiến Nhi 42


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Tính toán chiều cao bãi rác (ô chôn lấp lớn).


h = hrác + hlót + hphủ = 18 + 0,0015*2 + 0,001*3 + 0,2*2 + 0,2 + 0,3 + 0,2*9 +0,6 +
0,3 = 21,6m.
Mặt cắt ô chôn lấp có dạng hình thang như sau:

Hình 3.1: Mặt cắt đứng tượng trưng cho ô chôn lấp

Hình 3.2: Mặt cắt ngang tượng trưng cho ô chôn lấp

Với a1 và a2 là chiều dài đáy dưới và đáy trên của ô chôn lấp, b 1 và b2 là chiều
rộng đáy dưới và đáy trên ô chôn lấp.
Để tính được diện tích mỗi ô ta tính như sau:

SVTH: Trần Tiến Nhi 43


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Ta có Vô = ½*h1(a1*b1 + a2*b2) => a1*b1 + a2*b2 = (2*Vô)/h1 =


(2*88.890,15)/20,9 = 8506 (m2).
Trong đó:
h1 = h – h lớp lót đáy = 21,6 – 0,7 = 20,9 (m)
h lót đáy = 0,0015 + 0,001*2 + 0,2 + 0,2 +0,3 = 0,7035 (m).
½*(a1*b1 + a2*b2) là diện tích trung bình mặt cắt ngang ô chôn lấp.
Sở dĩ lấy h1 là vì chiều sâu đào xuống là 0,7 (m) và chiều cao lớp lót đáy đã
chiếm phần này nên ta không tính thể tích phần hình thang phía dưới. Thể tích rác
tính từ phần mặt đất trở lên.
Chọn chiều rộng đáy dưới b 1 = 60m ,chiều dài a 1 = 95 m và chiều rộng đáy trên
b2 = 45, chiều dài đáy a2 = 70m. Suy ra :
a1*b1 + a2*b2 = 95 x 60 + 70 x 45 = 8850 (m2).
Vậy diện tích mỗi ô là Sô = S đáy dưới = 95 x 60 = 5700 (m2).
Vậy diện tích cần để chôn lấp rác là: S1 = Sô*6 = 5700*6 = 34.200 (m2)
Diện tích BCL là gồm phần diện tích cần để chôn lấp rác (S 1) chiếm 80 % diện
tích bãi và diện tích phụ trợ (S2) dùng để xây dựng đường giao thông, bờ bao, công
trình xử lý nước thải, khí thải, trồng cây xanh... chiếm khoảng 20% diện tích BCL
(nguồn: Thông tư 01 Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường – Bộ Xây dựng).
Suy ra: S2 = (S1*20%)/80% = (34.200*0,2)/0,8 = 8550 (m2).
Vậy diện tích BCL là:
S = S1 + S2 = 34.200 + 8550 = 42.750 (m2) = 4,275 ha.
3.2.2. Tính toán lượng khí thoát ra.
Các dữ liệu giả thiết ban đầu
Thành phần chất thải bao gồm 70,9% chất thải phân hủy sinh học nhanh, 7,81%
chất thải phân hủy sinh học chậm, còn lại plastic và các chất được coi là các chất trơ
về mặt hóa học và sinh học. Trong quá trình phân hủy chỉ có 75% khối lượng chất
thải phân hủy sinh học nhanh, 50% chất thải phân hủy sinh học chậm bị phân hủy.
Tổng lượng khí sinh ra trong quá trình phân hủy sinh học nhanh và quá trình
phân hủy sinh học chậm lần lượt là 0,8746 và 0,9996 m 3/kg (nguồn : Giáo trình
Quản lý và Xử lý chất thải rắn – GS. TS Nguyễn Văn Phước). Thời gian phân hủy
hoàn toàn của CTR phân hủy sinh học nhanh là 5 năm, phân hủy sinh hoc chậm là
15 năm.
Sản lượng khí sinh học sinh ra đối với 1kg CTR phân hủy nhanh và 1kg CTR
phân hủy chậm qua các năm là :
Chất hữu cơ phân hủy nhanh
Sử dụng mô hình tam giác

SVTH: Trần Tiến Nhi 44


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Hình 3.3 : Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH nhanh.
Áp dụng công thức :
Tổng lượng khí sinh ra của rác phân hủy nhanh, m3/kg:
= ½ x thời gian phân hủy (năm) x tốc độ sinh khí cực đại (m3/kg.năm)
Tốc độ sinh khí cực đại của rác phân hủy nhanh

= (2 x tổng lượng khí sinh ra)/thời gian phân hủy

Tốc độ phát sinh khí cực đại cuối năm 1 :


h = (2 x 0,8746)/5 = 0,34984 (m3/kg.năm).
Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ nhất :
V1= 1/2 x 0,3498 = 0,1749 (m3/kg).
Tốc độ phát sinh khí cuối năm 2 :
h1 = 3/4xh = 0,26238 (m3/kg.năm)
Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 2 là :
V2 = 1/2x(h+h1) = 0,30611 (m3/kg)
Tương tự ta có bảng số liệu sau :
Bảng 3.2 : kết quả tính toán tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra ở
cuối các năm đối với 1kg CHC PHSH nhanh.

Cuối Tốc độ phát sinh khí Tổng lượng khí sinh ra


năm (m3/kg.năm)

SVTH: Trần Tiến Nhi 45


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

(m3/kg)

1 0,3498 0,17492

2 0,2624 0,30611

3 0,1749 0,21865

4 0,0875 0,13119

5 0 0,04373

Tổng 0,87460

Vì lượng chất thải các năm từ 2014 trở về sau thì lượng chất hữu cơ dễ phân hủy
sinh học đã được mang đi ủ compost nên còn lại chủ yếu là những chất vô cơ khó
phân hủy sinh học nên lượng khí sinh ra có thể bỏ qua. Ta cẩn tính toán lượng khí
sinh ra của năm 2013 (toàn bộ lượng rác đều đem đi chôn lấp).
Khối lượng chất phân hủy sinh học nhanh là :
MPHN = 0,7099 x 43.958,9 = 31.206,4 (tấn)
Khối lượng chất phân hủy sinh học nhanh phân hủy được là :
M1 = 0,75 x 31.206,4 = 23.404,8 (tấn).
Vậy ta có tổng lượng khí sinh ra trong các năm là :
Vnăm 1 = 0,17492 x 23.404,8x103 = 4.094.000 (m3).
Tốc độ phát sinh khí trong các năm là :
hnăm 1 = 0,3498 x 23404,8x103 = 8.187.000 m3/năm. Tương tự ta có kết quả sau :
Bảng 3.3 : Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra đối với toàn bộ
rác thải chôn lấp năm 2013

Năm Tốc độ phát sinh khí Tổng lượng khí sinh ra (m3)
(m3/năm)

1 8.187.000 4.094.000

2 6.141.420 7.164.400

3 4.093.500 5.117.500

4 2.047.920 3.070.500

5 0,00000 1.023.500

SVTH: Trần Tiến Nhi 46


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Tổng 20.469.900

Chất hữu cơ phân hủy sinh học chậm


Mô hình tam giác :

Hình 3.4 : Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH chậm
Áp dụng công thức
Tốc độ sinh khí cực đại của rác phân hủy nhanh :

Tính toán với 1kg chất phân hủy sinh học chậm
Ta có :
h = h5 =hmax = (2 x 0,9996)/15 = 0,1333 (m3/kg.năm)
Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ nhất:
h1 = h/5 = 0,026656 (m3/kg.năm)
v1 = h1/2 =0,013328 (m3)
Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 2 là:
h2 = 2h/5 = 0,05331 (m3/kg.năm)
v2 = ½(h1 + h2) = 0,039984 (m3)
Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 3 là:
h3 = 3h/5 = 0,079968 (m3/kg.năm)
v3 = ½(h2 + h3) = 0,06664 (m3)
Tính tương tự cho các năm sau ta có:

SVTH: Trần Tiến Nhi 47


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Bảng 3.4: Tốc độ phát sinh khí vào cuối các năm và tổng lượng khí sinh ra của
1kg chất thải phân hủy sinh học chậm.

Cuối h v (m3) Cuối năm h v (m3)


3 3
năm (m /kg.năm) (m /kg.năm)

1 0,026656 0,013328 9 0,079968 0,086632

2 0,053312 0,039984 10 0,066640 0,073304

3 0,079968 0,066640 11 0,053312 0,059976

4 0,106624 0,093296 12 0,039984 0,046648

5 0,133280 0,119952 13 0,026656 0,033328

6 0,119952 0,126616 13 0,013328 0,019992

7 0,106624 0,113288 14 0,000000 0,006664

8 0,093296 0,099960

Lượng khí sinh ra đối với toàn bộ rác thải chôn lấp năm 2013
Khối lượng chất thải phân hủy chậm là:
MPHC = 0,0781 x 43.958,9 = 3433,2 (tấn)
Khối lượng chất thải phân hủy chậm phân hủy là:
M2 = MPHC x 0,5 = 3433,2 x 0,5 = 1716,6 (tấn)
Thể tích khí năm nhất do khối lượng trên sinh ra là:
V1 = 1716,6 x103 x 0,013328 = 22.878,84 (m3)
Tương tự ta có:
Bảng 3.5 : Tổng thể tích khí sinh trong các năm của toàn lượng chất thải đem chôn năm
2013

Năm V (m3) Năm V (m3)

1 22.878,84 9 148.712,5

2 68.636,53 10 125.833,6

3 114.394,2 11 102.954,8

4 160.151,9 12 80.075,96

SVTH: Trần Tiến Nhi 48


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

5 205.909,6 13 57.210,84

6 217.349 14 34.318,27

7 194.470,2 15 11.439,42

8 171.591,3

Sau đây là kết quả tính toán tổng lượng khí sinh ra ở BCL :
Bảng 3.6 :Lượng khí phát sinh ra ở bãi chôn lấp

Cuối năm Thể tích (m3)

Phân hủy nhanh Phân hủy chậm Tổng

1 4.094.000 22.878,84 4.116.878,84

2 7.164.400 68.636,53 7.233.036,53

3 5.117.500 114.394,2 5.231.894,20

4 3.070.500 160.151,9 3.230.651,90

5 1.023.500 205.909,6 1.229.409,60

6 217.349 217.349,00

7 194.470,2 194.470,20

8 171.591,3 171.591,30

9 148.712,5 148.712,50

10 125.833,6 125.833,60

11 102.954,8 102.954,80

12 80.075,96 80.075,96

13 57.210,84 57.210,84

14 34.318,27 34.318,27

15 11.439,42 11.439,42

SVTH: Trần Tiến Nhi 49


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Tổng 22.185.826,96

 Hệ thống thu gom khí bãi rác


Phương pháp thu khí đặt ống phun thẳng là các giếng khoan vào CTR đã
chôn lấp khoảng 1m, có thể khoan sâu tới lớp lót đáy. Nếu chất rắn đã đóng kết
thành khối vững chắc có thể đặt ống thu khí gas vào giếng bằng ống nhựa PVC
đường kính tối thiểu 50mm. Xung quanh ống là các tầng đá lọc đảm bảo độ rỗng
để thu được lượng khí tối đa tạo thành, ngoài ra còn đủ không khí cần thiết để
chống rò rỉ. Để khí vào ống được dễ dàng, khoan lỗ xung quanh ống nhựa
khoảng 15cm. Khi CTR kết thành khối vững chắc thì phải đóng các khối thép
được khoan lỗ xung quanh vào ống khoan. Ống thép phải có đường kính lớn hơn
ống nhựa đối với từng BCL khác nhau, các phương pháp đặt ống khí khác nhau.
Giếng thu khí đứng gồm một ống thu khí có đường kính bằng 150mm
(thường dùng ống PVC hoặc PE) đặt trong một lỗ khoan kích thước 460 –
920mm. Một phần ba đến một phần hai bên dưới của ống thu khí được đục lỗ và
được đặt trong đất hay CTR. Chiều dài còn lại của ống thu khí không được đục
lỗ và đặt trong đất hay CTR. Khoảng cách các giếng được đặt dựa vào bán kính
thu hồi. Không giống như giếng nước, bán kính thu hồi của các giếng đứng có
dạng hình cầu. Vì lý do này, các giếng đứng cần đặt cẩn thận để chống sự chồng
lên nhau của bán kính thu hồi khí trong hệ thống. Tỷ lệ thu hồi khí quá dư có thể
làm cho không khí thâm nhập vào CTR từ lớp đất bên cạnh. Để ngăn cản sự xâm
nhập của không khí, tốc độ thu hồi khí của mỗi giếng phải được kiểm soát một
cách cẩn thận. Do đó, các giếng thu hồi khí được gắn với các lỗ thông hơi và các
van kiểm soát dòng khí. Hệ thống thu gom khí được bố trí thành mạng lưới tam
giác đều, khoảng cách giữa các ống thu khí theo TCVN 261 :2001 là từ 50 –
70m (chọn 60m).

Hình 3.5 : Mô hình tam giác bố trí hệ thống ống thug gom khí
Để đảm bảo việc thu hồi khí được tốt có thể thiết kế các hệ thống phun nước
vào BCL để đảm bảo độ thủy phân của CTR, giữ không cho oxy vào các túi khí

SVTH: Trần Tiến Nhi 50


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

tránh tạo ra các VSV ưa khí và kéo theo các VSV kỵ khí ra ngoài làm chậm quá
trình tạo khí metan. Ngược lại, nếu độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm của
khí thu hồi. Để khắc phục tình trạng này cần có các bơm hút nước thải ở BCL.
Hệ thống rút khí được nối với bơm chân không hay quạt gió bằng hệ thống
ống dẫn đến một hệ thống xử lý. Thường có sự ngưng tụ nước ở thành ống vì
vậy cần có các vị trí thải nước trên hệ thống thu hồi khí. Điểm cần chú ý trong
hệ thống thu hồi khí là chỉ nên thiết kế hệ thống rút khí ra được khoảng 20% -
70% lượng khí sinh ra từ BCL. Vì thực tế cho thấy, nếu rút quá 70% lượng khí
tạo ra sẽ có hiện tượng không khí lọt vào hệ thống thu khí. Sức ép của áp suất
khí bên trên nước phun ra khoảng 600mmH2O là hoàn toàn phù hợp cho việc tạo
ra khí phía dưới.
3.2.3. Tính toán lượng nước rò rỉ
Các thông số cho tính toán :
Tổng số ô : 6 ô
Diện tích mỗi ô : 5700 m2
Khối lượng chất thải cần chôn lấp là 120,44 Tấn/ngày.
Lượng nước mưa trung bình tháng cao nhất 379mm/tháng (tháng V) (nguồn :
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường).
Độ bốc hơi tự nhiên trung bình trong khu vực là 3,8mm/ngày (nguồn : Viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường).
Theo cân bằng nước đối với toàn bộ các hố chôn lấp trong bãi :
Qw = Sw + Ww + Lw – Pw - Ew
Trong đó:
Qw – lượng nước rò rỉ từ bãi rác;
Sw – lượng nước ngấm vào từ phía trên;
Ww – lượng nước do thay đổi độ ẩm của rác và vật liệu phủ bê mặt;
Có thể tính gần đúng Ww = CwG/100p
p – khối lượng riêng của nước (tấn/m 3). ở 250C, p = 0,99708 (nguồn: Giáo trình
Quản lý và Xử lý chất thải rắn – GS. TS Nguyễn Văn Phước).
Cw – chênh lệch độ ẩm giữa rác đưa vào và rác trong hố (%)
G – lượng rác đưa vào chôn lấp;
Lw – lượng nước từ đất thấm vào;
Pw – lượng nước tiêu thụ cho các phản ứng;
Ew – lượng nước bốc hơi.
a) Lượng nước thấm vào từ phía trên (Sw)
Lượng mưa tính toán là (hệ số thấm là 1,5):

SVTH: Trần Tiến Nhi 51


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Lượng nước trên bề mặt hố chôn lấp:


5700m2 x 18,95mm/ngày = 108,015 m3/ngày
Lượng nước mưa bị ngấm vào các hố khác (đã hoàn thành chôn lấp từ trước)
bằng khoảng 20% lượng nước mưa trên bề mặt của một hố chôn sẽ là:
20% x 108,015 = 21,603 m3/ngày.
Toàn bộ lượng nước mưa khác điều được thu gom và thoát ra ngoài thì lượng
nước mưa ngấm xuống từ phía trên sẽ là:
Sw = 108,015 + 21,603 = 129,618 m3/ngày.
b) Lượng nước do thay đổi độ ẩm
Theo Giáo trình Quản lý và Xử lý chất thải rắn – GS. TS Nguyễn Văn Phước thì
độ ẩm trung bình của rác là 60 – 65%, chọn 60%.
Thành phần chất hữu cơ trong rác thải của TP. Sóc Trăng là khoảng 77,8%.
Nếu giả thiết rằng độ ẩm trong các thành phần khác không đổi và có 90% chất
hữu cơ phân hủy thì lượng nước tạo thành do thay đổi độ ẩm khi bị nén ép là:
60% x 77,8% x 90% = 42,012%
Khối lượng rác thải được thu gom lớn nhất là 120,44 tấn/ngày, lượng nước sinh
ra do thay đổi độ ẩm sẽ là:
Ww = (120,44 x 42,012%)/0,99708 = 50,747 m3/ngày.
c) Lượng nước tiêu thụ cho các phản ứng (Pw)
Lượng rác đưa vào lớn nhất hàng ngày là 120,44 tấn/ngày, lượng rác hữu cơ
trong đó là:
120,44 x (1 – 60%) x 77,8% = 37,481 tấn/ngày.
Lượng nước tiêu thụ cho phản ứng:
Pw = 37,481 x 90% x 0,18/0,99708 = 6,090 m3/ngày.
d) Lượng nước bốc hơi
Bốc hơi nước từ rác chỉ xảy ra đối với các hố đang hoạt động. Do đó, lượng bốc
hơi tự nhiên sẽ là:
34.200m2 x 3,8mm/ngày = 121,96 m3/ngày.
Lượng khí thải phát sinh từ các hố rác là:
37,484 tấn/ngày x 90% x 0,7kg/m3 = 23.614,92 m3/ngày.
Lượng nước bốc hơi cùng khí:
23.614,92 x 0,03524/997,08 = 0,835 m3/ngày.

SVTH: Trần Tiến Nhi 52


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Lượng nước bay hơi là:


Ew = 121,96 + 0,835 = 122,795 m3/ngày.
Lưu lượng nước rò rỉ lớn nhất từ các hố rác là (bỏ qua lượng nước thấm từ đất vì
có các lớp chống thấm và phương pháp chôn là nổi):
Qw = 129,618 + 50,747 – 6,09 – 122,795 = 51,48 m3/ngày
Ở trên là lượng nước rò rỉ được tính một cách tổng quát, tuy nhiên trong thực tế
thì lượng nước rò rỉ sẽ ít hơn vì lượng chất hữu cơ đã mang đi ủ compost nên trong
bản thân những chất vô cơ còn lại đem chôn lấp không thể sinh ra lượng nước nhiều
như thế.
Ống thu nước rò rỉ có 150, có cắt khe dài 50mm và rộng 20mm, khoảng cách
giữa các khe là 25mm.
Nước rỉ sau khi được thu gom sẽ được xử lý theo sơ đồ sau:

Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác


3.3. Quan trắc môi trường bãi chôn lấp
Tất cả các bãi chôn lấp đều phải quan trắc về môi trường và tổ chức theo dõi
biến động môi trường trong khu vực bãi chôn lấp.
Quan trắc môi trường bao gồm việc quan trắc môi trường không khí, môi
trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái, môi trường lao động, sức khoẻ cộng
đồng khu vực lân cận. Vị trí các trạm quan trắc cần đặt ở các điểm đặc trưng có thể
xác định được các diễn biến của môi trường ảnh hưởng của bãi chôn lấp tạo nên.

SVTH: Trần Tiến Nhi 53


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

3.3.1. Các trạm quan trắc môi trường nước


3.3.1.1. Nước mặt
Trong BCL phải bố trí ít nhất 2 trạm quan trắc nước mặt ở dòng chảy nhận
nước thải của BCL.
Trạm thứ nhất: Nằm ở đầu mương thu nguồn nước thải mặt của BCL từ 15 – 20m.
Trạm thứ hai: Nằm ở cuối mương thu, gần cửa xả nước thải của BCL từ 15 – 20m.
3.3.1.2. Nước ngầm
Trạm quan trắc nước ngầm bố trí theo hướng dòng chảy từ phía thượng lưu
đến phía hạ lưu BCL, cần ít nhất là 4 lỗ quan trắc. Cần bố trí ít nhất 4 trạm quan trắc
(giếng khơi hoặc lỗ khoan) ở mỗi điểm dân cư quanh BCL.
3.3.1.3. Nước thải
Vị trí các trạm quan trắc được bố trí đảm bảo sao cho quan trắc được toàn
diện chất lượng nước thải ở đầu vào và đầu ra khỏi khu xử lý. Cụ thể là:
Một trạm đặt tại vị trí trước khi vào hệ thống xử lý.
Một trạm đặt tại vị trí sau xử lý, trước khi thải ra môi trường xung quanh.
Có hồ trắc nghiệm là hồ dùng để nuôi một số loại sinh vật chỉ thị nhằm đánh
giá độ độc hại của nước rác sau khi xử lý. Hồ trắc nghiệm tiếp nhận nước rác từ
công trình xử lý nước rác cuối cùng và thoát nước ra ngoài bãi chôn lấp. Có thể tận
dụng các ao, hồ tự nhiên hay nhân tạo có sẵn làm hồ trắc nghiệm hoặc thiết kế xây
dựng mới.
3.3.1.4. Chu kỳ quan trắc
Đối với các trạm quan trắc tự động phải tiến hành quan trắc và nhập số liệu
hàng ngày. Khi chưa có trạm quan trắc tự động thì tuỳ thuộc vào thời kỳ hoạt động
hay đóng bãi mà thiết kế vị trí và tần suất quan trắc cho hợp lý, đảm bảo theo dõi
được toàn bộ các diễn biến môi trường do hoạt động của BCL, cụ thể như sau:
3.3.1.5. Đối với thời kỳ vận hành (từ năm 2013 – 2032)
Cần quan trắc:
Lưu lượng (nước mặt, nước thải): 2 tháng/lần. Cụ thể ta sẽ quan trắc vào cuối
các tháng 2, 4, 6, 8, 10 và tháng 12của mỗi năm.
Thành phần hoá học: 4 tháng/lần. Cụ thể ta sẽ lấy mẫu quan trắc vào các
tháng 4, 8 và tháng 12 của mỗi năm trong giai đoạn vận hành.
3.3.1.6. Đối với thời kỳ đóng BCL
Trong năm đầu (năm 2031): 3 tháng/lần, Ta sẽ lấy mẫu quan trắc vào các
tháng 3, 6, 9 và tháng 12. Từ các năm sau: 2- 3 lần/năm, Ta sẽ lấy mẫu quan trắc
vào tháng 6 và tháng 12 trong năm.
Chú ý: khi lấy mẫu tại các lỗ khoan quan trắc nước ngầm , trước khi lấy
mẫu phải bơm cho nước lưu thông ít nhất 30 phút.

SVTH: Trần Tiến Nhi 54


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

Chỉ tiêu phân tích và đối sánh thành phần hoá học: theo tiêu chuẩn Việt Nam
về môi trường (TCVN 5945- 2005: Nước thải công nghiệp- Tiêu chuẩn thải; TCVN
5942-95: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt; TCVN 5944-1995:
Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm). Có thể mỗi năm vào đầu
mùa mưa lấy và phân tích mẫu nước mưa.
Các thông số quan trắc: pH, SS, độ màu, độ đục, COD, BOD, Fe, Mn, Zn,
Cr, Hg, CN-, E.coli, N- NO-3,…vv
3.3.2 Các trạm quan trắc môi trường không khí
3.3.2.1. Vị trí các trạm quan trắc
Các trạm theo dõi môi trường không khí được bố trí như sau: Bên trong các
công trình và nhà làm việc trong phạm vi của BCL cần bố trí mạng lưới tối thiểu 4
điểm giám sát không khí bên ngoài các công trình và nhà làm việc trong phạm vi
của BCL.
3.3.2.2. Chế độ quan trắc (khi chưa có trạm quan trắc tự động)
Quan trắc 3 tháng/lần. Cụ thể ta sẽ lấy mẫu quan trắc vào các tháng 3, 6, 9 và
tháng 12 trong năm.
Thông số đo: bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, khí phát thải theo tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 5937- 2005: Chất lượng không khí- Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh).
Theo dõi sức khoẻ của công nhân viên: Cán bộ công nhân làm việc tại BCL
cần phải được theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ít nhất là 6 tháng/lần.
Các vị trí đo (các trạm): các vị trí đo (các trạm) phải cố định, nên có mốc
đánh dấu. Đối với trạm quan trắc nước ngầm phải có thiết kế chi tiết.
Quan trắc kiểm tra độ dốc, độ sụt lún của lớp phủ và thảm thực vật: 2 lần/năm
vào tháng 6 và tháng 12 (khi chưa có trạm quan trắc tự động). Nếu có vấn đề thì
phải hiệu chỉnh ngay.
Chế độ báo cáo: Hàng năm đơn vị quản lý BCL phải có báo cáo vào tháng
cuối năm của mỗi năm về hiện trạng môi trường của bãi cho các cơ quan quản lý.
Ngoài tài liệu các kết quả đo đạc, quan trắc phải có các báo cáo về địa chất thuỷ
văn, địa chất công trình, thuyết minh chi tiết hoạt động các hệ thống thu gom nước
rác, rác, khí, độ dốc…
Thời gian hoạt động: Thời gian hoạt động của mạng quan trắc được bắt đầu từ
khi BCL bắt đầu vận hành đến khi đóng BCL. Sau khi đóng BCL thì việc lấy mẫu
phân tích phải tiếp tục trong vòng 5 năm (từ năm 2030 đến năm 2035), nếu chất
lượng mẫu phân tích đạt dưới tiêu chuẩn Việt Nam thì sẽ chấm dứt việc lấy mẫu
phân tích và ngưng hoạt động của trạm quan trắc.

SVTH: Trần Tiến Nhi 55


Chương 3: Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho TP. Sóc Trăng đến năm 2032

3.4. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp


Bãi chôn lấp sau khi đóng cửa có thể tái sử dụng mặt bằng như: giữ nguyên
trạng thái BCL, làm công viên, khu vui chơi giải trí, sân thể thao, bãi đậu xe, trồng
cây xanh…
Muốn tái sử dụng BCL phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi
tường có liên quan, nếu đảm bảo mới tiến hành tái sử dụng.
Trong suốt thời gian chờ sử dụng lại diện tích BCL, việc xử lý nước rác,khí
gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường.
Sau khi đóng BCL vẫn phải tiến hành theo dõi sự biến động của môi trường
tại các trạm quan trắc.
Sau khi đóng BCL phải tiến hành thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực
BCL.
Sau khi đóng BCL phải có báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của BCL,
đề xuất các biện pháp tích cực kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo.
Khi tái sử dụng phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi
áp suất của các lỗ khoan khí không còn chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ
khí gas không lớn hơn 5% mới được phép san ủi lại.

SVTH: Trần Tiến Nhi 56

You might also like